Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Sinh lý ôn cao học đại học y hà nộiSINH LÝ TẾ BÀO- TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO

SINH LÝ TẾ BÀO- TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO
1.  Trình bày các hình thức khuếch tán qua màng tế bào, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng.
a.  Định nghĩa khuếch tán
-       Hình thức vận chuyển vật chất thuận chiều bậc thang điện hóa (vật chất đi từ nơi có nồng độ, điện thế, áp suất cao đến nơi có nồng độ, điện thế, áp suất thấp).
-       Quá trình chuyển động này nhờ năng lượng tự nhiên sẵn có của vận động động học của vật chất (chuyển động nhiệt).
-       Các phân tử, các hạt vật chất (có thể là ion, nước, chất tan trong nước, chất tan trong các dịch nội bào, ngoại bào, chất khí) chuyển động không cần năng lượng từ hóa năng (ATP) của tế bào nên hình thức vận chuyển này được coi là vận chuyển thụ động (khuếch tán thụ động)
b.  Các hình thức khuếch tán
-       Khuếch tán đơn thuần qua lớp lipid kép
-       Khuếch tán đơn thuần qua các kênh (lỗ) protein
-       Khuếch tán được thuận hóa
c.   Đặc điểm của các hình thức khuếch tán
-       Là sự vận động liên tục, thụ động của các hạt vật chất
-       Vận chuyển vật chất thuận chiều theo bậc thang điện hóa
-       Là các vận động nhiệt: chuyển động nhờ năng lượng tự nhiên sẵn có của vận động động học của vật chất (chuyển động Brow). Vật chất chỉ ngừng chuyển động khi ở nhiệt độ 00C (-27,30F hay 100K).
-       Là vận chuyển thụ động, không cần năng lượng từ hóa năng (ATP)
-       Nói chung không cần chất mang (trừ khuếch tán được thuận hóa)
d.  Các yếu tố ảnh hưởng đến khuếch tán: 4 yếu tố ảnh hưởng
-       Tính thấm của màng đối với chất khuếch tán
s  Là tốc độ khuếch tán thực của chất đó qua 1 đơn vị diện tích màng, dưới tác dụng của 1 đơn vị chênh lệch nồng độ (khi không có chênh lệch áp suất và điện thế).
s  Hệ số khuếch tán qua màng của 1 chất:
D = P × A
D: hệ số khuếch tán qua màng của 1 chất
P: tính thấm của màng đối với chất đó
A: diện tích toàn màng
s  Những yếu tố ảnh hưởng đến tính thấm của màng:
o  Độ dày của màng: màng càng dày tốc độ khuếch tán càng chậm
o  Độ hòa tan trong lipid của chất khuếch tán: độ hòa tan trong lipid  của chất khuếch tán càng cao thì tốc độ khuếch tán của chất đó càng lớn.
o  Số lượng kênh protein của màng: tốc độ khuếch tán tỷ lệ thuận với số kênh protein có trên 1 đơn vị diện tích của màng.
o  Nhiệt độ: nhiệt độ càng cao thì chuyển động nhiệt của phân tử và ion trong dung dịch càng mạnh, do đó tăng tốc độ khuếch tán.
o  Trọng lượng phân tử của chất khuếch tán: TLPT càng thấp thì càng dễ khuếch tán, làm tăng tốc độ khuếch tán. Tốc độ chuyển động nhiệt của 1 chất hòa tan tỷ lệ nghịch với căn bậc 2 của TLPT đó.
o  Kích thước của phân tử khuếch tán: càng nhỏ càng dễ khuếch tán.
-       Ảnh hưởng của chênh lệch nồng độ
s  Tốc độ khuếch tán thực tỷ lệ thuận với chênh lệch nồng độ chất ở 2 bên màng.
s  Tốc độ khuếch tán thực = α D (Co – Ci)
D: hệ số khuếch tán
Co: nồng độ chất ở ngoài màng
Ci: nồng độ chất ở trong màng
-       Ảnh hưởng của chênh lệch áp suất
s  Tốc độ khuếch tán thực tỷ lệ thuận với chênh lệch áp suất ở 2 bên màng.
s  Khi có chênh lệch áp suất lớn giữa 2 bên màng thì có dòng các phân tử vận chuyển từ bên áp suất cao sang bên áp suất thấp.
-       Ảnh hưởng sự chênh lệch điện thế đối với sự khuếch tán của các ion
s  Khi có chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng thì các ion, do tích điện, sẽ khuếch tán qua màng mặc dù không có sự chênh lệch nồng độ của chúng ở 2 bên màng.
s  Ví dụ: nồng độ các ion âm ở 2 bên màng hoàn toàn bằng nhau. Nếu bên phải màng tích điện dương và bên trái tích điện âm thì sẽ tạo ra 1 bậc thang điện tích qua màng.
o  Điện tích (+) ở bên P màng sẽ hấp dẫn ion (-), còn điện tích (-) ở bên T màng sẽ đẩy chúng. Vì vậy sẽ xuất hiện quá trình khuếch tán thực của ion âm từ T sang P.
o  Sau 1 thời gian, 1 lượng lớn ion (-) được chuyển sang P và tạo ra sự chênh lệch nồng độ lại làm cho các ion vận chuyển về bên T trong khi sự chênh lệch điện thế đẩy chúng về bên P.
o  Sự chênh lệch nồng độ tăng dần đến mức xu thế khuếch tán do chênh lệch nồng độ bằng xu thế khuếch tán do chênh lệch điện thế, lúc này hệ thống ở vào trạng thái cân bằng động.
s  Ở nhiệt độ cơ thể (37oC), khi chênh lệch điện thế cân bằng với chênh lệch nồng độ của những ion hóa trị 1 như Na+, K+, Cl- có thể xác định được điện thế đó theo phương trình Nernst:
EMF = ± 61 log
EMF: lực điện động giữa 2 bên màng (tức điện thế)
C1: nồng độ ion ở bên 1
C2: nồng độ ion ở bên 2
Trong phương trình trên, dấu điện thế là (+) đối với các ion (-) và là (-) đối với các ion (+).

