Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

1. Bệnh vảy nến là gì ?

  • Bệnh vảy nến  là một bệnh ngoài da mãn tính, hay tái phát với đặc trưng là những mảng hồng ban có vảy trắng bạc và dính rất ngứa, thường có trên khuỷu tay, cánh tay trước, đầu gối, chân, da đầu…Bệnh lành tính, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mĩ, tâm lí và những hệ lụy của nó.
  • Bệnh vảy nến có ở 1,5-2% dân số thế giới, gặp nhiều ở vùng Bắc Âu. Nam gặp nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em. Bệnh phát thành từng đợt, có khi tăng giảm theo mùa.
bệnh vảy nến

2. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến.

Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân. Nhưng người ta biết chắc chắn 5 yếu tố sau đây làm nên cơ chế sinh bệnh vảy nến :
  • Di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vẩy nến da và khớp.
  • Nhiễm khuẩn: bệnh vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt người ta phân lập được liên cầu khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm.
  • Stress: Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên.
  • Thuốc: Bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: chẹn beta kéo dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoid.
  • Hiện thượng Kobner: thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các kích thích lí hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa).

3. Triệu chứng bệnh vảy nến.

  • Đặc điểm bệnh vảy nến rất dễ nhận thấy bởi những tổn thương riêng lẻ có giới hạn rõ.
  • Người bệnh thấy xuất hiện các đám mảng đỏ kích thước khác nhau, từ vài milimet đến vài chục centimet, hơi gồ cao, nền cứng cộm.
  • Vảy nhiều tầng, nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột phấn, như vết nến rơi lả tả.Vảy tái tạo rất nhanh, số lượng nhiều.
  • Thương tổn mới xuất hiện trên các vùng bị kích thích như gãi, tiêm, mổ; kích thích lý hóa… thường xuất hiện đầu tiên ở vùng da đầu và vùng bị tỳ đè, sau vành tai, khuỷu tay, đầu gối, hông, vùng cơ quan sinh dục.
  • Đôi khi bệnh vảy nến lan khắp cơ thể. Có khi còn gặp vảy nến ở nếp gấp hay dạng đỏ da lan tràn toàn thân và khó điều trị. Móng tay, lông mày, rốn, hậu môn cũng thường bị bệnh trong 60% các trường hợp.
  • Vảy nến là bệnh không lây lan (trừ khi bệnh xâm nhập xương khớp hoặc nhiễm độc), không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, chỉ ảnh hưởng tâm lý, buồn phiền vì da… chẳng giống ai.

4. Điều trị bệnh vảy nến.

Hiện nay không có trị liệu nào dứt được bệnh vảy nến, mà chỉ làm dịu tạm thời. Thường thường, vảy nến được chữa theo ba phương thức:
  • Thuốc bôi ngoài da: Loại Corticosteroids như ultravate, tenovate, psorcon; Loại Donovex thuộc nhóm vitamin A analog; Loại Topical Retinoid như tazorac; Nhóm Coal Tar; Acid Salycylic 5%, dầu hắc ín, dithranol, calcipotriol, tazanotene.
  • Điều trị toàn thân với methotrexate, cyclosporine, saulfasalazine, acitretin.Các loại thuốc này phải được bác sĩ kê đơn và theo dõi vì chúng khá độc.
  • Trị liệu ánh sáng như Ultraviolet B (UBV), PUVA (Psoralen Plus Ultraviolet Ạ)

Bệnh lậu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh lậu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

1. Bệnh lậu là gì ?

  • Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục, thông qua giao hợp không dùng biện pháp bảo vệ.
  • Đây là một bệnh nhiễm trùng rất phổ biến, do lậu cầu khuẩn ”Neisseria gonorrhoeae” gây nên, có thể biểu hiện triệu chứng hoặc không có triệu chứng trên lâm sàng.
  • Vi khuẩn bệnh lậu thường được tìm thấy ở âm đạo và đặc biệt hơn nữa là ở cổ tử cung ở nữ và trong đường niệu đạo ở nam.
bệnh lậu

2. Nguyên nhân gây bệnh lậu.

  • Bệnh lậu có nguyên nhân là do vi khuẩn gây ra.
  • Vi khuẩn gây bệnh lậu không thể sống bên ngoài cơ thể quá vài phút, cũng như không thể sống trên bề mặt da của bàn tay, cánh tay, hay chân. Vì thế bệnh lậu không lây qua những hình thức giao tiếp thông thường như bắt tay, ôm hôn …
  • Bệnh lậu lây truyền trong khi giao hợp không dùng biện pháp bảo vệ dưới mọi hình thức (âm đạo, hậu môn, miệng, …).
  • Ngoài ra bệnh lậu có thể lây truyền từ mẹ sang con khi thai sổ qua ống đẻ

