Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Beo chết ở syria

rên facebook của phóng viên Shadi Hulwe. Nguồn phóng viên George Aorvlian. Địa điểm Aleppo.
Chiến lợi phẩm sau khi đập Beo ở nhà máy xi măng

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.


Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 960x636.

All you need change the world is one good lie and a river of blood

6 triệu chứng ở mắt không nên bỏ qua

6 triệu chứng ở mắt không nên bỏ qua

(Dân trí) - Đôi mắt không những là cửa sổ tâm hồn mà còn là bộ phận cơ thể để bắt bệnh trên người chúng ta. Dưới đây là những triệu chứng ở mắt báo hiệu bệnh tật không nên bỏ qua.

  Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
Động mạch có màu bạc hoặc đồng

Nguy cơ: Huyết áp cao

Hơn 20% bệnh nhân không biết bản thân bị mắc chứng huyết áp cao. Đây là chứng bệnh có thể được phát hiện sớm nếu chúng ta đến thăm khám bác sỹ nhãn khoa thường xuyên. Chúng ta có thể quan sát thấy dấu hiệu tăng huyết áp thông qua đôi mắt bởi vì khi bị tăng huyết áp các động mạch võng mạc sẽ chuyển thành màu bạc hoặc đồng. Nếu không được
chữa trị, tình trạng này có thể khiến các mạch máu trong võng mạc và khắp cơ thể bị nghẽn, làm tăng nguy cơ bị đau tim hay đột quỵ.

Nốt ruồi ở lớp bên trong của mắt

Nguy cơ: Khối u ác tính

Ánh sáng mặt trời không chỉ có thể tàn phá làn da của bạn mà nó có thể làm tăng nguy cơ phát triển khối ung thư bên trong nhãn cầu.
 
Theo bác sỹ nhãn khoa Sophie J. Bakri, Trung tâm y tế Mayo Rochester, Minnesota, “Khối ung thư có thể trông giống như các nốt ruồi bên trong lớp sắc tố võng mạc”. Việc phát hiện sớm khối u ác tính ở mắt là rất quan trọng vì chúng có thể nhanh chóng di căn đến các mô xung quanh.

Mạch máu có kẽ hở

Nguy cơ: Tiểu đường

Đường huyết cao có thể làm tắc nghẽn hoặc gây tổn hại các mạch máu võng mạc theo thời gian, khiến chúng yếu dần đi. Bác sĩ nhãn khoa mắt thường có thể nhận ra các mạch
máu hở bất thường này. Thực tế, bệnh nhân tiểu đường thường bị ảnh hưởng đến mắt, đặc biệt có thể dẫn đến mù lòa trong những trường hợp nghiêm trọng.

Viêm nhiễm

Nguy cơ: Bệnh tự miễn dịch

Các triệu chứng tự miễn dịch có thể khiến cơ thể tấn công lại các tế bào và mô khỏe mạnh dẫn đến viêm nhiễm. Nếu thấy sung viêm ở mắt, mắt đỏ, ngứa thì có thể đang bị
mắc vài dạng bệnh về hệ miễn dịch chưa được chẩn đoán như lupus ban đỏ hay bệnh viêm khớp dạng thấp.

Phồng rộp bên trong mắt

Nguy cơ: Mắc bệnh CSR

Tình trạng bị phồng rộp bên trong nhãn cầu được gọi là bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (CSR), đây là loại bệnh thường gây ra bởi sự căng thẳng quá độ về cảm xúc,
tinh thần. Triệu chứng phổ biến nhất là bệnh nhân có thể bị mờ mắt hoặc nhìn thấy những đường sóng khi cố gắng tập trung vào một điểm bất kỳ. Trong nhiều trường hợp, bệnh
CSR có thể được kiểm soát bằng cách giảm mức độ stress, hoặc có thể chữa trị bằng laser.

Cách mạch máu bị sưng ở trong lòng trắng mắt

Nguy cơ: Dị ứng

Chất gây dị ứng trong không khí như phấn hoa, bụi, và lông động vật thường ảnh hưởng đến mắt. Như một cơ chế tự bảo vệ, mắt sẽ tiết ra histamine và các hóa chất tự nhiên khác
để chống viêm mà không gây ra các tác dụng phụ nào cho mắt. Quá trình này có thể khiến các mạch máu bề mặt sung lên, đỏ, ngứa, chảy nước mắt. Tốt nhất là tìm gặp bác
sỹ chuyên khoa để chữa trị kịp thời.

