Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Nang tuyến Bartholin

Nang tuyến Bartholin

Nang tuyến bartholin là bệnh lý phụ khoa ở phụ nữ tuổi sinh sản. Hàng năm, phụ nữ bị nang tuyến bartholin chiếm 2% số bệnh phụ khoa.
Mặc dù việc điều trị đơn giản nhưng vấn đề được quan tâm là sự tái phát và chẩn đoán phân biệt nang tuyến với áp-xe hoặc tổn thương ác tính.
Vị trí của tuyến Bartholin
Tuyến Bartholin là tuyến thuộc cơ quan sinh dục ngoài, nằm ở cửa âm đạo vị trí 4 giờ và 8 giờ. Đây là những tuyến nhỏ nên rất khó để nhìn hay nhận thấy khi tuyến bình thường. Tuyến có dạng hình cầu, đường kính 1cm, được cấu tạo bởi tế bào trụ tiết nhầy.
Chức năng của tuyến là tiết ra chất nhầy vào trong bề mặt môi nhỏ của âm hộ bao quanh âm đạo, giữ cho vùng đó được bôi trơn khi giao hợp và giữ ẩm.
Tại sao có nang tuyến Bartholin?
Sự hình thành nang tuyến là do tắc nghẽn ống tuyến, trong khi tuyến vẫn tiếp tục tiết ra chất nhầy, làm hình thành một nang có thành mỏng. Gọi là nang tuyến Bartholin hay cyst Bartholin.
Sự tắc nghẽn của ống tuyến có thể do nguyên nhân nhiễm trùng và phù nề làm chèn ép ống tuyến, hoặc do chấn thương, nhiễm trùng mãn tính làm tắc miệng ống tuyến.
Chẩn đoán nang tuyến Bartholin
Nang tuyến Bartholin là loại tổn thương dạng nang, kích thước 1,5 – 3cm, thường gặp nhất ở vùng âm hộ. Mặc dù nang tuyến thường chỉ một bên âm hộ và không biểu hiện triệu chứng gì, nên không cần điều trị, nang tuyến có thể tự tiêu đi.
Nang tuyến điều trị, khi nang có sự tăng kích thước, có khi 5 – 10cm hoặc bị nhiễm trùng và gây đau ở vùng âm hộ. Thường gặp lứa tuổi 25 – 45. Xác định nang tuyến Bartholin là một chẩn đoán hoàn toàn lâm sàng.
Phương pháp chẩn đoán đầu tiên và đơn giản nhất là quan sát tổn thương, xác định kích thước, mật độ, độ di động và cảm giác đau khi ấn. Nang tuyến và ống tuyến nằm phía trong và ở phần dưới của môi nhỏ âm hộ.
Chẩn đoán phân biệt nang tuyến Bartholin
Một số bệnh lý vùng âm hộ – âm đạo có triệu chứng gần giống của nang tuyến Bartholin. U mỡ hay nang vùng môi lớn: khối u nằm ngoài vùng âm hộ, xác định khám bằng tay và quan sát tổn thương.
Tụ máu vùng âm hộ: sau chấn thương hay sang chấn vào vùng âm hộ, triệu chứng đau nhức, khối u to, bầm tím rịn máu. Nang tuyến Skene: vị trí nang nằm ngang lỗ niệu đạo, cao hơn tuyến Bartholin 2 – 3cm.
Xử trí nang tuyến Bartholin
Thông thường mở thông túi, có hai phương pháp:
– Rạch bóc nang tuyến, may viền túi làm thông ống tuyến gọi là may thông túi bằng chỉ tan như Chromic 2 ô, giúp tái tạo nang tuyến.
– Bóc chọn nang tuyến may mũi rời bằng chỉ tan. Đây là biện pháp cắt bỏ hoàn toàn nang tuyến. Kết hợp thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau, kháng viêm. Mẫu mô nang tuyến sau khi bóc ra, cần gởi làm giải phẫu bệnh, để xác định bản chất nang tuyến.

Áp-xe nang tuyến Bartholin.
Khi nang tuyến bị nhiễm trùng thì nang tăng kích thước rất nhanh sau 2 – 4 ngày và gây đau nhiều, kèm theo sốt. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tuyến Bartholin có thể bị áp-xe mà không cần có tổn thương nang trước đó.
Trước đây, quan niệm phổ biến cho rằng, áp-xe tuyến Bartholin là do hai tác nhân chính là lậu cầu hoặc chlamydia. Ngày nay, với những bằng chứng vi sinh học qua các nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận rằng áp-xe của cơ quan này là do nhiều loại vi khuẩn gây ra.
Brook đã phân lập và báo cáo tổng cộng có đến 67 loại vi khuẩn trong các trường hợp áp-xe tuyến Bartholin.
Xử trí áp-xe tuyến Bartholin
Kháng sinh toàn thân dùng loại kháng sinh như: cefotaxim 1g tiêm tĩnh mạch kết hợp Tobi 80mg tiêm bắp. Dùng giảm đau panadol 0,5g và alpha chymotrpysin.
Sau 24 – 48 giờ. Rạch khối áp-xe của tuyến đặt penrose dẫn lưu. Có thể cắt bỏ hoàn toàn tuyến Bartholin. Tiếp tục thuốc kháng sinh bằng đường uống.
Sự tái phát trong nang tuyến Bartholin và cách phòng ngừa
Khoảng 20% trường hợp nang tuyến và áp-xe tuyến Bartholin bị tái phát và thường do vi trùng bệnh lậu gây nên.
Cần vệ sinh vùng âm đạo sạch sẽ, sử dụng việc tắm ngồi là biện pháp ngăn ngừa tái phát.
Việc phẫu thuật để giữ lỗ thông không bị bít lại, như may thông túi, hay có thể cắt bỏ hoàn toàn tuyến ống Bartholin.
Điều trị triệt để các bệnh lây qua đường tình dục.
Sử dụng bao cao su trong giao hợp nhằm ngăn ngừa sự lây truyền.
Ung thư tuyến Bartholin
Có hai dạng: nguyên phát và thứ phát:
Ung thư nguyên phát tuyến Bartholin là một bệnh lý phụ khoa hiếm gặp, chỉ chiếm 1% ung thư đường sinh dục nữ. Ung thư có triệu chứng điển hình giống như của áp-xe tuyến: khối u âm hộ, có hoặc không có loét và giao hợp đau.
Do bệnh lý thuộc loại hiếm gặp nên các đặc điểm dịch tễ học của các yếu tố nguy cơ vẫn chưa được biết rõ. Độ tuổi trung bình bị ung thư là: 55 – 65 tuổi.
Ung thư thứ phát tuyến Bartholin là dạng ung thư của vùng mô lân cận hoặc từ nơi khác di căn tới. Chẩn đoán ung thư tuyến Bartholin cần sinh thiết mẫu mô làm xét nghiệm giải phẫu bệnh có sự hiện diện tế bào ác tính. Điều trị ung thư tuyến Bartholin: phẫu thuật kết hợp xạ trị.

