Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Lợi ích của Sex Khi mang Thai

của “chuyện ấy” khi mang thai

Thứ Ba, 08/07/2014 09:24

(NLĐO) – Rất nhiều người vẫn lầm tưởng việc làm “chuyện ấy” khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi và bà mẹ. Nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược, quan hệ trong thai kỳ không những không hề ảnh hưởng đến em bé, mà nó còn mang lại những lợi ích bất ngờ.

Sau đây là những lý do để các ông bố, bà mẹ tương lai ngừng kiêng làm “chuyện ấy” và bắt đầu một khoảng thời gian mang thai thú vị hơn.
Giúp bạn hạnh phúc

Những lợi ích bất ngờ của “chuyện ấy” khi mang thai

Quan hệ tình dục phát tán một số hormone bao gồm oxytocin và endorphin – các loại hormone có khả năng cải thiện tâm trạng, do đó giúp mẹ và em bé vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Đốt cháy calo
Quan hệ tình dục là cách lành mạnh để đốt cháy calo trong thời gian mang thai. Bạn thậm chí có thể đốt cháy khoảng 50 calo trong 30 phút “lâm trận”.
Cải thiện khả năng “lên đỉnh”
Nhiều bà mẹ mang thai cho rằng họ thường có xu hướng đạt cực khoái tốt hơn khi quan hệ trong thai kỳ.
Mang lại giấc ngủ ngon
Quan hệ tình dục sẽ giúp các bà bầu thư giãn, do đó mang lại giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, nó còn tạo ra chuyển động lắc cho em bé trong bụng ngủ tốt hơn.
Giúp bạn khám phá ra những tư thế thú vị khác
Từ việc hạn chế đặt áp lực lên bụng các bà mẹ, trong "cái khó ló cái khôn", rất có thể các cặp đôi sẽ tìm thấy được những tư thế yêu thích và thú vị hơn trong quá trình trải nghiệm.
Thắt chặt tình cảm vợ chồng
Quan hệ tình dục sẽ tạo nên sợi dây kết nối tình cảm giữa các cặp đôi, từ đó giúp giải tỏa những vấn đề tâm lý ở người mẹ, giúp mẹ và em bé trong tình trạng tâm sinh lý tốt nhất.

Em bị u xơ tử cung, sao BS cho dùng Primolut-N?

Em bị u xơ tử cung, sao BS cho dùng Primolut-N?

Em 34 tuổi bị u xơ tử cung, mổ nội soi bóc tách u xơ cách đây 3 năm.

Gần đây đi khám, kết quả lại bị u xơ KT1x1.2cm. Hàng tháng em ra máu kinh nhiều, có nhiều cục máu đông. Chỉ số CA 125 là 55.

BS kê cho thuốc Primolut-N 5mg, ngày 2v, uống 10 ngày/ tháng, trong 3 tháng. Tuy nhiên, chỉ định trong toa thuốc là điều trị xuất huyết do rối loạn chức năng, vô kinh, lạc nội mạc tử cung... không có chỉ định cho bệnh u xơ tử cung. Vậy em có nên uống thuốc đó không, AloBacsi?

(Thanh Hoa - Nghệ An)

ThS-BS Trần Anh Tuấn:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thanh Hoa thân mến,

U xơ tử cung của em nhỏ, Ca125 có giá trị 55 là hơi cao, hơn nữa kinh nhiều. Có khả năng em bị lạc nội mạc tử cung trong cơ.

Thuốc Primolut-N 5mg BS cho em không phải điều trị u xơ tử cung mà chỉ giúp em có kinh đều, bớt đau bụng kinh và giảm lượng máu kinh. Em cứ tiếp tục theo dõi và điều trị ở BS chuyên khoa nhé.

Em nên điều trị u xơ tử cung thế nào, thưa BS?

Em nên điều trị u xơ tử cung thế nào, thưa BS?

Em 33 tuổi. Em bị bệnh u xơ tử cung, theo siêu âm tử cung gấp trước, kích thước lớn, thành trước có u xơ 56*46mm tiếp giáp với niêm mạc. Kết luận u xơ tử cung dưới niêm mạc.

Em từng vào BV Từ Dũ khám, BS kết luận u xơ còn nhỏ, 3 tháng tái khám. Nhưng hiện mỗi khi tới chu kì kinh nguyệt ra rất nhiều, sau mỗi chu kì kéo dài từ 5 đến 7 ngày em thấy choáng váng và rất mệt. Em chỉ có 1 bé. AloBacsi ơi, em cần điều trị bệnh này thế nào ạ? Xin chân thành cảm ơn.

(Nhã Tiên - nhatien…@yahoo.com)

ThS-BS Trần Anh Tuấn:

Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Chào bạn,

Bạn bị u xơ tử cung có biến chứng cường kinh. Có thể cân nhắc phẫu thuật, bóc u xơ giữ lại tử cung hay cắt luôn tử cung. Có thể dùng thuốc nội tiết để ức chế buồng trứng tạm thời. Tranh thủ bồi dưỡng cơ thể trước khi phẫu thuật. Bạn nên tái khám ở BV Từ Dũ để được tư vấn thêm nhé.

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Dịch Viêm não nhật bản đang bùng phát ở cả người lớn

Viêm não Nhật Bản “không tha” người lớn


GiadinhNet - Viêm não Nhật Bản (VNNB) là căn bệnh nguy hiểm, thường tấn công trẻ em, gây ra nhiều di chứng nặng nề. Thời gian gần đây, bệnh tấn công cả người lớn...