Quách Vinh
Theo MSN

Bệnh xấu ăn vì sợ xấu dáng

Bệnh xấu ăn vì sợ xấu dáng

Hầu hết những bệnh nhân mắc chứng ăn vô độ tâm thần đều có đặc điểm: ăn kiêng vì luôn lo sợ ngoại hình không còn hấp dẫn nhưng sau một thời gian thì trở nên háu ăn không kềm lại được, ăn xong lại tự gây nôn! Tâm trạng cũng bắt đầu căng thẳng, lo lắng...

 Thường gặp ở nữ tuổi 18 – 20
Thường gặp ở nữ tuổi 18 – 20

Nếu cứ lo ăn cho đẹp chứ không phải ăn cho khoẻ, giá phải trả có khi là căn bệnh ăn vô độ tâm thần (ảnh chỉ mang tính minh hoạ). Ảnh: Hồng Thái

Cùng với chán ăn tâm thần (anorrexie) hay béo phì (obésité), ăn vô độ tâm thần (bulemie) là một dạng rối loạn ăn uống, được bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) xếp vào mã bệnh F50.2. Khác với chán ăn tâm thần là bệnh nhân không ăn nên rất gầy, và với béo phì là bệnh nhân ăn nhiều chất gây béo, trong ăn vô độ tâm thần bệnh nhân chỉ ăn nhiều trong những khoảng thời gian nhất định được gọi là “cơn”. Trong cơn, bệnh nhân mất kiểm soát hành vi ăn uống, không thể ngừng ăn hoặc không thể kiểm soát mình ăn gì và ăn bao nhiêu, nhưng không phải vì đói, vì thèm. Tuy nhiên, sau khi ăn tất cả những gì có trên bàn, bệnh nhân thường xấu hổ vì tình trạng ăn uống của mình và thường tìm cách gây nôn (móc họng) hoặc làm thức ăn tiêu đi như dùng thuốc tẩy ruột, thụt tháo, hoặc tập thể dục một cách thái quá vì sợ béo. Vài ngày sau, bệnh nhân lại lên cơn thèm ăn. Cơn ăn tái đi tái lại, một tháng xảy ra vài lần. Có khi, bệnh nhân cố gắng nhịn ăn một thời gian dài. Vì vậy, trọng lượng cơ thể nói chung bình thường. Ăn vô độ tâm thần thường gặp ở tuổi 18 – 20, nữ nhiều hơn nam ba – bốn lần.

Vì đâu nên nỗi?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh ăn vô độ tâm thần, chủ yếu là các nguyên nhân tâm lý. Thanh thiếu niên đang trong tuổi phát triển thường quá bận rộn với hình dáng của mình, quá nhạy cảm hoặc tự ti trước những lời bình luận của gia đình, bạn bè xung quanh về ngoại hình của mình. Họ mong ước có thân hình mảnh mai, dẫn đến nhịn ăn nhịn uống thái quá. Hậu quả là dẫn đến cơn đói và ăn vô độ.

Phần lớn các trường hợp này không phát triển thành bệnh, chỉ một số có nhân cách không ổn định hoặc bị stress kéo dài, quá tự ti với bản thân mới có nguy cơ mắc trầm cảm.

Các bậc cha mẹ nên làm gì?

Thương con, cha mẹ thường bắt con cái ăn nhiều. Tuy nhiên ăn nhiều chưa phải là tốt. Ăn nhiều trong bệnh béo phì gây nhiều biến chứng tim mạch, nguy cơ đái đường. Ăn nhiều trong bệnh ăn vô độ tâm thần sẽ gây những biến chứng ngay lập tức như mất nước, truỵ tim mạch do nôn mửa, lâu dài gây trầm cảm lo âu.

Nếu thấy trẻ ăn nhiều một cách bất thường, với những biểu hiện như ăn nhiều thành cơn, ăn không phải do thèm, do đói, ăn xong lại móc họng để nôn... xảy ra vài lần trong tuần, kéo dài vài tháng thì nên đưa trẻ đến các phòng khám tâm lý xin tư vấn trị liệu.