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Phết mỏng cổ tử cung (Pap’ smear):

Phết mỏng cổ tử cung (Pap’ smear):


Phết tế bào cổ tử cung (hay phết tế bào âm đạo: Pap' smear, tức là xét nghiệm Pap) là một xét nghiệm tế bào học để tìm những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung.

Pap có thể cho biết tình trạng hiện tại cổ tử cung : bình thường, viêm nhiễm, tái tạo, những tổn thương không ung thư và tổn thương ung thư.

Đây là một xét nghiệm đơn giản, thường được thực hiện ở các phòng khám phụ khoa, và là bước đầu tiên trong bộ ba xét nghiệm dùng để tầm soát đồng thời cũng để chẩn đoán ung thư cổ tử cung.

Pap phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn sớm, giúp cho người bệnh có cơ hội điều trị lành bệnh hoàn toàn trước khi ung thư xâm lấn hoặc di căn sang các vùng khác.

• Quy trình làm Pap:
- 2 ngày trước khi xét nghiệm: không thụt rửa âm đạo, không đặt thuốc, bôi kem, dùng hóa chất khử mùi ở âm đạo.

- 1 ngày trước khi xét nghiệm : không giao hợp.

- Không làm Pap khi đang có kinh.

Tất cả những lý do trên sẽ làm tế bào âm đạo biến đổi. Đôi khi làm mất những tế bào bất thường khiến kết quả không chính xác. Thời gian tốt nhất vào khoảng ngày 10 – 20 của chu kỳ kinh.

Làm xét nghiệm Pap không đau nhưng trong quá trình tiến hành có thể gây xước nhẹ cổ tử cung và gây ra chút máu hồng

• Chỉ định:

Phết tế bào cổ tử cung được chỉ định cho những bệnh nhân sau:

- Khi khám phụ khoa phát hiện thấy những tổn thương ở cổ tử cung.

- Khi có yếu tố nghi ngờ ung thư cổ tử cung như: xuất huyết âm đạo bất thường…

- Đối với những bệnh nhân bị nhiễm HIV là những đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung, do đó theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên tầm soát Pap cho người nhiễm HIV mỗi 6 tháng / lần. Nếu kết quả bình thường sau 2 lần thử liên tiếp, Pap sẽ được kiểm tra mỗi 1 năm / lần

- Những bệnh nhân đã qua phẫu thuật cắt tử cung:

+ Nếu cắt tử cung toàn phần (cắt cả thân và cổ tử cung): sau mổ trong vòng 6 tháng, kiểm tra bằng phết tế bào ở mỏm cắt âm đạo. Sau đó không cần làm Pap nếu lý do trước phẫu thuật không phải là ung thư. Nếu lý do mổ vì ung thư, cần kiểm tra Pap mỗi 6 tháng.

+ Nếu cắt tử cung bán phần (chỉ cắt thân tử cung): vẫn tiếp tục tầm soát Pap theo lịch.

- Kiểm tra định kỳ cho tất cả các phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Đây là một xét nghiệm thường quy cần làm cho tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Không giới hạn về tuổi, ngay cả những bệnh nhân mãn kinh cũng cần được tầm soát ung thư bằng Pap.

+ Có một số đề nghị được chấp nhận rộng rãi, như theo đề nghị của Hội Ung thư Hoa Kỳ thì mỗi phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên được phết tế bào cổ tử cung mỗi năm một lần. Sau 3 lần liên tiếp với kết quả bình thường thì khoảng thời gian làm lại có thể thưa ra tùy theo đánh giá của bác sĩ. Thời gian này có thể là mỗi 3 năm, cho đến lúc 60 tuổi. Nếu trên tuổi này mà kết quả vẫn bình thường thì có thể loại khỏi chương trình tầm soát.

+ Theo chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung, Pap' smear được làm cho mọi phụ nữ trên 18 tuổi đã có giao hợp.

Nếu kết quả bình thường, làm lại lần thứ hai một năm sau. Nếu hai lần liên tiếp kết quả bình thường thì sau đó mỗi ba năm làm lại Pap' smear một lần cho đến năm 60 tuổi. Nếu trên 60 tuổi mà kết quả Pap' smear vẫn bình thường thì có thể loại khỏi chương trình tầm soát. Đối với những phụ nữ có nguy cơ cao, có thể được thực hiện Pap' smear với nhịp độ gần hơn.

Chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung nên làm như sau:
Thực hiện phết mỏng cổ tử cung lần thứ nhất sau lần giao hợp đầu tiên.

Sau đó, mỗi năm làm một lần đến năm 35 tuổi.

Nếu các kết quả đều tốt thì sau đó mỗi 5 năm làm phết mỏng cổ tử cung một lần cho đến năm 60 tuổi.

Nếu kết quả Pap' smear vẫn bình thường cho đến năm 60 tuổi thì có thể loại phụ nữ này ra khỏi chương trình tầm soát.

Nếu xét nghiệm Pap nghi ngờ nên làm Pap lại.

Nếu kết quả Pap' smear có những bất thường của tế bào biểu mô lát phải làm thêm xét nghiệm soi cổ tử cung và có thể kèm theo sinh thiết cổ tử cung.


 
 (Quay lại trang trước)                                         Bs. Diệu Dung

Ung thư âm hộ

Ung thư âm hộ

Những điều nên biết

Nếu bạn ngứa quanh âm đạo trong thời gian dài thì đó là một trong những dấu hiệu báo động để bạn đi kiểm tra sức khoẻ vùng này.

Ung thư âm hộ bắt đầu ở trong âm môn, sau đó ảnh hưởng đến môi âm hộ, các nếp gấp da bên ngoài âm đạo. Trong một số trường hợp, bệnh có thể bắt đầu từ âm vật hoặc trong các tuyến ở hai bên âm đạo.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh này bao gồm: nhiễm virus papilloma (virus gây ung thư cổ tử cung hoặc mụn cóc sinh dục) ở phụ nữ dưới 50 tuổi, sự thay đổi của da như xơ cứng hoặc tăng sản các biểu mô da có vảy ở phụ nữ trên 50 tuổi, hút thuốc….

Gần 20% phụ nữ mắc bệnh ung thư âm hộ không có triệu chứng. Trong số trường hợp còn lại, các biểu hiện có thể gặp là:
- Ngứa quanh âm đạo trong nhiều năm hoặc có thể bị chảy máu âm đạo.
- Thay đổi da xung quanh âm môn.
- Nốt ruồi hoặc đốm trên da có thể hồng, đỏ, trắng, hoặc màu xám.
- Da dày lên.
- Da đau loét.
- Đau hoặc rát khi tiểu tiện.
- Đau khi giao hợp.
- Xuất hiện mùi không bình thường ở âm đạo.


Nếu nghi ngờ ung thư âm hộ, bạn cần đi khám và làm những xét nghiệm như sinh thiết, chụp CT hay MRI xương chậu để tìm lây lan bệnh ung thư, xét nghiệm khung xương chậu để tìm thay đổi ở da.

Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn đầu sẽ có kết quả tốt. Để ngăn ngừa ung thư âm hộ, cần thực hành tình dục an toàn, tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung, khám sức khoẻ định kỳ đều đặn.

GIỜ LÀM VIỆC PHÒNG KHÁM VIỆT PHÁP



Là một phòng khám chuyên SẢN PHỤ KHOA-VÔ SINH - NHŨ HOA., đã nhiều năm kinh nghiệm tại bệnh viện Từ Dũ và các bệnh viện lớn tại Thành phố HCM như: bệnh viện Việt Pháp (FV), bệnh viện Sản Nhi Hạnh Phúc (Singapore), bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế, Phòng Khám quốc tế Yersin, Phòng Khám quốc tế Victoria, bệnh viện An Sinh, Bệnh viện quốc tế Vũ Anh...


Thời gian làm việc từ: 17h tới 20h30 tất cả các ngày trong tuần,

Làm việc cả ngày lễ, tết, thứ 7 và chủ nhật. Sáng: 8h-12h, chiều: 15h-20h


Địa chỉ: SMA BUILDING, 13A Đống Đa F2, quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh. (Khu sân bay Tân Sơn Nhất, có chỗ để xe hơi trong sân rộng rãi)
(Xem Bản đồ vị trí phòng khám)

Phòng khám bao gồm các dịch vụ sau:


Khám thai

Khám phụ khoa và điều trị:

Khám nhũ hoa và điều trị các bệnh lý lành tính của tuyến vú:

  • Bướu sợi tuyến vú
  • U nang tuyến vú
  • Xơ nang tuyến vú
  • Áp xe tuyến vú
  • Viêm tuyến vú
  • Khám vú định kỳ, kết hợp siêu âm vú, nhũ ảnh, sinh thiết vú (FNA). Để tầm soát ung thư vú.

Siêu âm chẩn đoán:

Soi cổ tử cung:

Xét nghiệm:

Xét nghiệm tầm soát phát hiện dị tật thai giai đoạn sớm:

Khám và điều trị vô sinh hiếm muộn

Khám và tư vấn các biện pháp kế hoạch hóa gia đình

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

So sánh hiệu quả khởi phát chuyển dạ của prostaglandin E2 và ống thông foley ở thai ≥37 tuần thiểu ối

