Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Biểu giá chính thức theo quy định của 1 số dịch vụ y tế được tăng giá

Biểu giá chính thức theo quy định của 1 số dịch vụ y tế được tăng giá
(Dân trí) - Biểu giá 447 dịch vụ với mức thu tối đa cũng đã được gửi tới tất cả các tuyến bệnh viện để làm cơ sở cho các viện xây dựng khung giá đề xuất. Dưới đây là chi tiết 1 số dịch vụ y tế theo quy định mới tại thông tư liên bộ:
 >> “Hồi hộp” chờ áp dụng mức viện phí mới!
Trong đó, phần lớn giá dịch vụ được điều chỉnh tăng lên, nhưng cũng có một số dịch vụ điều chỉnh giảm so với dự toán ban đầu.

Ví như với chụp CT-Scan, trước kia giá đưa ra từ 300-1.000.000 đồng nhưng qua khảo sát thì mức giá tối đa có thể thu hồi đủ chi phí chỉ khoảng 900.000đ. Tiền công khám đưa ra là 20-35.000đ thì dự thảo lần này tính toán đưa ra mức giá cao nhất ở BV hạng 1 là 20.000đ. Tiền giường bệnh mức cao nhất là giường Hồi sức tích cực với trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế thì là 335.000 còn lại thì mức giá nằm trong khung từ 150 - 160.000.

Với mức tăng này, người bệnh có thẻ BHYT cũng không phải gánh thêm nhiều. Ví như với chạy thận, mức phí tại bệnh viện hạng đặc biệt trước được thu 400 ngàn/lần, nay tăng lên 460 ngàn/lần thì sự tác động tới người bệnh không nhiều và với người nghèo, phần tăng đó đã được BHYT gánh cho 95% chi phí còn ở đối tượng phải thanh toán 20% thì chỉ phải đóng thêm 156.000 đồng/tháng.

Ngoài ra mức thu này cũng đã phân lập cụ thể, chi tiết các nhóm kỹ thuật lẫn phương pháp điều trị. Ví dụ với siêu âm thì có siêu âm màu với giá từ 80.000-150.000đ, siêu âm 2D. “Hiện với siêu âm màu đang bị các cơ sở khám chữa bệnh lạm dùng nhiều. Đơn cử như với kỹ thuật siêu âm ổ bụng thì chỉ cần chức năng của máy siêu âm 2D thôi với chi phí được thanh toán chỉ 20.000 đ. Trong khi đó nếu dùng 2D rồi nhuộm màu thì mức thanh toán từ 80.000- 150.000, gấp gấp từ 4-7 lần so với kỹ thuật 2D.

Dưới đây là chi tiết 1 số dịch vụ y tế đã chia hạng bệnh viện:
 
STT
Tên dịch vụ
Giá
Ghi chú
A
Khung giá khám bệnh


1
Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1
20.000

2
Bệnh viện hạng 2
15.000

3
Bệnh viện hạng 3
10.000

4
Bệnh viện hạng IV, các bệnh viện chưa được phân hạng, các phòng khám đa khoa khu vực
7.000

5
Trạm y tế xã
5.000

A2
Hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca)
200.000

A3
Khám, cấp giấy chứng thương, giám định y khoa (không xét nghiệm, X-quang)
100.000

A4
Khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe, khám sức khỏe định kỳ (không kể xét nghiệm, X-quang
100.000

A5
Khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động
300.000

B
Khung giá một ngày giường bệnh


B1
Ngày điều trị Hồi sức tích cực (ICU), chưa bao gồm chi phí máy thở nếu có
335.000

B2
Ngày giường bệnh Hồi sức cấp cứu (chưa bao gồm chi phí sử dụng máy thở nếu có)


1
Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1
150.000

2
Bệnh viện hạng II
100.000

3
Bệnh viện hạng III
100.000

4
Bệnh viện hạng IV
70.000

B3
Ngày giường bệnh Nội khoa:


B3.1
Loại 1: Các khoa: Truyền nhiễm, Hô hấp, Huyết học, Ung thư, Tim mạch, Thần Kinh, Nhi, Tiêu hóa, Thận học, Nội tiết


1
Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I
80.000

2
Bệnh viện hạng II
60.000

3
Bệnh viện hạng III
40.000

4
Bệnh viện hạng IV, các bệnh viện chưa được phân hạng
30.000

B3.2
Loại 2: Các khoa: Cơ – Xương – Khớp, Da liễu, Dị ứng, Tai – Mũi – Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt, Ngoại, Phụ - Sản không mổ


1
Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I
70.000

2
Bệnh viện hạng II
50.000

3
Bệnh viện hạng III
35.000

4
Bệnh viện hạng IV, các bệnh viện chưa được phân hạng


B3.3
Loại 3: Các khoa: YHDT, Phục hồi chức năng


1
Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I
50.000

2
Bệnh viện hạng II
35.000

3
Bệnh viện hạng III
25.000

4
Bệnh viện hạng IV, các bệnh viện chưa được phân hạng
20.000

B4
Ngày giường bệnh ngoại khoa; bỏng:


B4.1
Loại 1: Sau các phẫu thuật loại đặc biệt, Bỏng độ 3-4 trên 70% diện tích cơ thể


1
Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I
145.000

2
Bệnh viện hạng 2
120.000

B4.2
Loại 2: Sau các phẫu thuật loại 1; Bỏng độ 3-4 từ 25-70% diện tích cơ thể


1
Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I
120.000

2
Bệnh viện hạng II
80.000

 
Một số dịch vụ y tế có mức thu kịch trần (mức thu chỉ dành cho bệnh viện hạng đặc biệt):
 
 
Áp dụng viện phí mới, các viện đều tăng giá kịch trần?

Tại Hội nghị triển khai thực hiện giá viện phí mới diễn ra mới đây ông Nguyễn Minh Thảo, Phó tổng giám đốc BHXH VN cho biết, đến nay hầu hết các bệnh viện đã trình khung giá viện phí mới, trong đó phần lớn đều đề nghị mức thu kịch trần (ở nhóm các dịch vụ không phân tuyến). Theo ông, điều này là bất công bằng bởi chất lượng dịch vụ, điều trị cũng như chi phí cho dịch vụ ở mỗi tuyến là khác nhau.

Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Nam Liên, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Bộ Y tế, cho biết, không có chuyện khung giá các bệnh viện đề xuất kịch trần đều được thông qua. Bởi theo quy định mức giá của 447 dịch vụ trong thông tư, thì chỉ các bệnh viện hạng đặc biệt gồm bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy, T.Ư Huế, BV 108 mới được thu ở mức tối đa. Còn giá các bệnh viện đề xuất kịch trần sẽ được hội đồng thẩm định xem xét, tính toán lại quy định mức thu phù hợp. Vì thế, các hạng bệnh viện khác nhau sẽ có mức thu khác nhau

Cách tính tuổi thai

ách tính tuổi thai và dự kiến ngày sinh của bạn

Thật đơn giản để bạn có thể tự biết tuổi thai và dự kiến em bé của mình ra đời vào khoảng thời gian nào mà không phải chờ đợi vào các bác sĩ.
1. Để tính được tuổi thai và ngày dự kiến sinh của em bé, bạn cần chuẩn bị những gì?
- Điều đầu tiên và quan trọng nhất là bạn phải nhớ là Ngày đầu của kỳ kinh cuối (Kinh cuối cùng):
+
Khi bạn thấy mất kinh, thì bạn nhớ tháng bạn có kinh cuối cùng. Sau đó, nhớ lại ngày đầu tiên có kinh của tháng đó. Đó chính là ngày đầu của kỳ kinh cuối. (ví dụ 10/08)
+ Tuổi thai đúng ra phải tính từ khi thụ thai nhưng vì không có cách nào biết chính xác ngày thụ thai nên người ta thống nhất lấy ngày đầu của kỳ kinh cuối để tính tuổi thai và dự kiến ngày sinh.
- Thứ 2, bạn cần có một tờ lịch năm hoặc một quyển lịch bỏ túi.
- Nếu có điều kiện, bạn đi mua một bánh xe quay số (Dụng cụ dùng trong sản khoa) để tính cho đơn giản và chính xác.
2. Cách tính tuổi thai:
- Bạn sử dụng lịch hoặc bánh xe để tính tuổi thai của mình (Nhớ tính bắt đầu từ ngày đầu của kỳ kinh cuối)
- Tuổi thai được tính theo tuần, theo ngày. Không tính tuổi thai theo tháng vì mỗi tuần, thai của bạn đã có những sự thay đổi không ngừng.
- Ví dụ:
+ Kinh cuối cùng của bạn là ngày 01/07/2008
+ Đến hôm nay là ngày 13/09/2008 thì thai của bạn được 10 tuần 5 ngày.
- Thai của bạn được coi là đủ tháng khi tuổi thai từ 37 tuần đến hết 41 tuần.
- Nếu thai sinh ra dưới 37 tuần là sảy thai hoặc đẻ non: em bé sẽ có nhiều nguy cơ và có thể tử vong.
- Nếu thai bắt đầu từ tuần 42 trở lên: là thai già tháng. Khi sinh ra em bé thường bị ngạt và một số nguy cơ khác.
3. Cách dự kiến ngày em bé của bạn ra đời:
- Bạn nhớ Ngày kinh cuối cùng theo lịch dương. Nếu nhớ lịch âm thì bạn tìm lại để đổi sang ngày theo lịch dương tương ứng nhé.
- Công thức dự kiến ngày sinh:
+ Ngày dự kiến sinh: Ngày đầu kỳ kinh cuối + 7
+ Tháng dự kiến sinh: Tháng có kỳ kinh cuối - 3 (Nếu tháng > 3)
                                                          Hoặc + 9 (Nếu tháng là 3 hoặc < 3 )

- Ví dụ: bạn có kinh cuối cùng là ngày 13/09/08 thì ngày dự kiến sinh của bạn là ngày: 20/06/09.
- Nếu ngày bạn cộng thêm trên 30 ngày thì bạn tính số ngày lẻ và thêm một tháng vào tháng dự kiến sinh bạn vừa tính:
+ Ví dụ:
Kinh cuối cùng của bạn là ngày 28/08/09 thì ngày dự kiến sinh của bạn là 05/06/09.
- Ngày dự kiến sinh có thể thay đổi trong vòng 1- 2 tuần vì vậy, bạn nên chuẩn bị đầy đủ để cuộc đẻ an toàn.
Chủ động để biết tuổi thai và ngày dự kiến sinh sẽ giúp bạn chăm sóc em bé của bạn và bạn tốt hơn.
Bs Nguyễn Phong