Viêm não Nhật Bản “không tha” người lớn 1
Một bệnh nhân bị VNNB đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: P.V
 
Mắc không nhiều nên ít chú ý

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới tiếp nhận trường hợp người lớn mắc viêm não, đó là bệnh nhân Đ.V.Y, 20 tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội. Ngày 28/6, bệnh nhân này được chuyển đến từ Bệnh viện Đa khoa Đông Anh với chẩn đoán bị viêm não. Ngày 1/7, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với virus VNNB. Trước đó 3 ngày, bệnh nhân Đ.V.Y sốt cao, rét run liên tục. Hai ngày sau thì có biểu hiện rối loạn ý thức, lơ mơ, yếu người bên phải. Đến lúc này người nhà mới đưa bệnh nhân đi khám.

Các bác sỹ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng mắt mở tự nhiên nhưng đờ đẫn, không tiếp xúc được; liệt chân tay; sốt cao liên tục, có cơn co giật ngắn, sau đó hôn mê sâu dần, phải thở máy. Tiên lượng tương đối nặng, dù điều trị khỏi cũng có thể để lại di chứng, ảnh hưởng hệ thần kinh như: Thay đổi tâm thần, hành vi, liệt chi…

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân Đ.V.Y là bệnh nhân VNNB thứ 2 trong năm nay bệnh viện này tiếp nhận. Trước đó, vào ngày 17/6, bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân T, 17 tuổi, ở Ba Vì, Hà Nội, cũng bị VNNB trong tình trạng lơ mơ, sốt cao liên tục, tăng dần liệt 2 chân, tay.

Theo bệnh án, 4 ngày trước đó, bệnh nhân T có biểu hiện đau đầu, sau đó sốt cao 38-40oC, có cơn rét run, nôn. Bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì và được chẩn đoán viêm não nên chuyển tiếp lên tuyến trên. Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy tổn thương lan tỏa cả trên não và tủy sống. Biểu hiện liệt tiến triển tăng dần sang cơ hô hấp nên phải thở máy. Sau điều trị, đến nay bệnh nhân T đã bỏ được máy thở nhưng cơ chân, tay bị liệt, có thể để lại di chứng.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng mới tiếp nhận một bệnh nhân nữ 19 tuổi, ở Ứng Hòa, Hà Nội bị viêm não nặng, đang chờ kết quả xét nghiệm xem có phải VNNB hay không.

BS Nguyễn Trung Cấp – Phó Trưởng khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, 2 bệnh nhân trên là 2 trường hợp mắc VNNB đầu tiên trong năm 2014 chứ không phải lần đầu có người lớn mắc bệnh VNNB. Những năm trước đây đã từng có những trường hợp là người lớn  mắc bệnh VNNB. Tuy nhiên, số lượng người lớn mắc không nhiều nên thường ít được chú ý.
 
Tiêm vaccine - liệu pháp hữu hiệu nhất

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, VNNB ở người lớn rất hiếm gặp nhưng bất cứ ai cũng có thể bị mắc nếu chưa có miễn dịch với căn bệnh này. So với trẻ em, các di chứng của bệnh VNNB ở người lớn ít nguy hiểm hơn bởi khi trẻ mắc bệnh sẽ dễ dẫn tới di chứng chậm phát triển.

BS Nguyễn Trung Cấp cho biết, với các trường hợp là người lớn mắc bệnh VNNB vốn không có điều gì khác biệt về sức khỏe hay cơ chế sinh hoạt. Với 2 trường hợp mới nhập viện kể trên thì 1 trường hợp đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn phục hồi chức năng. Tuy nhiên, theo tiên lượng của bác sỹ thì các trường hợp này sẽ để lại di chứng.

Đối với người lớn chưa từng được tiêm vaccine phòng VNNB thì có thể tiêm vaccine này với liều lượng giống như trẻ em và có thể tư vấn tại điểm tiêm chủng.

Đối với trẻ em, hiện Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia triển khai tiêm vaccine phòng VNNB  cho trẻ từ 1 - 5 tuổi, tuy nhiên vẫn khuyến cáo khi trẻ đã tiêm được 3 mũi đầy đủ thì vẫn nên tiêm nhắc lại sau 3-4 năm cho đến khi được 15 tuổi.

Bệnh VNNB đã có vaccine phòng bệnh nên việc tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh hiệu quả và khả thi nhất. Ngoài tiêm vaccine, các biện pháp sau đây cũng góp phần phòng bệnh cho cộng đồng, bao gồm:

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà.

-  Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.

-  Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
 
Lịch tiêm vaccine viêm não Nhật Bản

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi :

Tiêm 3 liều cơ bản theo lịch tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng.

Mũi 1: Lúc trẻ đủ 1 tuổi.

Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 -2 tuần.

Mũi 3: Sau mũi 2 là 1 năm.

Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vaccine VNNB thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản:

Mũi 1: Càng sớm càng tốt.

Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 -2 tuần.

Mũi 3: Sau mũi 2 là 1 năm.

Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Cũng như các vaccine khác khi tiêm vaccine VNNB có một tỷ lệ nhất định có tác dụng phụ, bao gồm:

Tại chỗ tiêm: Có thể bị đau, sưng, đỏ, thường gặp ở 5-10% người được tiêm. Một số ít có phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nêu trên xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và thường tự hết sau 1-2 ngày. Ngoài ra có một tỷ lệ vô cùng nhỏ (khoảng 1/1 triệu mũi tiêm) có thể gặp choáng (sốc phản vệ) sau khi tiêm trong vòng vài giờ, cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu.