2.  Trình bày hình thức khuếch tán đơn thuần qua lớp lipid kép.
a.  Định nghĩa khuếch tán
b.  Yếu tố quan trọng để 1 chất được vận chuyển qua lớp lipid kép của màng là độ hòa tan trong mỡ của chất đó.
-       Các chất có bản chất là lipid được vận chuyển dễ dàng qua lớp lipid kép.
-       Các chất không phải là lipid nhưng tan trong lipid (mỡ) cũng được vận chuyển qua lớp lipid kép rất nhanh: khí oxy, nitơ, CO2, các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K), rượu, cồn. Các chất này tiếp xúc với màng, chúng lập tức hòa tan vào thành phần lipid kép và tiếp tục khuếch tán qua màng. Tốc độ khuếch tán qua màng của 1 chất tỷ lệ thuận với độ hòa tan của chất đó trong mỡ.
-       Nước và các phân tử không tan trong lipid
s  Nước không hòa tan trong lớp lipid kép của màng TB nhưng nước đi qua màng rất nhanh, phần lớn đi qua lớp lipid kép, phần nhỏ đi qua kênh protein.
s  Ví dụ số lượng nước thấm qua màng hồng cầu trong 1s lớn hơn thể tích mỗi HC 100 lần.
s  Nguyên nhân nước vận chuyển nhanh qua màng chưa rõ, cho rằng do kích thước phân tử của chúng rất nhỏ trong khi động năng của chúng rất lớn nên nước có thể thấm qua lớp lipid kép của màng giống như những viên đạn, làm cho phần kỵ nước của màng chưa kịp ngăn cản thì phân tử nước đã qua rồi.
s  Các phân tử khác không tan trong mỡ nhưng nếu kích thước của chúng rất nhỏ thì cũng có thể đi qua lớp lipid kép giống như phân tử nước. Khi kích thước tăng lên thì tốc độ khuếch tán của chúng giảm rất nhanh. VD đường kính phân tử urê chỉ lớn hơn phân tử nước 20% nhưng tốc độ thấm qua màng của ure thấp hơn của nước 1000 lần.
s  Các ion không thể thấm qua lớp lipid kép mặc dù kích thước của ion rất nhỏ. Các ion Na+, K+, H+… thấm qua lớp lipid kép với tốc độ chậm hơn của nước 1 triệu lần, chúng chỉ đi qua các kênh protein của màng do:
o  Các ion tích điện làm cho các phân tử nước gắn vào các ion, tạo thành những ion gắn nước (thủy hợp, hợp nước) có kích thước rất to, không  qua được lớp lipid kép.
o  Điện tích của các ion tương tác với điện tích của lớp lipid kép (phần quay ra 2 phía ngoài của lớp lipid kép tích điện âm), do đó khi các ion mang điện cố gắng đi qua hàng rào tích điện âm thì chúng bị giữ lại hoặc bị xua đuổi, không qua được lớp lipid kép.