Thời điểm để thụ thai

Thời điểm thụ thai (Phần 1)
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Tình dục là nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của con người, cả những người có gia đình và những bạn trẻ chưa lập gia đình. Tuy nhiên, mục đích của mỗi người là khác nhau. Các bạn trẻ mong muốn tránh thai an toàn còn một số cặp vợ chồng lại mong có được em bé sớm nhất. Có rất nhiều các biện pháp được sử dụng. Trong đó, biện pháp dựa theo chu kỳ kinh để tính ngày phóng noãn là biện pháp được nhiều người áp dụng nhất.
Những ai có thể áp dụng biện pháp này?
- Tất cả các cặp vợ chồng, những người quan hệ tình dục chưa muốn sinh con: áp dụng biện pháp này để tránh mang thai ngoài ý muốn.
- Các cặp vợ chồng muốn sinh con sớm: áp dụng biện pháp này để nhanh có thể có thai.
Điều kiện để bạn có thể dùng phương pháp này?
Bạn có thể áp dụng sau khi theo dõi và ghi cẩn thận chu kỳ kinh nguyệt của bạn trong vòng ít nhất 6 tháng. Bạn phải nhớ chính xác số ngày của chu kỳ kinh nguyệt. Số ngày của một chu kỳ kinh nguyệt chính là khoảng cách từ ngày đầu tiên có kinh đến ngày trước khi có kinh của tháng sau. 
Bạn hãy nhớ ngày đầu tiên của một chu kỳ kinh nguyệt là ngày đầu tiên mà bạn thấy có hiện tượng ra máu âm đạo.
Tại sao biện pháp này lại có khả năng làm bạn có thai dễ hơn hoặc tránh thai?
Chu kỳ kinh của mỗi phụ nữ khác nhau, nhưng thời điểm dự kiến phóng noãn (rụng trứng) thường cố định từ ngày 12 đến ngày 16 (tính từ ngày đầu của chu kỳ lần sau, trung bình là 14 ngày).
Ngoài ra, thời gian sống của noãn sau khi phóng noãn chỉ là 24 giờ, thời gian sống của tinh trùng là 48 giờ.
Như vậy, dựa vào biện pháp này, bạn tính được ngày trứng của các bạn gái rụng. Nếu các bạn giao hợp vào các ngày trứng rụng, thì khả năng có thai sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu các bạn quan hệ vào những ngày không rụng trứng thì sẽ có khả năng tránh thai.
Trước khi áp dụng, bạn phải biết chu kỳ kinh nguyệt của mình như thế nào?
- Chu kỳ kinh nguyệt đều: là khi số ngày của các chu kỳ kinh luôn đều nhau, ví dụ 30 ngày.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều: là khi số ngày của các chu kỳ không đều nhau. Bạn phải biết chu kỳ ngắn nhất và dài nhất của bạn.
Thời điểm thụ thai (Phần 2)

Điều quan trọng nhất để áp dụng biện pháp thành công là bạn cần biết cách tính ngày dự kiến phóng noãn.
Bạn sẽ tính ngày phóng noãn như thế nào?
* Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều:
- Là khi số ngày của các chu kỳ kinh luôn đều nhau, ví dụ 30 ngày.
- Cách tính ngày phóng noãn:
+ Lấy số ngày của chu kỳ kinh trừ đi 14 ngày sẽ ra ngày dự kiến phóng noãn. Nếu chu kỳ của bạn là 30 ngày thì ngày dự kiến phóng noãn là ngày thứ 16 của chu kỳ kinh.
+ Từ ngày dự kiến phóng noãn, bạn cộng thêm 5 ngày để ra ngày cuối cùng bạn có thể có thai. Bạn trừ đi 4 ngày để ra ngày đầu tiên bạn có thể có thai trong chu kỳ kinh.
+ Nếu chu kỳ 30 ngày, thì ngày đầu tiên có thể có thai là ngày thứ 12 và ngày cuối cùng có khả năng có thai là ngày thứ 21 của chu kỳ kinh.
- Như vậy, trong khoảng thời gian từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 21 của chu kỳ kinh, nếu quan hệ tỷ lệ có thai là rất cao.
+ Trong những ngày có kinh, hầu như bạn không có thể thụ thai.
+ Thời gian từ sau khi hết kinh đến ngày thứ 11, khả năng có thai thấp.
+ Thời gian từ ngày thứ 22 đến ngày trước khi có kinh tháng sau là khoảng thời gian không có khả năng có thai.
Nếu chu kỳ kinh của bạn không đều:
- Số ngày của các chu kỳ không đều nhau. Bạn phải biết chu kỳ ngắn nhất và dài nhất của bạn.
- Cách tính:  
+ Lấy độ dài của chu kỳ ngắn nhất trừ đi 18. Con số này cho biết ngày đầu tiên có khả năng thụ thai.
+ Lấy độ dài của chu kỳ dài nhất ghi nhận trừ đi 11. Con số này cho biết ngày cuối cùng có khả năng thụ thai.
- Giữa 2 thời điểm này nếu giao hợp có khả năng có thai.
Ví dụ:
- Kinh nguyệt của bạn thay đổi từ 26 đến 32 ngày.
- Ngày đầu tiên có khả năng có thai trong chu kỳ là ngày thứ 8 của chu kỳ kinh nguyệt.
- Ngày cuối cùng có khả năng có thai là ngày 21 của chu kỳ kinh.
Với cách tính như trên, nếu bạn muốn tránh thai thì bạn nên kiêng không quan hệ vào những ngày dự kiến phóng noãn hoặc phải kết hợp với các biện pháp phòng tránh thai khác để đạt hiệu quả cao nhất.
Nếu bạn muốn sinh con thì đây là cơ hội tốt để bạn áp dụng và nhanh chóng có em bé theo mong muốn.

hửa ngoài tử cung- bệnh lý rất nguy hiểm

hửa ngoài tử cung- bệnh lý rất nguy hiểm
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Chửa ngoài tử cung là một trong những bệnh lý chảy máu trong thời kỳ đầu thai nghén. Bệnh có thể gây tử vong cho mẹ và thai nhi.


1. Thế nào là chửa ngoài tử cung?
 
- Chửa ngoài tử cung là trường hợp trứng sau khi thụ tinh không đi vào làm tổ trong tử cung, mà lại làm tổ ở một nơi khác ngoài buồng tử cung.
 
- Thai có thể làm tổ tại 4 vị trí: ống dẫn trứng, buồng trứng, trong ổ bụng, tại ống cổ tử cung.
 
2. Nguyên nhân của chửa ngoài tử cung
 
- Nguyên nhân chính của chửa ngoài tử cung là do viêm nhiễm vòi trứng, viêm nhiễm sinh dục. Hiện nay, tỷ lệ viêm nhiễm sinh dục vẫn tăng cao do một số nguyên nhân sau:
+ Vệ sinh kinh nguyệt không đảm bảo vệ sinh. Đọc bài Vệ sinh "vùng kín" như thế nào
+ Vệ sinh thai nghén không đảm bảo vệ sinh
+ Nạo, hút thai nhiều lần
+ Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh lậu và Chlamydia Trachomatis.
- Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: dị dạng bẩm sinh, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, những phẫu thuật trên vòi trứng  bệnh lạc nội mạc tử cung.
3. Hậu quả của chửa ngoài tử cung
- Thai nhi phát triển tại ống dẫn trứng quá nhỏ nên không thể phát triển bình thường, gây rạn nứt vòi trứng và vỡ vòi trứng làm thai phụ bị mất máu nhiều. Bệnh nguy hiểm và gây tử vong cao, gấp 10 lần so với đẻ thường, gấp 50 lần so với nạo hút thai. Hậu quả của nó đối với người phụ nữ là sự ảnh hưởng tới khả năng sinh đẻ sau này, có tới 50% vô sinh và 15% bị tái phát ở lần có thai sau.
 