3. Triệu chứng bệnh lậu.

Biểu hiện bệnh lậu ở nam và nữ khác nhau :
Đối với nam giới
  • Ða số nam giới bị bệnh lậu thường có triệu chứng đau ở đầu dương vật, ra mủ niệu đạo kèm theo đái buốt, vì vậy họ thường đi khám sớm, nhưng cũng không đủ sớm để tránh lây truyền cho bạn tình.
  • Viêm niệu đạo do lậu có thời gian ủ bệnh 3-5 ngày. Biểu hiện mủ chảy ra từ trong niệu đạo, màu vàng hoặc vàng xanh, số lượng thường nhiều và kèm theo đái buốt, đái dắt.
  • Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến lậu mạn tính với các biến chứng thường gặp như viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt … gây vô sinh.
Đối với nữ giới
  • Ngứa và rát quanh vùng âm hộ, tiểu tiện thấy đau
  • Có tới 50-80% không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng nên hay bị các biến chứng như viêm tiểu khung dẫn đến vô sinh và chửa ngoài tử cung.
  • Phụ nữ có thai bị lậu không được điều trị có thể bị sảy thai và gây lậu mắt trẻ sơ sinh.
  • Biểu hiện bệnh cấp tính với các triệu chứng đái buốt, mủ chảy ra từ trong niệu đạo, cổ tử cung, nâu vàng hoặc xanh, số lượng nhiều, mùi hôi.

4. Phòng ngừa và điều trị bệnh lậu.

Phòng ngừa
  • Không quan hệ tình duc với người bị bệnh lậu
  • Không dùng chung các dụng cu vệ sinh như chậu tắm, khăn…
  • Luôn dùng bao cao su và các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục
Điều trị
  • Đối với bệnh lậu không biến chứng có thể dùng các loại thuốc sau : -Ceftriaxone (rocephin) 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
    -Spectinomycin (trobicin) 2g liều duy nhất.
    -Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.
  •  Đối với bệnh lậu có biến chứng (viêm mào tinh hoàn, viêm vòi trứng,…) việc điều trị phức tạp hơn, các kháng sinh được dùng với liều cao và kéo dài (2-4 tuần).
  • Nhiễm lậu cầu thường kèm theo nhiễm Chlamydia trachomatis do vậy cần kết hợp điều trị đồng thời cả bệnh lậu và Chlamydia trachomatis.
  • Điều quan trọng trong điều trị bệnh lậu nói riêng và các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung là phải tiến hành điều trị cả bạn tình.

Mụn trứng cá :nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị


Mụn trứng cá :nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

1.Mụn trứng cá

  • Mụn trứng cá là một bệnh ngoài da, chủ yếu gặp ở tuổi thanh thiếu niên nhất là tuổi dậy thì. Thống kê cho thấy có tới 80% thanh thiếu niên Việt Nam mắc bệnh trứng cá.
  •  Trứng cá không phải là một bệnh nguy hiểm và cũng không thuộc loại bệnh lây cho người khác. Tuy vậy trên một cơ thể, mụn trứng cá có thể từ vị trí này lan sang vị trí khác (từ lưng, mặt có thể lan ra bụng, ngực, cánh tay, bả vai).

2.Nguyên nhân gây bệnh trứng cá

  • Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh trứng cá. Thông thường người ta thấy mụn trứng cá chủ yếu do bị viêm nang lông, tuyến bã, do đó các chất nhờn tích tụ lại trong nang lông không được bài tiết ra ngoài kèm theo tăng tiết mồ hôi (bởi nang lông bị tắc nghẽn hoặc do bài tiết quá nhiều). Sự gia tăng bài tiết mồ hôi và chất bã nhờn làm tích tụ ngày một nhiều trong lỗ chân lông tạo thành các mụn.
  •   Hiện tượng tăng tiết mồ hôi và tăng tiết bã nhờn  diễn ra lúc tuổi dậy thì có liên quan mật thiết đến rối loạn nội tiết tố. Hiện tượng bã nhờn bị ứ đọng tạo thành nhân trứng cá. Một lý do khá quan trọng trong việc hình thành mụn trứng cá là có vai trò của vi khuẩn.
mụn trứng cá
  • Do một số loại vi khuẩn kết hợp với tăng tiết, ứ đọng bã nhờn càng gây nên hiện tượng viêm nhiễm, làm tăng thêm sự ứ đọng của bã nhờn do đó mụn trứng cá càng phát triển.
  •  Một số loại vi khuẩn hay gặp trong bệnh trứng cá là Propione – bacterium acnes (hay còn gọi là Corynebacterium acnes), Staphylococcus epidermidis (tụ cầu da), Pityrosporum… Các loại vi khuẩn này bình thường có thể có trên da một số người nhưng nếu gặp ở người có hiện tượng tăng tiết bã nhờn và làm tích tụ bã nhờn thì các vi khuẩn này rất dễ phát huy tác dụng (gây viêm nhiễm mạnh hơn), tức là phối hợp gây nên mụn trứng cá.
  •  Ngoài ra các hiện tượng như thức quá  khuya hoặc luôn luôn căng thẳng thần kinh hoặc gặp nhiều stress, hoặc ăn quá ngọt, quá nhiều chất cay, nóng cũng góp phần làm gia tăng bệnh mụn trứng cá.
  •  Bệnh mụn trứng cá có nhiều loại khác nhau, tùy theo tính chất của bệnh hoặc dựa vào đặc điểm của nốt mụn trứng cá mà người ta đặt tên cho chúng. Người ta gọi một số loại mụn trứng cá như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ, mụn cụm, mụn nang, mụn cám, mụn trứng cá bọc… Đặc điểm của bệnh mụn trứng cá là bệnh hay tái phát, mỗi khi khỏi bệnh hoặc bệnh tạm lắng xuống thường để lại sẹo và làm cho da nơi bị mụn trứng cá thâm đen.
  •  Thêm vào đó nếu một người bị mụn trứng cá có ở nhiều nơi khác nhau trong cơ thể mà chỉ điều trị ở một nơi thì bệnh rất khó khỏi hẳn mà mụn trứng cá lại từ vùng khác sẽ lan tới vùng cũ làm bệnh tái phát. Chính vì mụn trứng cá làm cho da mặt thay đổi, sẹo sau khi bị mụn trứng cá và thay đổi màu da (đen, sạm) gây buồn phiền không nhỏ cho giới trẻ.
Sự tăng tiết tuyến bã và tuyến mồ hôi gây bệnh trứng cá.

