Những ngày sau đó, vẫn không tìm được việc làm và thế là người phụ nữ đã quá 30 phải dạt ra lề đường hành nghề "gái bán hoa".
Những câu chuyện éo le sau đây được ghi tại Trung tâm Giao dục lao động
xã hội
Phú Nghĩa, Bịnh Phước. Các nhân vật xuất hiện trong bài đều đã từng là
những cô gái sắc nước hương trời, con mắt có đuôi, môi cười lúng liếng,
đã từng ong vờn bướm lượn, bao nhiêu gã tình si thầm nguyện nâng đỡ gót
chân… Nhưng rủi may phận người đã đẩy họ sa chân vào con đường mưu sinh
lấm lem, hoen ố.
Câu chuyện thứ nhất: Bước đường cùng của người mẹ đơn thân
Chị là Nguyễn Thị L, sinh năm 1968, tại Định Quán, Đồng Nai – có
"thâm niên đứng đường" hơn 12 năm tại Công viên Phú Lâm, Quận 6, TP HCM.
Nhà L. nghèo xơ nghèo xác, nên mới học đến lớp 2, chưa kịp rành mặt
chữ, cô bé đã phải nghỉ ngang để đỡ đần cha mẹ. Tuổi thơ khốn khó cứ thế
nhọc nhằn trôi qua. Đến năm Nguyễn Thị L. 16 tuổi thì tai họa ập xuống.
Mẹ L. đang yên, đang lành bỗng ngã lăn ra ngất xỉu. Và L gần như ngã
quỵ khi bác sĩ cho hay, mẹ chị đã mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Bao nhiêu
tiền của, kể cả căn nhà nhỏ, và mảnh đất tổ tiên để lại cũng bán hết để
lấy tiền chạy chữa cho mẹ.
Nhưng mọi nỗ lực đều đổ sông đổ biển, 1 năm sau đó, mẹ L. ra đi, để
lại người cha già ốm yếu, đờ đẫn đi vì nhớ thương người vợ đã khuất. Là
con gái lớn trong nhà, mới mười mấy tuổi đầu, L. đã phải gánh gồng
miếng ăn cái mặc cho cả
gia đình.
Hằng ngày, L. tất tả chạy lên chợ huyện, mua sỉ khoai lang rồi chiều
tối gánh bếp than đỏ rực đi cùng làng, cuối xóm để bán khoai lang nướng.
Bán buôn vất vả nhưng lời lãi chẳng được là bao, đã thế, cha già lại
nay đau, mai yếu. Hết cách vun vén, L giao gánh khoai lại cho đứa em
nhỏ, một thân, một mình lên thành phố Hồ Chí Minh với hy vọng cải thiện
cuộc sống cho cả
gia đình.
Làm mẹ đơn thân khổ trăm đường (ảnh minh họa)
20 tuổi, cô gái quê nghèo bỡ ngỡ đặt chân lên thành phố. Không lâu sau
đó, L. xin được việc làm tại một cơ sở may áo mưa ở huyện Hóc Môn. Với
mức lương chị cho là kha khá, L. bắt đầu mường tượng về viễn cảnh tươi
sáng đang chờ cô và cả gia đình nghèo. Nhưng mọi việc, đâu có dễ dàng
như L. đã từng nghĩ, cuộc sống ở thành phố với bao nhiêu thứ chi phí và
giá sinh hoạt đắt đỏ đã ngốn gần hết tiền lương của L. Chuyển hết chỗ
làm này, sang chỗ làm khác nhưng cái đói, cái nghèo cứ bám lấy cô gái
gầy guộc nhỏ bé này. Một lần, L. đổ bệnh nặng, thế là tháng ấy thay vì
phải tẩm bổ cho mau lại sức, L. lại chỉ ăn mì gói cầm hơi để bù vào
khoản tiền bị hụt do không đi làm được.