4. Triệu chứng để bạn nhận biết chửa ngoài tử cung
- Có thể bạn thấy chậm kinh, nghén hoặc không.
 
Đau âm ỉ 1 bên bụng dưới, đau bên có ống dẫn trứng được phôi làm tổ, thỉnh thoảng có cơn đau nhói. Nếu khối thai bị vỡ,  thai phụ sẽ thấy đau như dao đâm, dữ dội.
 
- Ra máu âm đạo ít một, kéo dài trên 7 ngày, có màu đen sẫm hoặc đỏ sẫm.
 
- Nếu khối thai vỡ, thai phụ có thể bị sốc do mất máu: choáng váng, khó thở, nhợt nhạt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch đập nhanh, huyết áp tụt,
- Nếu bác sĩ thăm khám có thể có các triệu chứng sau:
+ Có khối bất thường ở cạnh tử cung
+ Có thể thấy dịch ở bụng nếu khối thai đã vỡ.
+ Siêu âm có thể thấy buồng tử cung rỗng, thấy khối thai nằm cạnh tử cung hoặc trong bụng đầy dịch (nếu khối thai vỡ)
 
5. Điều trị chửa ngoài tử cung
- Tất cả những phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản (từ 15 đến 49) đã sinh hoạt tình dục, nếu ra huyết bất thường hoặc đau bụng dưới, đặc biệt là đau đột ngột và dữ dội phải đến ngay cơ sở y tế khám bệnh để xem có phải là chửa ngoài tử cung không.
 
- Tuỳ vào tình trạng khối chửa, vị trí bám của khối chửa, tuổi của khối chửa, bác sĩ có thể điều trị cho bạn bằng nội khoa hoặc ngoại khoa.
 
+ Ngoại khoa: mổ nội soi hoặc mổ mở. Bác sĩ sẽ xem xét để cố gắng giữ lại vòi trứng cho bạn nêu bạn chưa có đủ con.
 
+ Nội khoa: có thể dùng thuốc Metrothexat (chất chống chuyển hoá các axitnucleic cần cho sự phát triển bào thai). Túi thai bị phá huỷ thoát ra ngoài qua đường tự nhiên vòi trứng - tử cung.
 
6. Cách đề phòng
 
- Phòng tránh viêm nhiễm sinh dục là biện pháp dự phòng tốt nhất chửa ngoài tử cung:
 
+ Thực hiện vệ sinh hàng ngày, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh sau khi giao hợp, vệ sinh khi đẻ để tránh viêm nhiễm.
 
+ Khám phụ khoa định kỳ, để kịp thời phát hiện các bệnh phụ khoa thông thường. Bạn nên điều trị triệt để các viêm nhiễm sinh dục để không bị viêm và dính vòi trứng.
 
+ Khám và đăng kí thai nghén sớm, ngay những ngày đầu chậm kinh, để kịp thời phát hiện những thai nghén bất thường, trong đó có chửa ngòai tử cung, để tránh các tai biến nguy hiểm cho tính mạng thai phụ.
 
- Đặc biệt các bạn gái cần lưu ý là khi đã được điều trị chửa ngoài tử cung và muốn có thai trở lại, cần phải đợi ít nhất là một năm để các chức năng sinh sản ổn định trở lại. Khi có thai cần phải đi khám thai định kỳ và cần được sự theo dõi của bác sĩ.
BTV- Tuyết Nhung- BS Nguyễn Phong


Những điều cần biết về hút thai

Những điều cần biết về hút thai
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Hút thai có nguy hiểm không? Bạn biết gì về nó?




1. Những ai được thực hiện hút thai
- Phụ nữ có thai ngoài ý muốn và muốn chấm dứt thai nghén.
- Phụ nữ mang thai nhưng được bác sỹ chuyên khoa chỉ định đình chỉ thai nghén vì lý do y tế (bệnh tật, dị dạng thai...)
2. Khi nào được chỉ định hút thai?
- Xác định chắc chắn có thai trong buồng tử cung:
+ Bạn phải được siêu âm để biết chắc chắn thai đã vào buồng tử cung. Nếu hút thai mà thai không có trong buồng tử cung hoặc chưa vào buồng thì không có kết quả và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như: chảy máu, thủng tử cung, nhiễm khuẩn....

- Thai phải dưới 12 tuần tuổi

+ Đây là tuổi thai tính theo ngày kinh cuối cùng (Là ngày đầu tiên của tháng cuối cùng bạn còn thấy kinh nguyệt)
+ Tuổi thai không phải tính dựa vào ngày các bạn quan hệ.
3. Bạn có thể hút thai ở đâu?
- Bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa Sản hoặc các phòng khám tin cậy để làm thủ thuật hút thai.

- Không nên hút thai tại nơi không an toàn hoặc dùng thuốc không rõ nguồn gốc, hiệu quả để phá thai.

4. Những điều diễn ra khi hút thai
- Bạn sẽ được dùng thuốc để giảm đau trước khi hút thai.
- Người làm kĩ thuật sẽ dùng ống nhựa mềm dẻo nối vào bơm hút chân không hút thai ra khỏi tử cung (Hút thai bằng phương pháp chân không)

- Bạn có thể cảm thấy đau tức bụng trong khi hút thai và cảm giác đau sẽ tăng khi sắp kết thúc thủ thuật do tử cung co bóp giúp giảm chảy máu sau hút nên bạn đừng quá lo lắng vì đau.