Theo ThS.BS Trần Trung Hà
Trưởng phòng nghiên cứu khoa học – hợp tác quốc tế,
bệnh viện Tâm thần Trung ương 1
Sài Gòn tiếp th

Hàng chục người kêu gào thảm thiết trong xe khách bị lật

Hàng chục người kêu gào thảm thiết trong xe khách bị lật

(Dân trí) - “Trước khi xảy ra tai nạn trời đang mưa rất to, chúng tôi đang ngủ thì bất ngờ nghe tiếng động mạnh, xe chao đảo rồi lật nhào. Nhiều hành khách mất bình tĩnh gào khóc thảm thiết, rất nhiều người bị gãy tay, chân, ngất xỉu, mắc kẹt trong xe…”.


Vào khoảng 4h30 phút sáng ngày 4/2, trên tuyến quốc lộ 1A đoạn qua xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Chiếc xe khách mang BKS 17B-001.16 do mất lái đã lao thẳng vào gốc cây rồi lật nhào ngay trước cửa nhà dân, trong xe khi đó có khoảng 50 hành khách đang say ngủ.

Một hành khách may mắn thoát nạn kể lại: “Trước khi xảy ra tai nạn trời đang mưa rất to, chúng tôi đang ngủ thì bất ngờ nghe tiếng động mạnh, xe chao đảo rồi lật nhào. Nhiều hành khách mất bình tĩnh gào khóc thảm thiết, rất nhiều người bị gãy tay, chân, ngất xỉu và bị mắc kẹt trong xe. Chúng tôi đã phá cửa thoát hiểm ra ngoài và cùng người dân tập trung cứu những người bị thương”.
Chiếc xe khách bị lật đang được đội cứu hộ đưa đi
Chiếc xe khách bị lật đang được đội cứu hộ đưa đi

Tại hiện trường vụ tai nạn, chiếc xe khách bị dập nát, hư hỏng nặng, thân xe méo mó, kính và đồ đạc trong xe đều bị vỡ. Thông tin ban đầu, có ít nhất 10 người bị thương (trong đó có cả tài xế và phụ xe). Hiện tất cả các nạn nhân đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Một người dân sống gần hiện trường vụ tai nạn, trực tiếp tham gia cứu hộ cho biết: “Đang nằm ngủ, tôi nghe một tiếng động lớn, chạy ra thấy chiếc xe đang nằm chổng vó bên quốc lộ, chúng tôi đã phải phá cửa kính để cứu người đang kêu khóc trong xe. Có rất nhiều hành khách nguy kịch, máu me đầm đìa, tay chân bị gãy,...”.
Chiếc xe khách đâm thẳng vào gốc cây khiến cây bật tung
Chiếc xe khách đâm thẳng vào gốc cây khiến cây bật tung

Nguyên nhân vụ tai nạn được cho là do xe chạy với tốc độ cao, gặp thời tiết mưa rào nặng hạt, tài xế không làm chủ được tốc độ dẫn đến mất lái rồi lao thẳng vào gốc cây và lật nhào. “Nếu không đâm gãy gốc cây bên đường thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra, vì cây to như thế còn bị chiếc xe đâm sập”, một người dân cho biết

Ngay sau khi tai nạn xảy ra, lực lượng CSGT đã nhanh chóng có mặt cùng với người dân đưa người bị nạn đi cấp cứu, đồng thời điều tra nguyên nhân vụ tai nạn thương tâm trên.

Ghét Tết

Ghét Tết

Tết khiến cho nỗi buồn của nó chỉ lắng xuống một chút lại thức dậy và ùa về, làm nó thấy bất an, trống trải, bóp chặt trái tim nó. Tết càng dài thì nó càng nghĩ đến những chuyện buồn và buồn hơn.

Tết đến rồi, một cái Tết nữa lại đến trong niềm vui và chờ đón của tất cả mọi người, không khí Tết tràn ngập trong mỗi gia đình tại thị trấn nhỏ vùng Tây Bắc này. Với một đứa trẻ 8 tuổi như nó không có dịp nào tuyệt vời hơn Tết, được nghỉ học, được đi chơi, được mua quần áo mới, được chụp ảnh, được tiền mừng tuổi. Tết năm nào bố mẹ cũng đưa anh em nó về nhà ông bà nội để gói bánh chưng và cùng mọi người chuẩn bị mua sắm đón Tết.