3.  Trình bày hình thức khuếch tán qua kênh protein.
a.  Định nghĩa khuếch tán
b.  Các kênh protein là các con đường sũng nước tạo thành những khe hở chạy xuyên qua các phân tử protein xuyên màng. Đó là những kênh hình ống, nối dịch nội bào với dịch ngoại bào, các chất có thể khuếch tán trực tiếp qua các kênh này.
c.   Đặc tính của các kênh protein
-       Kênh protein có tính thấm chọn lọc cao:
s  Chỉ cho nước hoặc 1 vài ion hay phân tử đặc hiệu đi qua kênh.
s  Tính chọn lọc phụ thuộc vào đặc điểm của kênh như hình dáng, đường kính, diện tích ở mặt trong của kênh.
s  Ví dụ:
o  Kênh Na+ có kích thước 0,3 × 0,5 nm, mặt trong tích điện âm rất mạnh. Điện tích âm ở mặt trong sẽ kéo ion Na+ từ dịch ngoại bào vào dịch nội bào khi cánh cổng của kênh mở ra → kênh Na+ chỉ cho ion Na+ đi qua.
o  Kênh K+ có kích thước nhỏ hơn kênh Na+ (0,3 × 0,3 nm), mặt trong kênh không tích điện âm, vì vậy không có lực hấp dẫn để kéo các ion đi vào trong kênh và các ion cũng không bị tách khỏi các phân tử nước đã kết hợp với chúng. Các ion K+ ngậm nước có đường kính nhỏ hơn dạng ngậm nước của ion Na+ nên có thể dễ dàng khuếch tán qua các kênh K+ nhỏ hơn này.
-       Cổng của kênh protein và sự đóng, mở các kênh
s  Cổng của kênh protein hoạt động đóng mở giúp cho sự kiểm soát tính thấm của các kênh.
s  Cổng có thể khép cánh đóng lại hoặc đẩy cánh mở ra, đóng hay mở là do biến đổi hình dạng phân tử protein.
s  Ion Na+ có nhiều ở dịch ngoại bào và cánh cổng của kênh Na+ đóng mở ở mặt ngoài tế bào. Ion K+ có nồng độ cao ở trong tế bào và cánh cổng của kênh K+ đóng mở ở mặt trong màng tế bào.
d.  Sự đóng mở các kênh được kiểm soát bằng 2 cơ chế
-       Đóng mở do điện thế:
s  Sự thay đổi hình dáng phân tử của cổng phụ thuộc vào điện thế màng.
s  Ví dụ: điện tích âm trong màng làm cổng Na+ đóng chặt. Khi mặt trong màng mất điện tích âm thì cổng Na+  mở ra, cho phép 1 lượng lớn ion Na+ đi qua kênh để vào trong tế bào → nguyên nhân chính gây ra các điện thế hoạt động ở dây TK khi có xung động xuất hiện.
-       Đóng mở do chất kết nối:
s  Là đóng mở kênh khi protein kênh gắn với 1 phân tử khác. Phân tử gắn vào protein kênh được gọi là chất kết nối. Sự gắn này làm thay đổi hình dạng phân tử protein và làm đóng hoặc mở cổng.
s  Ví dụ: Ach gắn vào pr kênh Ach, làm cổng của kênh mở ra, cho phép các phân tử và ion dương có kích thước nhỏ hơn kích thước của kênh đi qua. Loại cổng này có vai trò quan trọng trong dẫn truyền xung động TK qua synap (dẫn truyền xung động TK từ TBTK này đến TBTK khác hoặc từ TBTK đến TB cơ).