5. Những chý ý sau khi hút thai
- Bạn nên nghỉ ngơi tại chỗ sau hút thai 1 giờ để được các bác sĩ theo dõi biến chứng chảy máu sau hút. Nếu sau một giờ, bạn ổn định, bác sĩ sẽ cho bạn về nhà.

- Bạn vẫn có thể đi làm bình thường nhưng tránh làm việc nặng trong 2 tuần sau hút.
- Bạn sẽ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ như: thuốc kháng sinh, thuốc chống vêm, giảm phù nề....

- Có thể bạn ra máu và đau bụng như hành kinh trong vài ngày đầu sau hút thai.
- Kiêng giao hợp cho đến khi hết ra máu âm đạo. Và tốt nhất là bạn kiêng giao hợp đến khi có kinh trở lại và giao hợp an toàn.

- Không được thụt rửa âm đạo hay cho bất cứ vật gì vào âm đạo.
- Hàng ngày bạn nên rửa vệ sinh 3- 4 lần bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh phụ nữ: Carefree, Lactacyd...
- Bạn phải đi khám và siêu âm lại sau 2 tuần để kiểm tra lại tình trạng tử cung.

6. Một số biến chứng có thể xảy ra do nạo hút thai.
- 2 nguy cơ lớn nhất của hút thai là:
+ Vô sinh: bạn sẽ không thể có con và không thực hiện được thiên chức làm mẹ sau này. Có thể, chỉ sau 1 lần hút thai, bạn đã không thể có con nữa.
+ Có thai bất thường: chửa ngoài tử cung, rau tiền đạo, thai chết lưu, sảy thai, chửa trứng....
- Ngoài ra, còn có nhiều nguy cơ khác như:
+ Choáng

+ Nhiễm trùng bộ phận sinh dục

+ Thủng tử cung
+ Sót thai
6. Các dấu hiệu cần quay lại ngay trung tâm y tế:
- Đau bụng nhiều: bạn thấy đau bụng từng cơn, tăng dần, đau vùng bụng dưới

- Sốt, ớn lạnh

- Ra máu âm đạo nhiều, màu đỏ tươi, có cục hoặc kéo dài trên 10 ngày
- Ra dịch âm đạo có mùi hôi.
Nếu có bất cứ triệu chứng nào trong các triệu chứng trên, bạn phải đến cơ sở y tế ngay!

7. Biện pháp tránh thai áp dụng sau hút thai.
- Sau hút thai, khả năng có thai lại sớm cho nên áp dụng biện pháp tránh thai ngay sau thủ thuật là cần thiết. Hiện nay, tất cả các phòng khám sức khoẻ sinh sản có rất nhiều biện pháp tránh thai khác nhau như:
    
Vòng tránh thai
   
Thuốc uống tránh thai
   
Thuốc tiêm tránh thai
   
Que cấy tránh thai
   
Bao cao su
   
Thắt ống dẫn tinh
   
Thắt ống dẫn trứng
Luôn sử dụng một biện pháp tránh thai sẽ có lợi cho sức khoẻ của bạn hơn là hút thai!
BTV Tuyết Nhung- Bs Nguyễn Phong

Chụp tử cung vòi trứng

Chụp tử cung vòi trứng

Chụp tử cung- vòi trứng là một phương pháp giúp chẩn đoán nguyên nhân vô sinh của rất nhiều phụ nữ


Đây là phương pháp làm hiện hình bằng điện quang đường sinh dục (tử cung và vòi trứng) của bạn bằng cách bơm thuốc cản quang qua cổ tử cung. Đây là phương pháp hữu hiệu để chẩn đoán tắc vòi trứng và viêm dính buồng tử cung.
1. Những ai nên chụp tử cung- vòi trứng?
            - Những phụ nữ chưa có con nghi ngờ do bệnh lý của tử cung, vòi trứng.
            - Những phụ nữ có tiền sử bị viêm nhiễm đường sinh dục, đặc biệt là khi bạn thường xuyên bị viêm nhiễm sinh dục tái phát hoặc viêm nhiễm nặng.
            - Khi bạn có chu kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày hoặc bạn có hiện tượng ra huyết bất thường giữa chu kỳ kinh (nguyên nhân không do nội tiết)
2. Bạn nên đi chụp tử cung vòi trứng lúc nào?
            - Thời gian tốt nhất là vào tuần lễ thứ 2 của vòng kinh (sau khi sạch kinh từ 3 đến 6 ngày)
            - Chụp sau khi sạch kinh để loại trừ trường hợp bạn có thai hoặc nghi ngờ có thai.
Hình ảnh tử cung đôi
3. Bạn đi chụp tử cung vòi trứng để làm gì?
            - Để xác định vị trí tắc của vòi trứng
            - Xác định dị dạng trong buồng tử cung.
            - Chẩn đoán tình trạng viêm dính buồng tử cung
            - Chẩn đoán các khối u sinh dục: u xơ tử cung, polyp tử cung, u nang buồng trứng
4. Bạn không được chụp khi nào?
            - Khi bạn đang bị nhiễm khuẩn đường sinh dục hoặc phần phụ cấp
            - Khi bạn có thai hoặc nghi ngờ có thai
            - Ứ nước vòi trứng
            - Có tiền sử dị ứng với iod
5. Chụp tử cung- vòi trứng có biến chứng gì không?
            Bạn có thể có một số nguy cơ sau khi chụp tử cung- vòi trứng (Tuy nhiên, các hiện tượng này rất ít xảy ra)
            - Bạn có thể bị đau dữ dội và nôn mửa sau khi bơm thuốc cản quang 1- 2 giờ. Bạn nên nằm tại nơi chụp để được giảm đau và theo dõi. Các triệu chứng sẽ hết trong vòng 12h.
            - Chảy máu
            - Nhiễm khuẩn sinh dục
            - Thủng tử cung
            - Nguy cơ nghẽn mạch khi dùng thuốc cản quang dầu nhưng hiện nay đa số dùng thuốc cản quang nước (an toàn, hấp thu và đào thải nhanh).
           Nếu bạn bị các biến chứng trên, bạn nên nằm tại viện để được chăm sóc chu đáo hoặc nếu ở nhà thì bạn nên đi khám ngay.

