Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Hitler từng là một họa sĩ tiềm năng

Hitler từng là một họa sĩ tiềm năng? Viết lúc 9:37 tối 21/05/2012

Một chàng thanh niên với nhiều hoài bảo và có tình yêu thiên nhiên mảnh liệt, chàng đã miệt mài sáng tác và gửi các tác phẩm của mình đến Học viện Nghệ thuật Viennese với hi vọng trở thành một họa sĩ danh tiếng. Thế nhưng những tác phẩm của chàng đã không qua được sự đánh giá khắt khe của ban tuyển chọn học viện này, thề nhưng họ thật sự không biết điều họ vừa làm đã thay đổi cả thế giới chỉ những năm sau đó. Bởi đơn giản, họ đã vừa từ chối người thanh niên có tên là Adolph Hitler! người mà sau này đã trở thành tên đồ tể số một và cũng là kẻ đưa nền kinh tế giới thời điểm đó lùi lại gần trăm năm.

Nhiều người đã biết, tháng 10 năm 1907, ở tuổi 18, Adolf Hitler nằm trong danh sách 80 thí sinh đăng ký dự thi vào Đại học Mỹ thuật Vienna. Với bức tranh dự thi được đánh giá rất thấp, Hitler đã cùng năm chục thí sinh khác bị thải loại. Riêng Hitler còn bị đích thân ông hiệu trưởng ghi thêm dòng nhận xét là “hoàn toàn không có năng khiếu nghệ thuật”. Vì sự cố này, Hitler đành phải từ bỏ ước vọng trở thành một họa sĩ lớn để chuyển sang nghề “vẽ rong” phục vụ khách du lịch hòng kiếm tiền mưu sinh.

“Nếu Hitler trúng tuyển vào Đại học Mỹ thuật Vienna năm đó, có thể thế giới sẽ có một họa sĩ tài năng thay vì một tên trùm phát xít như lịch sử đã ghi” – Đó là giả thuyết mà Eric Emmanuel Schmitt đã đặt ra trong cuốn tiểu thuyết “Nửa kia của Hitler” được dịch in ở Việt Nam cách đây 2 năm. Hẳn có nhiều ý kiến trái ngược xoay quanh giả thuyết này. Chỉ biết rằng: 13 bức tranh được cho là do Hitler vẽ vào năm 1910 sắp được đem bán đấu giá trong những ngày tới chỉ là những bức tranh xoàng xĩnh. Sở dĩ chúng có vẻ “đắt khách” là bởi tác giả của chúng chính là nhân vật mà tên tuổi gắn với cuộc chiến tàn khốc, đẫm máu nhất trong thế kỷ XX.

Một vài tác phẩm của Hitler trong số khoảng 700 tác phẩm:
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm
Hình ảnh đính kèm

Uống men tiêu hóa khi bé bị tiêu chảy có được không?


Uống men tiêu hóa khi bé bị tiêu chảy có được không?

Ngày đăng:  08/07/2012
 
Lượt xem: 20205
Câu hỏi:
Thưa bác sĩ! Con tôi mới sinh, đến bây giờ cháu được 3 tháng rưỡi. Khi mới sinh cháu nặng 4,2kg, nhưng khoảng gần tháng nay cháu đi ngoài phân có bọt. Cháu ngoan nhưng bú mẹ ít, sữa ngoài uống cũng không bao nhiêu. Hiện cháu tăng cân chậm, bây giờ cháu mới được 7kg thôi, song được cái cháu khá cứng cáp, bé đã biết lẫy từ gần 3 tháng. Mọi cái đều ổn chỉ có tăng cân và đi ngoài phân bị bọt là tôi đang lo nhất. Xin bác sĩ cho biết cháu nhà tôi như vậy có thiếu cân không? Để trị đi ngoài bọt phải làm sao? Uống các loại men tiêu hóa được không? Nếu uống được thì loại nào? Rất mong được sự hồi âm của bác sĩ. Gia đình tôi xin chân thành cám ơn!P/s: Cháu là bé trai..Nguyễn Ngọc Thiện
Trả lời:
Chào bạn,
 
Hiện tại, con bạn 3,5 tháng tuổi nặng 7 kg là phát triển đúng chuẩn, không thiếu cân. Thường ở những trẻ bú mẹ phân sẽ hơi sệt, mềm thậm chí có lúc hơi lỏng và đi nhiều lần trong ngày nhưng bé sẽ vẫn lên cân và tăng chiều cao đều đặn mỗi tháng. Tuy nhiên nếu tình trạng tiêu phân có bọt nhiều lần trong ngày kéo dài và bé không lên cân trong vòng 1 tháng thì bạn nên đưa bé đến phòng khám nhi Tiêu hoá để được các bác sĩ khám và tư vấn cụ thể hơn về tình trạng bệnh của bé, cũng như có thể làm thêm xét nghiệm phân nếu cần.
Chúc bé mau ăn chóng lớn.
 