4.  So sánh hình thức vận chuyển tích cực nguyên phát và thứ phát
a.  Giống nhau
-       Đều là vận chuyển tích cực là sự chuyển động của các phân tử và ion ngược chiều bậc thang điện hóa. Bậc thang điện hóa là tổng các lực tạo ra sự chuyển động, bao gồm chênh lệch nồng độ, chênh lệch áp suất, chênh lệch điện thế.
-       Nhất thiết cần phải có chất mang và cần cung cấp năng lượng từ bên ngoài do vận chuyển tích cực đi ngược chiều bậc thang điện hóa.
-       Các chất được vận chuyển tích cực qua màng TB là ion Na+, K+, Ca2+, Fe2+, H+, Cl-, I-, urat, một số đường đơn và phần lớn acid amin.
b.  Khác nhau: căn cứ vào nguồn năng lượng được sử dụng trong quá trình vận chuyển mà chia vận chuyển tích cực thành 2 loại:
-       Vận chuyển tích cực nguyên phát: sử dụng năng lượng từ phân giải ATP hoặc từ 1 số chất phosphat giàu năng lượng như creatin phosphat.
-       Vận chuyển tích cực thứ phát: sử dụng năng lượng từ những bậc thang nồng độ ion sinh ra. Bậc thang này là thứ phát, là hệ quả của vận chuyển tích cực trước đó (vận chuyển tích cực nguyên phát).

5.  Trình bày hình thức vận chuyển tích cực nguyên phát (cấu tạo, hoạt động, vai trò của bơm Na+- K+ ATPase).
Bơm natri- kali (bơm Na+- K+- ATPase) là cơ chế vận chuyển tích cực nguyên phát được nghiên cứu đầy đủ và rất chi tiết, đó là cơ chế bơm ion Na+ ra khỏi TB đồng thời bơm ion K+ vào trong TB. Bơm natri- kali có ở màng của mọi loại TB.
a.  Cấu tạo của bơm Na+- K+- ATPase
-       Là 1 pr mang có 2 phân tử pr dạng cầu, 1 to và 1 nhỏ.
s  Phân tử pr to có TLPT là 100.000 đơn vị dalton
s  Phân tử pr nhỏ có TLPT là 55.000 đơn vị dalton. Chưa biết chức năng của phân tử pr nhỏ.
-       Về mặt cấu tạo, pr to có 3 đặc điểm sau :
s  Ở mặt trong có 3 vị trí tiếp nhận (rec) đặc hiệu với ion Na+
s  Ở mặt ngoài có 2 vị trí tiếp nhận (rec) đặc hiệu với ion K+
s  Ở mặt trong, gần rec tiếp nhận ion Na+ có enzym ATPase
b.  Hoạt động của bơm Na+- K+- ATPase
Khi có 3 ion Na+ gắn ở mặt trong và 2 ion K+ gắn ở mặt ngoài phân tử pr mang thì enzym ATPase được hoạt hóa, phân giải 1 phân tử ATP và giải phóng năng lượng → thay đổi hình dạng phân tử pr mang để đưa 3 ion Na+ ra ngoài và 2 ion K+ vào trong TB.
c.   Vai trò của bơm Na+- K+- ATPase
-       Kiểm soát thể tích TB: đây là chức năng quan trọng nhất của bơm Na+- K+- ATPase.
s  Bên trong TB có 1 số lượng lớn pr và các hợp chất hữu cơ khác do kích thước lớn không thể thấm ra ngoài. Phần lớn các phân tử này mang điện tích âm, do đó chúng hấp dẫn các ion dương và gây ra 1 lực thẩm thấu hút nước vào bên trong TB, làm TB phồng lên và có thể vỡ.
s  Bơm Na+- K+- ATPase ngăn cản khuynh hướng phồng TB vì:
s  Khi hoạt động nó đưa 3 ion Na+ ra ngoài nhưng chỉ đưa 2 ion K+ vào trong. Màng TB ít thấm Na+ hơn K+ → ion Na+ được bơm ra ngoài thì có khuynh hướng ở lại bên ngoài và kéo nước ra theo.
s  Khi TB bắt đầu phồng lên thì sẽ hoạt hóa bơm Na+- K+- ATPase để đưa nhiều ion Na+ và nước hơn nữa ra ngoài, giữ cho thể tích TB không thay đổi.
-       Bơm Na+- K+- ATPase tạo điện thế nghỉ của màng: khi hoạt động bơm Na+- K+- ATPase chuyển 3 ion Na+ ra ngoài và 2 ion K+ vào trong → mỗi khi hoạt động bơm đã đưa 1 ion dương ra ngoài, làm cho ion dương ở bên ngoài tăng lên và ở bên trong giảm đi → bơm đã tạo điện tích âm ở bên trong màng khi TB nghỉ ngơi. Bơm Na+- K+- ATPase đóng vai trò quan trọng nhất trong các nguyên nhân tạo điện thế nghỉ của màng.

