Nỗi lo lạm dụng chọc dò tủy sống ở bệnh nhi
Nhiều bà mẹ có con từng được chỉ định chọc dò tủy sống lo lắng về việc có hay không việc lạm dụng thủ thuật này.
Bác sĩ lấy dịch xương sống để biết trẻ có bị viêm màng não hay không tại BV Nhi Đồng 2, TP.HCM sáng 19/11 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
“Tim tôi như xé ra từng
mảnh khi đưa con lên phòng thủ thuật lấy dịch tủy sống vì bác sĩ nghi
ngờ con tôi mắc bệnh viêm màng não. Không tin tưởng vào chỉ định này nên
tôi đã xin cho bé không làm nữa và ký vào bản cam kết phải hoàn toàn
chịu trách nhiệm nếu có gì xảy ra. Cuối cùng con tôi được ra viện với
chẩn đoán viêm đường hô hấp”.
Một bà mẹ ở Q.6, TP.HCM có con nằm điều trị tại khoa nhiễm - thần kinh BV Nhi Đồng 1 TP.HCM đã phản ảnh như vậy.
1,5 tháng tuổi, bị chọc dò tủy sống 4 lần
Chị P.T.T., ở Bà Rịa -
Vũng Tàu, cũng rất băn khoăn, lo lắng khi con trai của chị mới hơn 2
tháng tuổi phải chọc tủy sống hai lần. Chị T. cho biết cách đây ba tuần
con chị bị sốt, bụng trướng nên chị đưa con đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 và
được nhập viện vào khoa tiêu hóa.
Sau hai ngày theo dõi,
các bác sĩ đã chỉ định chọc dò tủy sống để xét nghiệm. Kết quả bé không
bị viêm màng não. Sau khi điều trị bé hạ sốt và được xuất viện. Nhưng
một tuần sau bé lại lên cơn sốt nên lại nhập khoa nội tổng hợp BV Nhi
Đồng 2. Tại đây, các bác sĩ lại tiếp tục chọc dò tủy sống lần hai cho
bé. Kết quả bé không bị viêm màng não mà bị nhiễm trùng máu.
Là thủ thuật cần thiết
TS.BS
Lê Mạnh Hùng, phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết
chọc dò tủy sống là thủ thuật chọc vào những khe đốt sống để rút dịch
não tủy ra chứ không phải lấy tủy sống. Nguy cơ của thủ thuật này là
nhiễm trùng tại nơi chọc nếu không được đảm bảo vô trùng và tụt não, gây
tử vong. Tuy nhiên, những tai biến này đều có thể tránh được khi tuân
thủ đúng quy định về chọc dò tủy sống. Đây là thủ thuật cần thiết để
chẩn đoán nguyên nhân các bệnh lý hệ thần kinh trung ương như viêm não,
viêm màng não, tai biến mạch máu não...
|
Lần đầu bé được xác
định mắc bệnh viêm màng não, còn những lần sau là do bệnh không bớt nên
các bác sĩ tiến hành chọc tiếp. Trong phòng còn có bé N.T.Đ., 4 tuổi, ở
Bình Phước, cũng bị chọc dò tủy sống nhưng cuối cùng được chẩn đoán sốt
siêu vi. Bé N.K.D., 7 tuổi, ở Long An, cũng được thực hiện thủ thuật này
nhưng không bị viêm não hay viêm màng não.
BS Trương Hữu Khanh,
trưởng khoa nhiễm - thần kinh BV Nhi Đồng 1, cho biết trung bình mỗi
ngày khoa chọc dò tủy sống mười trường hợp, trong đó tỉ lệ mắc bệnh viêm
màng não, viêm não là 30%.
20% người nhà bệnh nhi phản đối
Theo bác sĩ Khanh, cứ
mười người nhận được chỉ định con họ cần lấy dịch xương sống (chọc dò
tủy sống - PV) sẽ có hai người phản đối, không chịu thực hiện. Thông
thường trẻ viêm màng não, viêm não có biểu hiện sốt cao, ói, nhức đầu,
nặng hơn là co giật.
Trẻ bị viêm đường hô
hấp hay nhiễm trùng đường ruột, sốt siêu vi đều bị sốt cao, ói, nhức
đầu. Những bệnh khác có thể chờ theo dõi từ 24-48 giờ nhưng bệnh viêm
màng não chỉ cần điều trị trễ 12 giờ thì tiên lượng của bệnh nhi sẽ xấu
đi nhiều. Thực hiện thủ thuật lấy dịch xương sống không đơn giản vì cần
có một bác sĩ và ba điều dưỡng, nên không thể lạm dụng kỹ thuật này.
Bác sĩ Khanh cho rằng
sở dĩ nhiều người lo sợ về thủ thuật này là do chưa hiểu đúng. Nhiều
người cho rằng chọc dò tủy sống sẽ lấy đi phần tinh túy trong cơ thể
nhưng thật ra thủ thuật này chỉ lấy dịch xương sống. Dịch xương sống
không phải là tinh túy hay tủy mà chỉ như “nước mắt” trong cơ thể, lấy
đi không ảnh hưởng gì.
Có một số trường hợp
viêm màng não do siêu vi cần lấy bớt dịch này ra thì bé mới hết nhức
đầu. BV Nhi Đồng 1 đang thay đổi ngôn ngữ để tránh sự hiểu nhầm. Cách
gọi “chọc dò tủy sống” được thay bằng “lấy dịch xương sống” hoặc “chọc
dò thắt lưng”.
Theo BS Nguyễn Anh
Tuấn, phòng kế hoạch tổng hợp BV Nhi Đồng 2, các bậc phụ huynh không nên
lo lắng quá khi cho con nhỏ chọc dò tủy sống vì đó là thủ thuật lấy mẫu
bệnh phẩm để xét nghiệm như những xét nghiệm thường quy khác.
Phương pháp này là
phương pháp trực tiếp xác định bệnh nhân có bị viêm màng não hay không,
không ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Những
trường hợp không được chọc dò tủy sống là bệnh nhân tăng áp lực nội sọ
(do có phù não, có khối u trong não), các chỉ số sinh hiệu không ổn
định, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, nhiễm trùng ở vị trí chọc dò.
Tại BV Nhi Đồng 2,
trước khi có chỉ định chọc dò tủy sống, các bác sĩ phải đánh giá lâm
sàng cẩn thận để loại bỏ các yếu tố chống chỉ định. Sau đó, các bác sĩ
sẽ tiếp xúc với người nhà bệnh nhân và bệnh nhân để tư vấn và nhận được
sự đồng ý mới tiến hành thực hiện.
Bước tiếp theo, các bác
sĩ sẽ soi đáy mắt xem có phù gai thị hay không vì đó là một dấu hiệu
quan trọng phản ánh tăng áp lực nội sọ. Lấy sinh hiệu, đánh giá để có
những xử lý kịp thời.
Trường hợp có những bé
được chọc dò tủy sống đến hai lần thậm chí ba, bốn lần, theo bác sĩ
Tuấn, do kết quả một xét nghiệm chỉ có giá trị ở thời điểm lấy mẫu. Vì
vậy nhiều trường hợp phải chọc dò tủy sống nhiều lần mới phát hiện trẻ
bị viêm màng não.
Khi xác định bệnh nhân
bị viêm màng não, nếu nhận thấy không đáp ứng tốt điều trị thì sau 48
giờ từ lần chọc thứ nhất bác sĩ sẽ chọc dò tủy sống một lần nữa để có
những đánh giá chi tiết và đổi thuốc điều trị cho bệnh nhân.
Theo Thùy Dương, Ngọc Nga
Tuổi t