Chu
kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường ở người
phụ nữ. Bạn có thực sự hiểu rõ hiện tượng này không? Hãy cùng
Suckhoegioitinh tìm hiểu vấn đề này nhé
Đối với nam giới, họ sản sinh tinh trùng mỗi ngày trong suốt cuộc đời. Nhưng phụ nữ thì khác, từ khi sinh ra, trong cơ thể họ đã có toàn bộ số trứng của họ, chúng được dự trữ trong hai buồng trứng.
Một bé gái khi sinh ra có 1 – 2 triệu trứng, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số này sẽ được giải phóng trong suốt cuộc đời. Số lượng trứng dự trữ này giảm dần theo thời gian. Khi một bé gái bắt đầu có kinh nguyệt, thường trong độ tuổi từ 10-14 tuổi, chỉ còn khoảng 300.000 trứng sử dụng được. Ít nhất một trong số này sẽ chín vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, và được tách khỏi buồng trứng khi rụng trứng. Trứng này được các tua vòi đón lấy, di chuyển trong ống dẫn trứng theo kiểu gợn sóng, và đến tử cung.
Trong quá trình này, nếu trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, thì khi đến tử cung nó sẽ đậu lại trong niêm mạc tử cung, từ đó phát triển thành nhau thai và thai nhi. Nếu không xảy ra sự thụ tinh, trứng sẽ được đào thải ra ngoài, cùng với lớp niêm mạc tử cung bị bong ra, khi đó xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt.
Một chu kỳ kinh trung bình thường kéo dài 28-29 ngày. Nó được tính từ ngày đầu tiên hành kinh đến ngày cuối trước khi có hành kinh tiếp. Một số phụ nữ có chu kỳ kinh ngắn hơn, chỉ khoảng 22 ngày, ngược lại có những người có chu kỳ kinh dài hơn lên đến 36 ngày.
Cũng có các trường hợp phổ biến khác có chu kỳ kinh không cố định mà thay đổi theo từng tháng.
Ở trong chu kỳ kinh, hoàn toàn bình thường nếu bạn tiết ra dịch nhầy âm đạo màu trắng sữa, lượng dịch tiết ra thay đổi có tính chu kỳ, cũng giống như lượng hormone tăng và giảm trong suốt chu kỳ kinh.
Khi người phụ nữ lớn tuổi, gần đến thời kỳ mãn kinh, họ sẽ thấy chu kỳ kinh thay đổi. Lúc này, độ dài của chu kỳ kinh nguyệt có xu hướng ngắn lại, có khi kéo dài đến hàng tháng, hoặc rút ngắn lại chỉ khoảng 2-3 tuần khi càng gần đến giai đoạn mãn kinh.
Nếu bạn dưới 40 tuổi, có chu kỳ kinh rất dài, hoặc dường như chu kỳ kinh đã ngừng hẳn, bạn nên đi khám bác sỹ để tiến hành làm xét nghiệm máu. Bạn cũng nên đi khám bác sỹ nếu bị ra máu giữa kỳ hoặc sau khi quan hệ tình dục.
Một số biện pháp tránh thai, như tiêm hormone hoặc sử dụng dụng cụ tử cung có thể gây chảy máu bất thường. Nếu bạn thấy có gì bất thường, tốt nhất nên tiến hành kiểm tra ngay.
Chu kỳ kinh nguyệt hoạt động dưới sự kiểm soát của một loạt các hormone được sản xuất ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể:
FSH vào máu, di chuyển trong cơ thể và kích thích buồng trứng bắt đầu làm chín một số trứng. Từ 15-20 trứng có chứa dịch, gọi là nang trứng, sẽ bắt đầu trưởng thành trong buồng trứng. Một nang, đôi khi có thể là 2 nang, sẽ phát triển nhanh hơn các nang còn lại.
FSH cũng kích thích buồng trứng sản xuất oestrogen. Điều này kích thích trứng trưởng thành và làm lớp niêm mạc tử cung bắt đầu dày lên để có thể sẵn sàng hỗ trợ trứng thụ tinh làm tổ (nếu xảy ra sự thu tinh).
Khi nồng độ oestrogen tăng lên, nồng độ FSH tạm thời giảm xuống và sau đó lại tăng trở lại, kèm theo sự đột biến lớn về nồng độ hormone LH từ tuyến yên tiết ra.
Chính hormone LH kích hoạt sự rụng trứng, tại thời điểm trứng trưởng thành nhất sẽ vỡ ra khỏi nang và đi vào vòi trứng. Nó lập tức được tua vòi chụp lấy.
Thông thường, cổ tử cung tiết ra chất nhầy trong suốt, đặc quánh khiến tinh trùng không thể xâm nhập. Có thể nhận thấy chất nhầy này trong đáy quấn lót hoặc khi chùi sau khi đi tiểu.
Ngay trước khi rụng trứng, oestrogen làm thay đổi chất nhầy, làm chúng trở nên trong, loãng và co giãn. Có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi này. Lượng chất nhầy tăng lên khiến cho tinh trùng có thể bơi qua cổ tử cung, vào tử cung, và lên đến ống dẫn trứng, ở đây sẽ diễn ra hiện tượng thụ tinh.
