Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Suy thai cấp khi chuyển dạ (đẻ)

Suy thai cấp khi chuyển dạ (đẻ)


Suy thai cấp tính là một tình trạng đe dọa tính mạng thai, sức khỏe thai và tương lai phát triển tinh thần, vận động của đứa trẻ sau này.
Suy thai cấp tính là hậu quả của rối loạn trao đổi khí giữa mẹ và con trong lúc chuyển dạ đẻ, làm cho thai bị thiếu oxi.



Khám cho sản phụ trong giai đoạn chuyển dạ

Có nhiều nguyên nhân gây suy thai,
bao gồm 3 nhóm:
- Cơn co tử cung bất thường : cơn co tử cung cường tính. Có thể là tăng tần số cơn co, tăng cường độ cơn co, hoặc tăng cả hai
- Chuyển dạ kéo dài bất thường: trong các trường hợp cổ tử cung mở chậm hoặc không mở, mặc dù không hề có bất tương xứng giữa thai và khung chậu, cơn co tử cung bình thường. Thông thường hay gặp ở ngôi chỏm, kiểu thế sau, đầu cúi không tốt. Bà mẹ luôn ở trong tình trạng lo lắng, mệt mỏi, dễ dẫn tới những cơn co tử cung bất thường, gây suy thai.
- Các nguyên nhân còn lại: từ bà mẹ ( thai già tháng, nhiễm độc thai nghén, rau tiền đạo,rau bong non, bà mẹ mắc bệnh mạn tính như bệnh tim, hen phế quản ....), dây rốn (dây rốn quấn cổ, dây rốn thắt nút, bất thường về giải phẫu dây rốn.....), bánh rau.....

Suy thai cấp có thể gặp ở bất kì lúc nào trong quá trình chuyển dạ. Những dấu hiệu chính của suy thai :
- Có phân su trong nước ối, nước ối đổi màu từ trắng đục thành màu xanh hoặc màu vàng; đây là dấu hiệu đặc biệt có giá trị. Thường phát hiện ra khi đã có vỡ ối.
- Biến đổi nhịp tim thai:Tim thai thay đổi nhanh trên 160 lần/phút, hoặc chậm dưới 100 lần/phút, hoặc không đều.( bình thường là từ 120 - 160 lần /phút). Tiếng tim thai mờ xa xăm.
- Cử động của thai hỗn loạn; lúc đầu thai cựa mạnh và nhiều hơn, đến giai đoạn sau thai đạp chậm và sau đó thì ngừng. Thai không cựa có thể là đã chết.
- Định lượng pH máu thai:
+ Nếu pH > 7.25 : bất thường tim thai mất đi, thì tiếp tục theo dõi chuyển dạ. Nếu còn tồn tại nhịp tim thai bất thường, thì kiểm tra lại pH sau 15 phút, trong khi chuẩn bị lây thai ra nếu tình hình thai xấu đi.
+ Nếu pH < 7.25 : nếu tồn tại nhịp tim thai bất thường, tiến hành lấy thai ra ngay. Nếu tim thai bất thường mất đi, thì kiểm tra lại pH sau 15 phút, trong khi chuẩn bị lấy thai.


Về điều trị


Tùy nguyên nhân của tình trạng suy thai để xử lý thích hợp. Nếu có nguyên nhân rõ ràng như sa dây rốn, rau bong non, dọa vỡ tử cung... thì phải mổ lấy thai ngay. Nếu không có nguyên nhân rõ ràng, cho sản phụ nằm nghiêng trái và thở ôxy, tử cung không đè lên tĩnh mạch chủ dưới. Nếu vỡ ối, phải khám ngay xem có sa dây rau không để tìm cách đẩy lên trong tư thế nằm - quỳ sấp. Nếu cần chuyển thai phụ lên tuyến trên, sản phụ cũng phải ở tư thế này. Chèn âm đạo bằng gạc, tẩm huyết thanh ấm. Nếu để sản phụ nằm ngửa trên cáng trong ôtô cấp cứu đường xa và xóc thì sẽ làm tình thế trầm trọng hơn.

Đề phòng

Cách đề phòng suy thai tích cực nhất là chữa khỏi bệnh mạn tính trước khi có thai, giảm mọi ưu tư phiền muộn cho thai phụ, khám 6-8 lần cho mỗi thai kỳ. Cần bảo đảm tăng cân cho mẹ 20% đến cuối thai kỳ bằng dinh dưỡng đủ chất và không bị phù, tăng huyết áp.

Trong khi chuyển dạ, cần giữ mối liên hệ thường xuyên với thân nhân để tránh tình trạng cô đơn, lo lắng, hỗ trợ tâm lý và không để sản phụ nằm ngửa lâu quá một giờ. Tránh để chuyển dạ kéo dài quá 24 giờ ở tuyến cơ sở. Người hộ sinh đỡ đẻ nên đồng thời là người theo dõi chăm sóc thai phụ trong khi có thai.

Chỉ định phá thai nội khoa

Chỉ định phá thai nội khoa

Kể từ năm 2002 khi chuẩn quốc gia về cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản ra đời, phá thai nội khoa đầu tiên được cho phép triển khai thành dịch vụ thường qui tại Việt nam. Phá thai nội khoa ngày càng trở nên phổ biến. Đây cũng là xu hướng chung của thế giới bởi vì phá thai nội khoa không chỉ có nhiều ưu điểm cho người nhận dịch vụ nhưng đồng thời cũng giảm bớt tâm lý nặng nề ở người cung cấp dịch vụ phá thai. thai nghén .net !



Nhằm cập nhật thông tin mới trên thế giới để cung cấp dịch vụ phá thai hiệu quả và an toàn hơn, sau gần 1 năm làm việc của tiểu ban chuyên gia trong và ngoài nước, cập nhật hướng dẫn cung cấp dịch vụ phá thai an toàn của Bộ Y tế ra đời cuối năm 2009.

Trong cập nhật hướng dẫn cung cấp dịch vụ phá thai an toàn, phương pháp phá thai bằng nong và nạo thai cho các thai kỳ từ 8-12 tuần không còn được khuyến cáo áp dụng. Bên cạnh đó, phá thai nội khoa được cho phép rộng rãi hơn không chỉ ở 3 tháng đầu mà có cả ở 3 tháng giữa của thai kỳ.

PHÁ THAI NỘI KHOA 3 THÁNG ĐẦU

Cập nhật chuẩn quốc gia 2009 mở rộng hơn phá thai nội khoa trong 3 tháng đầu không chỉ ở tuổi thai mà còn ở cấp tuyến có thể cung cấp dịch vụ.

Thuốc sử dụng: phối hợp mifepriston và misoprostol
Tuổi thai: đến hết 9 tuần (63 ngày) vô kinh.