Thân chào

Viêm dạ dày do Helicobacter pylori có điều trị hết được không?


Viêm dạ dày do Helicobacter pylori có điều trị hết được không?

Ngày đăng:  06/08/2012
 
Lượt xem: 2169
Câu hỏi:
Be 4 tuoi bi viem da day HP da dieu tri, noi soi nam 2011 nhung khong khoi. xin hoi neu tiep tuc kham va dieu tri co the khoi duoc ko?Nguyen Ly
Trả lời:
Chào anh/chị,
 
Viêm dạ dày do Helicobacter pylori hiện nay khá thường gặp ở trẻ em, bệnh lâu dài có thể gây ra các biến chứng như loét dạ dày- tá tràng, xuất huyết tiêu hóa (chảy máu từ ổ loét), hoặc hẹp đường ra của dạ dày do sẹo loét gây co rút gây hẹp, biến dạng hành tá tràng...do đó bé cần được theo dõi và điều trị tiệt trùng H.pylori. Có nhiều nguyên nhân làm cho bệnh kéo dài hoặc tái phát, gia đình cần đưa bé đến khám tại phòng khám tiêu hóa để được hướng dẫn cụ thể.
 
Thân chào,
Trả lời bởi: Ths.Bs.Nguyễn Diệu Vinh - Khoa Tiêu Hóa

Phẫu thuật tinh hoàn ẩn bẩm sinh

Phẫu thuật tinh hoàn ẩn bẩm sinh In E-mail
Thứ hai, 02-11-2009
Tinh hoàn ẩn là một trong những dị tật bẩm sinh bộ phận sinh dục ở trẻ em, với tần suất xuất hiện tinh hoàn ẩn gặp trong khoảng 30% trường hợp sinh non và khoảng 3% ở trẻ sinh đủ tháng. Tinh hoàn ẩn có thể sờ chạm được nếu nằm ở bẹn, những trường hợp nằm ở trong bụng thì không sờ chạm được.
Trước một tuổi, tinh hoàn ẩn chưa bị ảnh hưởng gì đáng kể. Nhưng sau một tuổi, tinh hoàn ẩn bắt đầu có sự thay đổi về cấu trúc và chức năng, rối loạn về nội tiết, tâm sinh lý theo hướng xấu đi và xuất hiện các biến chứng như:
+Xoắn tinh hoàn: tinh hoàn ẩn có nguy cơ bị xoắn cao hơn gấp nhiều lần tinh hoàn bình thường.
+Ung thư hóa: nguy cơ ung thư hóa của tinh hoàn ẩn gấp 40 lần tinh hoàn bình thường.
+Vô sinh: Tinh hoàn ẩn bị teo đi, mất dần các tế bào mầm sinh tinh. Ở người bị tinh hoàn ẩn 2 bên nếu không điều trị thì rất khó có con. Trường hợp tinh hoàn ẩn một bên không điều tri, tinh hoàn bên đối diện cũng bị ảnh hưởng tới 40% khả năng sinh tinh.
Vì vậy, để giữ được tinh hoàn cho trẻ, tránh các biến chứng xảy ra cho tinh hoàn ẩn và tinh hoàn bên đối diện, không nên chờ cho trẻ lớn mà cần mổ cho trẻ khi trẻ được một tuổi.
Ở trẻ bị tinh hoàn ẩn đến khám muộn sau một tuổi, nhưng chưa tới tuổi dậy thì, phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống cố định ở bìu, nhưng thường là tinh hoàn đã bị ảnh hưởng ít nhiều rồi, sau phẫu thuật cần theo dõi sự phát triển của tinh hoàn.
Đối với những trường hợp tinh hoàn ẩn để muộn tới sau tuổi dậy thì, thường gặp là tinh hoàn teo nhỏ, nằm cao trong bụng, nên cắt tinh hoàn, vì tinh hoàn đã mất chức năng và để ngừa nguy cơ ung thư hóa, sau đó đặt tinh hoàn nhân tạo. Nếu tinh hoàn còn tương đối lớn và thấp ở bẹn, gần bìu, có thể giữ lại tinh hoàn bằng phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, tuy nhiên sau đó cần theo dõi kỹ vì có thể nguy cơ ung thư hóa.
Nhân 1 trường hợp cháu M.X.H 11 tuổi, ở thôn Phò Thiện, xã Diên Phước - Diên Khánh, là trường hợp tinh hoàn ẩn bẩm sinh đến khám muộn sau một tuổi. Sau khi được tư vấn, gia đình đưa cháu đến nhập viện Bệnh viện Diên Khánh ngày 13-07-2009, cháu được hội chẩn mổ ngày 16-7-2009. Sau 1 tuần phẫu thuật, cháu đã được xuất viện, tinh hoàn đã được đưa xuống bìu tốt. Cháu và bố mẹ cháu rất vui mừng.