3.Phân loại trứng cá

Trứng cá có nhiều loại nhưng phổ biến nhất vẫn là mấy loại sau.

  • Trứng cá thông thường: thường gặp ở thanh thiếu niên từ 12 – 13 tuổi bắt đầu là tăng tiết bã nhờn ở da, sau đó xuất hiện nhân trứng cá (đầu đen) các sẩn, các mụn mủ kế tiếp là bọc đầu trắng, thương tổn thường thấy ở mặt, ngực, phần trên của lưng, nếu không điều trị có thể xuất hiện các sẹo, thể trứng cá này có thể tự khỏi khi 18 tuổi.
  • Trứng cá bọc: thương tổn là các nang (Kyste) mầu sẫm dưới da, khi khỏi thường để lại sẹo, đây là thể nặng của trứng cá.
  • Mụn trứng cá cụm: Biểu hiện lâm sàng đa dạng với cùi mụn, sẩn, mụn mủ, cục, áp xe và sẹo. Vị trí ở lưng, mông, ngực; ít gặp hơn là bụng, vai, cổ, mặt, cánh tay và đùi. Sang thương thường lớn và rất đau, tạo nhiều đường dò chảy dịch hoặc mủ rất hôi. Lành thường để lại sẹo lõm và sẹo lồi. Bệnh thường khởi phát ở tuổi trưởng thành và nam gặp nhiều hơn nữ.
  • Mụn trứng cá ác tính: Đây là một dạng mụn trứng cá rất nặng. Bệnh thường xuất hiện đột ngột với sang thương viêm, kích thước lớn và rất đau ở ngực và lưng (ít gặp ở mặt). Sang thương nhanh chóng loét ra và lành để lại sẹo. Bệnh nhân thường sốt, kèm với tăng bạch cầu (10.000 – 30.000/mm3), đau khớp, đau cơ và các triệu chứng toàn thân khác. Bệnh đa số gặp ở thiếu niên.
Khi lành thương tổn sẽ để lại sẹo lõm hoặc lồi.
  • Trứng cá mạch lươn: là thể nặng nhất của trứng cá, tiến triển mãn tính đến nhiều năm sau tuổi dậy thì, trưởng thành, cần được điều trị đầy đủ.
  • Trứng cá tuổi trung niên: biểu hiện là các sẩn mủ ở má, cằm, nguyên nhân phức tạp (do hormon, do thuốc, ánh nắng …)

4.Điều trị mụn trứng cá

  • Mặc dù mụn trứng cá không phải là một bệnh đe dọa cuộc sống nhưng nó lại có ảnh hưởng rất lớn lên chất lượng cuộc sống khi mà bệnh đa phần tác động lên lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh gây cho người bệnh cảm giác bối rối, bất an khi tiếp xúc với người khác và thậm chí có thể gây trầm cảm, xa lánh bạn bè, thụ động. Đặc biệt đối với mụn trứng cá nặng nếu như chúng ta không biết chăm sóc và điều trị đúng cách thì có thể để lại sẹo xấu, gây ảnh hưởng tâm sinh lý vĩnh viễn. Chúng ta cần nắm rõ các yếu tố sau nhằm góp phần đem lại hiệu quả tối ưu trong việc giải quyết các trường hợp này:
  • Điều trị mụn trứng cá là một quá trình liên tục. Tất cả những điều trị mụn trứng cá cần làm là phải ngăn những đợt mụn mới bộc phát. Những vết tích do mụn trứng cá gây ra cần phải được chữa lành và được cải thiện theo thời gian. Nếu mụn trứng cá không có cải thiện sau 2-3 tháng điều trị, cần phải thay đổi phác đồ khác theo ý kiến của bác sĩ Da liễu, tùy theo dạng mụn trứng cá.
  • Đôi khi, những phát ban do mụn trứng cá có thể gây ra do những nguyên nhân khác như dùng mỹ phẩm, một số dung dịch hay một số thuốc dùng bằng đường uống. Cần phải cung cấp những thông tin gần đây về việc dùng thuốc trên da hay bằng đường uống cho bác sĩ  Da liễu của bạn.