Tuyến áp dụng

Tuyến trung ương : áp dụng cho tuổi thai đến hết 63 ngày.
Tuyến tỉnh : áp dụng cho tuổi thai đến hết 56 ngày.
Tuyến huyện : áp dụng cho tuổi thai đến hết 49 ngày.

Người thực hiện

Bác sĩ sản phụ khoa được huấn luyện về phá thai bằng thuốc và thành thạo kỹ thuật phá thai bằng thủ thuật.

1. Chỉ định

Thai trong tử cung với tuổi thai phù hợp theo tuyến được phép áp dụng.

2. Chống chỉ định

2.1. Tuyệt đối

- Bệnh lý tuyến thượng thận
- Điều trị corticoid toàn thân lâu ngày
- Tăng huyết áp, hẹp van 2 lá, tắc mạch hoặc có tiền sử tắc mạch.
- Rối loạn đông máu, sử dụng thuốc chống đông
- Thiếu máu nặng.
- Dị ứng mifepriston hay misoprostol
Suyển không là chống chỉ định phá thai nội khoa như trước đây. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đang có cơn suyển cấp tính không nên cung cấp dịch vụ phá thai nội khoa mà phải điều trị suyển, ổn định sinh hiệu sau đó cung cấp dịch vụ phá thai.

2.2. Tương đối

- Đang cho con bú
- Đang đặt dụng cụ tử cung (có thể lấy dụng cụ tử cung trước phá thai bằng thuốc)
- Đang viêm nhiễm đường sinh dục cấp tính (cần được điều trị)

3. Điều kiện áp dụng

- Khách hàng có thể tới được cơ sở y tế trong vòng 60 phút. Như vậy so với chuẩn 2002, điều kiện áp dụng chỉ cho phép khách hàng có khả năng đến cơ sở y tế trong vòng 30 phút, cập nhật chuẩn đã mở rộng đối tượng khách hàng hơn nhằm cung cấp dịch vụ phá thai nội khoa gần hơn với người phụ nữ sống xa trung tâm tỉnh thành nhưng vẫn phải đảm bảo tính an toàn của dịch vụ.

4. Cơ sở vật chất

- Như chuẩn 2002, đòi hỏi phải dảm bảo nguồn cung cấp thuốc phá thai và đồng thời đảm bảo có đầy đủ các phương tiện xử lý các tai biến và biến chứng có thể xảy ra trong khi phá thai nội khoa

5. Qui trình kỹ thuật

5.1 Chuẩn bị khách hàng (bệnh nhân)

- Bệnh nhân cần được hỏi tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng cẩn thận nhằm loại trừ các chống chỉ định và xác định tình trạng mang thai lần này.

- Khác với chuẩn 2002, trong cập nhật chuẩn 2009, siêu âm chẩn đoán thai trong tử cung và tuổi thai là một bước bắt buộc trước khi cung cấp dịch vụ phá thai nội khoa

- Khách hàng ký cam kết tự nguyện phá thai (dưới 18 tuổi phải có đơn cam kết của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ)

5.2 Tư vấn phá thai bằng thuốc (khuyến khích nữ hộ sinh được đào tạo làm công tác tư vấn) (xem thêm phần tư vấn phá thai)

Đây là bước quan trọng không thể thiếu được trước khi cung cấp dịch vụ phá thai nội khoa. Cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về phá thai nội khoa cho bệnh nhân cả ưu điểm lẫn nhược điểm của phá thai nội khoa. Ngoài ra, hướng dẫn theo dõi chăm sóc sau phá thai cũng hết sức quan trọng nhất là các dấu hiệu cần phải đến cơ sở y tế ngay và áp dụng biện pháp tránh thai sau phá thai nội khoa nhằm tránh phá thai lập lại vì khả năng thụ thai sau phá thai nội khoa sớm hơn phá thai ngoại khoa.

3 Qui trình phá thai

3.1. Thai đến hết 49 ngày

- Uống 200 mg mifepriston tại cơ sở y tế và theo dõi sau uống 15 phút.
- Uống hoặc ngậm dưới lưỡi 400mcg misoprostol sau khi dùng mifepriston từ 36 đến 48 giờ, có thể uống tại cơ sở y tế hay tại nhà.

Đây là điểm khác biệt lớn so với chuẩn 2002 vì có nhiều đường dùng thuốc hơn, thời gian dùng thuốc cũng linh hoạt hơn và nhất là bệnh nhân có thể dùng misoprostol tại nhà. Sự thay đổi này đã làm cho phương pháp phá thai nội khoa ngày càng thuận tiện và thân thiện hơn với bệnh nhân.


3.2. Thai từ 50 đến hết 63 ngày

- Uống 200 mg mifepriston.
- Ngậm dưới lưỡi 800mcg misoprostol (nếu khách hàng nôn nhiều có thể đặt cùng đồ sau) sau khi dùng mifepriston từ 36 đến 48 giờ, tại cơ sở y tế và theo dõi tại cơ sở y tế ít nhất 3 giờ

4 Theo dõi và chăm sóc

4.1. Theo dõi trong những giờ đầu sau uống thuốc

- Dấu hiệu sinh tồn mỗi giờ một lần trong 3 giờ đầu (nếu cần).
- Tình trạng ra máu âm đạo, đau bụng (có thể dùng thuốc giảm đau nếu cần) và các triệu chứng tác dụng phụ: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, sốt.

4.2. Khám lại sau 2 tuần

- Đánh giá hiệu quả điều trị
- Sẩy thai hoàn toàn: kết thúc điều trị.
- Sót thai, sót rau, thai lưu: có thể tiếp tục dùng misoprostol đơn thuần liều 400 - 600mcg uống hay ngậm dưới lưỡi hoặc hút buồng tử cung.
- Thai tiếp tục phát triển: có thể hút thai hoặc tiếp tục phá thai bằng thuốc nếu khách hàng mong muốn.
- Ứ máu trong buồng tử cung: hút sạch buồng tử cung hoặc điều trị nội khoa khi không có nhiễm trùng và lượng máu ít.

5 Tai biến và xử trí

- Tai biến: chảy máu nhiều, rong huyết kéo dài, nhiễm trùng, sót thai, sót rau. Xử trí: theo phác đồ cho từng tai biến (xem tài liệu huấn luyện)
PHÁ THAI NỘI KHOA 3 THÁNG GIỮA

Phá thai nội khoa 3 tháng giữa lần đầu tiên được chính thức cho phép triển khai thành dịch vụ thường qui tại Việt nam.

Sử dụng misoprostol đơn thuần hoặc sử dụng mifepriston kết hợp với misoprostol để phá thai từ tuần 13 đến hết tuần 22.



Phá thai nội khoa 3 tháng giữa chỉ được thực hiện trong bệnh viện. Đây là bước đột phá lớn trong việc cung cấp dịch vụ phá thai góp phần giúp phá thai 3 tháng giữa hiệu qủa hơn và an tòan hơn

Tuyến áp dụng: Các bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên.
Người được phép thực hiện: Bác sĩ sản phụ khoa được huấn luyện về phá thai bằng thuốc và thành thạo kỹ thuật phá thai bằng thủ thuật.