Bs Nguyễn Phong

Lầm tưởng về cực khoái

5 lầm tưởng về cực khoái nữ
 
Những lầm tưởng về cực khoái nữ luôn được nhắc đi nhắc lại. Một số đàn ông nghĩ nhiều phụ nữ không thể “lên đỉnh”. Những người khác lại tin rằng kích thước mới là nguyên nhân gốc rễ. Dưới đây là năm suy nghĩ của đàn ông về sự “lên đỉnh” của phụ nữ nhưng không đúng sự thật.
Phụ nữ dễ lên đỉnh hơn nếu bạn đời có “size” lớn

Nếu bạn nghĩ rằng kích thước có liên quan đến khả năng lên đỉnh của người phụ nữ, bạn cần xét lại. Sự thật là kích thước thực sự không quan trọng nhiều. Khoảng cách bốn phân từ bên ngoài vào ở “cô bé” rất nhạy cảm với sự kích thích, do đó bất cứ kích cỡ nào lớn hơn cũng không tác dụng nhiều trong giao hợp, ít nhất là từ góc nhìn về mặt thể chất ở người phụ nữ.
Phụ nữ chưa gọi là thưởng thức được sex nếu chưa đạt đỉnh
Không một ý tưởng nào sai hơn ý tưởng này! Tuy đa số đàn ông tin rằng cách duy nhất một người phụ nữ thụ hưởng được tình dục là khi có đạt cực khoái, nhưng điều này hơi sai sự thật.

Đối với nhiều cặp vợ chồng, quan hệ tình dục thường là một biểu hiện về thể chất và cảm xúc của tình yêu, sự thân mật và tin tưởng. Sự tiếp xúc về thể xác của bạn đời giúp đáp ứng nhu cầu tình cảm của người phụ nữ, do đó, quan hệ tình dục vẫn có thể rất thỏa mãn cả về thể chất và tình cảm thậm chí khi cô ấy không có sự "cao trào" nào. Cực khoái là một cảm giác thích thú mãnh liệt nhưng nó không phải là nguồn khoái cảm tình dục duy nhất của phụ nữ.
 
 
 
Có những lầm tưởng về ''''lên đỉnh'''' ở phụ nữ 
 
Giả vờ lên đỉnh không có gì sai

Rất nhiều người tin điều này là thật, nhưng sự thật là có rất nhiều sai lầm với cực khoái giả. Mặc dù giả vờ đạt cực khoái có thể mang lại lợi ích cho người phụ nữ bằng cách này hay cách khác, nhưng nó hoàn toàn không có tác dụng cho bạn đời. Giả vờ đạt cực khoái không gì hơn một lời nói dối.

Một số phụ nữ không thể lên đỉnh


Tuy có vài phần trăm phụ nữ chưa bao giờ đạt đỉnh, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy phụ nữ không có khả năng này. Một trong những lý do khiến một số người chưa bao giờ có những niềm vui trải qua một cơn cực khoái là do họ không biết làm thế nào.

Trong lúc đàn ông có dịp thực hành nhiều lần để làm hài lòng bản thân thông qua thủ dâm thì nữ lại thiếu kinh nghiệm. Kết quả là, họ không hiểu các vấn đề lớn về tình dục và không cố gắng tìm hiểu làm thế nào để đạt đến đỉnh cao. Lý do chính đằng sau sự thất bại này là sự kích thích bộ phận sinh dục không đúng.

Phụ nữ lên đỉnh lâu hơn đàn ông
 

Đây cũng là một “truyền thuyết” phổ biến nhưng không được hỗ trợ bởi nghiên cứu. Lý do nhiều đàn ông và phụ nữ tin rằng điều này là đúng bởi họ thiếu sự hiểu biết kích thích tình dục. Khuôn mẫu kích thích tình dục của người phụ nữ khác nhau nhiều so với đàn ông. Đàn ông thường không biết làm thế nào để khơi dậy tình dục của bạn tình, họ cũng thường tham gia vào quan hệ tình dục sớm hơn bạn tình. Do đó, có thể nói phụ nữ đạt được cực khoái khó khăn hơn, chứ không phải là không thể.

Xét nghiệm tinh dịch đồ

Trò chuyện cùng chuyên gia - Hiểu rõ ''đèn dầu'' từ xét nghiệm tinh dịch đồ 
<DIV align=justify><FONT color=#000000 size=2>Qua rất nhiều ca tư vấn trực tuyến và tư vấn qua thư, Tâm sự bạn trẻ nhận thấy hầu hết các bạn trai thường chỉ quan tâm đến hình dáng, kích cỡ của “cậu nhỏ” mà quên đi “chiếc bình quý” – nơi sản sinh ra những “chiến binh dũng cảm”. </FONT></DIV> <DIV align=justify>&nbsp;</DIV> <DIV align=justify>&nbsp;</DIV> <DIV align=justify>&nbsp;</DIV> <DIV align=justify>&nbsp;</DIV> 

 
Bên cạnh đó lại có rất nhiều bạn trai dựa vào cặp mắt của mình để kết tội “bình không lành”, không sản sinh ra dầu có chất lượng và chuốc lấy nỗi lo lắng khôn nguôi về khả năng sinh sản của mình. Vậy sự thực, cái gì có thể minh chứng cho chất lượng của dầu?
 
Tâm sự bạn trẻ trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc gần xa chuyên mục “Trò chuyện cùng Chuyên gia” – nơi đăng tải các bài viết chuyên môn từ Các chuyên gia SKSS, SKTD hàng đầu ở Việt Nam – Các cố vấn chuyên môn của Tâm sự bạn trẻ và các bác sỹ đang làm việc tại Phòng khám Đa khoa Newcare, số 79 Phủ Doãn, Hà Nội.