a.Điều trị tại chỗ

  • Thuốc thoa
  •  Khá nhiều những dung dịch hay kem bôi  gây ra mụn trứng cá nhẹ hoặc làm da trở nên khô hơn, do đó cần đọc chỉ dẫn sử dụng một cách cẩn thận.
  • Có nhiều loại kem, gel, hay dung dịch bôi có chứa chất giống vitamine A, benzoyl peroxide, hay kháng sinh nhằm hạn chế tắc nghẽn lỗ chân lông và sự phát triển của vi khuẩn. Những chế phẩm này có thể gây khô da và tróc vẩy. Bác sĩ Da liễu sẽ cho bạn những lời khuyên về cách sử dụng thuốc an toàn và làm thế nào để hạn chế tác dụng phụ.
  • Nếu bạn dự định sẽ mang thai, hay đang có thai hoặc cho con bú, nên thông báo cho bác sĩ trước khi bắt đầu dùng bất kỳ một thuốc nào (kể cả thuốc bôi).

b.Điều trị tiểu phẩu

  • Can thiệp phẫu thuật đối với mụn trứng cá có thể được thực hiện bởi bác sĩ da liễu, nhằm loại bỏ những mụn đầu đen hay đầu trắng.
  • Bào da vi phẫu có thể được dùng để loại bỏ những lớp trên cùng của da nhằm làm cải thiện những bất thường trên bề mặt da.
  • Lột da nhẹ bằng hóa chất như: acid salicylic hay glycolic acid sẽ giúp giảm tắc nghẽn lỗ chân lông, mở những mụn đầu đen và đầu trắng, cũng như kích thích sự tạo da mới.
  • Tiêm corticosteroids có thể được sử dụng trong điều trị những mụn trứng cá nốt cục; cách này có thể giúp chúng biến mất nhanh hơn.

Kháng sinh:

  • Những kháng sinh dùng bằng đường uống như: tetracycline, doxycycline, minocycline hay erythromycine thường được kê toa. Đối với mụn trứng cá nặng có thể dùng thêm sulfamethoxazol/trimethoprime hoặc Dapsone

Thuốc viên ngừa thai

  • Thuốc viên ngừa thai có thể cải thiện đáng kể tình trạng mụn trứng cá, và được dùng theo một cách riêng trong điều trị mụn trứng cá.
  • Điều quan trọng là cần phải biết những kháng sinh dùng bằng đường uống nào có thể làm giảm hiệu quả của thuốc ngừa thai uống. Vì thế cần theo dõi một cách thận trọng tác dụng phụ khi dùng thuốc này.

Những phương pháp trị liệu khác

  • Trong những trường hợp mụn trứng cá nặng không đáp ứng với điều trị, isotretinoin có thể được dùng. Những bệnh nhân dùng isotretinoin cần phải biết những tác dụng phụ của thuốc này. Theo dõi thường xuyên trong những lần tái khám là cần thiết. Khi đang dùng thuốc này không được có thai, vì thuốc có thể gây quái thai.
  • Phái nữ cũng có thể dùng hóc môn sinh dục nam hoặc những thuốc làm giảm hóc môn sinh dục nam nhằm giúp cải thiện tình trạng mụn.
  • Liệu pháp ánh sáng quang học với bước sóng có ánh sáng xanh có thể giúp ích trong điều trị mụn trứng cá.
  • Bác sĩ da liễu của bạn sẽ đánh giá tình trạng mụn trứng cá của bạn và khuyến cáo những công thức điều trị thích hợp; tùy vào tuổi, giới, dạng mụn trứng cá mà bạn mắc phải.

5.Điều trị sẹo của mụn trứng cá:

  • Bác sĩ Da liễu có thể điều trị các dạng sẹo của mụn trứng cá theo nhiều cách khác nhau. Tái tạo bề mặt da bằng laser, bào da, hóa chất hay đốt điện có thể làm phẳng sẹo lõm.
  • Sự tăng sinh mô mềm cùng với các sợi collagen hay tổ chức mô mỡ có thể gây ra sẹo. Đối với sẹo lõm có thể sửa chữa sẹo bằng dao vi phẫu và kỹ thuật ghép da. Việc kết hợp những điều trị phẫu thuật da này có thể cho kết quả khác nhau đáng kể.
điều trị mụn trứng cá

6.Chăm sóc da đúng cách:

  • Vấn đề không phải chỉ bác sĩ da liễu của bạn đã dùng thuốc gì để điều trị mụn trứng cá, mà là việc bạn tiếp tục chăm sóc da trong và sau điều trị có đúng cách không.
  •  Mụn trứng cá không chữa khỏi hẳn, nhưng có thể kiểm soát được; điều trị đúng cách sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và có thể ngăn ngừa được tình trạng sẹo mụn.

1. Chăm sóc da đúng cách khi bị mụn trứng cá nặng:

  •  Bỏ thói quen sờ tay lên mặt, nặn, hút, hoặc lể mụn vì sẽ gây đỏ và tạo sẹo da.
  •  Hạn chế các yếu tố gây bít tắc lổ chân lông như dùng mỹ phẩm, đội nón chặt, để tóc che phủ mặt, đổ mồ hôi nhiều
  •  Chọn lựa các sản phẩm tẩy rửa, dưỡng da phù hợp: các sản phẩm rửa êm dịu da, không chứa cát nhám; các sản phẩm dưỡng có ghi chú “non-acnegenic” (không tạo mụn) hoặc “non-conmedogenic” (không tạo cồi).
  •  Nên rửa mặt 2 – 3 lần mỗi ngày. Chỉ rửa bằng nước sạch khi da khô, đỏ, ngứa do tác dụng của thuốc đang điều trị bệnh. Có thể dùng thêm sản phẩm rửa thích hợp 1 lần vào buổi tối khi da nhờn. Khi rửa không nên dùng bông hoặc khăn chà xát vì sẽ làm trầy xướt da mà chỉ nên rửa nhẹ nhàng bằng tay, sau đó thấm khô nước bằng gạc sạch.