1. Chỉ định

Thai từ tuần thứ 13 (tương đương với chiều dài đầu mông 52mm) đến hết tuần thứ 22 (tương đương với đường kính lưỡng đỉnh 52 mm).

2. Chống chỉ định

N
hư chống chỉ định của phá thai nội khoa 3 tháng đầu, tuy nhiên cần lưu ý các trường hợp có sẹo mổ cũ ở tử cung. Có sẹo mổ ở thân tử cung: chống chỉ định tuyệt đối. Có sẹo mổ cũ ở đoạn dưới tử cung: cần cân nhắc rất thận trọng đồng thời phải giảm liều misoprostol và tăng khoảng cách thời gian giữa các lần dùng thuốc (chỉ được làm tại bệnh viện chuyên khoa phụ sản tuyến tỉnh và trung ương)

3. Cơ sở vật chất

Phòng thủ thuật, phòng mổ và phương tiện dụng cụ dể cấp cứu khi cần, Dụng cụ kiểm soát buồng tử cung, Các phương tiện xử lý dụng cụ và chất thải.

4. Qui trình kỹ thuật
4.1. Chuẩn bị khách hàng

N hư phá thai nội khoa 3 tháng đầu, ngoài ra cần làm thêm các xét nghiệm máu: công thức máu, nhóm máu, đông máu hoặc máu chảy máu đông.

4. 2. Tư vấn

Bắt buộc trước khi cung cấp dịch vụ phá thai nội khoa, cần cung cấp đầy dủ các thông tin về phương pháp phá thai ưu và nhược điểm, cũng như các thông tin về các biện pháp tránh thai sau phá thai

4.3. Thực hiện phá thai

4.3.1. Các phác đồ sử dụng thuốc :

Phác đồ misoprostol đơn thuần

- Đặt vào cùng đồ sau âm đạo 200mcg misoprostol:
 Cứ 6 giờ dùng 1 viên cho thai từ 18 tuần trở lên (không quá 3 lần/ngày).
 Cứ 4 giờ dùng 1 viên cho thai dưới 18 tuần (không quá 5 lần/ngày).

- Nếu không thành công, có thể dùng thêm misoprostol với liều tương tự ở các ngày tiếp theo. Tổng số ngày sử dụng misoprostol không quá 3 ngày liên tục (một đợt dùng thuốc).

- Nếu không thành công sau một đợt dùng thuốc thì dùng lại đợt thứ hai sau một tuần

Phác đồ kết hợp mifepriston và misoprostol
- Như phác đồ Misoprostol nhưng uống 200mg mifepriston trước khi dùng Misoprostol từ 36 đến 48 giờ

4.3.2. Chăm sóc trong thủ thuật

- Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, ra máu âm đạo, đau bụng (cơn co tử cung) cứ 4 giờ/lần; khi bắt đầu có cơn co tử cung mạnh cứ 2 giờ/lần.
- Thăm âm đạo đánh giá cổ tử cung trước mỗi lần dùng thuốc.
- Sau khi sảy thai và rau: tiến hành kiểm soát tử cung bằng dụng cụ và dùng thuốc tăng co tử cung. Cho uống kháng sinh trước khi kiểm soát tử cung. Xử lý thai, rau, chất thải và dụng cụ.

4.4. Tai biến và xử trí

- Tai biến: chảy máu, rách cổ tử cung, sót rau, vỡ tử cung, choáng, nhiễm khuẩn. Xử trí theo phác đồ cho từng tai biến

4.5. Theo dõi và chăm sóc

- Sau khi thai ra, theo dõi ra máu âm đạo, co hồi tử cung trong vòng 4 giờ.
- Ra viện sau khi ra thai ít nhất 2 giờ. Kê đơn kháng sinh.Tư vấn sau thủ thuật. Hẹn khám lại sau 2 tuần.

Kết luận: Phá thai nội khoa ngày càng được chứng minh không chỉ hiệu quả và an toàn mà còn thật sự là nhu cầu của người phụ nữ Việt nam. Tuy nhiên để dịch vụ phá thai nội khoa an toàn, việc cung cấp dịch vụ phá thai nội khoa nhất là phá thai nội khoa 3 tháng giữa phải được tuân

Những món ăn dành cho bé theo tháng

Những món ăn dành cho bé theo tháng

Khi bé cần phải ăn dặm, nhiều bạn thực sự lúng túng khi chọn thực phẩm và đổi bữa cho bé. Ngoài dựa vào kinh nghiệm của ông bà, các bạn cũng cần tham khảo thêm các ý dưới đây. thai nghén .net



4-6 tháng

Con bạn ban đầu có thể thích quả và rau có vị ngọt. Tuy nhiên, nên bắt đầu cho bé bằng những món ăn có nhiều sắt. Khoai tây nghiền nấu kỹ hoặc chuối chín sẽ phù hợp. Chúng dễ tiếp nhận hơn và ít gây táo bón.

Chuối chín, nghiền nát, táo xay
Khoai tây, bí ngô, cà rốt nghiền nát và nấu chín
Lê chín nghiền nhuyễn
Cháo, súp, canh loãng
6-9 tháng

Lượng sắt của con bạn sẽ bắt đầu giảm vào khoảng thời gian này. Hãy cho bé ăn thịt nạc, hay thịt gà nâu để tăng cường lượng sắt mà không gây táo bón.
Gạo, ngũ cốc dành cho trẻ

Cháo xay nghiền
Rau xanh nghiền nhừ
Đỗ xanh, đậu lăng, trộn với sữa bột hoặc sữa chua
Trái cây nghiền nát
Đậu phụ nhừ, sữa chua, pho mát
Thịt gà xay kỹ
Nước trái cây nguyên chất (không có nước cam hay dâu)
9-12 tháng

Ở khoảng thời gian này trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên và thích cầm nhặt thức ăn. Đây là thời điểm thích hợp để cho bé ăn bằng tay. Bạn có thể thấy trẻ thích ăn miếng hơn là ăn bột.