5 năm làm công nhân, bao nhiêu tiền dành dụm được, L. đều gửi về
cho gia đình, lúc ốm đau cũng không dư ra được đồng nào thang thuốc. Tủi
phận mình, L. quyết định nghỉ làm công nhân, nhận vé số đi bán dạo.
Trong những ngày lang thang khắp các con phố, L. tình cờ gặp được anh
Nguyễn Văn Long, sinh năm 1963, làm nghề hớt tóc. Những mảnh đời cơ hàn
gặp nhau, cùng nhau san sẻ khốn khó nên lâu dần giữa chị L. và anh Long
đã nảy sinh tình cảm. Không lâu sau đó, hai người họ quyết tâm dọn về
sống chung với nhau. Không đám cưới rình rang, không rượu chè, bạn bè
chúc tụng, hạnh phúc của họ giản đơn là "góp gạo thổi cơm chung".
3 năm sau đó, chị L. sinh được bé gái đầu lòng đặt tên là Nguyễn
Thị K. Hạnh phúc kéo theo sự lo lắng, vì với số tiền kiếm được hiện tại,
lo cho hai vợ chồng đã khó, nói gì đến chu cấp đủ đầy cho con. Thế nên,
ngoài việc đi bán vé số, chị còn nhận phụ hồ thêm cho các công trình.
Chị L. kề: "Chồng tôi thương tôi lắm, nhưng anh vốn có bệnh trong người,
ngoài việc hớt tóc ra, những việc nặng nề khác anh ấy cũng thử làm thêm
nhưng không kham nổi. Cơ cực, nhưng hai vợ chồng hiểu và thương yêu
nhau cũng là quá đủ". Rồi anh chị tiếp tục sinh thêm đứa con trai thứ
hai, tên là Nguyễn Văn H. Khốn khó là vậy, nhưng chuỗi ngày êm đềm của
gia đình nhỏ cứ thế trôi qua.
Cuộc đời như cứ trêu ngươi người phụ nữ chưa được một ngày hạnh
phúc vẹn tròn này. Năm bé H. lên 5 tuổi, khi đang hớt tóc cho khách, anh
Long bỗng nhiên đột quỵ và tức tưởi qua đời. Đang phụ hồ giữa trưa nắng
gắt, chị L. bất tỉnh tại chỗ khi nghe tin dữ về chồng. Vét hết số tiền
từ lâu hai người dành dụm, chị cố gắng lo cho chồng mồ yên, mả đẹp. Ôm
hai đứa con dại vào lòng, nghĩ đến người chồng xấu số, đến những tháng
ngày cơ cực phía trước, nước mắt người góa phụ cứ thế tuôn rơi. Nuôi con
một mình, bế tắc, túng quẫn, đã đẩy chị Nguyễn Thị L. đến bước đường
cùng, để rồi sa chân vào vũng bùn lem luốc. Xúc động đến nghẹn lời, chị
L. ngưng lại một hồi, rồi tiếp: "Cuộc đời tôi chỉ toàn là những ngày đau
khổ. Tuy không nên đổ thừa cho hoàn cảnh, nhưng mà đến khi đứng trước
nghịch cảnh đớn đau, không có lối thoát thì mới hiểu được nỗi tủi nhục,
bế tắc của những người như chúng tôi".
Trước kia dù có khổ, có nghèo cũng có hai vợ chồng "chung lưng đấu
cật", nhưng giờ đây, mọi gánh nặng gia đình đều đè lên vai người phụ nữ
bất hạnh. Có gắng gượng đến bao nhiêu thì cuộc sống vẫn cứ túng thiếu,
vẫn phải vay chỗ này, mướn chỗ kia. Những hôm đi phụ hồ về muộn, thấy
hai đứa con nhỏ ôm nhau khóc lả đi vì đói và vì nhớ mẹ, chị L. chỉ muốn
tự vẫn để thoát khỏi cảnh khốn cùng này. Nhưng nhìn con dại, chị lại
không đành lòng để chúng bơ vơ.