Ảnh năm 2012

The Big Picture] Tổng kết năm 2012 qua ảnh (P1)

Tinhte.vn - 2 giờ trước 55 lượt xem
Thấm thoắt năm 2012 đã sắp kết thúc. Năm vừa qua có khá nhiều sự kiện từ lớn đến nhỏ, thu hút được sự quan tâm của nhiều người như Olympic London 2012, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, tổng thống Nga, đến các cuộc xung đột ở Trung Đông và châu Phi. Tình hình tài chính khó khăn và sự phục hội chậm chạp khiến chính phủ nhiều nước phải thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng, khiến người dân phản đối và biểu tình. Bộ ảnh này sẽ tổng hợp lại một số sự kiện nổi bật trong 4 tháng đầu năm 2012. Tất nhiên sẽ không thể đầy đủ hết được. Mời các bạn đón xem các phần tiếp theo trong những ngày tới.



Ảnh chụp con tàu Costa Concordia vào ngày 14/01/2012, một ngày sau khi nó bị va vào đá ngầm và lật ngang ở ngoài khơi đảo Giglio, Italy. Tàu Costa Concordia đang trên hành trình đi quanh biển Địa Trung Hải khi bất ngờ gặp nạn chỉ vài giờ sau khi khởi hành, mọi người trên tàu lúc này mới chỉ ổn định chỗ ngồi để ăn tối. Có 32 hành khách và thủy thủ đoàn đã thiệt mạng. Vị thuyền trưởng Francesco Schettino, người được thông báo là đã rời bỏ tàu rất nhanh sau khi nó gặp nạn, đã bị mất việc và vẫn phải đối mặt với tội ngộ sát.


Một người đàn ông cưỡi ngựa qua đống lửa đang cháy hừng hực ở ngôi làng nhỏ thuộc thị trấn San Bartolome de Pinares, Tây Ban Nha, 16/01/2012. Để tôn kính Thánh Anton, vị thánh bảo trợ cho các loài động vật, các con ngựa được cưỡi qua những đống lửa vào đêm trước ngày dành cho động vật chính thức được bắt đầu ở Tây Ban Nha.


Vũ công Amber Scott (phải) thuộc vũ đoàn balê The Australian Ballet và nghệ sĩ Patrick Thaiday thuộc nhà hát Bangarra, trong một buổi chụp ảnh trên nóc Nhà hát Opera Sydney nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập vũ đoàn balê, ở Sydney, Australia, 22/01/2012.


Ứng cử viên tổng thổng của Đảng Cộng hòa, cựu thống đốc bang Utah, Jon Huntsman, đứng trên một tủ hàng trong lúc vận động bầu cử ở cửa hiệu Bean Towne Coffee House, tại Hampstead, New Hampshire, 08/01/2012.


Ánh nắng mặt trời chiếu qua tấm phủ tạo ra hiệu ứng gợn sóng trên một con ngựa tại trường đua Plumpton, Anh, 02/01/2012.


Một con báo đốm tấn công và làm bị thương anh Pintu Dey, một nhân viên kiểm lâm ở khu vực Silphukhuri, thuộc bang Guwahati, Ấn Độ, 07/01/2012. Con báo này đã tấn công 3 người và khiến họ bị thương nặng, trước khi nó bị bắt và đưa về sở thú bang Assam. Hiện anh Pintu Dey đã bình phục hoàn toàn, còn con báo đã được trả về với thiên nhiên hoang dã.


Tay vợt người Thụy Sĩ Roger Federer thực hiện một cú trái tay trong trận tứ kết gặp Juan Martin Del Potro tại giải Australia Open, ở Melbourne Park, Australia, 24/01/2012.


Các thành viên của CLB United Kennel Club Japan (UKC Japan) chăm sóc các con thú cưng được cứu từ khu vực cách ly quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, tại khu vực tạm trú dành cho động vật ở thị trấn Samukawa, quận Kanagawa, 25/01/2012.


Xác chết của một tay súng, bên trong một chiếc xe ô tô bị lủng kính bởi vết đạn ở Jungapeo, bang Michoacan, Mexico, 19/01/2012. Trong một trận đấu súng giữa các tay súng và các binh lính, 2 tay súng đã bị giết chết trong khi 3 kẻ khác trốn thoát. Mặc dù tình trạng bạo lực trong cuộc chiến chống ma túy đã có dấu hiệu giảm bớt trong năm 2012, nhưng các vụ giết người vẫn thường xuyên xảy ra.