BS. Hồ Quốc Chương

Xoắn tinh hoàn

Theo người nhà, bệnh nhân Ph. có dấu hiệu đau tức tinh hoàn, nhưng cho rằng do viêm nhiễm nên tự mua thuốc kháng sinh sử dụng.

BS Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM cho biết, các bác sĩ của khoa vừa cắt bỏ tinh hoàn trái bị hoại tử của bé V.H.Ph. (14 tuổi, ngụ Long An).
Theo người nhà, bệnh nhân Ph. có dấu hiệu đau tức tinh hoàn, nhưng cho rằng do viêm nhiễm nên tự mua thuốc kháng sinh sử dụng. Năm ngày sau, tinh hoàn vẫn bị đau tức nên được gia đình đưa đến Bệnh viện Bình Dân thăm khám.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán bị tháo xoắn tinh hoàn bên trái, buộc phải cắt bỏ. Theo BS Mai Bá Tiến Dũng, nếu bệnh nhân nhập viện trong sáu giờ đầu đau tức tinh hoàn thì bác sĩ can thiệp, tháo xoắn.
Do bệnh nhân nhập viện quá trễ nên cuống mạch máu nuôi tinh hoàn bị siết lại dẫn đến hoại tử.
Theo PNO | 27/11/2012 - 11:31

Theo người nhà, bệnh nhân Ph. có dấu hiệu đau tức tinh hoàn, nhưng cho rằng do viêm nhiễm nên tự mua thuốc kháng sinh sử dụng.

BS Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM cho biết, các bác sĩ của khoa vừa cắt bỏ tinh hoàn trái bị hoại tử của bé V.H.Ph. (14 tuổi, ngụ Long An).
Theo người nhà, bệnh nhân Ph. có dấu hiệu đau tức tinh hoàn, nhưng cho rằng do viêm nhiễm nên tự mua thuốc kháng sinh sử dụng. Năm ngày sau, tinh hoàn vẫn bị đau tức nên được gia đình đưa đến Bệnh viện Bình Dân thăm khám.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán bị tháo xoắn tinh hoàn bên trái, buộc phải cắt bỏ. Theo BS Mai Bá Tiến Dũng, nếu bệnh nhân nhập viện trong sáu giờ đầu đau tức tinh hoàn thì bác sĩ can thiệp, tháo xoắn.
Do bệnh nhân nhập viện quá trễ nên cuống mạch máu nuôi tinh hoàn bị siết lại dẫn đến hoại tử.

Một ngày “hành xác” tại Bệnh viện K Trung ương

Một ngày “hành xác” tại Bệnh viện K Trung ương

Thu Lê - theo TTVN | 27/11/2012 - 20:00

(Soha.vn) - Bệnh viện K từ lâu được biết đến với những ám ánh về tình trạng quá tải trong khám chữa bệnh và vấn nạn phong bì, cò mồi…