Ngũ cốc dành cho trẻ
Khoai tây nghiền
Cháo xay
Rau xanh thái miếng nhỏ hoặc nghiền nát
Trái cây mềm cắt miếng nhỏ
Thịt xay hoặc cắt miếng nhỏ nấu chín
Đỗ xanh, đậu lăng nấu nhừ
Đậu phụ nghiền hoặc cắt miếng nhỏ
Sữa chua, pho mát
Nước trái cây nguyên chất (không dùng nước cam hay dâu)
Những thức ăn trẻ nên tránh

- Mật ong không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, nó có thể gây ngộ độc.
- Nước cam hay quả mọng không nên cho bé uống khi chưa được 1 tuổi.
- Đường, chất làm ngọt, muối hay gia vị không cần thiết và không nên cho vào đồ ăn của bé.
- Củ cải đường, củ cải trắng, rau có màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn. Chúng có quá nhiều nitrate đối với một đứa bé.
- Thực phẩm chiên rán
- Những thực phẩm dễ gây dị ứng, không dùng khi bé chưa được 1 tuổi hoặc lớn hơn, tùy thuộc vào tiền sử gia đình, bao gồm:

Sữa bò
Lúa mì
Ngô
Trứng
Thịt lợn
Lạc
Cà chua
Hành
Quả mọng
Cam và nước cam
Đậu nành
Cá, tôm, cua, sò, ốc
Gia vị
Chocolate
- Những thức ăn dễ gây nghẹn, nên chờ cho đến khi bé 3 tuồi, bao gồm:

Lạc
Miếng bơ to
Miếng xúc xích to
Quả nho
Bỏng ngô
Đồ ăn cứng dễ vỡ thành mảnh lớn

Lời khuyên giúp bé an toàn khi ăn

1. Không bao giờ rời mắt khỏi bé
2. Không cho thìa của bé vào miệng bạn. Việc dùng chung dụng cụ ăn uống có thể khiến bé bị sâu răng.
3. Khi đã mở hộp đồ ăn của bé, hãy cất phần còn lại vào tủ lạnh ngay lập tức.
4. Không lưu giữ đồ ăn thừa của bé.
5. Bỏ các thực phẩm đã để trong tủ lạnh quá 3 ngày.

Trẻ sinh đôi có thể đọc được ý nghĩ của nhau

Trẻ sinh đôi có thể đọc được ý nghĩ của nhau

1. Trẻ song sinh có cùng dấu vân tay?

Cặp song sinh được hình thành khi một trứng thụ tinh duy nhất được tách thành hai sau khi thụ thai. Do được hình thành từ một hợp bào nên hai đứa trẻ có cùng chung vật liệu di truyền, AND. Tuy nhiên, dấu vân tay lại mang một đặc tính di truyền rất lạ và điều này là thách thức đối với khoa học, bí ẩn của tự nhiên mà đến nay chưa có lời giải. Dấu vân tay cùng với các đặc tính thể chất khác như hình dáng, nét mặt… đều được quyết định bởi sự tương tác giữa các gen của một cơ thể cũng như môi trường phát triển trong bào thai. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, sự hình thành dấu vân tay có nhiều yếu tố tác động, trong đó có cả các yếu tố trong khi mang thai như dưỡng chất, huyết áp, vị trí trong tử cung… nên vòng xoắn trôn ốc các ngón tay tuy có những điểm tương đồng nhưng cơ bản là khác nhau. Do vậy, dù song sinh, đa sinh thì những đứa trẻ đều có dấu vân tay riêng.


2. Cặp song sinh một trai, một gái có giống nhau?

Xin trả lời ngay là không giống nhau, nhưng cùng giới tính thì sự giống nhau cao hơn bởi chúng được hình từ một hợp tử duy nhất có chứa nhiễm sắc thể XX hoặc XY. Ở những cặp song sinh không cùng giới thường được hình thành từ hai trứng riêng biệt. Có sự giống nhau khi hai đứa trẻ sinh đôi được hình thành từ một trứng duy nhất được thụ tinh và sau đó tách thành hai cơ thể. Do vậy, nếu sinh đôi khác giới thì ít khi giống hệt nhau. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khác giới lại giống nhau như đúc, rất hiếm gặp và chứa đựng nhiều bí ẩn, trong đó có nguyên nhân do mắc phải căn bệnh Turner Syndrome (Hội chứng loạn cấu tạo buồng trứng ở bệnh nhân có bất thường về nhiễm sắc thể) làm cho hai đứa trẻ khác giới giống nhau tới 99.9%.

3. Trẻ song sinh có thể đọc ý nghĩ của nhau?

Một trong những bí ẩn đến nay khoa học chưa giải thích được đó là hiện tượng trẻ song sinh, đa sinh có mối liên kết rất đặc biệt, cùng chia sẻ những ý nghĩ, hành động. Ví dụ, nếu một bé mắc bệnh thì bé kia cũng bị ảnh hưởng hoặc chúng có cùng sở thích mua một thứ đồ vật, cùng thích một món ăn, thậm chí cùng theo đuổi một ý nghĩ, cùng phát ngôn ra một câu nói... Đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về hiện tượng thần giao cách cảm (telepathy), ngoại cảm nhưng vẫn chưa tìm ra câu trả lời chính xác cho hiện tượng trên, nhất là chúng xảy ra ở những cặp song sinh giống nhau như đúc.

4. Hiện tượng song sinh ẩn

Qua sự “mách bảo” của bản thân, rất nhiều phụ nữ biết mình đang mang thai sinh đôi hoặc đa thai và khi siêu âm sẽ biết kết quả cụ thể. Song lại có những trường hợp ngoại lệ, siêu âm không phát hiện thấy, nhất là khi siêu âm sớm, chuyên môn gọi là hội chứng VTS (Vaninhing Twin Syndrome), nghĩa là một bào thai biến mất làm người ta nhầm tưởng là thai đơn. Hiện tượng này thường thấy ở 3 tháng đầu thai kỳ nhưng siêu âm ở tuần thứ 20 trở ra thì không diễn ra. Tuy nhiên, nếu vẫn không thấy có thai thứ hai thì nên tư vấn bác sĩ.

5. Trẻ song sinh có ngôn ngữ riêng?

Một trong những bí ẩn có liên quan đến song sinh, đa sinh là trẻ chia sẻ ngôn ngữ riêng, dạng ngôn ngữ mà chỉ có chúng mới hiểu được. Thuật ngữ được nhóm trẻ này dùng thường là thứ ngôn ngữ tự trị hoặc ngôn ngữ kép. Ở những cặp song sinh đang tập nói, chúng thường bắt chước ngôn ngữ của nhau và có trên 40% sử dụng ngôn ngữ tự trị mà chúng hiểu được trong khi các bậc cha mẹ lại rất khó hiểu. Theo khuyến cáo, ở những trường hợp này, các bậc cha mẹ nên can thiệp, dạy chúng phát âm chuẩn, nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ thông dụng và dạy ngôn ngữ càng sớm càng tốt.
6. ADN của trẻ song sinh có giống nhau?