Trò chuyện cùng Chuyên gia sẽ “phát sóng” tại chuyên mục “Mỗi ngày một lá thư” vào sáng thứ hai hàng tuần. Xin trân trọng mời các bạn cùng đón đọc!
Teens chúng mình hãy lắng nghe Tâm sự bạn trẻ trò chuyện cùng Ts. Bs Cung Thị Thu Thủy – Chuyên gia Sản phụ khoa của bệnh viện Phụ sản Trung ương,  Cố vấn chuyên môn của Tâm sự bạn trẻ va Phòng khám Đa khoa Newcare, số 79 Phủ Doãn, Hà Nội về vấn đề này nhé.
 
  
Phần 1: Cách thức thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ
 
TSBT: Xin chào bác sỹ! Xin bác sỹ cho biết làm thế nào để có thể nhận biết được chất lượng của đèn dầu?

Bác sỹ: Các bạn teens có cách gọi thật hay. Đối với nam giới, “cậu nhỏ” (dương vật) là công cụ để đưa tinh dịch (dầu) ra ngoài. Nhưng bản thân “cậu nhỏ” không sản sinh ra dầu mà chính tinh hoàn, túi tinh, tuyến tiền liệt… mới sản sinh ra dầu (tinh dịch) - chất dịch trắng đục, hoặc hơi ngà vàng, được phóng ra bên ngoài theo từng đợt. Tinh dịch bao gồm tinh trùng – các tế bào sinh sản của nam giới, hay chính là các chiến binh đến “công phá” nàng trứng và thụ tinh cho trứng – và các chất dịch khác. Và “đèn dầu” chính là tinh hoàn, nơi sản sinh ra tinh trùng. Nhưng bằng mắt thường chúng ta không thể quan sát được tinh trùng, vì vậy muốn biết khả năng sinh sản của nam giới như thế nào chúng ta cần mang “dầu” đi làm xét nghiệm. Người ta gọi đó là xét nghiệm tinh dịch đồ. Hiện nay phương pháp phân tích tinh dịch đồ với sự hỗ trợ của vi tính (CASA) được đưa vào sử dụng, tuy nhiên theo Tổ chức Y tế thế giới, phương pháp soi dưới kính hiển vi truyền thống có độ chính xác cao hơn.
 
Hình ảnh về "đèn dầu"
TSBT: A, vậy bác sỹ có thể cho teens biết xét nghiệm tinh dịch đồ được thực hiện như thế nào?

Bác sỹ: Thật đơn giản! Boys chỉ cần đến các phòng khám Sản phụ khoa hoặc khoa xét nghiệm của các bệnh viện đa khoa để đăng ký làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Khi đó, boys được vào một căn phòng riêng để “hành sự” (thủ dâm) sao cho phóng tinh và lấy tinh dịch đó vào một chiếc lọ thủy tinh xinh xinh đã được khử trùng, vô khuẩn và giao lại cho cán bộ xét nghiệm chiếc lọ ấy.
 
TSBT: Ồ nghĩa là bất kỳ lúc nào teens cũng có thể đi làm xét nghiệm tinh dịch đồ?

Bác sỹ: Không đơn giản thế đâu teens ơi. Xét nghiệm tinh dịch đồ là một kỹ thuật y tế nên cũng có những quy định nghiêm ngặt để đảm bảo kết quả xét nghiệm phản ánh đúng chất lượng của tinh dịch.
 
TSBT: Như bác sỹ nói thì hẳn là có những điều cần lưu ý khi làm xét nghiệm tinh dịch đồ…

Bác sỹ: Chính xác. Thứ nhất, trước khi làm xét nghiệm tinh dịch đồ, boys phải kiêng giao hợp, kiêng rượu, bia, thuốc lá và các loại thuốc trong vòng từ 3-5 ngày. Không nên kiêng giao hợp lâu hơn bởi nếu kiêng lâu hơn thì tinh trùng sẽ bị chết nhiều và kết quả xét nghiệm không phản ánh chính xác thực tế. Thứ hai, boys phải kiêng đi lại bằng các phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp… lâu (khoảng 1-2 giờ trở lên) trong vòng 24 giờ. Nghĩa là nếu boys ở xa cơ sở y tế làm xét nghiệm tinh dịch đồ thì cần thu xếp đến trước một ngày để có thời gian nghỉ ngơi vì việc ngồi lâu, đi lại trên đường nắng nóng… cũng làm ảnh hưởng đến sự sản sinh cũng như sự nuôi dưỡng tinh trùng bên trong cơ thể. Thứ ba, boys cần đến cơ sở y tế để lấy tinh dịch hoặc nếu lấy tinh dịch tại nhà thì cần đảm bảo mang tinh dịch đến cơ sở y tế trong vòng 30 phút (kể từ thời điểm phóng tinh).  
Sức khoẻ của tinh trùng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai
 
TSBT: Teens nghe nói nơi để lấy dầu rất kinh khủng, nên có những đấng mày râu ngồi cả buổi mà vẫn thấy khô hạn. Bác sỹ nghĩ gì về vấn đề này?

Bác sỹ: Teens biết đấy, yêu cầu thứ tư là lọ đựng tinh dịch phải sạch sẽ, vô trùng, môi trường xung quanh cũng như tay, cơ quan sinh dục phải đảm bảo sạch sẽ. Ở nước ngoài, phòng để lấy tinh dịch rất được quan tâm và bài trí đẹp, tạo cảm hứng cho boys. Tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta yếu tố này chưa được coi trọng nên đây là một khó khăn lớn đối với các boys. Tâm sự bạn trẻ nhớ nhắc các boys chú ý khắc phục nhé.
 
TSBT: Xét nghiệm tinh dịch đồ dành cho những đối tượng nào, thưa bác sỹ?