2. Điều tiết chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý:

  •  Hạn chế ăn ngọt, chất béo.
  • Ngủ đều độ, tránh thức khuya.
  •  Tạo đời sống tinh thần lành mạnh, giảm thiểu stress và mất ngủ.
  • Bảo vệ da chống nắng: hạn chế đi nắng; đeo khẩu trang, đội nón rộng vành bằng vải màu sậm; bôi kem chống nắng.
  • Nên kiên trì thăm khám nhiều lần và liên tục bởi bác sỹ chuyên khoa da liễu.
  • Không nên dùng thuốc theo lời khuyên của bạn bè, người quen, hoặc tự mua thuốc dùng bởi vì việc điều trị rất khác nhau giữa người này và người khác, nó phụ thuộc tuổi, giới tính, các yếu tố nguy cơ, đặc điểm loại da, loại mụn…
  • Có thể phối hợp phương pháp chính gồm thuốc uống, thuốc thoa với các phương pháp hỗ trợ như chiếu ánh sáng xanh, chiếu tia laser, lột da

Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị


Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

1. Sốt xuất huyết là gì ?

  • Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp do virus Dengue gây nên, vật trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes (muỗi vằn), đây là loại muỗi sống ở những nơi bùn lầy nước đọng chung quanh nhà, hoặc các nơi ẩm thấp tối tăm trong nhà.
  • Sốt xuất huyết thường xảy ra ở trẻ em tuổi từ 2-9 tuổi, càng lớn càng ít bị. Ðặc biệt trẻ càng bụ bẩm khi mắc bệnh dễ có khuynh hướng diễn tiến nặng.
sốt xuất huyết

2. Nguyên nhân gây sốt xuất huyết.

  • Do bị muỗi Aedes đốt và truyền virus.
  • Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus sốt xuất huyết, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người.
  • Khi virus sốt xuất huyết vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi.
  • Người là ổ chứa virus chính,  ngoài ra người ta mới phát hiện ở Malaixia có loài khỉ sống ở các khu rừng nhiệt đới cũng mang virus Dengue
muỗi vằn

3. Triệu chứng sốt xuất huyết.

Thể bệnh nhẹ: ít khi dẫn đến tử vong.
  • Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
  • Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
  • Có thể có nổi mẩn, phát ban.
Thể bệnh nặng: chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30 – 40%), bao gồm các dấu hiệu trên, kèm theo các triệu chứng :
  • Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
  • Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

4. Phòng ngừa và điều trị sốt xuất huyết.

Phòng ngừa
  • Phát quang bụi rậm, dọn vệ sinh sạch sẽ loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy (lăng quăng).
  • Phòng chống muỗi đốt : mặc áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, ngủ trong mùng, …
  • Khi xảy ra dịch sốt xuất huyết cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi vào không gian.
Điều trị
  • Khi phát hiện bệnh sốt xuất huyết thì cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Lau mát  để hạ sốt, truyền dịch hoặc dùng các loại thuốc như paracetamol,

Viêm nang lông: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm nang lông: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

1. Viêm nang lông là gì ?

  • Viêm nang lông hay còn gọi là viêm chân lông, là hiện tượng viêm nhiễm khu trú ngay trong cổ nang lông.
  • Đây là bệnh ngoài da thường gặp, đặc biệt ở nam giới và những người bôi corticoid kéo dài.
viêm nang lông

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông.

  • Do tụ cầu vàng hoặc do tiếp xúc với hoá chất như dầu mỡ gây bít tắc cổ nang lông.
  • Bị nhiễm trùng ,vệ sinh kém hoặc do tăng chất nhờn hoặc mặc quần áo bó sát.
  • Lớp sừng trên da quá dày, lông chân quá mỏng và yếu, cạo, nhổ không đúng cách khiến vùng da đó bị tổn thương, da thiếu nước, bài tiết kém, dị ứng mỹ phẩm, mặc quần áo quá chật.v.v… cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông.
  • Lông cuộn tròn trong nang lông là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển khiến lỗ chân lông mưng mủ, gây ngứa ngáy khó chịu, tạo thành những nốt đỏ sần trên da.

3. Triệu chứng của viêm nang lông.

  • Viêm chân lông có thể dễ dàng nhận biết bằng hiện tượng lông mọc ngược, sợi lông không vươn ra khỏi nang lông mà cuộn tròn và phát triển bên trong da.
  • Trên vùng da, đặc biệt là da đầu, mặt, lưng, đùi, cánh tay…xuất hiện nhiều lớp sần nhỏ, có màu đỏ và gây ngứa ở vùng nang lông.
  • Tổn thương cơ bản là mụn mủ hình chóp, kích thước bằng đầu đinh ghim, ở giữa có một chấm vàng, xung quanh là một quầng đỏ. Các mụn mủ mọc thành từng đợt, sau 7-10 ngày khỏi không để lại sẹo. Đôi khi bệnh diễn biến dai dẳng trở thành mãn tính.