Nợ nần ngày càng nhiều mà
sức khỏe
chị L. lại cứ thế yếu dần. Thế nên, không lâu sau đó, người ta không
nhận chị phụ hồ nữa. Bị đuổi việc, chị thất tha thất thểu về nhà giữa
đêm vắng. Lòng ngổn ngang vì không biết đêm nay hai đứa con nhỏ dại sẽ
ăn gì cho qua bữa. Nhìn thấy dáng chị còn mảnh mai, xuân thì, những gã
đàn ông đang tìm thú tiêu khiển ban khuya buông lời trêu ghẹo, rồi ngã
giá. Mới đầu, chị tức giận cự tuyệt, nhưng càng nghĩ càng lo lắng cho
các con, khốn cùng chị nhắm mắt làm liều. Cầm đồng tiền từ tay gã đàn
ông ham của lạ, chị ghé vào mua đồ ăn cho con mà khóc suốt đường về.
Những ngày sau đó, vẫn không tìm được việc làm và thế là người phụ nữ đã
quá 30 phải dạt ra lề đường hành nghề "gái bán hoa".
Những ngày sau đó, vẫn không tìm được việc làm và thế là người phụ nữ
đã quá 30 phải dạt ra lề đường hành nghề "gái bán hoa". (ảnh minh họa)
Ngày đầu tiên ra đứng đường bắt khách, chị run đến nỗi chỉ núp sau gốc
cây, không dám "hiên ngang" như những cô "gái bán hoa" trẻ trung khác.
Và vì sợ hàng xóm cũng như hai con biết chuyện nên hằng ngày, chị phải
đi quãng đường 20 cây số từ Hóc Môn xuống Công viên Phú Lâm, Quận 6 để
"hành nghề". Thấy chị "quá lứa lỡ thì" không ít các "đào" trẻ tỏ vẻ
khinh khi, lườm nguýt. Chị xấu hổ, suốt ngày cứ lủi thủi nấp vào gốc
cấy, chỗ khuất chưa bao giờ dám ló mặt ra "chào hàng" khách. Thế nhưng,
cũng bởi cái vẻ nhút nhát, nhà lành của chị mà lại được nhiều gã trung
niên, kể cả thanh niên trai tráng ham của lạ cũng để mắt đến. 12 năm
ròng rã, ngày nào cũng vậy, chị dậy sớm lo cơm nước cho 2 đứa con nhỏ,
đến 9 giờ sáng chị bắt xe buýt xuống quận, 6, "hành nghề" tới 3 giờ
chiều lại đón xe buýt về. Thời gian còn lại trong ngày, chị đi lặt ớt,
hái đậu mướn cho những nhà nông gần đó. Có khi lĩnh thêm hàng kết hạt,
kết cườm để kiếm sống qua ngày.
12 năm "buôn hương bán phấn" chưa đêm nào chị ngủ ngon giấc. Ngày
nào chị L. cũng lo lắng không biết rằng con mình đã tỏ tường mọi chuyện
chưa. Thế nhưng, vì cuộc mưu sinh khắc nghiệt, chị vẫn không thể nào dứt
khỏi kiếp "gái bán hoa". Chị L. tâm sự: "Nhiều lúc mới về đến nhà, thấy
hàng xóm nhìn mình khang khác là tôi đã giật mình thon thót. Tối tôi cứ
phải hỏi con rằng, có ai nói gì về mẹ không, thật sự tủi nhục, đớn đau
không để đâu cho hết". Rồi trong một đợt truy quét, chị bị gom về Trung
tâm Phú Nghĩa. Chị còn nhớ như in, lúc bị đưa lên xe chị vừa khóc, vừa
van xin cán bộ đừng cho người nhà biết chuyện. Thương tình chị, nên việc
chị làm chỉ có một người bạn thân mà chị nhờ nuôi con giúp biết chuyện.