Bề ngoài từ nét mặt, trang phục, cử chỉ của trẻ song sinh thường rất giống nhau nhưng về ADN thì không giống nhau. Điều này đã tạo ra những khác biệt về chiều cao, cân nặng hoặc những hành động, sở thích không giống nhau. Đối với những cặp song sinh giống hệt nhau phát triển từ tổ hợp của một trứng đơn rồi tách ra sau khi thụ thai, ADN của chúng có từ một nguồn riêng nên vật liệu di truyền và các đặc tính có liên quan đến di truyền thường giống nhau, nhất là ở những đứa trẻ sinh đôi cùng giới tính. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ do khuyết tật nhiễm sắc thể. Ngược lại, những trẻ song sinh từ hai trứng riêng bởi tinh trùng riêng biệt thì vật liệu di truyền của chúng đều kế thừa 50% của cha lẫn mẹ. Mặc dù cùng chung bộ gen nhưng quá trình phát triển lại khác nhau do tác dộng của môi trường, nhất là trong quá trình mang thai, tác động của các hóa chất lên bào thai nên dẫn đến sự không đồng nhất về diện mạo, tính cách cũng như sở thích.


7. Trẻ song sinh có cùng ngày sinh?

Thông thường, trẻ sinh đôi, đa sinh nếu sinh mổ thường chào đời cùng một ngày, cách nhau vài phút nhưng sinh thường thì thời gian có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ (nếu gặp bất trắc thì phải mổ). Cũng có trường hợp, trẻ sinh sau chưa phát triển đầy đủ sẽ được bác sĩ giữ lại trong bụng mẹ nên có thể không cùng ngày sinh, thậm chí có ca sinh khác năm, ví dụ vào ngày 31/12 của năm này và ngày đầu tiên của năm mới, thậm chí còn bắc cầu qua hai thế kỷ (sinh giữa năm 1999 và năm 2000) như ca sinh đôi của hai đứa trẻ người Mỹ tên là Aaron và Luke Hegenberer…

8. Đa sinh có mang tính di truyền?

Theo nghiên cứu thì song sinh, đa sinh mang tính di truyền, chuyên môn gọi là hiện tượng siêu rụng trứng (Hyper Ovulation), nghĩa là nhiều trứng rụng trong cùng một lúc tăng cơ hội đa sinh. Vì vậy, những phụ nữ mang gen Hyper Ovulation thì khả năng đa thai là rất cao, thậm chí có thể di truyền từ đời ông bà cho tới thế hệ cháu chắt.

9. Trường hợp song sinh khác cha

Sinh đôi, đa sinh thường bắt nguồn từ một người mẹ nên ít khi người ta đề cập đến người cha. Nhưng thực tế, có những ca song sinh 2 đứa trẻ lại của hai người đàn ông khác nhau và điều này được phát hiện qua thử nghiệm di truyền. Thông thường, hiện tượng trên xuất hiện trong các cặp song sinh đơn không giống nhau (monozyotic) và cặp song sinh thụ tinh kép (dizygotic). Hiện tượng này còn được gọi là siêu thụ thai (hetoropaternal superfecundatin), tức nhiều trứng được thụ tinh bởi tinh trùng trong các thao tác quan hệ tình dục riêng biệt khi cùng lúc, người phụ nữ có mối quan hệ với nhiều đàn ông. Ngoài ra, trường hợp song sinh khác cha còn do quá trình điều trị sinh sản, thụ thai bằng kỹ thuật nhân tạo (IVF) làm tăng sự pha tạp, lẫn lộn tinh trùng dẫn đến sinh đôi nhưng khác cha.

10. Tỷ lệ song sinh, đa sinh

Nguyên nhân song sinh là do thụ tinh đơn đến nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Người ta mới chỉ tình nghi đến sự cố của quá trình phát triển trong bào thai. Không có bằng chứng di truyền gây ảnh hưởng đến sự giống nhau của các cặp song sinh. Song sinh theo kiểu thụ tinh kép thường chiếm tỷ lệ cao gấp 2 lần so với kiểu thụ tinh đơn. Qua số liệu thống kê cho thấy, song sinh, đa sinh tương đối ổn định kể từ cuối thập kỷ 80 ở thế kỷ trước, tỷ lệ này là 3/1000 ca. Hiện tượng song sinh, đa sinh không phải do tác động của kỹ thuật sinh trong ống nghiệm và cũng không liên quan đến chủng tộc, địa lý hay tuổi mang thai.

Giấc ngủ của phụ nữ khi mang thai

Giấc ngủ của phụ nữ khi mang thai

Một số phụ nữ mang thai thường thức suốt đêm do tác động của bàng quang, (đi tiểu nhiều lần do thai chèn ép vào bàng quang, niêu quản khiến các bầu khó ngủ lại hoặc mệt mỏi) hay đau hông hoặc đau lưng. Bạn cũng có thể bắt đầu ngáy khi ngủ hoặc có nhịp độ sinh hoạt bất thường trong ngày. Tất cả những nguyên nhân đó gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn trong thời gian mang thai.



(Ảnh: 100babytips.com)

Phụ nữ mang thai thường có giấc ngủ kém do bị ngáy hoặc cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng này có thể tồi tệ hơn nếu họ đã từng kém ngủ trước đó. Do đó các bà bầu nên chấm dứt các thói quen xấu như hút thuốc lá hay uống rượu. Không nên sử dụng trà, cà phê, đồ uống cola, hay đồ uống có chứa caffeine. Cố gắng tránh các loại đồ uống đó vào buổi chiều và buổi tối.

Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của các bà bầu. Để phòng ngủ thoáng mát thì giấc ngủ sẽ tự động được cải thiện. Hãy tránh xa các đèn chiếu sáng, đóng cửa sổ vì bất kì tia sáng nào cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ khi mang thai.

Rất nhiều phụ nữ hoặc cả cặp vợ chồng thức đêm và lên kế hoạch cho con. Quá nhiều việc cần làm mà thời gian thì giới hạn nên những nỗi lo lắng này làm cho bạn hay vợ chồng bạn phải thao thức cả đêm. Do đó, khi đã ở trên giường, bạn nên quên đi hết tất cả các công việc và để nó vào sáng hôm sau. Như vậy, các kế hoạch của bạn sẽ dễ dàng hơn sau khi có một giấc ngủ ngon.

Nếu bạn vẫn không thể ngủ được thì hãy đi bộ vòng quanh một lúc hoặc có thể đọc báo hay tạp chí. Hãy làm điều gì đó trong khoảng 20 -30 phút, điều này có thể giúp bạn thở sâu và thư giãn hơn. Sau khi đi làm về bạn có thể ăn một bữa tối yên bình và thư giãn với chồng hoặc có thể nằm trên ghế dài xem một bộ phim hay. Nó sẽ giúp bạn quên đi sự căng thẳng mệt mỏi trong suốt một ngày làm việc. Hoặc đi tắm cũng là một cách giúp bạn thư giãn.

Nếu bạn có bị thức giấc lúc nửa đêm thì cũng không nên lo lắng. Giấc ngủ bị gián đoạn trong quá trình mang thai là hoàn toàn bình thường. Mặc dù không thể ngủ liên tục cả đêm nhưng hãy làm quen với việc đó và tạo ra một chế độ ngủ hợp lý cho riêng bạn.