Trong buồng trứng, nang rỗng sẽ xẹp xuống và trở thành hoàng thể. Lớp tế bào màu vàng này sẽ bắt đầu tiết ra hormone progesterone. Progesterone làm thay đổi chất nhầy cổ tử cung, và một lần nữa khiến tinh trùng không thể xâm nhập vào. Có thể nhận thấy dịch tiết âm đạo trở nên đặc hơn, dính hơn trong giai đoạn này của chu kỳ kinh.
Progesterone cũng tác động lên lớp niêm mạc tử cung, khiến chúng trở nên dày, xốp do làm tăng phát triển các mạch máu ở bên dưới, để sẵn sàng đón nhận trứng đã thụ tinh. Khi nồng độ hormone progesterone tăng, bạn có thể thấy ngực mình bị căng tức. Tuyến yên lúc này ngừng sản xuất FSH để các trứng khác không trưởng thành nữa.
Nếu trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng, nó sẽ tiếp tục di chuyển và đậu ở niêm mạc tử cung. Tại thời điểm này, trứng thụ tinh đã phát triển thành khoảng 150 tế bào. Hành trình từ buồng trứng đến khi làm tổ buồng tử cung mất từ 6-12 ngày. Nồng độ progesterone sẽ luôn ở mức cao và bạn bắt đầu có các dấu hiệu sớm của thai kỳ.
Nếu trứng không được thụ tinh hoặc làm tổ không thành công, nó bắt đầu rã ra và hoàng thể teo lại. Nồng độ oestrogen và progesterone tụt giảm và lớp niêm mạc tử cung bắt đầu sản xuất ra prostaglandin.
Chất hóa học này khiến việc cung cấp máu cho tử cung bị thay đổi, phá vỡ lớp niêm mạc, và kích thích buồng trứng co bóp. Máu kinh bắt đầu chảy ra và lớp niêm mạc bị đẩy ra ngoài cùng với trứng không được thụ tinh. Tiếp đó một chu kỳ kinh nguyệt mới lại bắt đầu.
Ping tổng hợp
Đối với nam giới, họ sản sinh tinh trùng mỗi ngày trong suốt cuộc đời. Nhưng phụ nữ thì khác, từ khi sinh ra, trong cơ thể họ đã có toàn bộ số trứng của họ, chúng được dự trữ trong hai buồng trứng.
Một bé gái khi sinh ra có 1 – 2 triệu trứng, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số này sẽ được giải phóng trong suốt cuộc đời. Số lượng trứng dự trữ này giảm dần theo thời gian. Khi một bé gái bắt đầu có kinh nguyệt, thường trong độ tuổi từ 10-14 tuổi, chỉ còn khoảng 300.000 trứng sử dụng được. Ít nhất một trong số này sẽ chín vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, và được tách khỏi buồng trứng khi rụng trứng. Trứng này được các tua vòi đón lấy, di chuyển trong ống dẫn trứng theo kiểu gợn sóng, và đến tử cung.
Trong quá trình này, nếu trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, thì khi đến tử cung nó sẽ đậu lại trong niêm mạc tử cung, từ đó phát triển thành nhau thai và thai nhi. Nếu không xảy ra sự thụ tinh, trứng sẽ được đào thải ra ngoài, cùng với lớp niêm mạc tử cung bị bong ra, khi đó xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt.
Một chu kỳ kinh trung bình thường kéo dài 28-29 ngày. Nó được tính từ ngày đầu tiên hành kinh đến ngày cuối trước khi có hành kinh tiếp. Một số phụ nữ có chu kỳ kinh ngắn hơn, chỉ khoảng 22 ngày, ngược lại có những người có chu kỳ kinh dài hơn lên đến 36 ngày.
Cũng có các trường hợp phổ biến khác có chu kỳ kinh không cố định mà thay đổi theo từng tháng.
Ở trong chu kỳ kinh, hoàn toàn bình thường nếu bạn tiết ra dịch nhầy âm đạo màu trắng sữa, lượng dịch tiết ra thay đổi có tính chu kỳ, cũng giống như lượng hormone tăng và giảm trong suốt chu kỳ kinh.
Khi người phụ nữ lớn tuổi, gần đến thời kỳ mãn kinh, họ sẽ thấy chu kỳ kinh thay đổi. Lúc này, độ dài của chu kỳ kinh nguyệt có xu hướng ngắn lại, có khi kéo dài đến hàng tháng, hoặc rút ngắn lại chỉ khoảng 2-3 tuần khi càng gần đến giai đoạn mãn kinh.
Nếu bạn dưới 40 tuổi, có chu kỳ kinh rất dài, hoặc dường như chu kỳ kinh đã ngừng hẳn, bạn nên đi khám bác sỹ để tiến hành làm xét nghiệm máu. Bạn cũng nên đi khám bác sỹ nếu bị ra máu giữa kỳ hoặc sau khi quan hệ tình dục.
Một số biện pháp tránh thai, như tiêm hormone hoặc sử dụng dụng cụ tử cung có thể gây chảy máu bất thường. Nếu bạn thấy có gì bất thường, tốt nhất nên tiến hành kiểm tra ngay.