Người ấy cũng giấu nhẹm sự thật, chị nói với con chị rằng, mẹ đi làm ăn
xa một thời gian sau sẽ về với các cháu.
Chị Nguyễn Thị L. đã vào Trung tâm Phú Nghĩa được hơn 1 năm. Giờ
đây, khi kiếp cave , "quá lứa lỡ thời" đã kết thúc, chị ngồi đối diện
tôi hai bàn tay không ngừng xoăn xít vào nhau, rồi bối rối ngập ngừng:
"Không biết kể ra đây, có ai hiểu cho hoàn cảnh của tôi không. Hay rồi
họ cũng dè bỉu, khinh khi cho quá khứ đầy u tối của cuộc đời tôi. Những
ngày lao động, sinh hoạt lành mạnh ở nơi đây, thật sự đã làm tôi thức
tỉnh. Tôi ân hận lắm vì nếu mình mạnh mẽ hơn đã không phải chịu đựng sự ê
chề, tủi nhục suốt 12 năm đứng đường làm gái. Phải chi… Mà thôi, dẫu
sao đây cũng là cơ hội để tôi làm lại từ đầu. Chỉ mong rằng, đây mãi mãi
là một bí mật với hai đứa con nhỏ dại, chúng là hy vọng duy nhất của
cuộc đời tôi". Tôi nhìn người phu nữ phải sống với chuỗi ngày dài đầy
đau khổ kia với ánh nhìn tin cẩn. Vì giờ đây,
xã hội
đã không còn quá khắt khe với những người phụ nữ vì hoàn cảnh sống, vì
cuộc mưu sinh khốc liệt mà phải bước chân vào con đường bán đi thân xác.
Hơn ai hết, chính những người như họ mới cần được san sẻ và cảm thông.
Câu chuyện thứ hai: Khao khát hoàn lương của người mẹ trẻ phải "đứng đường"
Thái Ngọc D. năm nay 34 tuổi, cô sinh ra trong một gia đình nghèo ở
miệt sông nước tỉnh Vĩnh Long. Tuy đã quá 30 nhưng giọng nói nhẹ nhàng,
vóc dáng hãy còn "thắt đáy lưng ong" của D. vẫn dễ khiến cho người ta
nao lòng. Phải một hồi rất lâu tôi mới tiếp chuyện được với người phụ nữ
có đôi mắt vừa lạnh lùng, vừa phảng phất chút u buồn này. Không ngừng
vân vê tà áo, D. cất giọng nhẹ nhàng bộc bạch: "Những lỗi lầm ngày trước
của em, em làm thì em chịu. Nhưng mà, con gái em nó đâu có tội tình gì…
Nhớ con lắm, chị ơi. Em chỉ sợ, sau khi ra trại, con em biết về quá khứ
của mẹ, cháu sẽ không chịu nhận nhìn".
Ngọc D. là con thứ 5 trong một gia đình có đến 6 người con. Tuy gia
cảnh khó khăn, nhưng ba mẹ của D. vẫn luôn cố gắng lo cho con được đến
trường đầy đủ. Thế nhưng, khi D. học đến lớp 5 thì biến cố xảy ra, khiến
D. phải dở dang việc
học hành.
Mới 11 tuổi đầu, cô bé Ngọc D. phải đi ở đợ cho nhà một người dì. Cảnh
sống cơ cực, xa gia đình đã khiến D. ngày càng trở nên lầm lì, ít nói.
Đến tuổi trăng tròn, Ngọc D. ngày càng xinh đẹp, biết bao chàng trai
quanh vùng thầm để ý. Nhưng với bản tính trầm buồn, D. chỉ biết lặng lẽ
làm việc, chưa một lần hò hẹn với ai.