(Nguồn: Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế)

Sửa bộ phận sinh dục

Hành trình đổi đời của những cậu bé khiếm khuyết bộ phận sinh dục

Bị chó cắn mất "cậu nhỏ" và tinh hoàn lúc 4 tháng tuổi, càng lớn Quang càng đau khổ vì khiếm khuyết. 24 tuổi, sau 3 lần mổ, anh  thấy mình "gần như người bình thường". 
Quang sinh ra trong một gia đình nghèo, bố là thương binh nặng. Lúc 4 tháng tuổi nằm ngủ trên võng để bố mẹ đi làm, cậu nhóc vừa biết lật thức dậy và rơi xuống đất rồi đại tiện ngay tại đó. Con chó của gia đình đã nuốt trọn bộ phận sinh dục của Quang. Sau đó, em được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Cuba
"Cuộc sống của cháu từng như địa ngục. Cháu luôn bị bạn bè trọc ghẹo vì khiếm khuyết của mình. Gia đình cháu phải chuyển đến Lâm Đồng, hy vọng không ai biết 'bí mật' kia nhưng không may ở đó lại có một số người quen và họ đã kể mọi chuyện cho những người xung quanh. Cháu lại tiếp tục bị chế giễu", Quang kể về tuổi thơ đầy nước mắt trong lá thư gửi bác sĩ Roberto DeCastro - người đã trực tiếp phẫu thuật giúp cậu tìm lại niềm tin sống.  
15 tuổi, Quang bỏ học vào TP HCM làm. Cậu sống cô độc, buồn chán cho tới khi nghe về chương trình phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục cho trẻ không may trên tivi và đăng ký ngay. Tháng 8/2011, Quang ra Hà Nội và được các chuyên gia nước ngoài trong chương trình "Thiện Nhân và những người bạn" khám, sau đó mổ lần đầu vào tháng 11 cùng năm. Đến nay, Quang đã thực hiện phẫu thuật 3 lần và đang quá trình hoàn thiện tái tạo bộ phận sinh dục. 
"Bác sĩ là một thiên thần có bàn tay ma thuật và trái tim vàng. Bác đã cho cháu hy vọng và tin tưởng vào một tương lai tốt hơn. Cháu rất vui và đã sẵn sàng cho những lần phẫu thuật tiếp theo để thực sự trở thành một người đàn ông bình thường", Quang viết cho bác sĩ Roberto DeCastro.
phau-thuat1-9953-1404529049.jpg
Bác sĩ Roberto DeCastro đang khám bộ phận sinh dục cho một bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi trung ương đầu tháng 7. Ảnh: TN.
Chương trình "Thiện Nhân và những người bạn" chuyên phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục cho trẻ xuất phát từ một sự kiện đặc biệt năm 2006. Ngày đó, bị bỏ rơi trong rừng lúc mới lọt lòng mẹ, bé Thiện Nhân bị động vật tấn công làm mất một chân và gây tổn thương nghiêm trọng bộ phận sinh dục. Chị Trần Mai Anh (Hà Nội) đã nhận nuôi và cùng với ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á đưa bé đi khắp nơi để tìm phương pháp tái tạo bộ phận sinh dục cho Thiện Nhân.
Trên hành trình đó, họ đã gặp giáo sư Roberto Decastro tại Italy, người sáng tạo ra phương pháp tái tạo bộ phận sinh dục cho trẻ. Giáo sư Decastro cùng các đồng nghiệp đã phẫu thuật cho Thiện Nhân. Sau thành công này, từ năm 2010 đến nay, đội ngũ chuyên gia từ Mỹ và Italy đã tình nguyện tới Việt Nam, thăm khám cho 388 em nhỏ, tiến hành phẫu thuật cho 74 em (cả trai và gái) có hoàn cảnh khó khăn đến từ khắp các tỉnh thành.
Tháng 6 vừa qua, nhóm chuyên gia tới Việt Nam thực hiện kỳ phẫu thuật thứ sáu, dự kiến dịp này sẽ mổ cho 32 em tại Bệnh viện nhi - phụ sản Đà Nẵng, Bệnh viện nhi đồng 2 TP HCM và Bệnh viện Nhi trung ương. Chương trình tài trợ tất cả chi phí đi lại và ăn ở cho các gia đình bệnh nhân tham gia.
phau-thuat2-9145-1404529049.jpg
Nhóm bác sĩ trong chương trình "Thiện Nhân và những người bạn" đang phẫu thuật cho một bệnh nhi. Ảnh: TN.
Bà Trần Mai Anh, người sáng lập chương trình cho biết, nhờ có những tấm lòng hảo tâm của rất nhiều người, chương trình đã giúp nhiều trẻ có lại cuộc sống bình thường. Ngoài việc trực tiếp phẫu thuật cho trẻ kém may mắn, chương trình còn tổ chức những buổi hội thảo chuyên ngành để các bác sĩ Việt Nam và quốc tế trao đổi về phương pháp phẫu thuật tiên tiến này.
“Nhiều người chỉ quan tâm tới các phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch để sửa dị tật bẩm sinh trên khuôn mặt mà chưa thấy được hậu quả nặng nề của các tổn thương và dị tật ở bộ phận sinh dục. Các ca phẫu thuật này không chỉ giúp các em nhỏ có thể tiểu tiện bình thường, không còn mặc cảm, xấu hổ mà còn giúp các em có một cuộc sống hòa đồng và hữu ích”, chủ tịch Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á, ông Greig Craft cho biết thêm.
Thực tế, nhiều trẻ được phẫu thuật trong chương trình mắc những dị tật liên quan đến vùng sinh dục rất phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống. Trường hợp bé Tú (quận Bình Tân, TP HCM) là một điển hình. 
Thanh chào đời đã bị dị tật nghiêm trọng ở bộ phận sinh dục với các biểu hiện thành bụng hở, nhìn thấy rõ một phần của bàng quang, không có hậu môn, không có cơ quan sinh dục ngoài. Trong y khoa, bệnh này được gọi là “ổ nhớp lộ ngoài”. Từ khi mới sinh, bé tiểu tiện và đại tiện ở chung một đường, thoát ra ở cùng một lỗ nhỏ trên thành bụng.
Từ năm 2007, khi được 2 tuổi, Tú đã trải qua vài lần phẫu thuật để tạo hậu môn, bàng quang giả nhưng không thành công, lúc thì bàng quang lộ ra ngoài, lúc thì đại tiểu tiện không tự chủ. Em cũng không có khung xương bẹn để giữ bàng quang trong cơ thể và bị dị tật bẩm sinh ở khung xương nên không thể đi lại. Bố và mẹ Tú người làm thợ hồ, người làm công nhân nên gia đình vô cùng khó khăn, tuy vậy, họ vẫn quyết tâm chữa bệnh cho con.  
Sau lần đầu tiên Tú được bác sĩ Roberto DeCastro khám và phẫu thuật vào tháng 6/2012, hiện tại, em vừa trải qua ca phẫu thuật lần 2 tại BV Nhi đồng 2, TP HCM và đang được chăm sóc tại viện. 
"Tôi vẫn nhớ rất rõ ngày biết tin về chương trình "Thiện Nhân và những người bạn". Con tôi đăng ký thứ 26. Từ ngày đó, gia đình tôi bắt đầu nuôi dưỡng hy vọng có ngày con sẽ hoàn toàn lành lặn", anh Du tâm sự.
Chị Trần Mai Anh cho biết, khuyết tật bộ phận sinh dục không đơn thuần chỉ là khiếm khuyết về mặt cơ thể mà liên quan đến tất cả bộ phận khác. Trong đó, tâm lý là một trong những vấn đề mà các em phải đối mặt và cần được gia đình, cộng đồng giúp đỡ. 
Trung là một cậu bé quê ở Đồng Nai. Trung sinh ra với bộ phận ngoài là nữ. Vài tháng sau, mẹ Trung phát hiện khi con khóc thì có hạt gì đó gần bộ phận sinh dục nổi lên. Kết quả siêu âm cho thấy đó là tinh hoàn. Bố mẹ Trung đưa con đi xét nghiệm nhiễm sắc thể thì được xác định bé là nam. Bé được phẫu thuật lần đầu để đưa 2 tinh hoàn ẩn xuống bìu, nhưng tình trạng bệnh vẫn phức tạp.
Tháng 8/2011, Trung được bác sĩ DeCastro lần đầu thăm khám tại Hà Nội. Tháng 11, em được phẫu thuật lần đầu. Tuy vậy để có được bộ phận sinh dục như một bé trai bình thường, Trung cần phải trải qua nhiều ca phẫu thuật nữa. Hiện tại, em vừa mổ lần thứ năm và đã xuất hiện, với tình trạng sức khỏe ổn định. 
Mẹ Trung kể, cậu con trai 17 tuổi của chị bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì nên chị rất lo lắng. Mỗi lần đi học, Trung mặc cảm vì mình là con trai nhưng phải đi tiểu ngồi. "Tôi chỉ luôn nhắc con rằng, có rất nhiều bạn còn bị bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng tới tính mạng, để cháu lạc quan hơn và tiếp tục cố gắng học tập, đợi khi được phẫu thuật hoàn thiện", chị nói.