TÓM TẮT
Mở đầu và mục tiêu
Khởi phát chuyển dạ (KPCD) là một can thiệp lâm sàng thường gặp trong sản khoa, trong đó thiểu ối là một chỉ định thường gặp. Có 2 phương pháp khởi phát chuyển dạ là cơ học và dược học. Mục tiêu chính là so sánh hiệu quả KPCD của prostaglandin E2 (PGE2) gel với thông foley đặt kênh cổ tử cung ở thai ≥37 tuần thiểu ối. Mục tiêu phụ là so sánh kết cục chuyển dạ của giai đoạn I-II; so sánh tác dụng không mong muốn và biến chứng giữa 2 phương pháp.
Đối tượng và phương pháp
Trong thời gian từ 15/10/2011 đến 15/02/2012, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng ở thai phụ ≥37 tuần thiểu ối, tại Bệnh viện Từ Dũ. Với mỗi nhóm 50 thai phụ, nhóm thử nghiệm: KPCD bằng PGE2 gel, nhóm chứng: KPCD bằng foley, thể tích bóng bơm 60ml.
Kết quả và kết luận
Hiệu quả KPCD thành công của phương pháp PGE2 và foley (80% và 76%) với p>0,05. Một số điểm khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết cục chuyển dạ giữa 2 phương pháp (p<0,05): thay đổi điểm Bishop sau KPCD bằng PGE2 cao hơn foley; thời gian từ khi KPCD đến khi sinh của PGE2 ngắn hơn foley; tăng co bằng oxytocin sau KPCD nhóm PGE2 thấp hơn foley; cơn gò nhiều hơn ở nhóm PGE2 so với foley. Tác dụng không mong muốn sau KPCD bằng PGE2: sốt (2%), buồn nôn-nôn (10%), tiêu chảy (2%), vỡ ối (4%), nhiễm trùng (2%), cơn gò cường tính (6%). Foley không ghi nhận trường hợp nào. Sự khó chịu khi KPCD bằng foley 30%, PGE2 14%.
Từ khóa: Khởi phát chuyển dạ, prostaglandin E2 gel, thông foley
MỞ ĐẦU
Khởi phát chuyển dạ là một can thiệp lâm sàng thường gặp trong sản khoa. Trong 2 thập kỷ qua, tỉ lệ khởi phát chuyển dạ ngày càng tăng. Theo thống kê của Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Từ Dũ, từ năm 2010-2011, mỗi năm có khoảng 4.204-7.060 trường hợp khởi phát chuyển dạ [1].
Có nhiều chỉ định khởi phát chuyển dạ, trong đó thiểu ối là một chỉ định thường gặp trong sản khoa. Khi lượng nước ối giảm sẽ có tình trạng chèn ép dây rốn làm giảm lượng máu nuôi thai, thai suy dinh dưỡng, thai lưu hoặc chết lúc chuyển dạ. Vì vậy cần phải chấm dứt thai kỳ thiểu ối bằng phương pháp nào để có thể mang lại kết cục tốt cho cả mẹ lẫn con, không phải chỉ mổ lấy thai mà còn có thể sinh được ngả âm đạo.
Có 2 phương pháp khởi phát chuyển dạ là phương pháp cơ học và dược học. Tại Việt Nam nói chung và Bệnh viện Từ Dũ nói riêng, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào so sánh hiệu quả khởi phát chuyển dạ của phương pháp cơ học và dược học.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “So sánh hiệu quả khởi phát chuyển dạ của prostaglandin E2 dạng gel và ống thông foley đặt kênh cổ tử cung ở thai ≥37 tuần thiểu ối” với câu hỏi nghiên cứu: Sử dụng prostaglandin E2 dạng gel đặt kênh cổ tử cung trong khởi phát chuyển dạ ở thai ≥37 tuần thiểu ối cho hiệu quả như thế nào so với khởi phát chuyển dạ bằng ống thông foley?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính
So sánh hiệu quả KPCD của PGE2 dạng gel với ống thông foley đặt kênh cổ tử cung trong khởi phát chuyển dạ ở thai ≥37 tuần thiểu ối có chỉ định sinh ngả âm đạo.
Mục tiêu phụ
- So sánh kết cục chuyển dạ của giai đoạn I và giai đoạn II giữa 2 phương pháp KPCD.
- So sánh tác dụng không mong muốn và biến chứng giữa 2 phương pháp KPCD.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng không mù, ngẫu nhiên, có nhóm chứng.
Đối tượng nghiên cứu
- Dân số mục tiêu: thai phụ có chỉ định khởi phát chuyển dạ chấm dứt thai kỳ mà cổ tử cung không thuận lợi hay chỉ số Bishop<5.
- Dân số nghiên cứu: thai phụ ≥37 tuần thiểu ối nhập Khoa Sản A, Bệnh viện Từ Dũ có chỉ định khởi phát chuyển dạ.
- Dân số chọn mẫu: Thai phụ ≥37 tuần thiểu ối nhập Khoa Sản A, Bệnh viện Từ Dũ có chỉ định KPCD, hội đủ điều kiện các tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu trong thời gian từ 15/10/2011 đến 15/02/2012. Với nhóm thử nghiệm: KPCD bằng PGE2 dạng gel, nhóm chứng: KPCD bằng thông foley số 20, thể tích bóng bơm 60ml.
- Tiêu chuẩn chọn mẫu: thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu, thai ≥37 tuần, thiểu ối AFI≤5, Bishop<5, có khả năng sinh ngả âm đạo, con so hoặc con rạ, đơn thai-ngôi đầu, Nonstresstest có đáp ứng, siêu âm Doppler cho các chỉ số Doppler bình thường, ước lượng con: 2.500-3.500g.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
  • Mẹ: sẹo mổ trên cơ tử cung, đã sử dụng một biện pháp KPCD trước đó, viêm nhiễm đường sinh dục cấp, tiền căn dị ứng PGE2 và Latex, bệnh lý nội khoa nặng (tim, suyễn, glaucoma, tăng nhãn áp), đã có chuyển dạ: cổ TC mở ≥2 cm, xóa ≥60%, có 3 cơn gò trong 10 phút.
  • Con: ngôi bất thường, nhau tiền đạo, nhau bám thấp, vỡ ối, rỉ ối.
- Tiêu chuẩn chấm dứt nghiên cứu: khi sản phụ thay đổi ý kiến không tiếp tục tham gia nghiên cứu hoặc khi có cơn gò cường tính ≥6 cơn trong 10 phút [4,6] kèm theo thay đổi bất thường tim thai, thai suy, nhau bong non, vỡ tử cung.
Cỡ mẫu
hinh8
Với: Nguy cơ tương đối cần kiểm định: Ro=1, xác xuất thất bại của phương pháp Foley (Bùi Ngọc Phượng, 2009): P2=34% [3], nguy cơ tương đối (ước tính): RRa=0,5, mức ý nghĩa: α=0,05, lực của test: (1–β) =0,90, giả thuyết có (HA), kiểm định 2 phía: nguy cơ tương đối ≠1.
→ N=45. Ước tính 10% chấm dứt nghiên cứu giữa chừng nên cỡ mẫu dự trù mỗi nhóm là 50.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
Trình tự phân bố ngẫu nhiên được tạo theo phương pháp chia nhóm block chuyển vị ngẫu nhiên, với cỡ block là 4, có 6 chuyển vị của block là: 1-AABB, 2-ABAB, 3-ABBA, 4-BBAA, 5-BABA, 6-BAAB. Với: nhóm A đặt PGE2 (Cerviprime gel), nhóm B đặt ống thông foley.
Phương pháp tiến hành
Phương tiện thu thập số liệu: bảng thu thập số liệu, ống thông foley loại 2 nhánh số 20, thuốc prostaglandin E2 (Cerviprime gel 0,5mg).
Tiến trình thu thập số liệu
hinh6
Tiêu chuẩn đánh giá khởi phát chuyển dạ [2,3,4]
- KPCD thành công: là khi chỉ số Bishop tăng ≥3 điểm [3,5] sau 24 giờ KPCD bằng PGE2 hoặc sau 24 giờ KPCD bằng Foley.
- KPCD thất bại: là khi không đạt tiêu chuẩn thành công hoặc khi tử cung không có 1 chút đáp ứng nào đối với các kích thích hoặc khi TC gò ≥6 cơn trong 10 phút mà cổ TC không mở.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tóm lược các bước thu thập số liệu
Thu thập số liệu
Trong thời gian nghiên cứu, có 107 thai phụ thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và được mời tham gia nghiên cứu. Loại khỏi nghiên cứu 7 trường hợp gồm: 2 trường hợp không đồng ý tham gia vì muốn mổ lấy thai; 1 trường hợp ối vỡ non sau khi đồng ý tham gia; 2 trường hợp có Bishop thay đổi ≥6 điểm sau khi đồng ý tham gia; 1 trường hợp mồng gà cổ tử cung; 1 trường hợp thay đổi ý kiến không đồng ý đặt tiếp liều PGE2 thứ 2. Kết quả chúng tôi thu nhận 100 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu, đồng ý tham gia và hoàn tất nghiên cứu. Trong đó có 50 ca tính đến thời điểm phân tích giữa kỳ.
Kết quả phân tích giữa kỳ
Với kết quả phân tích giữa kỳ ghi nhận khi KPCD bằng PGE2, khả năng thành công tăng lên 1,27 lần so với KPCD bằng đặt thông foley (RR=1,27; KTC 95% 0,91-1,78), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Với qui trình chọn mẫu ngẫu nhiên chúng tôi nhận mẫu một cách thuận lợi, dễ dàng, thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu. Chưa ghi nhận trường hợp nào có tác dụng phụ trầm trọng cũng như có biến chứng khi được KPCD bằng PGE2. Không ghi nhận than phiền về tiến trình nghiên cứu từ thai phụ và đồng nghiệp.
Chúng tôi đã trình kết quả phân tích giữa kỳ lên Hội đồng Y đức, Hội đồng Nghiên cứu khoa học của Bệnh viện Từ Dũ và cho phép chúng tôi tiếp tục tiến hành tiếp nghiên cứu theo đề cương gốc.
Đặc điểm dịch tễ của đối tượng tham gia nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ học của đối tượng tham gia nghiên cứu.