Và cũng chính thời gian này, D. rõ ra một sự thật động trời. Hóa ra
trước giờ, mẹ của D. chỉ là "vợ hờ" của người cha mà cô vô cùng tôn
kính. Hóa ra, cha của D. còn có một gia đình "danh chính ngôn thuận"
khác, và mẹ D. chưa từng được "pháo cưới kết hoa", cả mảnh giấy đăng kí
kết hôn cũng không có. Niềm tin trong D. vỡ òa, cô cảm thấy nhục nhã,
cảm thấy mình như đứa con vô thừa nhận. Đã thế, họ hàng, làng xóm còn
không ngớt lời đàm tiếu. Cô gái đang tuổi mới lớn, đã phải chịu cú sốc
về tinh thần quá lớn lao. Thật sự không chịu nổi, D. quyết định lặng lẽ
rời quê lên Sài Gòn với ước mong bắt đầu một cuộc sống mới. Lúc ấy,
trong đầu cô bé non nớt mới vừa tròn 16 tuổi là những ý nghĩ vô cùng đơn
giản. Ngọc D. nhủ thầm, chỉ cần xa gia đình là cô sẽ quên đi bao nhiêu
sầu muộn, sẽ tránh được những lời dị nghị, gièm pha. Thế nên, trong một
khuya trời trở lạnh, D. không một lời từ biệt cứ thế gói ghém đồ đạt âm
thầm ra đi.
Sài Gòn vốn dĩ không dễ dàng trú ngụ như D. đã từng tưởng tượng. Cô
thật sự bối rối không biết mình phải làm việc gì, phải sinh sống ở đâu
khi hoàn toàn không có ai thân thích ở chốn phồn hoa đô hội này. Cuối
cùng, D. xin vào làm tại một quán cà phê gần Bến xe Miền Đông. Thời ấy,
lương phụ bán cà phê của D. chỉ có 250.000 đống/tháng. Để đỡ bớt một
phần chi phí, D. phải đi bộ mỗi ngày 2 cây số từ nhà trọ đến chỗ làm. Có
những hôm quán đông, D. về muộn, một mình lang thang trong đêm khuya
khoắt, vừa đói, vừa mệt lại sợ hãi, cô cứ khóc suốt đường đi.
Được vài tháng, chịu không nổi, D. xin nghỉ, rồi vào làm trong một
nhà hàng ở Quận 4. Với ngoại hình xinh đẹp, Ngọc D. hầu như rất dễ dàng
xin được việc tại các nơi kinh doanh về dịch vụ ăn uống. Nhà hàng nơi D.
đang làm việc, quản lý về thời gian rất khắc khe, mà do không có phương
tiện đi lại, cô thường xuyên bị trễ giờ. Vì thế, lương đã ba cọc ba
đồng mà lại còn bị trừ bớt đi, một lần nữa D. xin nghỉ. Rồi D. xin làm
trong một quán cơm gần nhà. Với mức lương 700.000/ tháng, không bao cơm
nhưng phải làm nguyên ngày. Quần quật cả tháng trời, cực nhọc vô cùng,
nhưng đến khi lĩnh lương, bà chủ ma mãnh trừ tiền cơm hết sạch, khiến D.
chỉ còn vài chục ngàn giắt túi. Âm ức, D. lại xin nghỉ.
Được vài tháng, chịu không nổi, D. xin nghỉ, rồi vào làm trong một nhà hàng ở Quận 4. (ảnh minh họa)
Đang buồn chán vì công ăn việc làm chưa đâu vào đâu thì những người
bạn mới của D. rù cô đi Vũng Tầu chơi. Không ngại ngần, D. gật đầu đồng
ý. Trong chuyến đi này, D. tình cờ gặp được Vũ Hoàng Nam, chàng trai với
vẻ ngoài thư sinh và cách nói chuyện nhẹ nhàng đã nhanh chóng thu hút
Ngọc D – cô bé mới biết yêu lần đầu. Đôi nam thanh nữ tú này quấn lấy
nhau cuồng nhiệt. Họ cùng trở về Sài Gòn rồi thuê một căn phòng nhỏ tại
Tân Bình sống với nhau như vợ chồng.