Chỉ số chiều cao-cân nặng trung bình của thai trong bụng mẹ

Ở trong từng bài viết của các tuần thai đã nêu rõ chiều cao-cân nặng trung bình cho thai nhi, ở đây chỉ tổng hợp lại một số mốc để mọi người tiện theo dõi:



Ghi chú: trong các tuần cuối, cân nặng của người mẹ có thể giảm đôi chút, nên con số tổng tăng cân không
 đều như giai đoạn đầu.


Tháng thứ 1

Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để trở thành một hợp tử, bao gồm 23 nhiễm sắc thể của bạn và 23 nhiễm sắc thể của bạn đời. Trong 46 nhiễm sắc thể để tạo nên bộ gen của bé, có hai nhiễm sắc thể – một từ tinh trùng và một từ trứng – quyết định giới tính của thai nhi. Bộ nhiễm sắc thể này cùng quyết định mái tóc, mắt và có thể ảnh hưởng đến cả nhân cách cũng như trí tuệ của bé.

Tháng đầu tiên: Trong tháng đầu tiên này, trứng đã được thụ tinh di chuyển qua các ống dẫn trứng đến tử cung. Một số tế bào của hợp tử sẽ được nhân rộng và trở thành nhau thai. Trong 4 tuần đầu, tay, chân, bộ não và tủy sống của thai nhi bắt đầu phát triển. Trái tim bắt đầu đập từ tuần thứ 4. Phôi thai của bạn bây giờ dài 1,27cm và nặng chừng 10-15 gram.


Tháng thứ 2 và 3

Theo các bác sĩ khoa sản Mỹ, tháng thứ 2 và 3 cho thấy những thay đổi nhanh chóng. Từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8, mí mắt và tai trong của bé bắt đầu phát triển. Xương, mắt cá chân, cổ tay, ngón tay, ngón chân và các bộ phận sinh dục cũng bắt đầu phát triển ở giai đoạn này. Theo các bác sĩ, ở tuần thứ 8, tất cả các cơ quan chính và hệ thống thần kinh, tim, hệ hô hấp cũng đang phát triển mạnh.

Tháng thứ ba đánh dấu sự phát triển của hàm răng, sự hình thành móng tay và ruột của bé. Thời điểm này, bé dài khoảng 2,54 cm và vẫn nặng như ở tháng thứ 1.

Tháng thứ 4 và 5

Tháng thứ 4 là sự phát triển của cánh tay và đôi chân cong lại, các sơ quan sinh dục bên ngoài cùng lông mày, lông mi, móng tay cũng được hình thành. Nhau thai giai đoạn này bắt đầu hoạt động đều đặn cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho em bé qua dây rốn. Em bé có thể nuốt và thậm chí cho ra nước tiểu. Tháng thứ 4, bé dài khoảng 15 – 17 cm, và nặng chừng 100- 190 gam

Tháng thứ 5, bạn đã trải qua hơn một nửa thời gian mang bầu. Em bé của bạn phát triển khá mạnh và bạn đã có thể cảm nhận được chuyển động của bé. Thai nhi đã có thể mút ngón tay và thức, tỉnh thường xuyên. Giai đoạn này, bé dài chừng 25cm và nặng khoảng 0,3-0,45kg.


Thai nhi 17 tuần tuổi

Tháng thứ 6 và 7

Tháng thứ 6, bé bắt đầu phát triển tóc và mở mí mắt. Não thai nhi phát triển khá nhanh chóng trong tháng này và phổi được hình thành đầy đủ. Vân tay và chân đã hiện rõ. Lúc này, bé dài khoảng 31 cm và nặng từ 0,5-0,7kg.

Tháng thứ 7, bé bắt đầu nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Thời gian này, bé dài khoảng 36 cm và nặng khoảng 0,9-1,2 kg

Tháng thứ 8 và 9

Tháng thứ 8: Đến giai đoạn này, hầu hết các cơ quan của thai nhi đã phát triển hoàn thiện. Xương của em bé đang dần cứng lại tuy vậy hộp sọ có thể mềm hơn để thực hiện việc sinh nở. Vị giác của bé cũng đã phát triển và lúc này bé có thể phân biệt được độ chua, ngọt của thức ăn mẹ ăn. Tháng thứ 8, em bé dài khoảng 46 cm và nặng khoảng 2,2 kg.

Tháng thứ 9 (tuần từ 36-40): Phổi của em bé được hoàn thiện và lúc này bé đã sẵn sàng để chào đời. Hầu hết tất cả thai nhi đều quay đầu xuống tử cung để thuận lợi cho việc sinh nở. Trong tháng cuối này, mỗi ngày bé tăng khoảng 15 gram, em bé dài khoảng 51cm và nặng từ 2,7-3,5kg.
Ảnh đính kèm

Sự co hồi của tử cung sau đẻ

Sự co hồi của tử cung sau đẻ

Sau đẻ, tử cung cao trên khớp mu 13 cm, trung bình mỗi ngày tử cung co hồi 1 cm, ngày đầu có thể co nhanh hơn 2 - 3 cm và sau đẻ 12 - 13 ngày không thấy đáy tử cung trên khớp vệ. thai nghén .net



Vì trong tử cung vẫn còn máu cục và sản dịch, nên thỉnh thoảng tử cung có những cơn co bóp mạnh để tống máu cục và sản dịch ra ngoài gây ra những cơn đau ở tử cung, ở người con so thường ít gặp vì chất lượng cơ tử cung còn tốt, tử cung luôn luôn co chặt lại. Các cơn đau tử cung thường gặp ở người con rạ, mức độ đau nhiều hay ít tuỳ theo cảm giác của mỗi người, nhưng càng đẻ nhiều lần càng đau vì chất lượng cơ tử cung yếu dần, tử cung cần phải co bóp mạnh hơn các lần trước để đẩy máu cục và sản dịch ra ngoài. Đôi khi, các cơn đau tử cung này cần phải dùng thuốc giảm đau vì cường độ quá mạnh. Ở một số sản phụ, các cơn đau này có thể kéo dài nhiều ngày. Các cơn đau tử cung đặc biệt cũng có thể gặp khi cho trẻ bú do oxytocin được giải phóng ra nhiều. Thông thường các cơn đau giảm dần về cường độ và sản phụ thấy dễ chịu vào ngày thứ 3 sau đẻ.