Cerviprime

Thành phần: Mỗi bơm tiêm Dinoprostone 0,5 mg
Chỉ định
Cerviprime được sử dụng để chuẩn bị trước cho sự chín muồi và giãn nở cổ tử cung ở phụ nữ mang thai đúng kỳ hoặc gần đến kỳ sanh với đặc điểm khởi phát chuyển dạ không thuận lợi như chỉ số Bishop thấp.
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định tuyệt đối đối với việc sử dụng Cerviprime gel. Tuy nhiên, không khuyến cáo sử dụng thuốc trong các trường hợp sau:
1. Sản phụ quá mẫn cảm với prostaglandin.
2. Các sản phụ có chống chỉ định đối với các thuốc có tác dụng kích thích chuyển dạ (oxytocic):
a) Sản phụ có tiền sử sanh mổ hoặc phẫu thuật lớn ở tử cung.
b) Sản phụ có tình trạng bất tương xứng đầu chậu.
c) Sản phụ đã có suy thai trước đây.
d) Sản phụ lớn tuổi đã sanh nhiều lần.
e) Sản phụ sanh khó hoặc sang chấn khi chuyển dạ.
f) Sản phụ có tình trạng tăng cơn gò tử cung về cường độ và tần số.
g) Cấp cứu sản khoa khi mà tỷ số giữa lợi ích-nguy cơ cho bào thai hoặc sản phụ ưu tiên cho chỉ định phẫu thuật.
3. Sản phụ có tình trạng nhau tiền đạo hay bị chảy máu âm đạo không giải thích được trong thời kỳ mang thai.
4. Tình trạng bệnh nhân không cho phép chỉ định sinh ngả âm đạo như tình trạng mạch máu tuần hoàn nhau thai nhi nằm sát hay vắt ngang lỗ trong cổ tử cung (vasa previa) hay nhiễm herpes bộ phận sinh dục tiến triển.
Thận trọng lúc dùng
Cần thận trọng khi sử dụng dinoprostone trong các trường hợp sau:
  1. Bệnh nhân bị glôcôm hoặc tăng nhãn áp.
  2. Hen suyễn hay tiền sử bị hen suyễn.
Trong quá trình sử dụng dinoprostone gel, cần theo dõi cẩn thận cơn gò tử cung, tình trạng thai, sự giãn và xóa mở cổ tử cung để phát hiện các tác động không mong muốn như cơn gò tử cung cường tính hoặc suy thai. Khi cơ tử cung co thắt mạnh kéo dài, vỡ tử cung có thể xảy ra.
Không bơm Cerviprime vượt quá lỗ trong cổ tử cung.
Thận trọng khi sử dụng Cerviprime gel trên bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận hay gan.
Thận trọng khi dùng Cerviprime gel trên bệnh nhân bị vỡ ối. Tính an toàn khi sử dụng trên các bệnh nhân này chưa được xác định.
LƯU Ý: Prostaglandin có khả năng làm tăng tác động của oxytocin trên tử cung mang thai. Nếu oxytocin được sử dụng tiếp theo để khởi phát chuyển dạ, nên theo dõi cẩn thận hoạt động của tử cung.
Lúc có thai và lúc nuôi con bú
Nhóm C
Prostaglandin E2 làm tăng sự dị dạng xương trên chuột và thỏ. Tuy nhiên, những tác dụng như vậy không được nhận thấy trên lâm sàng vì Cerviprime gel được chỉ định sử dụng sau thời kỳ biệt hóa các cơ quan.
Tương tác thuốc
Prostaglandin có khả năng làm tăng tác động của oxytocin (co cơ tử cung).
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) dường như không có tác động tương tác nào ở liều thông thường.
Tác dụng ngoại ý
Tần suất và mức độ nặng của các phản ứng ngoại ý khi dùng dinoprostone phụ thuộc vào liều dùng và cũng phụ thuộc ở một mức độ nào đó vào đường dùng.
Phản ứng ngoại ý với dinoprostone được ghi nhận thường nhất là buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Đã có ghi nhận thay đổi tim thai trong quá trình sanh. Vỡ tử cung và bất thường cơn gò tử cung kèm hoặc không kèm suy thai cũng được báo cáo.
Trong các thử nghiệm có đối chứng, những phản ứng ngoại ý sau được báo cáo với tần suất ≥ 1 %:
- Trên người mẹ: cơn gò tử cung bất thường, tác động trên dạ dày-ruột, đau lưng và sốt.
- Trên thai nhi: thay đổi về nhịp tim thai, chậm nhịp tim.
Các phản ứng khác được báo cáo trong y văn, liên quan đến việc sử dụng dinoprostone gel đặt trong kênh cổ tử cung, bao gồm cả tình trạng vỡ ối sớm, suy thai và nhiễm acid bào thai.
Trong quá trình lưu hành thuốc đã có báo cáo về sự tăng nguy cơ đông máu nội mạch lan tỏa được mô tả trên các bệnh nhân mà có khởi phát chuyển dạ bằng thuốc, hoặc với dinoprostone hoặc với oxytocin. Tuy nhiên tần suất của các phản ứng này lại rất thấp (< 1/1000 lần chuyển dạ).
Liều lượng và cách dùng
Sử dụng catheter có trong hộp thuốc để bơm toàn bộ thuốc trong bơm tiêm vào kênh cổ tử cung ngay dưới lỗ trong cổ tử cung. Nên hướng dẫn bệnh nhân nằm ngửa thêm tối thiểu 30 phút.
Hướng Dẫn Sử Dụng:
Cerviprime gel được cung cấp trong bơm tiêm được thiết kế đặc biệt chứa sẵn thuốc và dùng một lần. Bơm tiêm gồm 3 thành phần: catheter, ống bơm và ống đựng thuốc. Khi đóng gói, nhà sản xuất gắn ống bơm vào miệng của ống đựng thuốc. Tất cả các bộ phận được đựng trong vỉ kín. Để sử dụng thuốc, cần phải lắp ráp lại bơm tiêm. Một lượng thuốc dư được thêm vào để bù trừ lượng gel dính lại trong catheter.
Quá liều
Dùng quá liều Cerviprime gel có thể gây cơn gò tử cung cường tính, mà hiện tượng này cũng có thể xảy ra nếu sử dụng gel không đúng và thuốc lan rộng trong khoang ngoài màng ối. Trong trường hợp này có thể sử dụng các thuốc bêta-adrenergic như terbutaline để làm giãn cơ tử cung.
Bảo quản
Nên bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2-8oC. Không đông lạnh.
Gel dùng bơm vào ống cổ tử cung 0,5 mg/3 g : hộp 1 bơm tiêm có sẵn thuốc với 1 catheter

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

vòng mirena

Vòng tránh thai nội tiết
BS Trần Thị Thúy Phượng
           Khoa KHGĐ - BV Từ Dũ

Từ lâu tránh thai bằng dụng cụ tử cung (DCTC) đã trở  nên rất phổ biến. Rất nhiều loại DCTC được tạo ra nhằm mục đích tăng hiệu quả tránh thai, và làm giảm tối thiểu những tác dụng phụ cho những phụ nữ chọn phương pháp tránh thai bằng DCTC.
 Hiện nay, đã có vòng tránh thai thế hệ mới -MIRENA- là một loại vòng chứa nội tiết. Đây là loại vòng được biết đến với nhiều ưu điểm, đã làm phong phú cho các phụ nữ khi chọn lựa phương pháp tránh hiện đại và hiệu quả cao. Ngoài tác dụng tránh thai, MIRENA còn được sử dụng như là phương pháp điều trị duy trì đối với những trường hợp rong kinh rong huyết, cường kinh, bảo vệ nội mạc tử cung...
Sơ lược về hình dáng và cấu tạo của  MIRENA
Mirena có dạng hình chữ T được cấu tạo bởi nhựa dẻo thấm Sulfate Barium, tạo ra hình ảnh cản quang, vì vậy có thể nhận biết sự hiện diện của vòng trên siêu âm và X quang. Chiều dài của vòng 32mm, tận cùng của khung T là vòng nhỏ có gắn sợi dây polyethylene. Nguồn dự trữ steroid chứa trong ống hình trụ dài19mm bọc ở phía ngoài nhánh dọc chữ T, chứa 52mg levonorgestrtrel (LNG) và được phủ bên ngoài bởi một lớp màng polydimethylsiloxane. Lớp màng này có tác dụng điều chỉnh sự  phóng thích LNG trong buồng tử cung.
Tốc độ phóng thích ban đầu của LNG mỗi ngày vào buồng tử cung là 20µg, và sẽ giảm xuống khoảng 11µg/ ngày sau 5 năm.
 Những hiệu quả của Mirena