Nó còn nhớ rõ lắm nhà ông bà nội có cây đào bích mà mỗi khi Tết đến nở hoa đỏ thắm rất đẹp, còn cả cây mai trắng nữa. Nó nhớ ông nội nó gói bánh chưng rất đẹp, những cái ông gói rất vuông vức và đều nhau. Rồi cả công việc chuẩn bị gói bánh cũng thật tỉ mỉ và cẩn thận, lá dong phải rửa sạch và buộc lên cột cho khô, gạo phải vo bằng nước lá dong.

Lúc ông nội và mọi người gói bánh nó chạy lung tung nhìn mọi người và chờ đến khi nào gói gần xong còn một ít nguyên liệu thừa nó mới nhờ ông gói cho những cái bánh xinh xinh và xí là của mình. Bà nội luôn có những món quà được mua và chuẩn bị từ trước để cho anh em nó vào năm mới, đôi khi là một bộ quần áo, một cái máy ảnh, một đôi giầy uylich được bà mua và gửi từ Hà Nội lên.

Một cái Tết sum vầy và tràn đầy hạnh phúc trong không khí gia đình đầm ấm bên nhau. Tết năm nay còn vui hơn khi ông bà nội quyết định chuyển nhà về Hà Nội sau bao nhiêu năm xa quê đi xây dựng kinh tế mới. Và cũng để tạo điều kiện cho các con cháu sau này khi trưởng thành.

Năm nay Tết lại đến sớm cũng giống như cái Tết năm nào, những cảm xúc, hình ảnh lại ùa về trong nó. Đã lâu lắm rồi nó không hề mong Tết đến. Nó sợ sự trống trải, hiu quạnh trong căn nhà chỉ có nó và cô mỗi khi Tết về. Người ta thường nói Tết là lúc gia đình sum họp, đoàn tụ và quây quần sau một năm làm việc vất vả. Nhưng sao nó không thấy như vậy? Những người bạn nó đều thích Tết vì được nghỉ, được đi chơi, tụ tập, nhận những lời chúc tốt đẹp từ những người thân, bạn bè. Nhưng sao nó không thấy thích?

Có người thích Tết bởi cái tiết trời se lạnh nhưng ấm áp trong không khí gia đình bên nồi bánh chưng luộc. Nhưng sao nó thấy quá khó để tìm lại được miền ký ức đấy trong tâm hồn? Nó bây giờ đã trưởng thành hơn nhiều, nó cũng biết tự lo lắng và đi mua sắm để chuẩn bị cho một cái Tết là như thế nào. Tết năm nay của nó và cô cũng có mâm ngũ quả, cũng có bánh chưng, có cành đào mà sao thấy lạnh lẽo, lẻ loi và cô đơn thế.

Sau khi chuyển về Hà Nội, gia đình nó đã trải qua thật nhiều biến cố và sóng gió. Biến gia đình nó từ một gia đình hạnh phúc, đầm ấm thành một gia đình lúc có bố thì không có mẹ, lúc có mẹ thì không có bố. Ông bà nội cũng lần lượt đi xa, các cô chú cũng thành lập gia đình và ra ở riêng. Biến nó từ một đứa trẻ ngây thơ, vô tư thành một kẻ lầm lì và chai sạn.

20 năm trôi qua rồi, nó đã đón 20 cái Tết với những tâm trạng khác nhau. Nó tưởng rằng đã lấy được thăng bằng, đã chấp nhận sự thật và quên đi những nỗi buồn để sống, nhưng sự thật không phải như vậy. Nỗi buồn đấy vẫn khắc sâu trong tim nó, hình ảnh một gia đình đầm ấm có cả bố mẹ vẫn hằn sâu trong ký ức, nó không thể quên được.