Sau đẻ cần phải theo dõi sự co hồi tử cung bằng cách đo chiều cao tử cung, tính từ khớp mu tới đáy tử cung. Sự co hồi tử cung phụ thuộc vào:

- Ở người con so tử cung co hồi nhanh hơn ở người con rạ.
- Ở người đẻ thường co nhanh hơn người mổ đẻ.
- Người cho con bú co nhanh hơn người không cho con bú.
- Tử cung bị nhiễm khuẩn co chậm hơn tử cung không bị nhiễm khuẩn.
- Bí đái, táo bón sau đẻ tử cung bị đẩy lên cao và co hồi chậm.
Trên lâm sàng nếu thấy tử cung co hồi chậm, tử cung còn to và đau, bệnh nhân sốt, sản dịch hôi cần phải nghĩ tới nhiễm khuẩn hậu sản.
Ảnh đính kèm

Album Smart Symphonies cho bé thông minh hơn

Album Smart Symphonies cho bé thông minh hơn




Đây là một album là mình nghĩ là rất hay, bổ ích và cần thiết cho tất cả mọi người. Nhạc cổ điển từ trước đến nay vẫn được đánh giá là thể loại nhạc bác học và giúp cho sự phát triển trí não, nhất là ở thai nhi và trẻ em. Mình đã mua 1 CD Smart Symphonies này, bản thân cũng rất thích nên muốn chia sẻ nó với mọi người. Các bạn có thể download rất dễ dàng và nên nghe thường xuyên. Album gồm 1 track Introdution và 14 track nhạc cổ điển, của những nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới như Mozart, Bach, Debussy,...

Track 2 là một bản nhạc vui tươi như khi bạn được đi picnic trong thời tiết thu mát mẻ.

Track 7 là những giai điệu cực vui và ngộ nghĩnh mà bé Cún nhà mình rất thích, cứ bật là bé chăm chú nghe và gật gù.

Track 8 mang đến những âm thanh dịu dàng, êm dịu như muốn đi sâu vào lòng người.

Track 12 nghe cũng rất đáng yêu.

Track 15 là một bản nhạc vô cùng nổi tiếng và quen thuộc với một bản phối du dương mà có thể nhiều bạn sẽ nhận ra đó. Hãy nghe thử xem nhé.



Đây là đoạn giới thiệu của Mead Johnson, in trên bìa đĩa.

Nghiên cứu cho thấy rằng những khinh nghiệm mà trẻ có được trong những năm đầu đời, bao gồm sự tham gia tích cực trong lĩnh vực âm nhạc là nền tảng cho cách suy nghĩ, cách học và cách liên tưởng tới những vấn đề xung quanh. Thêm vào đó, nhạc cổ điển cũng có thể làm cho bé sơ sinh trở nên êm dịu, yên tĩnh và có thể dễ dàng hoà nhập với cuộc sống bên ngoài cơ thể mẹ. Chính bởi những lí do đó, Mead Johnson đã hợp tác với tổ chức Grammy mang tặng những tác động tốt đẹp này của âm nhạc đến với trẻ em toàn thế giới.

Những bản nhạc trong đĩa CD chọn lọc này và những hoạt động cùng chơi với trẻ trong khi nghe nhạc sẽ giúp bạn và bé cùng nhau thưởng thức. Khi bạn dành thời gian để chăm sóc con bạn, cũng chính là lúc bạn đang thúc đẩy sự phát triển về tình cảm, xã hội cũng như trí thông minh sáng tạo của bé, đó chính là vốn sống con bạn sẽ mang theo suốt cả cuộc đời.


Điều hành sản xuất: Michael Greenne
Biên soạn: Andrew N, French.



Download album Smart Symphonies tại đây


List nhạc trong album:
Track 1 - Introduction (Giới thiệu) - Dr. Lori Custodero.
Track 2 - Carabanda - Anonymous.
Track 3 - Sonata no. 1 for cello and piano in E minor - Brahms.
Track 4 - German Dance No. 3 - Mozart.
Track 5 - Recuerdos de la Alhambra - Tarrega.
Track 6 - Clair de Lune - Debussy.
Track 7 - Fuggi, Fuggi, Fuggi da Questo Cielo - Giuseppino.
Track 8 - Air for the G String - Bach.
Track 9 - Divertimento in D: Menuetto - Mozart.
Track 10 - Dreaming - Beach.
Track 11 - Corelli - Corelli.
Track 12 - Weeping Willow - Joplin.
Track 13 - I am a Girl from the Suirside - Traditional Irish.
Track 14 - Short Trip Home - Meyer.
Track 15 - Kanon in D - Pachelbel.
Chúc bạn và bé yêu có những giây phút thư thái cùng album này.
Đặt mua qua số điện thoại : 0922634582 hoặc 0987722582 hoặc mail : Vietphapclinic@yahoo.com
50.000/ đĩa giao tại nhà

Thay đổi giải phẫu sinh lý ở bộ phận sinh dục nữ

Thay đổi giải phẫu sinh lý ở bộ phận sinh dục nữ




Bạn biết gì về sự thay đổi của chính cơ thể mình ngay từ khi bắt đầu mang thai, chúng biến đổi ra sao và rất nhiều thứ bạn có thể khám phá thêm trong bài viết dưới đây. thai nghén .net



Cơ thể bạn thay đổi thế nào khi có thai

Thay đổi ở thân tử cung:


Trong khi có thai và trong khi đẻ, thân tử cung là bộ phận thay đổi nhiều nhất của cơ thể. Trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung, tại đây hình thành bánh rau, màng rau, làm nên buồng ối chứa thai. Trong khi chuyển dạ đẻ thì tử cung dần dần biến thành ống dẫn thai ra. Để đáp ứng yêu cầu đó, thân tử cung thay đổi về kích thước, tính chất lẫn vị trí.


a. Trọng lượng:


Tử cung khi có thai nặng 50 - 60 g. Vào cuối thời kỳ thai nghén, tử cung cân nặng gần 1000 g. Khi chưa có thai, chiều sâu buồng tử cung đo được 6 - 8 cm, nhưng vào cuối thời kỳ thai nghén lên tới 32 cm. Thân tử cung cũng phát triển không đều. Trong nửa đầu của thời kỳ có thai tổ chức tử cung phát triển mạnh và trọng lượng tăng chủ yếu vào giai đoạn này. Vào giữa thời kỳ thai nghén, vào các tháng thứ 4 - 5, thành tử cung dầy nhất, khoảng 2,5 cm, trong khi không có thai chỉ dầy 1 cm. Vào cuối thời kỳ thai nghén, chiều dầy thân tử cung giảm xuống còn 0,5 - 1 cm. Sự phát triển quan trọng này của tử cung là do 3 yếu tố: bản thân các sợi cở tử cung đã sinh sôi nẩy nở hàng loạt, các mạch máu, kể cả động mạch, tĩnh mạch và mao mạch đều tăng lên và cương tụ. Cuối cùng, cũng như toàn bộ cơ thể và các cơ quan khác thuộc bộ phận sinh dục, tử cung giữ nước rất nhiều. Cơ tử cung to lên còn nhờ ở sự hình thành các sợi cơ mới, đồng thời với sự phì đại của các sợi cơ. Các sợi cơ có thể phát triển theo chiều rộng gấp 3 - 5 lần, theo chiều dài gấp 10 lần. Trong nửa sau của thười kỳ thao nghén, sự tạo thêm các sợi cơ mới đã giảm đi hoặc chấm dứt. Trong giai đoạn này nếu cơ tử cung có lớn hơn trước cũng chỉ do phù và phì đại là chủ yếu.