Ăn trứng khi mang bầu

(Dân trí) - Nhiều người tin rằng nên ăn nhiều trứng khi mang thai, tuy nhiên một số ý kiến lại cho rằng cần kiêng ăn trứng trong tam cá nguyệt đầu tiên.

 Tại sao lại có ý kiến cho rằng ăn trứng là không an toàn?

Tại sao lại có ý kiến cho rằng ăn trứng là không an toàn?

Trứng là thực phẩm nóng, khó tiêu, đặc biệt là với bà bầu có nồng độ hoóc-môn đang thay đổi thất thường. Hơn nữa, trứng có mùi tanh khó chịu, rất khó dung nạp với thời kì thai nghén và do đó không có lợi cho sức khỏe phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Khi nào ăn trứng là an toàn cho thai phụ?

Sau 3 tháng đầu thai kỳ cũng là khoảng thời gian nghén qua  đi, ăn trứng hoàn toàn có lợi cho sức khỏe mẹ bầu bởi trứng có nhiều protein. Thậm chí bạn có thể ăn trên 2 quả trứng mỗi ngày trong suốt phần còn lại của quá trình mang thai để đảm bảo em bé nhận đủ protein, canxi, vitamin D, sắt và omega 3.

Trứng chứa đầy đủ dinh dưỡng. Một số phụ nữ được yêu cầu tăng cường ăn trứng khi bé không đủ cân nặng vào thai kì cuối. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi quyết định lượng trứng nên ăn.

Có phải cách chế biến trứng nào cũng an toàn cho bà bầu?

Bà bầu nên tránh ăn trứng sống hay trứng luộc lòng đào trong suốt quá trình mang thai bởi chúng có thể chứa vi khuẩn Salmonella có hại cho sức khỏe. Loại vi khuẩn này hoàn toàn có thể bị tiêu diệt khi nấu chín.

Bà bầu cũng lưu ý không nên để trứng quá lâu, ảnh hưởng tới chất lượng trứng. Nên ăn trứng mới và nấu kỹ, dùng ngay. Không nên ăn trứng chung với mayonnaise.