4. Cách điều trị viêm nang lông.

  • Viêm nang lông là bệnh dễ điều trị và sẽ khỏi nhanh nếu dùng thuốc thích hợp.
  •  Tăng cường vệ sinh thân thể, giữ cho da khô về mùa hè, trong chế độ ăn giảm chất bột, đường, tăng cường vitamin nhóm B.
  • Viêm nang lông nông: chấm tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn cồn iod 2-3%
  • Viêm nang lông sâu: dùng các dung dịch sát khuẩn để tránh thương tổn lan rộng phối hợp với kháng sinh đường uống.
  • Viêm chân lông tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu không được vệ sinh và điều trị đúng cách thì sẽ có những biến chứng nguy hiểm. Do đó, để an toàn trong điều trị, khi bi viêm nang lông nên sớm đến gặp bác sĩ để được xử trí mụn kịp thời, chớ nên tự nặn bóp và bôi thuốc sẽ rất nguy hiểm

Sốt siêu vi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Sốt siêu vi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

1. Sốt siêu vi là gì ?

  • Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virut) khác nhau.
  • Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm và có thể tự hết, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhanh chóng đưa đến tử vong đặc biệt là đố với trẻ em.
sốt siêu vi

2. Triệu chứng sốt siêu vi.

Sốt cao
  • Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt siêu vi, thường từ 38-39 độ C, thậm chí lên đến 40-41 độ C.
Đau đầu
  • Đây cũng là biểu hiện thường gặp của sốt siêu vi, bệnh nhân thường có dấu hiện quay cuồng, nhức đầu dữ hội, trong đầu có cảm giác chao đảo, nguyên nhân do sốt nên tuần hoàn máu mạnh và mạch máu căng ra.
  • Khi sờ vào hai huyệt thái dương của người bệnh đang đau đầu thì có thể cảm giác thái dương đập mạnh.
  • Người đau đầu có xu hướng nhắm nghiền mắt và nằm co lại, li bì đi vì choáng váng. Lúc này trông người bệnh khuôn mặt như phù nề, mắt sưng húp.
  • Đối với trẻ em, một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo…Bệnh nhân sốt siêu vi có thể chảy mũ tai hoặc tai có nhầy và ngứa hơn lúc bình thường.
Viêm đường hô hấp
  • Kèm theo sốt và đau đầu là các biểu hiện viêm đường hô hấp như viêm họng (họng bị sưng tấy, đỏ), rát họng, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi.…
Viêm kết mạc mắt
  • Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt, mắt người bệnh lờ đờ.
Nôn
  • Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn, người lớn cũng có thể nôn mửa, chủ yếu là do viêm họng, kích thích chất nhầy.
Phát ban
  • Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt siêu vi, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt vì bệnh đã qua thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.
Đau nhức mình mẩy
  • Thường xảy ra ở trẻ em ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc. Người lớn cũng có thể có triệu chứng này.
Rối loạn tiêu hóa
  • Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt siêu vi do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng (tiêu chảy), không có máu, chất nhầy.
Viêm hạch
  • Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

3. Điều trị sốt siêu vi

Các bệnh do sốt siêu vi gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:
  • Hạ sốt : Thường dùng paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ/lần.
  • Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.
  • Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.
  • Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.
  • Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
  • Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng.
  • Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.
  • Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sốt siêu vi : Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.
  • Sốt siêu vi dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho đến trường.

Dương vật: Định nghĩa, cấu tạo và cơ chế cương cứng.


Dương vật: Định nghĩa, cấu tạo và cơ chế cương cứng.

1. Dương vật là gì ?

  • Dương vật là bộ phận sinh sản của người đàn ông , nó giúp loài người duy tri và phát triển nòi giống một cách tự nhiên.
  • Đây là bộ phận dẫn truyền tinh trùng để thụ tinh với trứng trong cơ thể người phụ nữ khi tiến hành giao hợp.

2. Cấu tạo dương vật.

Dương vật gồm 3 ống hình tròn nằm song song với nhau, cấu tạo bằng các mô cương, trong đó có 2 ống thể hang và 1 ống thể xốp được bao xung quanh bởi 3 lớp: lớp cân (Buck’s fascia), lớp mô dưới da và lớp da.
Thể hang
  • Là ống có mô cương gồm nhiều khoảng trống như hang động, chạy dọc theo chiều dài và nằm phía trên của dương vật, bao quanh bởi những lớp cân trắng Buck’s fascia cách nhau bằng 1 màng chắn.
  • Mô cương là những chỗ phình ra của động mạch xoắn, bao bọc bằng các sợi cơ trơn co dãn được. Hệ thống mô cương và sợi cơ trơn này co dãn để có thể bơm, chứa máu.
Thể xốp
  • Là 1 ống khác chứa bên trong nó là niệu đạo, phần cuối ống nở ra tạo thành đầu dương vật hay qui đầu.