  • Trong ngừa thai
 Hiệu quả ngừa thai cao: tỷ lệ có thai trong năm đầu sử dụng là 0-0.2%, tỷ lệ có thai tích luỹ trong 5 năm sử dụng là 0.5-1.1%, cho thấy hiệu quả ngừa thai của Mirena đạt 99%. Mirena được đánh giá tương đương với triệt sản nhưng lại có khả năng hồi phục chức năng sinh sản một cách nhanh chóng.
Cơ chế:  Levonorgestrel có tác dụng làm cô đặc chất nhầy cổ tử cung, như rào cản sự xâm nhập của tinh trùng, làm giảm tính di động của tinh trùng, nhằm ngăn chặn quá trình thụ tinh. Ngoài ra, lớp nội mạc tử cung mỏng đi sẽ không thích hợp cho sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
  • Trong điều trị rong kinh, cường kinh
Rong kinh là một trong những bệnh phụ khoa mà phụ nữ vô cùng lo lắng, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh họat hằng ngày, cũng như chất lượng cuộc sống của các chị em phụ nữ bị giảm sút rất nhiều. Rong kinh nếu không chữa trị có thể gây biến chứng như thiếu máu thiếu sắt, thống kinh, nhiễm trùng cấp tính, vô sinh là biến chứng gây ảnh  hưởng nặng nề đến tâm lý người bệnh.
Một khi đã xác định có rối loạn về kinh nguyệt, thì các chị em nên được khám chuyên khoa, nhằm xác định bệnh lý của mình và nguyên nhân do đâu. Mục đích nhằm giúp cho việc điều trị có hiêu quả và nhanh chóng, tránh những biến chứng đáng tiếc.
           

   
Mirena ngoài tác dụng ngừa thai còn được coi như là một phương pháp điều trị hiệu quả những trường hợp rong kinh cơ năng liên quan đến nội tiết, và những trường hợp rong kinh  do u xơ tử cung, hay lạc nội mạc tử cung.
 Cơ chế: sự phóng thích LNG trong khoang tử cung sẽ có tác dụng tại chỗ, làm giảm sụ tăng sản của lớp nội mạc tử cung trong vòng 3-6 tháng đầu sử dụng, điều này có tác dụng làm lượng máu và số ngày hành kinh một cách đáng kể (lượng máu kinh giảm được 90%). Sau 3-4 tháng người sử dụng sẽ có chu kỳ kinh không đều (lượng máu kinh giảm hơn 70%), có thể có hiện tượng ra huyết rỉ rả. 20% phụ nữ sẽ có hiện tượng vô kinh trong 1 năm đầu sử dụng, và con số này lên tới 60% nếu tính đến thời  điểm sử dụng là 5 năm.
 Một số tác dụng khác của Mirena
 Ngừa thiếu máu vì làm giảm số ngày hành kinh.
Giảm triệu chứng đau dụng kinh.
Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung.
Giảm nguy cơ thai ngoài tử cung.
Không ảnh hưởng lên trọng lượng cơ thể.
 Đối tượng sử dụng Mirena
Những phụ nữ muốn tránh thai lâu dài có thể phục hồi.
Rong kinh, cường  kinh, thống kinh liên quan rối loạn nội tiết, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung.
Liệu pháp hormon thay thế trong những trường hợp phụ nữ mãn kinh không thể dung nạp progestin đường uống.
 Thời hạn sử dụng: 5 năm.
 Những trường hợp chống chỉ định:
Ung thư vú.
Có thai.
Viêm nhiễm vùng chậu cấp tính.
Nhiễm khuẩn sau hút thai, sau sẩy thai.
Nhiễm khuẩn hậu sản.
Rong huyết chưa chẩn đoán được nguyên nhân.
Những bất lợi khi sử dụng Mirena
 Vì Mirena thực chất cũng là một dụng cụ được đưa vào lòng tử cung nhẳm tạo hiệu quả tránh thai nên Mirena cũng có những tai biến giống như đặt những DCTC khác xảy ra ngay tại thời điểm dặt: co thắt và đau, thủng tử cung (hiếm gặp). Một số trường hợp vòng nằm lệch vị trí hay tuột thấp.
 Một số tác dụng  phụ có thể gặp khi sử dụng vòng Mirena như: rối loạn kinh nguyệt, tình trạng ra  huyết rỉ rả kéo dài, nhức đầu, đau ngực, mụn trứng cá. Tuy nhiên những triệu chứng  khó chịu này chỉ thường gặp trong những tháng đầu tiên và sẽ đa phần giảm dần theo thời gian sử dụng.
Thời điểm đặt và theo dõi sau khi đặt Mirena
Trong vòng 7 ngày đầu tiên của kỳ kinh.
Có thể đặt vào  thời điểm khác của chu kỳ nếu chắc chắn không có thai.
Ngay sau khi hút thai.
Muốn đổi phương pháp ngừa thai khi đang sử dụng một biện pháp tránh thai lâu dài khác.
Sau sanh 6 tuần, trường hợp nếu chưa có kinh  thì cần chắc chắn không có thai.
Phụ nữ sau sanh và đang cho con bú vẫn có thể sử dụng mirena ngừa thai, vì không gây ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ và sự phát  triển của trẻ.
         
Vế vấn đề có thai trở lại sau khi ngưng sử dụng vòng Mirena
Đây là điều  mà người sử dụng rất quan tâm khi chọn biện pháp tránh thai có tác dụng lâu dài này. Dựa trên những nghiên cứu người ta thấy rằng khả năng mang thai cũng như chức năng buồng trứng của người sử dụng sẽ lập tức hồi phục ngay sau khi tháo vòng.
Mỗi một phương pháp tránh thai đều có những ưu điểm và nhược điểm. Tùy vào mức độ ảnh hưởng trên từng đối tượng sử dụng như thế nào mà người sử dụng có thể chấp nhận và tiếp tục sử dụng hay không.
Vòng tránh thai nội tiết là một phương pháp ngừa thai hiệu quả cao và lâu dài, đồng thời được sử dụng như là một phương pháp điểu trị duy trì trong một sốtrường hợp. Tuy nhiên, giá thành của phương pháp này vẫn còn khá cao, đối tượng sử dụng thường là những người có thu nhập cao. Do đó, trước khi quyết định chọn lựa một phương pháp ngừa thai nào thì việc cân nhắc sự phù hợp về giá thành, nhu cầu và tính  hiệu quả của phương pháp đó rất cần thiết.