Một đoàn tàu quá tải chuẩn bị rời thành phố sau buổi cầu nguyện cuối cùng tại lễ hội Bishwa Ijtema, ở Tongi, ngoại ô Dhaka, Bangladesh, 15/01/2012. Hàng ngàn tín đồ Hồi giáo tham dự buổi lễ Akheri Munajat, nghi lễ cuối cùng tại lễ hội đầu tiên trong năm của đạo Hồi gồm việc cầu xin tha thứ và phù hộ cho con người.


Một người dân Hà Lan đứng trong ngôi nhà bị ngập nước sâu tới cửa sổ ở Dordrecht, Hà Lan, 05/01/2012. Gió mạnh cùng với mưa lớn đã tấn công các vùng bờ biển của Hà Lan, vốn có đến 1/4 lãnh thổ thấp hơn mực nước biển.


Bà Aung San Suu Kyi, biểu tượng dân chủ của đất nước Myanmar, in bóng dưới ánh nắng mặt trời cuối ngày khi có bài nói chuyện trong chiến dịch vận động tranh cử ở làng Thongwa, cách thủ đô Yangon chừng 50km, 26/02/2012.


Một người đàn ông bị thương sau vụ nổ bom mang lại chiếc giày trước khi được đưa đến bệnh viện ở Khyber, gần Peshawar, Pakistan, 10/01/2012. Sau khi Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Pakistan, tình hình an ninh ở nước này vẫn chưa có nhiều tiến triển khi lực lượng phiến quân Taliban bắt đầu tấn công trở lại.


Các cột đèn bị phủ băng ở bờ biển Adriatic thuộc thị trấn Senj, Croatia, 07/02/2012. Khắp châu Âu đã phải trả qua một mùa Đông lạnh giá, với hàng ngàn người bị cô lập trong các làng xa, các vùng núi ở Balkan.


Nữ diễn viên Angelina Jolie tạo dáng cho các phóng viên chụp ảnh trên thảm đỏ lễ trao giải Oscar lần thứ 84, ở Hollywood, California, 26/02/2012.


Một con tê giác đen đang được chuyển đi bằng máy bay trực thăng ở Nam Phi. Con tê giác đen thứ 7 được xác định bởi dự án WWF Black Rhino Range Expansion Project đã được thả trở về thiên nhiên sau một chuyến đi quanh đất nước. 19 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng đã được di chuyển từ Eastern Cape đến một nơi ở mới tại tỉnh Limpopo.


Một người phụ nữ bị khuyết tật ngồi trên xe lăn đụng độ với cảnh sát chống bạo động ở trung tâm La Paz, Bolivia, 23/02/2012. Hàng trăm người khuyết tật đã đến La Paz sau một cuộc tuần hành qua hơn 1.600km để yêu cầu chính phủ Bolivia đưa ra một khoản hỗ trợ trị giá 3.000 bolivianos (434 USD) cho mỗi người Bolivia bị thật nguyền, theo truyền thông địa phương.


Julian, một con khỉ 2 tháng tuổi, cắn tai của cô Kan, một nghệ sĩ chuyển giới, ở sau màn sân khấu tại buổi biểu diễn Tiffany’s Show, Pattaya, cách thủ đô Bangkok 150km về phía Đông, Thái Lan, 10/02/2012. Tiffany’s Show lần đầu tiên được tổ chức như là buổi biểu diễn của một người đàn ông cho bạn bè vào dịp năm mới năm 1974. Giờ đây nó trở thành một trong những buổi biểu diễn của người chuyển giới nổi tiếng nhất thế giới với hàng chục nghệ sĩ trình diễn mỗi đêm.


Một VĐV lướt ván tập luyện trước giải Australian Surfing Open 2012 ở Manly, Australia, 16/02/2012.


Cảnh sát biên giới Afghanistan và binh sĩ Mỹ lên một chiếc máy bay trực thăng CH-53D Sea Stallion gần tiền đồn Tobert trước khi bắt đầu chiến dịch Operation Shahem Tofan (Eagle Storm), ở Afghanistan, 10/02/2012.