Bác sỹ: Boys nào cũng có thể làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Tuy nhiên, đây là xét nghiệm cơ bản không thể thiếu khi khám một cặp vợ chồng vô sinh để đánh giá sơ bộ khả năng sinh sản của người chồng, hướng tới những xét nghiệm cần làm tiếp theo và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài những trường hợp hiếm muộn, những trường hợp có tiền sử viêm nhiễm, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục… hoặc khi quan sát tinh dịch thấy có những biểu hiện bất thường như tinh dịch vón cục, tinh dịch có lẫn máu, có mùi hôi tanh… thì các bạn nam cũng cần thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ để hiểu rõ khả năng sinh sản của mình.
 
Tâm sự bạn trẻ - Newcare 
 
Để gợi ý chủ đề, xin mời các bạn gửi thư về địa chỉ email tsbt_newcare@cihp.org, Tâm sự bạn trẻ - Newcare sẽ đáp ứng nhu cầu của các bạn. Ngoài ra, nếu bạn gặp vấn đề, bạn có thể được tư vấn trực tiếp bởi các tư vấn viên của Tâm sự bạn trẻ và được thăm khám trực tiếp bởi các bác sỹ - tác giả của các bài viết ngay tại phòng khám Newcare, số 79 Phủ Doãn, Hà Nội. Đừng ngần ngại gửi email hoặc gọi điện hẹn lịch tư vấn và khám cùng chúng tôi: 0936.949.900  
Tâm sự bạn trẻ - Newcare
 

Cảm cúm khi mang thai



Bệnh cúm và phụ nữ mang thai 
Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do vi rút gây ra. Ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như nước ta, bệnh cúm rất dễ lây từ người này sang người khác, qua các hạt bụi nước nhỏ có chứa vi rút do người bị bệnh ho hay hắt hơi hay có thể lây do tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, tiếp xúc với đồ vật có vi rút. Vì vậy, nhiều bạn gái khi mới mang thai lần đầu thường băn khoăn, lo lắng không biết việc bị cúm có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của mình và em bé không? <BR> <P>&nbsp;</P> 

 
Trước hết, cần khẳng định rằng phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn phụ nữ bình thường. Bởi vì khi mang thai, cơ thể có sự giảm sút khả năng miễn dịch, do đó cúm nguy hiểm hơn với những phụ nữ mang thai. Tuy tỷ lệ tử vong của cúm rất thấp song nguy cơ đó tăng lên nhiều lần đối với phụ nữ mang thai. Điều đáng lo ngại là không chỉ cúm mà hầu hết những bệnh do vi rút gây ra ở phụ nữ mang thai thường kéo dài hơn ở những phụ nữ khác. Trung bình một trường hợp bệnh cúm có thể kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Nhưng với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn nhiều. Một nguy cơ của bệnh cúm đó là bệnh cúm có thể dẫn đến viêm phổi do vi rút. Vì phụ nữ mang thai có nhu cầu ôxi lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi, dó đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều. Còn các triệu chứng khác như sốt, ho khi bị cúm ở phụ nữ mang thai không nặng hơn ở những phụ nữ khác. 
 
Trong thời gian thai kỳ, ba mẹ nên giữ gìn sức
 khoẻ để sinh ra những đứa con khoẻ mạnh
 
Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ. Một số trường hợp, phụ nữ mang thai bị cúm có thể làm tăng khả năng sẩy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non trong những tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai bị cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh nhẹ ở thai nhi như hở hàm ếch, ... tuy nhiên, hiếm khi có dị tật bẩm sinh nặng ở não. Song hiện nay các nhà nghiên cứu của Viện Tâm thần New York (Mỹ) đã khẳng định có mối tương quan giữa sự nhiễm cúm của người mẹ trong thời kỳ mang thai với nguy cơ rối loạn tâm thần khi bé trưởng thành. Các nhà nghiên cứu cho rằng não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương do bệnh cúm của người mẹ trong năm tháng đầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là:

- Các kháng thể cúm của mẹ lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai.

- Sự hiện diện của những chất liệu gen của vi rút cúm.

- Thân nhiệt của mẹ tăng cao.

- Các thuốc trị cúm có ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương của thai nhi.
Mùa cưới thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau, vì vậy dù bạn bắt đầu có thai vào thời gian nào cũng dễ rơi vào mùa cúm. Vì vậy, nếu có điều kiện, bạn có thể tiêm vacxin phòng cúm. Xét về hiệu quả, tuy chưa được khẳng định hoàn toàn, song thực tế cho thấy hiện chưa có biện pháp dự phòng cúm nào cho người mang thai tốt hơn vacxin. Xét về nguy cơ, vacxin cúm đã được chứng minh là vô hại. Thai phụ sau khi tiêm có thể hơi đau chỗ tiêm hoặc đau cơ, sốt và rét run, nhưng các triệu chứng này rất hiếm gặp. Những phản ứng dị ứng có liên quan tới thành phần albumin trong khâu sản xuất vacxin cũng hiếm và có thể phòng ngừa bằng cách tuân thủ các quy định về chống chỉ định tiêm phòng. Trên thực tế, nếu có tiền sử dị ứng với vacxin cúm hoặc với các thành phần trong khâu sản xuất vacxin như lòng trắng trứng, một số kháng sinh và chất bảo quản thì không nên tiêm. Nói chung, người ta khuyên nên tiêm phòng vacxin cúm cho phụ nữ mang thai hoặc có khả năng mang thai khi nguy cơ lây nhiễm cao. Phát ngôn viên Bộ Y tế Australia Neil Branch cho biết việc tiêm phòng vacxin cúm rất an toàn và có lợi ích lớn hơn nhiều so với rủi ro có thể có: "Không có bằng chứng gì về nguy cơ gây dị tật hay các tổn hại khác (của vaccine phòng cúm) đối với thai nhi". Các bạn có thể đến các Trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được tiêm phòng vacxin cúm.
Trong trường hợp bạn bị cúm, cách điều trị chủ yếu là nâng cao sức đề kháng (tăng cường dinh dưỡng, vitamin C, dầu cá, các vitamin nhóm B...), chờ bệnh lui, kết hợp dùng một số thuốc chữa triệu chứng. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai không được tự dùng thuốc mà nên đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
Ngọc Trang (Biên tập)