Vợ Thủ dâm

Trước đây tôi tự hào về người vợ xinh xắn, dịu dàng và đoan trang của mình bao nhiêu thì giờ tôi ghê sợ cô ấy bấy nhiêu.
Ảnh minh họa: Internet Ảnh minh họa: Internet
Quan điểm của bạn đọc về vấn đề này, xin gửi về tòa soạn theo địa chỉ email: online@tienphong.vn
Vợ tôi 31 tuổi, chúng tôi lấy nhau đã hơn 6 năm. Trước khi cưới, chúng tôi yêu nhau gần 5 năm trời. Thời gian đó tôi làm việc trong nam, cô ấy vẫn ở Hà Nội, cách mấy tháng mới gặp nhau được vài ngày.  Suốt những năm đó, cô ấy vẫn một lòng một dạ đợi chờ tôi, chưa từng có một hành vi nào khiến tôi lo lắng hay khiến mọi người đàm tiếu. Một năm trước khi cưới, chúng tôi có quan hệ tình dục và tôi hạnh phúc biết bao khi thấy cô ấy vẫn nguyên vẹn.
Cưới xong, công ty cho tôi chuyển về văn phòng Hà Nội, nhưng tôi vẫn phải đi công tác thường xuyên và mỗi đợt công tác như thế thường kéo dài. Vợ tôi vẫn hay phải sống cảnh vọng phu, nhưng không một lời phàn nàn. 
Cô ấy sáng đi làm, chiều về nhà chăm sóc bố mẹ tôi, rất ít tụ tập bạn bè. Ai cũng khen ngợi cô ấy, ngay mẹ tôi khó tính mà cũng phải lên tiếng là hài lòng về con dâu. Tôi thì vừa yêu vừa phục vừa biết ơn vợ, cho đến hôm vừa rồi khi chứng kiến cảnh dâm ô của cô ấy.
Tôi bắt gặp vợ “tự sướng”, trong một tư thế, một vẻ mặt cực kỳ dâm đãng mà tôi không dám miêu tả ở đây. Nó làm tôi nhận thấy bộ mặt thật của vợ mình, một người đàn bà ham hố chuyện kia. 
Vợ tôi bị bắt gặp thì hoảng sợ, cô ấy khóc lóc xin tôi tha thứ, nói rằng vì tôi hay đi xa nên cô ấy thiếu thốn. Tôi cũng thương vợ và thấy có lỗi, nhưng nghĩ đến cảnh đó lại thấy có gì ghê tởm. Tôi không ngờ vợ mình lại như vậy, gái có chồng mà vẫn thủ dâm thì có khác gì sỉ nhục chồng đâu?
Chuyên gia tư vấn:
Có lẽ bạn nên đọc nhiều hơn những tài liệu về giáo dục giới tính, và từ bỏ những định kiến về tình dục liên quan đến giới tính, rằng phụ nữ thì phải thế nọ, thế kia… Thủ dâm không có gì xấu, với cả nam lẫn nữ, và không liên quan đến khía cạnh đạo đức như bạn nghĩ. 
Thậm chí, thủ dâm còn là điều tốt với những cặp vợ chồng sống xa nhau, không có điều kiện quan hệ thường xuyên, nó giúp con người tạm thời giải quyết được nhu cầu mà vẫn chung thủy với bạn đời của mình.
Vì vậy, thay vì tỏ ra ghê tởm vợ, bạn cần thông cảm với cô ấy, và quan tâm nhiều hơn đến việc đáp ứng nhu cầu tình dục của vợ mình. Ở đây, cô ấy không có lỗi để bạn phải tha thứ. Hãy trò chuyện, chia sẻ cô ấy trong chuyện thầm kín, và tìm cách để khắc phục hoàn cảnh, đem lại sự mãn nguyện cho nhau trong cuộc sống gối chăn.
 Chúc hai bạn luôn hạnh phúc.

Bệnh Nghẹt mũi

Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Thính giả tên Phương hỏi như sau:
“Kính gởi bác sĩ,
Xin hỏi về vấn đề: một lỗ mũi bị nghẽn khi thì bên trái khi thì bên phải.
Tôi là phụ nữ ở Mỹ, năm nay 57 tuổi, bị chứng mỗi khi ngủ dậy thì chỉ một lỗ mũi thông, lỗ kia bị nghẹt. Khi thì bên trái, khi bên phải. Khi nằm nghiêng bên trái, lỗ mũi bên mặt thông. Nằm nghiêng bên phải, lỗ mũi trái thông. Tôi không bị chứng allergy dị ứng phấn hoa và cũng chưa hề phải dùng thuốc dị ứng. Thuốc tôi uống hiện tại là vitamin D3 giúp bổ xương; vitamin B6 & B12 giúp khỏi bị choáng váng (vertigo) ; red yeast rice cho cholesterol.
Tôi đã gặp bác sĩ chuyên khoa về tai-mũi-họng. Bác sĩ chuyên khoa đã dùng scope soi bên trong mũi tìm nguyên do như thịt dư, bướu, hay cấu tạo mũi gây chứng trên và đã cho biết là mũi tôi không có gì lạ thường.
Bác sĩ chuyên khoa đã không tìm ra được nguyên do gây chứng lổ mũi bị nghẹt. Bác sĩ chuyên khoa cho tôi dùng nostril spray FLUTICASONE PROP 50mcg NS 16 gm để giảm sưng xem có giúp gì được không. Đã dùng gần 2 tháng mà chẳng thấy giúp gì cả.