Một cảnh sát chống bạo động bị ngọn lửa bao trùm trong cuộc đụng độ với người biểu tình ở Athens, Hy Lạp, 12/02/2012. Cảnh sát Hy Lạp đã dùng hơi cay để chống lại những người biểu tình ném bom xăng bên ngoài tòa nhà nghị viện nơi các nhà lập pháp thảo luật về một kế hoạch thắt lưng buộc bụng để tránh tình trạng vỡ nợ.


Một cậu bé Myanmar đứng bên cạnh đống đổ nát của trại tị nạn Um-Piam sau một trận hỏa hoạn thiêu rụi cả một phần lớn của khu trại, ở gần Mae Sot, 24/02/2012. Theo quan chức địa phương, khoảng 5.000 người đã bị mất nhà ở trại Um-Piam, trại tị nạn lớn nhất dọc biên giới Thái Lan – Myanmar, nơi ở của hơn 17.600 người tị nạn. Các khu trại tị nạn dọc biên giới Thái Lan – Myanmar có hơn 140.000 người đến Myanmar đang sinh sống, những người phải rời bỏ đất nước do tình trạng khó khăn về kinh tế, ngược đãi, phân biệt chủng tộc và cuộc chiến giữa quân đội và các nhóm vũ trang thiểu số. Nhiều người đã sống ở các khu trại tị nạn trong hàng thập kỷ.


Cảnh sát, binh lính và các phóng viên nấp cùng nhau trong cuộc đụng độ xảy ra sau khi một nhà tù ở Comayagua, Honduras bị cháy, 15/02/2012. Ít nhất 360 tù nhân và người đến thăm đã bị thiệt mạng trong vụ cháy, theo các nhà chức trách.


Một nông dân vác bó dưa chuột từ cánh đồng nhà anh đem bán tại khu chợ ở thành phố Allahabad phía Đông Ấn Độ, 22/03/2012.


Ông Greg Cook ôm chú chó Coco sau khi tìm thấy nó trong căn nhà đổ nát ở East Limestone, Alabama, 02/03/2012. Một vài trận lốc xoáy đã quét qua khu vực này, gây ra thiệt hại lớn ở hạt Limestone và Madison.


Bà Huang Sufang la hét sau khi thấy một phần ngôi nhà của bà bị phá dở bởi các công nhân ở làng Yangji, trung tâm thành phố Guangzhou, tỉnh Guangdong, Trung Quốc, 21/03/2012. Bà Huang là một cư dân của thành phố Yangji, đã đụng độ với các công nhân tháo dỡ khi họ phá nhầm một phần căn nhà của bà, vốn không nằm trong diện giải tỏa, theo truyền thông địa phương.


Một chai bom xăng được ném đi trong vụ đụng độ giữa các sinh viên và chính phủ khi họ phản đối kế hoạch tăng giá xăng dầu ở Jakarta, Indonesia, 27/03/2012. Người biểu tình đã tuần hành ở khắp Indonesia để phản đối đề xuất tăng giá xăng dầu lên 1/3 trong lúc nghị viện chuẩn bị bỏ phiếu về khoản trợ giá có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á 18 tỉ USD mỗi năm.


Đội trưởng đội cricket Những chiến binh Maasai, Nissan Jonathan Ole Meshami (bên phải) cùng một đồng đội tham gia buổi tập luyện trên bãi biển ở Mombasa, 06/03/2012. Meshami sinh năm 1986 tại một ngôi làng nhỏ ở thung lũng Rift, Kenya. Anh là con út trong một gia đình có 8 người con. Không được đi học, Meshami phụ giúp gia đình với việc chăn dê và cừu. Đội cricket Những chiến binh Maasai được thành lập với hy vọng to lớn là: cải thiện sức khỏe, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh cho sự bình đẳng giới, và đặc biệt là trở thành những hình mẫu trong cộng đồng của họ, cũng như đại sứ cho bộ lạc Massai và đất nước Kenya.


Một chú chó chạy trên con đường mà các tín đồ Thiên Chúa giáo đang xếp hàng để chờ đón Đức Giáo Hoàng Benedict XVI ở Guanajuato, Mexico, 24/03/2012.


Thủ tướng và ứng viên tổng thống Nga Vladimir Putin, nước mắt lăn trên má, nói chuyện tại một cuộc tuần hành của những người ủng hộ ông ở quảng trường Manezh, ngoại ô Kremlin, Moscow, Nga, 04/03/2012. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đứng sau lưng ông. Ông Vladimir Putin đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, dù phe đối lập và các nhà quan sát độc lập nói rằng đó là một sự vi phạm trên diện rộng.