3. Cơ chế cương cứng của dương vật.

  • Sở dĩ dương vật cương cứng lên được là nhờ trung khu thần kinh điều khiển cho máu dồn xuống, lấp đầy các thể hang trong dương vật. Khi dương vật cương cứng, chiều dài và thể tích của nó có thể tăng gấp vài lần.
  • Cơ chế cương được kiểm soát bằng một hệ thống thần kinh tự động. Những dây thần kinh đối giao cảm đi từ xương thiên 2-4 giữ nhiệm vụ chính. Trong khi đó những sợi thần kinh giao cảm đi từ đốt sống ngực số 1 đến đốt thắt lưng số 2 lại kiểm soát sự phóng tinh và làm xìu dương vật.
  • Phản xạ cương dương vật có thể trực tiếp từ những kích thích ở dương vật, vì vậy đối với những bệnh nhân khi bị tổn thương hoặc bị cắt phần trên của xương thiên thì sẽ có vấn đề.
  • Một đường dẫn truyền thần kinh khác từ vỏ não xuống dương vật cũng ảnh hưởng đến chức năng cương. Ðó là đường dẫn của những yếu tố gây cương tâm lý, ví dụ như những kích thích nhận được từ mắt, tai, mũi (khi nhìn thấy một hình ảnh kích thích, nghe một chuyện gợi dục, tưởng tượng một cảnh…, hay một xúc cảm,một thay đổi về nội tiết) cũng là nguyên nhân gây cương, làm liệt hay rối loạn chức năng cương dương vật.

Địa chỉ điều trị Bệnh sùi mào gà


 Phòng Khám đa khoa Hữu Nghị Việt Pháp địa chỉ 112, Phố Mai dịch, điều trị sùi mào gà tin cậy, uy tín tại Hà Nội

Sùi mào gà: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

1. Sùi mào gà là gì ?

  • Sùi mào gà là bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục, qua chỗ sây sát niêm mạc do virut sùi mào gà gây nên. Bệnh thường gặp ở cả hai giới.
  • Sùi mào gà thường là lành tính nhưng ở một số trường hợp sẽ trở thành ác tính gây ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật và hậu môn.
sùi mào gà

2. Nguyên nhân gây sùi mào gà.

  • Bệnh sùi mào gà gây nên bởi một loại virut có tên là Human papova (HPV).
  • Đây là một trong những bệnh lây qua đường tình dục. Thời kỳ ủ bệnh của bệnh sùi mào gà khá dài, có thể từ 2 – 9 tháng sau khi quan hệ tình dục với người có mang mầm bệnh HPV. Loại virut này có thể kết hợp với virut gây bệnh hạt cơm ở các vùng da khác của cơ thể như ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay, ngón chân.

3. Triệu chứng sùi mào gà.

  • Bệnh sùi mào gà có biểu hiện ở bộ phận sinh dục hoặc cũng có thể ở các bộ phận khác của cơ thể.
  • Ban đầu bộ phận sinh dục của đàn ông hoặc đàn bà nổi lên những sùi nhỏ, mềm, cao lên như những nhú gai đường kính từ 1-2mm. Nốt sùi có màu hồng, có nhiều nhánh kèm theo các nhú gai và càng ngày càng lớn dần lên trông giống như mào của con gà. Cục thịt màu hồng này (mào gà) phát triển dần lên, phát triển ra các vùng xung quanh và chúng có thể dài tới vài centimet.
  • Sùi mào gà có thể lan rộng ra xung quanh trông giống như hoa súp lơ (ở vùng âm đạo của phụ nữ sùi mào gà có màu hơi trắng). Bề mặt của sùi mào gà có thể mềm, mủn ra, ẩm ướt. Sùi mào gà có thể gặp bất kỳ chỗ nào của bộ phận sinh dục nam và nữ.
  • Với đàn ông sùi mào gà thường gặp ở rãnh quy đầu, miệng sáo, phần đầu của niệu đạo trước hoặc có cả ở da bìu.
  • Ở phụ nữ, sùi mào gà thường xuất hiện ở vùng âm vật, âm hộ, môi lớn, môi bé và còn có thể gặp cả ở cổ tử cung. Bệnh có thể biểu hiện cả ở vùng hậu môn (cả trong và ngoài).
  • Trong những điều kiện thuận lợi như ẩm ướt hoặc đang trong thời kỳ mang thai, bệnh sùi mào gà có thể phát triển nhanh hơn, to hơn, có khi to bằng nắm tay, màu đỏ và tiết dịch có mùi hôi.

4. Điều trị sùi mào gà.

  • Ngày nay người ta có nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà khác nhau, có thể đơn độc, có thể kết hợp.
  • Khi nghi bị bệnh sùi mào gà cần đi khám chuyên khoa da liễu ngay để điều trị sớm và đúng bệnh càng nhanh càng tốt, vì bệnh sùi mào gà rất có thể kết hợp để trở thành ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật.
  • Trong thời gian mang bệnh và sau khi điều trị khỏi hoàn toàn ít nhất là 3 tháng mới nên có quan hệ tình dục để tránh lây cho vợ (chồng hoặc bạn tình) hoặc dùng bao cao su đúng quy cách, an toàn.
  • Ngoài việc điều trị bệnh sùi mào gà, người bệnh nên chủ động đi làm xét nghiệm viêm gan B, viêm gan C, HIV, giang mai… Đồng thời cần lưu ý vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày bằng nước sạch và xà phòng thích hợp, không mặc chung quần áo…
  • Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà cần tích cực điều trị trước khi sinh con, vì virus này có thể từ đường sinh dục của mẹ xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ sơ sinh, gây tử vong

Bị tiểu đường, hãy cẩn thận khi sử dụng mỹ phẩm.