Chu kỳ kinh nguyệt hoạt động dưới sự kiểm soát của một loạt các hormone được sản xuất ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể:
- Hormon hướng sinh dục (GnRH) được sản xuất từ vùng hạ đồi nằm trong não. Nó kích thích cơ thể tạo ra và giải phóng hormone kích thích nang noãn (FSH) và hormone hướng hoàng thể (LH).
- Hormon kích thích nang noãn (FSH) được sản xuất từ tuyến yên, cũng nằm trong não. Nó giúp trứng trong buống trứng chín và sẵn sàng rụng.
- Hormon hướng hoàng thể (LH) cũng được sản xuất từ tuyến yên. Nó kích thích buồng trứng gây rụng trứng.
- Oestrogen được sản xuất trong buồng trứng. Nó có nhiều vai trò đối với cơ thể, bao gồm làm thay đổi cơ thể phụ nữ khi dậy thì, giúp chuyển từ bé gái sang thành phụ nữ. Nó có vai trò rất quan trọng trong chu kỳ sinh sản.
- Progesterone
cũng được sản xuất từ buồng trứng. Nó cùng với oestrogen duy trì chu kỳ
sinh sản hoạt động bình thường và hỗ trợ quá trình mang thai.
FSH vào máu, di chuyển trong cơ thể và kích thích buồng trứng bắt đầu làm chín một số trứng. Từ 15-20 trứng có chứa dịch, gọi là nang trứng, sẽ bắt đầu trưởng thành trong buồng trứng. Một nang, đôi khi có thể là 2 nang, sẽ phát triển nhanh hơn các nang còn lại.
FSH cũng kích thích buồng trứng sản xuất oestrogen. Điều này kích thích trứng trưởng thành và làm lớp niêm mạc tử cung bắt đầu dày lên để có thể sẵn sàng hỗ trợ trứng thụ tinh làm tổ (nếu xảy ra sự thu tinh).
Khi nồng độ oestrogen tăng lên, nồng độ FSH tạm thời giảm xuống và sau đó lại tăng trở lại, kèm theo sự đột biến lớn về nồng độ hormone LH từ tuyến yên tiết ra.
Chính hormone LH kích hoạt sự rụng trứng, tại thời điểm trứng trưởng thành nhất sẽ vỡ ra khỏi nang và đi vào vòi trứng. Nó lập tức được tua vòi chụp lấy.
Thông thường, cổ tử cung tiết ra chất nhầy trong suốt, đặc quánh khiến tinh trùng không thể xâm nhập. Có thể nhận thấy chất nhầy này trong đáy quấn lót hoặc khi chùi sau khi đi tiểu.
Ngay trước khi rụng trứng, oestrogen làm thay đổi chất nhầy, làm chúng trở nên trong, loãng và co giãn. Có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi này. Lượng chất nhầy tăng lên khiến cho tinh trùng có thể bơi qua cổ tử cung, vào tử cung, và lên đến ống dẫn trứng, ở đây sẽ diễn ra hiện tượng thụ tinh.
Trong buồng trứng, nang rỗng sẽ xẹp xuống và trở thành hoàng thể. Lớp tế bào màu vàng này sẽ bắt đầu tiết ra hormone progesterone. Progesterone làm thay đổi chất nhầy cổ tử cung, và một lần nữa khiến tinh trùng không thể xâm nhập vào. Có thể nhận thấy dịch tiết âm đạo trở nên đặc hơn, dính hơn trong giai đoạn này của chu kỳ kinh.
Progesterone cũng tác động lên lớp niêm mạc tử cung, khiến chúng trở nên dày, xốp do làm tăng phát triển các mạch máu ở bên dưới, để sẵn sàng đón nhận trứng đã thụ tinh. Khi nồng độ hormone progesterone tăng, bạn có thể thấy ngực mình bị căng tức. Tuyến yên lúc này ngừng sản xuất FSH để các trứng khác không trưởng thành nữa.
Nếu trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng, nó sẽ tiếp tục di chuyển và đậu ở niêm mạc tử cung. Tại thời điểm này, trứng thụ tinh đã phát triển thành khoảng 150 tế bào. Hành trình từ buồng trứng đến khi làm tổ buồng tử cung mất từ 6-12 ngày. Nồng độ progesterone sẽ luôn ở mức cao và bạn bắt đầu có các dấu hiệu sớm của thai kỳ.
Nếu trứng không được thụ tinh hoặc làm tổ không thành công, nó bắt đầu rã ra và hoàng thể teo lại. Nồng độ oestrogen và progesterone tụt giảm và lớp niêm mạc tử cung bắt đầu sản xuất ra prostaglandin.
Chất hóa học này khiến việc cung cấp máu cho tử cung bị thay đổi, phá vỡ lớp niêm mạc, và kích thích buồng trứng co bóp. Máu kinh bắt đầu chảy ra và lớp niêm mạc bị đẩy ra ngoài cùng với trứng không được thụ tinh. Tiếp đó một chu kỳ kinh nguyệt mới lại bắt đầu.
Ping tổng hợp