Chân dung của một chiến binh “quân đội Syria tự do” ngồi trên yên ngựa ở làng Al-Shatouria gần khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, phía Tây Syria, 16/03/2012, một năm sau cuộc nổi dậy chống lại tổng thống Bashar al-Assad nổ ra.


Cô Aida bật khóc khi cô được cứu chữa vì bị thương bởi đạn pháo của quân đội Syria bắn vào nhà cô ở Idlib, Bắc Syria, 10/03/2012. Chồng của cô và 2 đứa con đã thiệt mạng ngay tại nhà.


Một người đàn ông Tây Tạng vừa chạy vừa hét lớn với ngọn lửa lớn phát ra trên chính cơ thể của anh sau khi tự thiêu tại một cuộc biểu tình ở New Delhi, Ấn Độ, trước thềm chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến nước này, 26/03/2012. Nhà hoạt động người Tây Tạng đã tự thiêu tại cuộc biểu tình đông người và được đưa vào bệnh viện.


Tàu con thoi Discovery của NASA nằm trên lưng chiếc máy bay chuyên dụng Boeing 747 trong chuyến bay cuối cùng trước khi đến Bảo tàng quốc gia Hàng không và Vũ trụ thuộc viện Smithsonian. Trong bức ảnh này, tàu Discovery bay ngang qua Washington, 17/04/2012.


Sát thủ người Na Uy Anders Behring Breivik giơ nắm đấm khi đến tòa án xét xử anh vì tội giết người và khủng bố tại Oslo, 16/04/2012. Breivik đã giết chết 77 người hồi mùa Hè năm ngoái, giơ nắm đấm như là một lời chào đến những kẻ cuồng tín cánh hữu lúc phiên tòa chuẩn bị bắt đầu. Breivik, 33 tuổi, đã đặt bom xe trước trụ sở chính phủ ở Oslo giết chết 8 người hồi cuối tháng 07/2011, sau đó xả súng giết 69 người khác tại một cuộc cắm trại trên đảo cho các thanh niên thuộc Đảng Lao động. Ngày 24/08/2012, một tòa án ở thủ đô Ôxlô của Na Uy đã tuyên án 21 năm tù giam có thể gia hạn, đối với tên Anders Behring Breivik, hung thủ "máu lạnh" có quan điểm cực hữu, bị buộc tội khủng bố và sát hại 77 người hồi năm ngoái.


Snoop Dogg trình diễn với ảnh ảo của ca sĩ Tupac Shakur, người đã qua đời vào năm 1996, nhưng được tái hiện lại nhờ công nghệ trình chiếu hologram, tại Lễ hội âm nhạc Coachella 2012, ở Indio, California, 15/04/2012.


Tổng thống Mỹ Barack Obama ngồi trên chiếc xe buýt Rosa Parks nổi tiếng tại bảo tàng Henry Ford trong một sự kiện ở Dearborn, Michigan, 18/04/2012.


Một cái cây bị tuyết bao phủ sau một trận tuyết rơi ở công viên Ritan, Bắc Kinh, Trung Quốc, 18/03/2012.


Cầu thủ Lukasz Piszczek (phải) đổ bia lên người HLV Juergen Klopp sau trận thắng đầu tiên tại giải vô địch quốc gia Đức Bundesliga trước đối thủ Borussia Moenchengladbach, ở Dortmund, 21/04/2012.


Một bức ảnh lớn hơn thực tế của tổng tư lệnh tối cao Triều Tiên, Kim Jong Un, chiếu trên màn ảnh lớn tại buổi hòa nhạc nhân dịp lễ kỷ niệm 80 năm thành lập quân đội Triều Tiên ở Bình Nhưỡng, 24/04/2012.


Các thanh niên tham dự biểu biểu diễn âm nhạc trong dịp lễ hội nước tại một quán bar ở Yangon, Myanmar, 11/04/2012. Lễ hội té nước mừng năm mới ở Myanmar được gọi là Thingyan, lễ hội là kỳ nghỉ quan trọng nhất của người Myanmar. Tại lễ hội này người dân Yangon té nước vào nhau, hình thức té nước có nhiều dạng như té nước từ những cái chậu, súng nước cho đến những cái ống tre.

Nguồn: The Atlantic