Nhưng hạnh phúc chẳng tày gang, không lâu sau đó, Nam bị bạn bè rủ
rê rồi nghiện ma túy. Bao nhiêu tiền đôi tình nhân trẻ dành dụm cho một
đám cưới trong mơ bỗng chốc bị Nam đốt sạch vào làn khói trắng. Ngọc Đ.
khóc lóc can ngăn thì bị Nam đánh đập, chửi mắng thậm tệ. Vì còn yêu
Nam, và vì đứa con mới hình thành trong bụng, nên D. nhẫn nhịn chịu đựng
và ra sức khuyên lơn. Nhưng Nam chỉ hiền hòa mỗi khi tính táo, còn
những lúc lên cơn y như rằng hắn biến thành thú dữ. Cảnh nhà rời vào
túng bấn, mà Nam thì càng ngày càng tăng liều. Một hôm, Nam về nhà túm
lấy áo D. đòi tiền mua thuốc. Đang có thai, mệt mỏi khó chịu, lại thấy
người tình nghiện ngập không lo làm ăn, suốt ngày bám vợ, D. bực mình
hất mạnh tay Nam. Nào ngờ hắn nổi cơn điên, hai mắt long sòng sọc, hắn
vung tay túm lấy tóc D., đập mạnh đầu cô xuống nền nhà.
Ngọc D. bất tỉnh bao lâu không biết, mở mắt ra cô đã thấy máu me đầm
đìa, còn gã "chồng hờ" vũ phu đã khoắng sạch tiền mang đi mua ma túy. Lo
sợ cho cái bào thai 5 tháng, D. một mình lê thân đến nhà vị bác sĩ gần
đó nhờ khám giúp. May mắn thay, con D. không hề hấn gì. Tủi nhục, đớn
đau, Ngọc D. quyết định ra đi, để bảo vệ cho bản thân mình và cho đứa
con sắp chào đời. D. tá túc tại nhà một người bạn quen. Hằng ngày, cô
phụ bạn cắt chỉ, gia công hàng may sẵn để kiếm thêm chút đỉnh chờ đến
ngày sinh nở. Kể đến đây, bỗng nhiên Ngọc D. rớt nước mắt "Lúc vào phòng
sinh, vừa đau vừa tủi, ôm đứa con đỏ hỏn trong lòng, nhìn xung quanh ai
cũng được chồng chăm chút, chỉ có một mình em là "đi biển mồ côi", em
chỉ biết khóc. Bác sĩ bảo, đừng khóc nhiều, sẽ ảnh hưởng đến
sức khỏe, không tốt cho con, nhưng lúc ấy cứ nghĩ đến những ngày tháng khó khăn sắp tới là em lại rớt nước mắt".
Nuôi một đứa con với cô gái vừa tròn 20 tuổi đầu quả là việc không
hề dễ dàng. Mới sinh xong, sức khỏe yếu, hầu như D. không làm được việc
gì. Tiền nuôi sống hai mẹ con đều là do bạn bè thương tình cho vay mượn.
Đến khi đứa con gái bé bỏng cứng cáp hơn một chút, D. đành gửi con cho
nhà bạn quen rồi một thân một mình kiếm việc làm thêm. Nào tiền sữa,
tiền thuốc men rồi ăn uống sinh hoạt của hai mẹ con khiến D. không thể
nào kham nổi. "Gái một con trông mòn con mắt", bà chủ quán cà phê đèn mờ
gần đó thấy D. xinh đẹp liền tiếng to tiếng nhỏ rủ rê D. về làm việc
cho mình. Túng bấn, hết cách D. đành nhận lời vào làm tiếp viên quán cà
phê đèn mờ. Cứ mỗi tối, D ăn mặc thật mát mẻ để bưng bê cà phê cho
khách. Tuy vây, tiền kiếm được cũng chẳng là bao.