Tôi chú ý thấy khi vừa nằm xuống lỗ mũi vẫn thông nhưng từ từ thì nó bị nghẹt. Ngày nào tập thể dục thì chứng nghẹt ít hơn, nhưng vẫn có.
Tôi thay đổi chăn mền trải giường để tìm nguyên do nhưng thất bại. Chỉ biết khi tôi nằm mà thức thì mũi ít nghẽn hơn. Chỉ khi nằm lâu và ngủ thì càng lúc càng nghẽn.
Tôi có hỏi bác sĩ chuyên khoa rằng tôi sợ khi mình ngủ vì lỗ mũi bị nghẽn sẽ chết ngộp trong đêm vì thiếu oxygen. Bác sĩ chuyên khoa trả lời khi đó theo phản xạ tự nhiên miệng tôi sẽ mở ra để thở, không cần lo sẽ chết ngộp.
Bác sĩ nói nếu vẫn không tìm ra lý do thì tôi có thể sẽ đến sleep center ngủ qua đêm để bác sĩ gắn bộ phận theo dõi để tìm ra nguyên do tại sao tôi có chứng bệnh trên. Hình như bác sĩ chuyên khoa của tôi không thấy vấn đề của tôi trầm trọng nên không thấy đề nghị thêm gì nữa, nhưng tôi lại thấy rất khó chịu vì bệnh nầy.
Xin bác sĩ cho tôi biết còn thứ gì có thể gây cho tôi một lỗ mũi bị nghẽn khi ngủ không.
Cám ơn Bác sĩ.”
Hỏi đáp y học: Nghẹt mũi
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Chu kỳ mũi  (nasal cycle).
Trả lời trường hợp phụ nữ 57 tuổi nghẹt mũi một bên mũi xen kẽ.
Đây là một hiện tượng thường gặp, tuy nhiên sách y khoa ít nói đến mặc dù nhiều bệnh nhân để ý, thắc mắc, và không có câu giải đáp thích đáng. Tôi xin trình bày sau đây, cũng như mọi khi hoàn toàn có tính cách thông tin, về một hiện tượng sinh lý gọi là “chu kỳ mũi" (nasal cycle).
Chúng ta biết rằng mũi được chia ra hai bên, bắt đầu bằng hai lỗ mũi, phải và trái. Chúng ta có thể tự hỏi tại sao chúng ta có một cái lỗ miệng mà lại cần đến hai lỗ mũi. Hai lỗ mũi riêng biệt kiểm soát đường vào của không khí hữu hiệu hơn, bằng cách cho phép không khí tiếp cận với niêm mạc mũi trên một diện tích rộng lớn hơn.
Diện tích này còn được gia tăng gấp bội vì trong mũi chúng ta có những mái hiên hình như những vỏ sò gọi là "turbinates", trong đó có những võng tĩnh mạch (venous sinusoids), tạo nên những xoang li ti có  khả năng chứa một lượng máu khá lớn và có khả năng giãn nở (cương lên, congestion) hoặc co rút lại (teo lại, decongestion). Nhờ những mạch máu có thể co giãn này mà cơ thể có thể điều hoà độ ẩm và nhiệt độ của không khí đi qua.
Chúng ta thở vào mũi mỗi ngày chừng 10.000 đến 20.000 lít không khí. Mũi có nhiệm vụ xử lý số lượng không khí này:
+ Điều hoà nhiệt độ, không lạnh quá cũng không nóng quá.
+ Lọc không khí để ngăn chặn bụi bặm, các loại chất độc hại, các loại nấm, các loại vi khuẩn đi sâu hơn vảo khí quản và cuống phổi trước khi đi vào các phế nang là nơi không khí sẽ tiếp xúc trực tiếp với máu của hệ tuần hoàn trong phổi.
+ Điều chỉnh độ ẩm vào không khí khô (ví dụ: ở trong sa mạc, không khí từ máy sưởi mùa đông). Những người turbinates mũi bị phá huỷ do bệnh hoặc do phẫu thuật quá mạnh tay sẽ dễ bị khô, lở mũi, thối mũi.
+ Lông mũi ngăn chặn những hạt bụi bặm lớn. Những vật li ti như các vi khuẩn được những chất tiết của niêm mạc mũi giữ lại, nhờ những tế bào có lông đẩy ra phía sau họng, và bị nuốt vào bụng, bị các chất acid trong dạ dày trừ khử.
+ Vi khuẩn tấn công ào ạt vào mũi qua đường không khí. Có chừng 200 vi rút gây ra bệnh cảm cúm. Ngoài ra vi khuẩn lao, ban đỏ, quai bị, gây viêm họng đều đi qua đường mũi.
+ Một hệ thống tuyến dưới niêm mạc mũi tiết ra những chất nhớt chứa các chất kháng thể chống vi trùng cũng như lôi cuốn các vi trùng ra khỏi các ống thở.
+ Thêm vào đó, nhân chúng ta bàn về hiện tượng nghẹt mũi luân phiên, một cơ chế ít người biết cũng quan trọng trong công cuộc chống các vi khuẩn.
Hai bên mũi phải và trái theo một chu kỳ tự nhiên. Hệ giao cảm từ não bộ kích thích chỉ một bên, phải hoặc trái. Bình thường máu ứ đầy trong các turbinates. Lúc một bên bị hệ thần kinh giao cảm kích thích thì các turbinates và niêm mạc bên đó co lại, làm cho mũi thông bên đó vì lòng mũi nở rộng ra. Các turbinate này bị bóp lại giống như những miếng mousse đầy nước bị vắt ra, plasma được đẩy ra ngoài thành một chất dịch rỉ (exudate), đem các kháng thể của máu ra chống lại vi trùng. Lúc đó chúng ta có cảm giác thở tốt bên mũi bị hệ giao cảm kích thích. Vài giờ sau thì tình hình đão ngược, và phía bên kia thở thông hơn, bên này lại cảm thấy nghẹt.
Hiện tượng bên nghẹt bên thông hoán chuyển như thế xảy ra trên chừng 80% người bình thường. Thường chúng ta không để ý vì hai bên thay đổi bù trừ với nhau, nên độ thông mũi cho hai bên vẫn không thay đổi. Trong trường hợp bệnh nhiễm trùng mũi, bệnh dị ứng, biên độ khác nhau giữa hai bên nghẹt và thông có thể tăng lên cao hơn, có nghĩa là người bệnh ý thức rõ ràng hơn là một bên bị nghẽn, khác hẳn bên kia. Nếu nằm nghiêng một bên, có thể bên nằm dưới sẽ có thể cho cảm giác nghẹt hơn nhiều, hoặc nghẹt hẳn.
Thường chúng ta không để ý vì hai bên thay đổi bù trừ với nhau, nên độ thông mũi cho hai bên vẫn không thay đổi.
Tóm lại, hai lỗ mũi thay phiên nhau bên nghẹt bên thông là một hiện tượng sinh lý bình thường của mũi. Nếu bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng không thấy gì bất bình thường lúc khám,có lẽ chúng ta có thể nghĩ đến hiện tượng này và khỏi lo lắng vô ích.
Ví dụ: lo lỗ mũi nghẹt luôn có thể hơi quá đáng, vì chúng ta còn mở miệng thở dù hai bên mũi có nghẹt đi nữa. Như đã nói, bệnh cảm cúm hay bệnh dị ứng có thể làm cho hiện tượng chu kỳ mũi rõ rệt hơn, làm chúng ta khó chịu hơn. Loại bỏ các chất ô nhiễm không khí (khói thuốc lá), dùng nước muối nhỏ mũi để vệ sinh mũi, dùng thuốc xịt mũi corticoid (ví dụ: fluticasone/flonase; nasonex) hay thuốc uống chống dị ứng như loratadine (claritin), cetirizine (zyrtec) có thể giúp giảm thiểu sự khó chịu nói trên.
Chúc bệnh nhân may mắn.