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

QUY TRÌNH MỔ LẤY THAI

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt

03-05-2013 07:01:06

Nếu bạn chưa biết hoặc vẫn còn mơ hồ về sinh mổ thì hãy theo chân một mẹ bầu vào phòng mổ để chứng kiến tận mắt quá trình mổ lấy thai.

Việc mổ để lấy em bé ra khỏi bụng mẹ bầu diễn ra rất nhanh, chỉ mất từ 10 - 15 phút nhưng để một ca sinh mổ thành công tốt đẹp lại cần sự chuẩn bị rất kì công. Bạn đã từng đẻ mổ, sẽ đẻ mổ hoặc không lựa chọn phương pháp sinh con này có thể vẫn chưa hiểu rõ về quá trình của một ca mổ lấy thai.

Hãy cùng chúng tôi theo chân một mẹ bầu vào phòng mổ đẻ để chứng kiến từ A - Z quá trình này.

1. Quá trình chuẩn bị cho một ca mổ lấy thai

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 1
Nữ hộ sinh trò chuyện, trấn an sản phụ trước khi lên bàn mổ.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 2
Sau khi tắm và vệ sinh sạch sẽ, sản phụ được y tá giúp đỡ mặc áo để chuẩn bị cho ca phẫu thuật...

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 3
... và kiểm tra mọi thông số sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 4
Thai phụ được cho uống Antacid để trung hòa axít trong dạ dày và truyền dịch qua ven tay để bác sĩ có thể theo dõi mức nước trong cơ thể và cho sản phụ thêm thuốc giảm đau nếu cần.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 5
Trong khi đó, bác sĩ Hồ Văn Thu (Trưởng khoa Sản, bệnh viện Việt - Pháp) - bác sĩ mổ chính của kíp mổ này đang kiểm tra lại lần cuối toàn bộ thông tin sản phụ trước khi bắt đầu ca phẫu thuật...

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 6
Bác sĩ mổ chính gặp gỡ động viên, thăm hỏi và nắm bắt những thông tin sức khỏe hiện tại của sản phụ.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 7
Sản phụ được chuyển sang phòng mổ. Tại đây, một lần nữa các thông số sức khỏe của mẹ và em bé được các bác sĩ của phòng mổ kiểm tra lại.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 8
Chuyên gia gây mê người nước ngoài trao đổi với y tá trước khi tiến hành gây tê.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 9
... và hỏi về tiền sử sức khỏe, trấn an sản phụ vì gây tê tủy sống là kĩ thuật đòi hỏi phải có sự hợp tác tốt giữa sản phụ và bác sĩ gây mê.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 10
Bác sĩ gây mê vệ sinh tay trước khi tiến hành gây tê cho sản phụ.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 11
Bác sĩ sát trùng vùng định chọc kim gây tê.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 12
Bác sĩ gây tê cũng phải đội mũ, mặc áo, đeo găng vô trùng như tiến hành các cuộc mổ. Động tác bơm thuốc tê phải rất từ từ, tốc độ bơm chậm, áp lực thấp để tránh thuốc tê vào tạo ra xoáy dịch ở ngay đầu trong của kim gây tê.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 13
Đặt ống thông tiểu để thuận tiện cho quá trình lọc thải của cơ thể. Ống dẫn sẽ được gắn khoảng từ 12 - 24 tiếng đồng hồ sau khi phẫu thuật xong.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 14
Y tá sát trùng vùng bụng để chuẩn bị tiến hành mổ lấy thai. Trong khi đó bác sĩ gây mê vẫn tiếp tục trò chuyện để trấn an tinh thần sản phụ và theo dõi tình hình gây tê.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 15
Che để đảm bảo vô trùng cho vùng bụng khi bác sĩ mổ lấy thai. Một màn chắn cũng sẽ được dựng lên ở dưới ngực để thai phụ không nhìn thấy các thao tác của bác sĩ.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 16
Bác sĩ phụ mổ cũng đang chuẩn bị sẵn sàng để bước vào ca phẫu thuật.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 17
8 giờ 15 phút, bác sĩ mổ chính bước vào phòng mổ và chuẩn bị mọi công tác cần thiết cho ca mổ dự kiến bắt đầu lúc 8 giờ 30 phút.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 18
Bác sĩ mổ chính tự tay điều chỉnh đèn sao cho ánh sáng chuẩn nhất phục vụ cho ca mổ lấy thai sắp diễn ra.

2. Bắt đầu tiến hành mổ lấy thai

Quá trình này chỉ diễn ra trong vòng 10 - 15 phút.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 19
Trước khi tiến hành mổ, bác sĩ phải thực hiện thao tác thử phản ứng xem thuốc gây tê đã phát huy tác dụng hay chưa bằng cách dùng dụng cụ y tế kẹp vào da bụng xem sản phụ có cảm giác đau hay không.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 20
Sau khi thử phản ứng thành công, bác sĩ rạch một đoạn ngang nhỏ ở bụng, vùng dưới rốn rồi đến các lớp mô, chạm tới tử cung và túi ối. Khi dao rạch đến đâu, vết mổ sẽ được thấm máu bằng khăn đã khử trùng đến đó.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 21
Trong khi đó, bác sĩ gây mê vẫn đang trò chuyện với sản phụ và theo dõi tình hình thuốc tê để xử lý kịp thời.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 22
Mọi thông số về sức khỏe sản phụ như nhịp tim, huyết áp... đang được theo dõi và ghi lại chính xác đến từng giây trong suốt quá trình mổ lấy thai.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 23
Em bé đã được nhấc ra. Tất cả các thao tác này chỉ mất vài phút.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 24
Cất tiếng khóc đầu tiên chào cuộc sống.
3. Quá trình khâu vết mổ và chăm sóc bé sơ sinh
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 25
Em bé đang được bác sĩ cắt dây rốn...
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 26
... và hút đờm nhớt. Việc hút đờm nhớt cho bé sinh mổ rất quan trọng và cần phải thực hiện cẩn thận, kĩ càng.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 27
Trong khi em bé được bác sĩ nhi chăm sóc, thì các bác sĩ của ca mổ vẫn đang miệt mài tiến hành các bước tiếp theo: bóc nhau thai, làm sạch buồng tử cung và khâu lại vết mổ.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 28
Dụng cụ dùng để bóc nhau thai và chiếc chậu đựng nhau thai.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 29
 Công việc khâu lại các lớp mô, cơ, đòi hỏi thời gian lâu hơn, khoảng 30 phút, các bác sĩ có thể sẽ chọn chỉ tự tiêu hoặc chỉ phải rút ra ở đường khâu bên ngoài sau 7-9 ngày.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 30
Bác sĩ Hồ Văn Thu rửa tay sau khi hoàn thành ca phẫu thuật.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 31
Em bé sẽ được gặp mẹ một chút trước khi được các bác nhi sĩ đưa sang phòng khác để chăm sóc.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 32
Em bé đã chào đời vào đúng 8 giờ 30 phút theo dự kiến và nặng 2,7kg.