Bệnh viện K (Hà Nội) là tuyến bệnh viện Trung ương duy nhất của Việt Nam chuyên về phát hiện và điều trị ung thư sớm. Tất cả người bệnh của cả nước có nhu cầu khám và điều trị ung thư đều đổ về Bệnh viện K Trung ương. Số lượng bệnh nhân của cả nước đổ về khám chữa bệnh đông dẫn đến tình trạng quá tải trầm trọng. Sự quá tải trầm trọng trong khám chữa bệnh tại Bệnh viện K Trung ương đã trở thành nối ám ảnh của bất cứ người bệnh nào đã từng đến khám và điều trị tại đây.
Không những thế, Bệnh viện K còn được biết đến với những tiêu cực như, hiện tượng y bác sĩ quát mắng, thờ ơ, vô cảm với người bệnh, vấn nạn phong bì lót tay bác sĩ, nạn cò mồi,… và các dịch vụ ăn theo "móc túi" người bệnh mạnh mẽ tại bệnh viện.
PV ghi nhận những hình ảnh ám ảnh, “hành xác” trong khám chữa bệnh tại cả hai cơ sở của Bệnh viện K Trung ương.
Một ngày “hành xác” tại Bệnh viện K Trung ương 1
Hình ảnh ám ảnh đầu tiên đập vào mắt tại Bệnh viện K Trung ương (cơ sở 1) là hình ảnh hàng trăm bệnh nhân cùng người nhà vạ vật đứng, ngồi bên ngoài bệnh viện chờ đợi làm các thủ tục để được khám bệnh.
Một ngày “hành xác” tại Bệnh viện K Trung ương 2
Sự đông đúc, quá tải dễ dàng nhìn thấy ngay từ cổng ngoài của bệnh viện
Một ngày “hành xác” tại Bệnh viện K Trung ương 3
Đến bữa, họ tạm lót dạ bằng những chiếc bánh mì khô khốc và những suất cơm bụi bình dân thiếu chất dinh dưỡng và không đảm bảo vệ sinh được bày bán la liệt trước cổng bệnh viện để tiếp tục bon chen, chờ đợi
Một ngày “hành xác” tại Bệnh viện K Trung ương 4
Một ngày “hành xác” tại Bệnh viện K Trung ương 5
Một ngày “hành xác” tại Bệnh viện K Trung ương 6
Nét mệt mỏi, bơ phờ hằn lên trên từng khuôn mặt bệnh nhân và người nhà
Một ngày “hành xác” tại Bệnh viện K Trung ương 7
Khu vực đón tiếp và làm thủ tục khám bệnh tại Bệnh viện K Trung ương lúc nào cũng trong tình trạng quá tải, chen lấn, xô đẩy như thế này
Một ngày “hành xác” tại Bệnh viện K Trung ương 8
Một ngày “hành xác” tại Bệnh viện K Trung ương 9
Chính sự đông đúc, quá tải quá mức này đã tạo điều kiện cho các tiêu cực trong bệnh viện nảy nở. Y bác sĩ phải làm việc quá công suất cho phép sinh cáu bẳn, quát mắng, thờ ơ với người bệnh. Một số y bác sĩ móc nối với cò mồi bên ngoài bệnh viện ăn tiền của bệnh nhân,... Nạn cò mồi quanh khu vực Bệnh viện K Trung ương dù đã được báo chí vào cuộc lên tiếng nhiều lần, các cơ quan chức năng vào cuộc chấn chỉnh nhưng vẫn chưa được dẹp bỏ tận gốc.
Một ngày “hành xác” tại Bệnh viện K Trung ương 10
Một ngày “hành xác” tại Bệnh viện K Trung ương 11
Tranh thủ ngả lưng chờ đến lượt khám bệnh
Một ngày “hành xác” tại Bệnh viện K Trung ương 12
Người nhà bệnh nhân vạ vật tìm chỗ ngả lưng bên ngoài phòng bệnh
Một ngày “hành xác” tại Bệnh viện K Trung ương 13
Nhếch nhắc, vạ vật, đứng, ngồi, nằm bên ngoài khuôn viên bệnh viện
Một ngày “hành xác” tại Bệnh viện K Trung ương 14
Bệnh nhân đổ về đông, số giường bệnh có hạn nên các bệnh nhân nằm điều trị tại Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp phải chia sẻ với nhau từng diện tích nhỏ trong phòng. 2-3 bệnh nhân cùng chung nhau một giường bệnh
Một ngày “hành xác” tại Bệnh viện K Trung ương 15
Số giường bệnh không đủ, nhiều bệnh nhân phải tự bỏ tiền mua giường gấp, chiếu về nằm điều trị. Người nhà bệnh nhân tối đến phải ngả lưng trên nền nhà, dưới gầm giường bệnh để chăm sóc người thân...