Nhận Biết ngày rụng trứng của Chị em

Bạn đang muốn có bầu hoặc cần tránh thai ? hãy nhận biết ngày mình rụng trứng đế thực hiện được kế hoạch.
Thời điểm rụng trứng:
Ngày rụng trứng trung bình của một phụ nữ thường vào ngày 14 của chu kỳ hoặc lâu hơn một chút. Đối với phụ nữ bình thường ở độ tuổi sinh đẻ, buồng trứng sẽ luôn sản xuất ra một quả trứng mỗi tháng. Trứng tồn tại 1-2 ngày, tinh trùng sống sót trong bộ phận sinh dục nữ từ 2-3 ngày kể từ ngày thụ tinh.
Nhận biết ngày rụng trứng của chị em - 1
Dấu hiệu trứng rụng:
Bạn thấy đau nhẹ ở vùng phía trên buồng trứng vào thời gian rụng trứng. Vài ngày trước khi trứng rụng, chất nhầy ở vùng cổ tử cung sẽ tăng về số lượng, trở nên trơn và nhiều dịch nhầy và trong để cho tinh trùng dễ dàng tiến vào tử cung và tiếp cận với trứng. Khi trứng rụng thì bạn sẽ thấy chất nhầy đặc màu trắng đục, khi lấy tay lôi ra thì đám chất nhầy này có thể kết keo dính trên ngón tay hoặc bám chặt trên quần lót.
Nhận biết ngày rụng trứng của chị em - 2
Dấu hiệu suy buồng trứng:
Suy buồng trứng sớm là tình trạng buồng trứng dừng hoạt động ở những phụ nữ trẻ. Có những chị em bị suy buồng trứng hoàn toàn, cũng có người bị suy một phần, suy buồng trứng sớm là một trong các nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới. Khi bị suy buồng trứng sớm, chị em vẫn có thể có chu kì kinh nguyệt hàng tháng nhưng hầu hết là kinh nguyệt không đều. Suy buồng trứng sớm có những triệu chứng khác tương tự mãn kinh tự nhiên, bao gồm cơn bốc nóng, vã mồ hôi về đêm, dễ kích động, khó tập trung tư tưởng, ít quan tâm đến tình dục, đau khi quan hệ tình dục, âm đạo khô, mất khả năng sinh sản, rối loạn tiết niệu (tiểu nhiều lần, són tiểu...).
Vậy việc tự kiểm tra theo dõi sức khỏe của buồng trứng  là một yêu cầu cần có của tất cả chị em phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản. Để theo dõi được trứng có rụng hay không hoặc có rụng trứng hàng tháng hay không thì có các cách sau:
Cách 1: Tính ngày rụng trứng bằng cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt
Đối với chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều, ổn định, sự rụng trứng xảy ra trong khoảng 12-16 ngày trước ngày đầu tiên diễn ra kinh nguyệt. Đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt ít theo qui luật, cần đặc biệt chú ý đền số ngày diễn ra chu kỳ kinh nguyệt. Về nguyên tắc, lấy những ngày chu kỳ ngắn nhất trừ đi 18 là ra ngày đầu tiên rụng trứng và lấy ngày của chu kỳ dài nhất trừ đi 11 là ra ngày cuối của quá trình rụng trứng.
* Ví dụ trường hợp có chu kỳ rụng trứng bình thường, 28 ngày:
Nhận biết ngày rụng trứng của chị em - 3
Tuy nhiên, cách này không nên sử dụng với những chị em có chu kỳ quá thất thường và kể cả chị em có chu kỳ đều thì cách này cũng vẫn rất nhiều rủi ro vì chỉ căn cứ theo ngày, trong khi cơ thể còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài gây thay đổi về cơ chế sinh học.
Cách 2: Dùng thiết bị đo sự thay đổi thân nhiệt cơ thể hoặc dùng que thử rụng trứng:
- Bằng thiết bị đo thân nhiệt:Đo thân nhiệt mỗi sáng trước khi xuống giường vào một giờ nhất định và ghi lên bảng theo dõi. Chỉ sử dụng một thiết bị để tránh sai số và lấy ở một nơi nhất định trên cơ thể (như ở hậu môn hoặc âm đạo), nếu lấy ở nách hoặc miệng thì nhiệt độ thấp hơn 0,3 - 0,5 độ C. Việc dựa vào thân nhiệt cơ thể thì rất khó chính xác vì thân nhiệt còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh, tâm lý, sức khỏe tại thời điểm đo, hơn nữa cách đo này khá bất tiện.
- Bằng que thử rụng trứng: Là cách kiểm tra hơi phức tạp một chút vì phải thử trên nước tiểu, que thử rụng trứng có thể phát hiện sự thay đổi hoóc-môn trong nước tiểu. Bạn dùng que thử vào khoảng ngày 12-16 trước kỳ kinh để xác định xem chính xác là lúc nào. Nếu que thử hiện lên 2 vạch, điều đó có nghĩa là bạn sẽ rụng trứng trong vòng 24 giờ tới. Dùng que thử trứng  khá tốn kém vì phải mua một lúc nhiều que để thử liên tiếp trong vòng nhiều ngày..
Cách 3: Dùng ống kính hiển vi siêu nhỏ soi trên tinh thểnước bọt máyLady-Q.
Nhận biết ngày rụng trứng của chị em - 4
Lady Q được sản xuất trực tiếp tại Hàn Quốc, theo phát minh mới nhất của Hoa Kỳ và đã được cấp bằng phát minh sáng chế.Sản phẩm đã được hiệp hội FDA Canada cấp chứng nhận về chất lượng và sáng chế và khi vào thị trường Việt nam thì đã được Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thí nghiệm lâm sàng về chất lượng và cho kết quả tốt.
Lady-Q là ống kính hiển vi được thiết kế nhỏ gọn có dạng vỏ bằng nhựa hoặc bằng nhôm có thể dễ dàng tiến hành kiểm tra ngay nhà, hay đi chơi xa mà không phải lo lắng, một thiết bị duy nhất trên thị trường cho kết quả kiếm tra chu kỳ rụng trứng chính xác lên tới 98%.