Tết chỉ đem lại cảm giác vui vẻ, hào hứng trong chốc lát nhưng rồi lại vụt đi rất nhanh. Nó vẫn thấy sợ và không biết trả lời như thế nào khi người ta hỏi: "Tết này mày có về quê ăn Tết không?", "Tết này mày ăn Tết ở đâu?", "Gia đình mày chuẩn bị Tết đến đâu rồi?". Nó tạo dựng cho mình một bộ mặt giả tạo bao nhiêu năm về một cuộc sống gia đình hạnh phúc và đầm ấm, nó che giấu mọi cảm xúc của mình.

Nó tỏ ra mạnh mẽ và bình thản trước mọi chuyện, nó cứ gồng mình lên để sống, để giấu đi những nỗi buồn và suy nghĩ thật của nó. Để đến khi trở về đối diện với bản thân nó lại thấy càng buồn hơn. Có lẽ từ đấy mà nó không còn thích, đón chờ Tết nữa, thậm chí còn mong không có Tết. Tết chỉ khiến cho nỗi buồn của nó chỉ lắng xuống một chút lại thức dậy và ùa về, làm nó thấy bất an, trống trải, bóp chặt trái tim nó.

Trước đây nó luôn nghĩ sao kỳ nghỉ Tết ngắn ngủi và trôi qua nhanh thế, nó mong ngày nào cũng là Tết. Nhưng hôm nay mới là 28, còn hơn một tuần nữa mới phải đi làm, nó không hiểu tại sao thời gian trôi chậm như thế. Tết càng dài thì nó càng nghĩ đến những chuyện buồn và buồn hơn bấy nhiêu.

Nó không biết làm thế nào để vơi đi nỗi buồn trong những ngày Tết này và trở lại vui vẻ hơn, đến bao giờ nó lại mong chờ và thích Tết. Nó không cần ngày nghỉ, không cần tiền lì xì may mắn, không cần những bộ quần áo mới, chỉ cần một bữa cơm gia đình có đầy đủ bố mẹ thôi. Nó nguyện đánh đổi tất cả, tất cả những gì nó có để có một bữa cơm như thế, một không khí gia đình như xưa.

Vì những biến cố, sóng gió xảy ra đã làm nó ghét Tết. Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn nó vẫn yêu Tết lắm, để nó nhớ lại những gì tốt đẹp của một gia đình từng có. Nhiều lúc trong những giấc mơ nó vẫn khóc thầm, bao giờ cho đến bao giờ.
Đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Nàng dâu tìm kế trốn Tết quê chồng