Một hôm, có ông khách mê mệt nhan sắc của D. nên buông lời gạ gẫm
cô qua đêm cùng mình. Lúc đầu, D. tỏ ra khinh miệt hắn ghê gớm. Nhưng
rủi thay, con gái D. do thiếu sự chăm sóc thường xuyên của mẹ nên mắc
bệnh "sài", ôm đau liên miên. Càng ngày, gã khách càng lui tới quán
thường xuyên, và món tiền hắn đưa ra để có một đêm "vui vẻ" với D. ngày
càng lớn. Nghĩ đến thân mình tình duyên lỡ dở, lại nghĩ đến đứa con suy
dinh dưỡng, ngày đêm khát sữa me, D. nhắm mắt, cắn răng làm liều. Lần
đầu tiên, rồi lần thứ 2,… cứ thế D. biến thành gái bán thân chuyên
nghiệp.
Bệnh tình của con gái D. ngày càng nặng, cô quyết định nghỉ việc ở
quán cà phê đèn mờ, chuyển qua làm tiếp viên ở tiêm hớt tóc thanh nữ. Ở
đây, ngoài mas-sage cho khách, tiếp viên phải chiều theo mọi yêu cầu của
khách thì mới mong kiếm được nhiều tiền. Nhưng ngặt thay, tiếp viên ở
đậy chỉ được lấy 6 phần, còn 4 phần phải chia cho chủ. Ai không tuân thủ
nghiêm sẽ bị bọn bảo kê đánh cho bầm dập mới thôi. Con gái D. cô đặt
tên là Xuân, những mong đời con sau này sẽ rạng rỡ như mùa xuân chứ
không u ám, nặng nề như mẹ. Nhưng bé Xuân do mắc chứng suy dinh dưỡng từ
nhỏ, nên các bệnh khác cứ thế kéo theo. Để có tiền cho con đi viện, có
ngày, Ngọc D. phải tiếp đến 10 lượt khách. Thân xác rả rời, mà đồng tiền
còn bị bọn nhà chủ ăn xén, chẳng còn được là bao. Khốn cùng, D. dạt ra
"đứng đường" tại khu vực Phạm Văn Bạch, Tân Bình. Sáng, D. gửi con vào
nhà trẻ tư nhân vì nới đây nhận giữ trẻ đến 10 giờ tối. Sau đó, D. đi
đến địa điểm "hành nghề", D. chưa bao giờ dám làm quá khuya vì cô còn
phải đón con về. Cứ thế, D. như một con thoi chạy ngược, chạy xuôi hằng
mấy năm trời cho đến lúc bị bắt và đưa vào Trung tâm Phú Nghĩa.
Vì con, D. đi bán thân, và giờ đây chính đứa con gái bé bỏng lại
trở thành động lực để người mẹ trẻ khao khát ngày hoàn lương. D. gạt vội
nước mắt, mỉm cười: "Bé Xuân rất ngoan, rất xinh đẹp, nhớ con lắm, em
chỉ mong ngày về để được gặp con. Vì danh dự của con gái sau này, em sẽ
không bao giờ quay lai con đường tăm tối ấy nữa. Con em sẽ tiếp thêm
nghị lực để em đủ sức làm lại từ đầu".
Ngày về của Ngọc D. và những cô gái lầm lỡ tại Trung tâm Phú Nghĩa,
sẽ không còn xa nữa. Sau khi nghị quyết 24/2012 của Quốc hội về việc xử
lý vi phạm hành chính đối với gái mại dâm có hiệu lực vào ngày
01/07/2013 tới đây, họ sẽ trở thành những học viên cuối cùng của trung
tâm này. Dù đây là chuyển biến tích cực trong việc nhìn nhận "nghề mại
dâm", nhưng vẫn mong ngày càng ít đi những cô gái vì vòng xoáy kiếm tiền
mà phải cuốn vào cuộc mưu sinh với những trò vui thân xác.