PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ
Định nghĩa tăng huyết áp trong thai kỳ
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu tăng hơn hoặc bằng 140 mmHg và huyết áp tâm trương tăng hơn hoặc bằng 90 mmHg.
Tăng huyết áp thai kỳ được định nghĩa là:
- Tăng huyết áp xuất hiện sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ
- Huyết áp trở về bình thường trong vòng 3 tháng sau sinh.
Tiền sản giật là sự phát triển của tăng huyết áp trong nước tiểu có đạm, có thể có phù, xuất hiện sau tuần thứ 20 thai kỳ.
Một số nguyên nhân gây ra chứng cao huyết áp ở thai phụ
- Sản phụ sinh lần đầu
- Phụ nữ tuổi trên 40 hoặc dưới 18 tuổi
- Tiền căn trước khi có thai có tăng huyết áp hoặc gia đình có người tăng huyết áp hoặc tiền sản giật
- Bệnh lý thận mãn tính, đái tháo đường.
- Chỉ số BMI cao
- Đa thai (Sinh đôi, sinh ba)
- Đa ối
- Hầu hết tình trạng mẹ sẽ cải thiện sau khi thai sinh ra.
- Nếu tăng huyết áp xuất hiện sớm trước tuần lễ thứ 20 thai kỳ có thể tiến triển thành tiền sản giật hoặc sản giật. Sản giật là cơn co giật xảy ra trên một sản phụ có tiền sản giật, xảy ra trước, trong và sau sinh do cao huyết áp không được kiểm soát tốt. Sản giật có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho mẹ như hôn mê, phù phổi cấp, viêm phổi, suy thận cấp, thậm chí tử vong.
- Những người bị tăng huyết áp ở lần mang thai đầu có nguy cơ cao bị tăng huyết áp ở lần mang thai sau.
- Với con, do tình trạng thiếu máu nuôi, thai nhi có thể nhẹ ký hay suy dinh dưỡng trong tử cung. Có thể sanh non hay bắt buộc phải cho sanh sớm để giảm bệnh lý cho mẹ.
Vai trò của canxi trong quá trình phòng ngừa tăng huyết áp.
Khi
thai càng lớn thì bộ xương thai nhi càng phát triển do đó nhu cầu canxi
càng cao. Khi lượng can xi trong cơ thể giảm sẽ ảnh hưởng sức khỏe của
mẹ. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa lượng canxi
trong máu và huyết áp của thai phụ. Những thai phụ được bổ sung canxi
trong khẩu phần ăn sẽ giúp giảm nguy cơ cao huyết áp thai kỳ.
Cần làm gì để phòng ngừa và kiểm soát được bệnh tăng huyết áp trong thai kỳ?
Hiện
tại vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, tuy nhiên tăng huyết áp
hoặc tiền sản giật có thể giảm bớt biến chứng nhờ khám thai tốt. Đối với
các thai phụ tăng huyết áp có liên quan đến đái tháo đường hoặc các
bệnh lý nội khoa khác đang có sẵn cần tuân thủ chế độ điều trị.
Trường
hợp bệnh nhẹ, sản phụ có thể nghỉ ngơi tại nhà; được hướng dẫn cách tự
đếm cử động thai, tự theo dõi các dấu hiệu trở nặng như phù tăng, lên
cân nhanh, nhức đầu nặng, mắt nhìn mờ, đau vùng gan, xuất hiện những vết
bầm ở cơ thể hoặc chảy máu chân răng, thai máy ít.
Cần nhập viện ngay khi có một trong các dấu hiệu trên.
Phần
lớn những phụ nữ bị tăng huyết áp đều có thể mang thai và sinh nở bình
thường nếu họ được kiểm soát huyết áp tốt và được theo dõi chặt chẽ.