Nàng dâu tìm kế trốn Tết quê chồng

Sau 7 năm khăn gói về quê chồng ăn Tết, năm nay chị Hà quyết định đưa hai con gái về bên ngoại, mặc cho chồng nổi giận đùng đùng.
"Bao năm rồi chẳng có được một cái Tết vui, năm nào đến giao thừa mùng một cũng thấy mũi cay xè vì thương bố mẹ mình hiu hắt", chị Hà thổ lộ.
Quê chồng Hải Phòng, còn bố mẹ chị ở Thái Nguyên. Nhà có hai chị em nhưng em trai chị đi làm ăn bên Malaysia, hai năm rồi không về Tết. Ấy vậy mà cuối năm ngoái, chị nói thế nào chồng cũng không đồng ý về ngoại. Anh lý luận rằng mình là con trưởng, đi xa cả năm, Tết không thể vắng mặt. Sau nhiều cuộc chiến tranh cả nóng lẫn lạnh, chị đành thuận theo ý chồng.
Năm nay, chị muốn làm cuộc "cách mạng". Chủ nhật tuần vừa rồi, chị đưa hai con về quê thăm ông bà nội rồi lúc sắp đi, xin phép Tết năm nay cho các cháu được về ngoại vì bố mẹ chị chỉ có một mình, ông lại đang ốm. Ông bà chẳng nói chẳng rằng, mặt nặng như chì nhưng chị lơ đi như không thấy.
"Mình biết các cụ không hài lòng nhưng làm sao cả đời cứ nhìn thái độ người khác mà sống được. Chồng biết chuyện giận lắm, nhưng mình cũng mặc kệ, anh ta muốn đi cùng vợ con hay về với bố mẹ thì tùy. Bố mẹ mình chẳng biết còn hưởng được mấy cái Tết nữa. Mình có hai con gái, sau này chúng nó cũng chỉ biết nhà chồng thì sao?", chị Hà chia sẻ.
sotet-JPG-1359776559-1359776637_500x0.jp
Có những chị em phải viện lý do trực để trốn Tết quê chồng. Ảnh minh họa: Minh Thùy.
Dù chẳng muốn về quê chồng ăn Tết, nhưng không dám thẳng thắn như chị Hà, chị Như (Từ Liêm, Hà Nội) lấy lý do con còn nhỏ, lại hay bệnh để tránh phải về Hà Tĩnh quê chồng.
"Hai Tết rồi, ngày nào cũng điệp khúc nấu - ăn - dọn, mình sợ tới nỗi sáng sớm là thấy chóng mặt, đau đầu. Không những thế ngày nào cũng tiếp bao nhiêu khách - những người mình chẳng quen biết gì - và phải cười thật tươi, đon đả chào hỏi, nếu không sẽ bị nói là khinh khỉnh, vô lễ...", chị Như kể. Chưa kể, trong những ngày về quê, chồng chị như quên mất vợ con, suốt ngày bù khú nhậu nhẹt hay nằm xem hài, đánh bài với bạn...
Cũng như mọi năm, từ đầu tháng Chạp, bố mẹ chồng đã gọi điện hỏi ngày nào cho con về. Chồng chị rất hào hứng nói sẽ cho con về ngay hôm hai vợ chồng nghỉ làm, trong khi vợ rầu rĩ nghĩ cách làm sao để ở lại.
"Chồng tôi phản đối ra mặt việc không về quê vì lý do con đau ốm. Anh ấy bảo chỉ cần cho con lên xe, vèo cái đến nơi, rồi ở đây khác gì ở quê, chỉ cần mang thuốc về là được, khiến tôi thêm điên. Rõ ràng anh ta chẳng nghĩ chút nào cho vợ con. Đã vậy, tôi càng không về", chị Như búc xúc kể.
Chán cảnh Tết năm nào cũng ở từ đầu đến cuối tại quê chồng với vòng tròn ăn uống, phục vụ, xã giao, từ năm ngoái chị Lưu (khu đô thị Mễ Trì, Hà Nội) lấy lý do phải trực Tết để trốn.
"Thường thì chiều 30 Tết mình mới về, sáng mùng 2 đi sớm luôn. Ở hết 5-7 ngày  nghỉ tại đó chắc mình điên mất. Tết gì mà buồn thiu, đêm giao thừa thì cả nhà tắt đèn đi ngủ sớm, chẳng có chút không khí háo hức gì. Từ mùng 1 tới hết mùng 4 thì chỉ ăn uống, khách khứa...", chị Lưu nói.
Chị cho biết, mấy năm trước vì không muốn để con nhỏ ở quê một mình mà không có mẹ hoặc sợ bé chứng kiến cảnh bố mẹ bất hòa quanh chuyện "đi - ở", chị cố thuận theo ý chồng, hưởng cả cái Tết ở quê anh. Nhưng bây giờ, chị chỉ ở lại ngày mùng 1, rồi mùng 2 "đi trực", kệ cho chồng thích ở lại hay theo vợ về.
"Năm ngoái khi mình đi thì ông xã cũng hậm hực theo luôn, phần vì ngại trông con, phần vì không muốn nghe bố mẹ phàn nàn về con dâu", chị Lưu kể.
Từng nhiều lần phải đau đầu nghĩ "kế" để không phải về quê chồng ăn Tết, chị Lan (Pháp Vân, Hà Nội) cho biết, mấy năm nay chị không còn thấy sợ những ngày đầu năm nữa. Lý do là, vợ chồng chị đã thỏa thuận với nhau rằng mỗi năm sẽ ăn Tết ở một nhà, năm nay bên nội thì sang năm về ngoại. "Chắc anh xã cũng ngán cảnh vợ chồng cãi vã cuối năm hoặc về quê có người xì xào vì chỉ có chồng không thấy vợ đâu", chị nói.
Theo chị Lan, chẳng qua vì phải về theo kiểu bắt buộc và cảm thấy ấm ức khi không có ai hiểu, cảm thông cho mình; lại thêm phần thương bố mẹ đẻ vò võ đợi con, nên nhiều phụ nữ mới phải tìm cách trốn về quê chồng. "Thực ra ít người vì sợ vất vả hay thiếu tiện nghi mà không về quê chồng", chị Lan nhận xét.