Bị tiểu đường, hãy cẩn thận khi sử dụng mỹ phẩm.
Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, chất phtalat chứa trong mỹ phẩm có tác dụng kích thích bạn tăng cân. Ngoài ra sự có mặt của chúng mặc dù với hàm lượng rất nhỏ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 2 lần.
Bị tiểu đường, hãy cẩn thận khi sử dụng mỹ phẩm
Hàng năm trên thế giới sản xuất ra hàng tỷ tấn phtalat với ứng dụng đa dạng: chất làm sánh cho các mỹ phẩm, sản phẩm giặt rửa chai nhựa. Trong thời gian qua, các phòng thí nghiệm trên thế giới tích lũy ngày càng nhiều chứng cớ cho thấy phtalat tác động tiêu cực đến sự cân bằng hocmon trong cơ thể, gây các biến chứng của bệnh béo phì và giảm nồng độ insulin, gây bệnh tiểu đường.
Nhà nghiên cứu Monica Lind, Trường ĐH Upsala (Thụy Điển) lưu ý rằng những sản phẩm nguy hiểm nhất tiếp xúc trực tiếp với cơ thể là kem chống nắng, kem bôi mặt, mỹ phẩm và nước hoa. Nếu như dùng các mỹ phẩm này hằng ngày, phtalat sẽ thấm vào da rồi đi vào máu, thậm chí đi vào phổi thông qua hơi nước hoa.
Trong một nghiên cứu có sự tham gia của hàng nghìn người trong đó có 119 người bị tiểu đường thì 88 người có tiền sử liên quan đến phtalat trong máu, và đây có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tăng sức đề kháng đối với insulin.
Phtalat có mặt trong 70% các sản phẩm vệ sinh cá nhân, bắt đầu từ nước hoa và kết thúc bằng dầu gội đầu. Năm 2003, Cộng đồng châu Âu EC đã cấm sử dụng một số sản phẩm có chất phtalat, trước đó nữa vào năm 1999, các nước này đã thông qua đạo luật cấm sử dụng chúng trong đồ chơi trẻ em.
Tuy nhiên vấn đề vẫn chưa được giải quyết vì chúng chưa bị cấm hoàn toàn. Dựa vào sự sơ hở của các văn bản, các nhà sản xuất tìm mọi cách để lách luật: họ thay đổi một chút công thức hóa học của chúng, thay hình đổi dạng các mẫu mã song các tính chất độc hại thì vẫn không hề thay đổi.

Hướng dẫn thay bỉm nhanh cho bé


Hướng dẫn thay bỉm nhanh cho bé

Lau đi lau lại hay chỉ lau qua loa đại khái đều không phải là cách thay bỉm đem lại sự thoải mái cho bé. Chúng tôi xin gợi ý giúp bạn một cách thay bỉm nhanh chóng mà vẫn giữ sạch sẽ cho con yêu của bạn.

1. Chuẩn bị dụng cụ khi thay bỉm


  • 1 bàn thay bỉm hoặc 1 tấm lót thay bỉm
  • 1 chiếc bỉm mới
  • 1 gói giấy ướt (loại dành cho em bé) hoặc 1 gói bông sạch và 1 chậu nước ấm
  • 1 chiếc khăn xô sạch
*Lưu ý: Chọn nơi kín gió và rửa tay bằng xà phòng trước khi thay bỉm cho bé

2. Trải tấm lót

Đặt bé lên bàn thay bỉm và cài dây an toàn. Hoặc trải tấm lót trên giường hay sàn nhà, đặt bé nằm lên trên tấm lót

3. Đặt bỉm mới dưới bỉm cũ


Vén áo bé lên để tránh chất bẩn dính vào áo.
- Nếu bỉm cũ quá bẩn do bé bị tiêu chảy, bạn có thể đặt một tờ giấy dầy dưới mông trẻ.
- Nếu bỉm cũ không quá bẩn, bạn tháo miếng dính của bỉm mới và đặt dưới bỉm cũ.

4. Tháo bỉm cũ


- Bạn tháo bỉm cũ nhưng không bỏ ra ngay.
- Nếu là bé trai, bạn nên đặt 1 tờ giấy ướt lên “cậu nhỏ” của bé. Tránh trường hợp anh bạn sẽ tè vào người mẹ.
- Bạn vuốt bỉm từ trước ra sau để loại hết chất bẩn còn sót lại.
- Đặt mặt trước của bỉm cũ dưới mông bé.

5. Lau sạch

- Dùng giấy ướt lau sạch bộ phận sinh dục và các nếp gấp da cho bé. Chú ý, với bé gái nên lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn lây lan từ hậu môn tới “cô nhóc” của bé.

6. Thấm khô

- Sau khi đã lau sạch, bạn lấy khăn xô thấm khô cho bé.

7. Mặc bỉm mới


- Lấy bỉm cũ ra.
- Mặc bỉm mới và kiểm tra các mép bỉm sao cho không che rốn của bé, không quá chật (nếu bạn đút vừa 1 ngón tay vào các mép bỉm là đạt).

8. Vứt rác và rửa tay


- Gói bỉm cũ lại và vứt vào sọt rác. Đổ rác càng sớm càng tốt.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi quay lại ôm bé.