4. Niềm vui mẹ tròn con vuông

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 33
Gia đình sản phụ tràn ngập trong niềm vui mẹ tròn con vuông khi nhìn thấy em bé.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 34
Ông bố trẻ và chị gái của sản phụ nhắn tin thông báo tin vui với người thân và bạn bè.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 35
Bố mẹ đặt tên gọi thân mật ở nhà cho bé là Sumo.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 36
Chào mừng Sumo - thiên thần nhỏ đã đến với cuộc đời. Chúc mừng sản phụ đã mẹ tròn con vuông và gia đình có thêm thành viên mới.

THAI KỲ NGUY CƠ

 THAI KỲ NGUY CƠ
Xin chúc mừng, bạn đang mang thai! Mang thai là một thời gian thú vị và hạnh phúc, nhưng đôi khi có thể gây căng thẳng. Bạn hãy làm mọi thứ có thể để giữ gìn sức khỏe cho bản thân bạn và cho bé một khởi đầu khỏe mạnh; điều này sẽ giúp bạn yên tâm.
Đề phòng và ngăn chặn những vấn đề có thể xảy ra
Sinh non: thai nhi sẽ lớn lên từng ngày trong tử cung, sự phát triển của thai nhi mạnh mẽ và em bé của bạn gần như phát triển hoàn chỉnh vào những tuần lễ cuối cùng của thai kỳ. Trong một trường hợp đa thai (sinh đôi hoặc sinh ba) thường bạn sẽ sinh sớm hơn vài tuần so với ngày dự sinh, và trong những tình huống này, em bé của bạn sẽ có những nguy cơ về hô hấp hoặc có những bất thường khác. Phát hiện sớm những dấu hiệu báo trước ngăn chặn việc sinh non có thể xảy ra.
Bổ sung Acid folic: Axit folic là vitamin nhóm B có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Ăn nhiều thức ăn chứa acd Folic như …hoặc bổ sung vitamin với 400 microgram (mcg) axit folic mỗi ngày, trước và trong khi mang thai.
Hút thuốc trong khi mang thai là nguyên nhân có thể gây ra tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Cố gắng bằng mọi cách để bỏ hút thuốc lá nhé bạn. Nên lưu ý, khi trong nhà có người hút thuốc lá (chồng bạn chẳng hạn) thì bạn vẫn có thể nghiện thụ động thông qua việc hít khói thuốc lá đấy).
Rượu: Khi bạn uống rượu, em bé của bạn cũng sẽ biết uống rượu khi còn trong bụng mẹ.
Tiêm chủng: tiêm chủng đúng vào đúng thời điểm có thể giúp cho bạn và em bé của bạn khỏe mạnh; ví dụ tiêm ngừa rubella trước khi có thai, tiêm phòng uốn ván (VAT) trong khi mang  thai.
Cúm và thai: Nếu bạn đang mang thai, tiêm phòng cúm là cách bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh nặng do cúm. Tiêm ngừa cúm có thể bảo vệ cho bạn, cho con bạn thậm chí cho cả người thân trong gia đình.
Nhiễm trùng: đôi khi bạn không cảm thấy mình bị bệnh. Việc khám thai định kỳ, phát hiện những thay đổi của cơ thể sẽ có thể phát hiện sớm triệu chứng bệnh, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng có thể gây hại cho thai nhi.
  • HIV: Nếu bạn đang mang thai hoặc đang có ý định có thai, làm xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt và khuyến khích cả chồng bạn cùng tham gia. Nếu bạn nhiễm HIV và đang mang thai, chương trình phòng tránh lây nhiễm HIV sẽ giữ cho bạn khỏe mạnh và tránh việc lây truyền HIV sang con của bạn.
  • Viêm nhiễm sinh dục trong thai kỳ: bạn sẽ được xét nghiệm huyết trắng và điều trị nếu cần để giúp cho âm đạo sạch sẽ, việc cắt may tầng sinh môn sẽ được thuận lợi, vết may mau lành và con bạn sẽ tránh được nhiễm trùng sơ sinh.
Đái tháo đường: kiểm soát không tốt đái tháo đường khi mang thai làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác cho em bé của bạn. Đái tháo đường có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho bạn trong khi mang thai và trong khi sinh.
Cao huyết áp: huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ của các vấn đề trong thai kỳ.
Vấn đề dùng thuốc: một số thuốc được sử dụng khi có thai có thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho em bé của bạn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ khi cần dùng thuốc. chỉ nên sử dụng thuốc thuốc theo toa bác sĩ; không tự ý dùng thảo dược hoặc sử dụng thảo dược mà không biết rõ nguồn gốc.
Môi trường sống và nơi làm việc: môi trường sống ô nhiễm hoặc không khí tại nơi làm việc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tìm cách để giảm bớt những tác hại nhất định để giảm bớt những nguy cơ.
 

Những yếu tố di truyền có liên quan gia đình
Hiểu về những yếu tố di truyền có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, chậm phát triển ở trẻ em.
Xét nghiệm di truyền: hãy chia sẻ với bác sĩ những lo lắng của bạn về khả năng xảy ra những rối loạn di truyền cho con bạn, bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện một số xét nghiệm di truyền trước khi em bé được sinh ra.
 

Những quan tâm khác
Ra máu khi mang thai, bao gồm sẩy thai, thai ngoài tử cung. Đến cơ sở y tế ngay khi thấy những vấn đề trên xảy ra.
Du lịch: Nếu bạn đang có kế hoạch một chuyến đi trong nước hoặc quốc tế, hãy nói chuyện với bác sĩ nhé. Vì chuyến đi đôi khi có thể gây ra các vấn đề trong thai kỳ, đặc biệt là vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
Bạo hành gia đình: có thể dẫn đến chấn thương và tử vong cho thai phụ và thai nhi trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Nên chia sẻ điều này với gia đình hoặc các tổ chức để được hỗ trợ.
 

Những điều cần biết trước khi sinh con
Cho con bú: Bạn và em bé của bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích từ việc con bú sữa mẹ. Sữa mẹ dễ tiêu hóa, có nhiều kháng thể, bảo vệ em bé của bạn khỏi bị nhiễm khuẩn.
Vàng da sinh lý: trẻ bắt đầu vàng da từ ngày thứ ba sau sinh và chấm dứt sau một tuần. Vàng da đôi khi có thể dẫn đến tổn thương não ở trẻ sơ sinh. Trước khi xuất viện, bác sĩ hoặc hộ sinh sẽ tư vấn cho bạn tình trạng vàng da, kiểm tra lượng bilirubin nếu cần.
Sàng lọc sơ sinh: Trong vòng 48 giờ sau sinh, sau khi được tư vấn, con bạn sẽ được lấy một mẫu máu từ gót chân để thực hiện xét nghiệm tầm soát nhược giáp. Hầu hết các trẻ sau sinh được thực hiện các xét nghiệm để phát hiện sớm những rối loạn này.