Chật vật tàu xe cho con về quê Tết

Chật vật tàu xe cho con về quê Tết

6h sáng, anh Thục khua cậu con trai 3 tuổi rưỡi dậy làm vệ sinh, ăn uống rồi hai bố con vơ vội chiếc balo, bắt xe ôm tới bến xe Mỹ Đình, lên đường về Thái Bình ăn Tết.
Vai đeo balo, tay cầm túi kẹo, tay kia dắt cậu con trai nhỏ, anh Thục dáo dác tìm xe về Thái Bình. Anh cho biết, hai vợ chồng ra Hà Nội lao động chân tay, năm nay ít việc nên về quê sớm. Vợ anh cùng cô con gái chưa đầy 2 tuổi đã đi xe khách về từ 3 hôm trước.
"Tôi cố làm vài ngày nữa xem có được thêm đồng nào không, cho mẹ đưa con út về trước vừa chuẩn bị Tết, vừa đỡ bị xe đông phải chen chúc", anh Thục kể.
Vợ chồng anh thuê nhà trọ ở khu Cổ Nhuế, phải bắt xe ôm ra bến xe, đi ôtô khách Thái Bình về tới thị xã rồi từ đó tiếp tục bắt xe buýt thêm 20 km nữa mới về tới xã. "Con nhỏ, mỗi lần đi đi về về mệt lắm, nhất là thằng cu lại say xe, người chen chúc, nhìn con nôn mửa thắt lòng nhưng Tết không về không được", anh Thục thở dài.
Một ông bố trẻ bế con ra xe khách về quê ở Thái Bình ăn Tết. Ảnh: Minh Thùy.Bế cô cháu gái tuổi rưỡi ngồi đợi xe khách, bà Lụa (Hà Nam) cho biết, bố mẹ bé làm việc tới hết 28 Tết mới được nghỉ, nên hai bà cháu về trước kẻo ở quê chỉ còn mình ông. Trong lúc bà vừa lo trông hai túi đồ, vừa bế cháu và hỏi về chuyến xe sớm nhất về quê, thì cô cháu gái kêu khóc đòi về với mẹ. 
Ông bố trẻ bế con ra xe khách về quê ở Thái Bình ăn Tết. Ảnh: Minh Thùy.
Bế cô cháu gái tuổi rưỡi ngồi đợi xe khách, bà Lụa (Hà Nam) cho biết, bố mẹ bé làm việc tới hết 28 Tết mới được nghỉ, nên hai bà cháu về trước kẻo ở quê chỉ còn mình ông. Trong lúc bà vừa lo trông hai túi đồ, vừa bế cháu và hỏi về chuyến xe sớm nhất về quê, thì cô cháu gái kêu khóc đòi về với mẹ.
"Một mình đưa cháu về lúc xe đông đúc thế này tôi cũng lo lắm, nhưng đợi bố mẹ nó thì muộn quá. Cả năm có cái Tết cũng phải về mà chuẩn bị ướp vại dưa hành, gói nồi bánh chưng chứ", bà nói.
Bà Lụa ra Hà Nội trông cháu từ hồi bé mới sinh. Vợ chồng anh con trai nghèo thuê nhà ở Khâm Thiên. Sáng nay, khi bố mẹ bé vừa đi làm khỏi thì hai bà cháu cũng đi xe ôm tới bến xe. Sáng 29 Tết con trai và con dâu bà mới chạy xe máy về quê.
"Chúng nó bảo hay tôi đi một mình về trước, chứ một bà một cháu với đồ đạc thì vất quá, rồi hôm nào hai vợ chồng đèo con về sau. Nhưng như thế thì chúng lại phải đem con bé gửi bà trông trẻ trong xóm, tôi chẳng yên tâm nên đưa luôn cháu về. Giờ cũng lo lo, sợ lên xe con bé nó khóc, rồi say xe thì không biết làm sao", bà Lụa thổ lộ.
ve-que-JPG_1359952643[1030060264]_135995
Bà nội và cháu ngồi đợi xe tại bến xe Mỹ Đình để về quê ăn Tết. Ảnh: Minh Thùy.