Tư vấn bệnh suy giãn tĩnh mạch

Tư vấn bệnh suy giãn tĩnh mạch

Từ ngày 7/7 đến 31/8, bác sĩ Lâm Duy Thùy Linh, khoa Nội tiết, Bệnh viện Nhân dân Gia Định sẽ tư vấn cho độc giả kiến thức cũng như cách phòng ngừa, điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mãn tính khá phổ biến ở người trưởng thành. Vì bệnh rất hiếm khi gây tử vong nên trong một thời gian dài không được sự chú ý của các y bác sĩ cũng như bệnh nhân. Những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch thường được chẩn đoán lầm qua bệnh khớp, thiếu canxi, chàm dị ứng…
Ở các nước phương Tây, tỷ lệ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch ở người trưởng thành trên 30 tuổi là 25-33% ở nữ và 10-20% ở nam, một số quốc gia tỷ lệ bệnh đến 10% dân số. Tại Việt Nam, 65% bệnh nhân không biết mình bị bệnh tĩnh mạch cho đến khi đi đến khám bác sĩ (khảo sát mang tên Vein Consult Program - Vietnam 2011). Do lối sống hiện đại nên tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, xuất hiện nhiều ở người dưới 20 tuổi.
Các nghiên cứu cho thấy, dù không gây tử vong nhưng bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng lao động cũng như tiền bạc vì bệnh kéo dài chi phí điều trị cao. Đây là bệnh lý đứng thứ 32 gây tàn tật vĩnh viễn và cần trợ cấp tài chính từ cộng đồng. Ở Pháp, suy giãn tĩnh mạch là nguyên nhân đứng thứ 8 làm bệnh nhân phải nhập viện.
Bác sĩ Lâm Duy Thùy Linh, khoa Nội tiết, Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định.
Bác sĩ Lâm Duy Thùy Linh, khoa Nội tiết, Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Suy giãn tĩnh mạch rất khó điều trị. Theo đó, loét do tĩnh mạch xảy ra trên 0,3% dân số ở các nước phương Tây nhưng tỷ lệ chữa lành chỉ là 1%. Không một phương pháp điều trị nào có thể làm giảm hoàn toàn các triệu chứng ở các bệnh nhân. Tùy vào cơ địa mức độ mắc bệnh, các biện pháp điều trị sẽ có tỷ lệ thành công khác nhau.
Như những bệnh mãn tính khác, việc điều trị suy giãn tĩnh mạch cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và người bệnh. Người bệnh phải biết về bệnh lý, những phương pháp điều trị, cũng như biện pháp hỗ trợ điều trị. Sự hiểu biết và tuân thủ điều trị của người bệnh góp phần rất lớn trong sự thành công. Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào của cơ thể nhưng suy giãn tĩnh mạch chân ảnh hưởng đến người bệnh nhiều nhất vì mức độ trầm trọng. Xác định bệnh, chẩn đoán và điều trị sớm, lựa chọn phương pháp điều trị và các biện pháp hỗ trợ, cân nhắc về chi phí là những vấn đề quan trọng đối với người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Để giúp độc giả VnExpress hiểu rõ hơn về nguyên nhân, các yếu tố hình thành bệnh, các bệnh lý nguy hiểm liên quan, giải pháp phòng và điều trị, chương trình tư vấn về suy giảm tĩnh mạch sẽ được thực hiện từ ngày 7/7 đến ngày 31/8 trên chuyên mục sức khỏe của báo VnExpress.
Đảm trách chuyên mục tư vấn "Suy giảm tĩnh mạch" là bác sĩ Lâm Duy Thùy Linh, khoa Nội tiết, Bệnh viện Nhân dân Gia Định.