Những lưu ý dinh dưỡng khi bị tiêu chảy
(Dân trí) - PGS.TS Trần Đình Toán cho biết: “Bệnh tiêu chảy cấp tính xuất hiện cả bốn mùa trong năm, biểu hiện là đi tiêu phân có nhiều nước từ 3 lần trở lên trong ngày”.
Bệnh
nhân thường kèm theo ói mửa, đau bụng và đau hậu môn. Nguyên nhân của
tiêu chảy cấp tính có thể do ngộ độc thực phẩm và nhiễm các vi khuẩn,
vi-rút, ký sinh trùng gây bệnh (Campylobacter, E. Coli, V.Chorela, Shigella, Samonella, nấm Giardia Lamblia, Rotavirus, adeno virus)… gây ra”.
Khi
bị tiêu chảy, cơ thể mất nhiều nước, ở mức độ nặng sẽ gây nguy hiểm,
thậm chí tử vong. Cần bù nước điện giải để lấy lại lượng dịch đã mất qua
đường tiêu hóa. “Tốt nhất là dùng gói oresol, pha theo hướng dẫn trên
bao bì. Uống dung dịch này từng ngụm và thường xuyên, càng nhiều càng
tốt. Đây là việc quan trọng nhất trong thời gian này”, PGS.TS. Trần Đình
Toán cho biết thêm.
Cơ
thể cần được bù đắp lại lượng nước đã mất. Nếu không đủ lượng nước cần
thiết, cơ thể có thể bị khô đi và dẫn đến những triệu chứng khác. Ngoài
ra, nước có tác dụng như một chất súc rửa chất độc ra khỏi cơ thể. Việc
uống nước nhiều có thể sẽ làm tiêu chảy nhiều hơn nhưng bệnh sẽ mau khỏi
hơn.
Chứng
tiêu chảy cũng làm mất đi một số đường và muối khoáng trong cơ thể.
Song song với nước, nên bồi bổ những chất này bằng cách pha một thìa cà
phê đường cùng một chút xíu muối trong một lít nước lọc. Có thể pha thêm
nước cam hay nước chanh nếu cần hương vị thơm ngon. Nếu không uống được
thì có thể truyền nước muối để bù đắp lại cho cơ thể. Các loại nước
ngọt có hơi không nên uống nhiều.
Tiêu
chảy có thể dẫn đến suy dinh dưỡng do thức ăn qua ruột quá nhanh, cơ
thể không sử dụng chúng làm năng lượng và do người bệnh ăn ít vì giảm
cảm giác ngon miệng. Mặc dù trong thời gian tiêu chảy quá trình
hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường nhưng vẫn hấp thu qua
ruột nhiều. Khi bị bệnh tiêu chảy không nên ăn nhiều các thức ăn chứa
nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào bằng bơ hoặc mỡ heo, xúc xích, cà phê,
nước giải khát có gaz.
Những
thực phẩm sinh hơi như bắp cải, bông cải xanh, các loại đậu, đậu Hà
Lan, hành… có thể gây kích ứng cho ruột và làm cho các triệu chứng trở
nên trầm trọng hơn. Do đó, cần tránh sử dụng những loại thực phẩm này.
Ngoài ra, cũng không nên dùng những thực phẩm và những loại đồ uống có
chất cafein cho đến khi bệnh tiêu chảy giảm hẳn.
Tránh
một số thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp cải, giá…
ngay cả cơm cũng không nên ăn nhiều quá. Trường hợp sợ đuối sức vì không
có chất bổ, có thể ăn những loại canh, súp có màu trong như súp gà,
nước phở, tránh những loại súp màu đục như súp đậu hay khoai tây.
Thức
ăn có nhiệt lượng cao, giàu protein và vitamin, ít lipit, là những món
ít bã dễ tiêu hóa, không gây kích thích. Do đó, người bệnh nên chọn ăn
cháo gạo, mì nước, thịt nạc, thịt gà, đậu phụ, lá rau non. Phương thức
chế biến chủ yếu là: hầm, luộc, om, nhúng, hấp. Thực phẩm cần được băm,
thái nhỏ, nấu nhừ để bổ sung đủ năng lượng, protein, vitamin, lại giảm
được kích thích cơ học và hóa học đối với đường ruột, giúp phục hồi sức
khỏe. Người bệnh cũng nên ăn ít một, thành nhiều bữa.
cảm ơn bạn đã chia sẻ, thông tin hữu ích quá :D
Trả lờiXóa