Con mới 7 tháng tuổi nhưng vợ chồng chị Nhung cũng đành mua vé tàu cho bé về Nam Định ăn Tết với ông bà nội. "Đi taxi hết gần triệu bạc, bố mẹ cháu không chống nổi. Đi tàu không phải chen lấn nên cũng đỡ lo", chị Nhung kể. Vợ chồng chị đi xe máy hơn chục km từ Mỹ Đình ra ga rồi gửi xe lại đó để lên tàu. Về đến Nam Định, cả nhà lại phải bắt xe khách mấy chục cây số nữa mới về tới nhà ông bà. "Mình người lớn đi nhiều khi còn thấy vất vả, vì có lúc nửa đêm gà gáy đã phải lục tục ra ga, giờ thêm cả trẻ con, thấy hoảng lắm", chị Nhung chia sẻ.
Chị cho biết, vì lần đầu tiên đưa con nhỏ đi xa  nên chị rất lo. Riêng việc chuẩn bị đồ ăn, thuốc uống, quần áo cho bé cũng không đơn giản. "Ở quê không sẵn mua đồ nên mình phải mang về hết các dụng cụ cá nhân của bé, nào bột, nồi quấy, bình sữa, bỉm, chăn ủ... Sợ nhất con lên xe lại quấy khóc hay ọc sữa, rồi ảnh hưởng tới mọi người xung quanh", chị Nhung bày tỏ.
Nghĩ tới việc vài ngày nữa phải đưa con về quê, chị Thoại (Cầu Giấy, Hà Nội) lại thấy ngao ngán. Từng có "kinh nghiệm đau thương" khi đưa con đi xa, chị không hề muốn tha con về vào những ngày này, nhưng chẳng làm khác được.
"Năm kia, con được 10 tháng, dù đã ủ ấm cho con, chuẩn bị đủ thứ từ chăn, gối đến đồ ăn, sữa nhưng về quê hôm trước thì hôm sau con mũi xanh mũi vàng rồi ho, sốt. Cả Tết hai mẹ con chỉ ôm nhau ở nhà, uống thuốc. Ở quê trong nhà cũng thông thống như ngoài trời, sợ con ốm lắm", chị Thoại chia sẻ.
Chị cho biết, năm nay hai mẹ con chị đi cùng taxi với một gia đình khác, cùng ở Thanh Hóa cho đỡ tốn kém. Bố bé sẽ đi xe khách về sau. "Cứ nghĩ tới việc lích kích chuẩn bị đồ rồi tha nhau đi về gần 200 km là đã oải rồi, chẳng còn thiết tha gì Tết nhất nữa", chị Thoại thổ lộ.
Năm nào cũng phải đưa hai con về quê chồng ở Hà Tĩnh ăn Tết, chị Minh (Khâm Thiên, Hà Nội) thấm thía đủ nỗi cực nhọc. Chị chia sẻ kinh nghiệm, trước khi lên xe cần chuẩn bị cho con thật kỹ càng: Đóng bỉm loại thấm hút tốt cho bé, mặc quần áo phù hợp với thời tiết, trên xe đông người thì nên chọn ghế ngồi gần cửa sổ, nới bớt quần áo cho con. Trước khi bé đi xe không nên cho ăn quá no, và nên ăn bột (với bé đã ăn dặm) thay vì uống sữa, bởi sữa dễ làm bé ghê cổ, bị nôn trớ.
Ngoài ra, mẹ cần mang sẵn trong túi áo của mình khăn xô mỏng, khăn ướt để có thể dùng ngay khi cần nếu con ọc sữa. Có thể mang theo các đồ con quen thuộc như ti giả, gấu bông để trấn an nếu bé sợ sệt khi lên xe toàn người lạ.
Tùy điều kiện nơi con về có phải là trung tâm dễ mua sắm hay nơi quê xa, mẹ có thể chuẩn bị sẵn các loại thuốc cần thiết (thuốc hạ sốt, thuốc bù dịch, men tiêu hóa, thuốc ho...). Với các bé nhỏ, nên hạn chế đi lại, nếu cần, nên đi bằng taxi vì không khí ngột ngạt trên xe khách có thể gây nguy hiểm.