b. Mật độ:

Khi không có thai, mật độ cơ tử cung chắc, nắn có tính đàn hồi. Nhưng trong khi có thai, các tổ chức tế bào xung huyết nhiều nên hoàn toàn mềm, dễ nắn lún xuống. Eo tử cung có thể nắn không thấy và khối thân tử cung tách rời khỏi khối cổ tử cung. Đó là dấu hiệu Hegar mà khi chẩn đoán thai nghén trong những tháng đầu hay được nhắc tới. Trong khi có thai, những cơ trơn khắp cơ thể người mẹ đều giảm trương lực nên tử cung cũng chịu tình trạng chung đó và mềm đi.

c. Khả năng co rút và co bóp:

Đã tăng lên rất lớn. Đó là dấu hiệu đặc trưng của thai nghén. Nếu không có thai, không thay đổi bao nhiêu trong một thời gian tương đối ngắn. Trong khi có thai, thể tích tử cung co lại còn 2/3, đang từ mềm toàn bộ có thể trở thành rắn chắc lại. Khả năng co rút này cũng có thể áp dụng để chẩn đoán thai nghén. Khả năng tăng sự co bóp của tử cung là do 2 yếu tố: các sợi cơ tử cung đã tăng tình trạng dễ kích thích nên dễ bị co bóp hơn, đồng thời khi có thai, các sợi cơ thường xuyên ở tình trạng giãn nên dễ dàng và sẵn sàng để co rút lại.

d. Hình thể:

Trong 3 tháng đầu, tử cung tròn như quả bóng, đường kính trước sau to nhanh hơn đường kính ngang. Phần dưới phình to, có thể nắn thấy qua cùng đồ âm đạo ( dấu hiệu noble). Trong những tháng này, hình thể tử cung không đều vì thai không chiếm toàn bộ buồng tử cung, làm cho tử cung không đối xứng. Tính chất này cũng có thể dùng để chẩn đoán thai nghén và gọi là dấu hiệu Piszkacsek. Vào 3 tháng giữa, tử cung hình quả trứng, cực nhỏ ở dưới, cực to ở trên. Đáy tử cung phình to, nhất là ở mặt sau. Về sau khi thai đã lớn, tử cung có hình dáng in tư thế thai nằm bên trong tử cung: hình quả trứng, hình trái tim, hình bè ngang vv..vv




e. Vị trí:

Khi chưa có thai, tử cung nằm trong tiểu khung, khi có thai thì lớn lên và tiến vào trong ổ bụng. Không kể tháng đầu, tử cung nấp sau khớp mu, từ tháng thứ hai trở đi, cứ mỗi tháng trung bình tử cung phát triển lên phía trên khớp mu 4 cm. Nhờ tinh chất phát triển theo chiều cao của tử cung như thế, người ta có thể tính được tuổi thai theo công thức:

Tuổi thai ( tháng) = Chiều cao tử cung (cm) / 4

Ngoài ra, trong khi có thai, góc trái của tử cung hơi hướng ra phía trước, vì ổ bụng ở phía bên phải của cột sống rộng hơn nên sừng phải của tử cung chìm về phía đó sâu hơn. Sừng trái của tử cung nhô ra phía trước.


f. Kiến trúc:

Khi chưa có thai, tử cung chia làm 3 phần: thân, eo và cổ. Thành tử cung có 3 phần: phúc mạc, cơ và niêm mạc.

- Phúc mạc phì đại theo lớp cơ tử cung. ở phần trên của tử cung phúc mạc dính vào lớp cơ. ở đoạn dưới của tử cung, phúc mạc có thể bóc tách được dễ dàng ra khỏi lớp cơ, vì giữa phúc mạ và lớp cơ có tổ chức liên kết khá dày. Đó là ranh giới để phân biệt đoạn thân tử cung với đoạn dưới tử cung. ở đường ranh giới này có một tĩnh mạch khá lớn vắt ngang. Lợi dụng tính chất bóc tách phúc mạc ra khỏi lớp cơ đoạn dưới tử cung, người ta mổ lấy thai qua đoạn dưới để có thể phủ được phúc mạc sau khi khâu phục hồi các mép rạch của cơ tử cung.

- Thân tử cung có 3 lớp cơ: lớp cơ ngoài, lớp cơ trong và lớp cơ đan ở giữa. Lớp cơ đan rất quan trọng, vì trong mạng lưới của lớp cơ này có nhiều mạch máu. Khi đẻ rồi lớp cơ đan co chặt, thít các mạch máu lại, đảm bảo không băng huyết. Đó là sự cầm máu sinh lý.

2.2. Thay đổi ở eo tử cung ( đoạn dưới tử cung)

Trước khi có thai, eo tử cung chỉ là một vòng nhỏ, chiều cao chỉ 0,5 - 1 cm. Khi có thai, eo tử cung giãn rộng, dài và mỏng biến thành đoạn dưới tử cung. Đó là do ngôi thai lọt dần. Cho tới khi chuyển dạ, đoạn dưới tử cung dài khoảng 10 cm. Như thế đoạn dưới được thành lập dần dần trong suốt thời kỳ thai nghén. Nhưng đoạn dưới chỉ hình thành hoàn toàn khi có sự chuyển dạ, nhờ sự co bóp của cơ tử cung. Đối với người con so, sự thành lập đoạn dưới xảy ra từ đầu tháng thứ 9. Ở người con rạ, đoạn dưới thành lập vào giai đoạn đầu của cuộc chuyển dạ.

Đoạn dưới tử cung có nhiệm vụ quan trọng trong cuộc đẻ. Về cấu trúc đoạn dưới chỉ có hai lớp. Lớp cơ ngoài và lớp cơ trong, không có lớp cơ đan ở giữa. Vì vậy, ngoại sản mạc hình thành ở đoạn dưới cũng không dầy bằng đoạn thân. Cũng do vậy đoạn dưới tử cung là phần dễ vỡ nhất trong cuộc đẻ, dễ chảy máu nhất khi có rau bám thấp.

2.3. Thay đổi ở cổ tử cung:

Cổ tử cung thay đổi ít hơn thân tử cung. Khi có thai, cổ tử cung mềm ra, mềm từ ngoài đến trung tâm. Do đó khi có thai, trong những tuần đầu khám cổ tử cung như cái trụ bằng gỗ cuốn nhung. Cổ tử cung của người con rạ mềm sớm hơn của người con so. Vị trí và hướng của cổ tử cung không thay đổi. Nhưng khi đoạn dưới được thành lập, cổ tử cung thường quay về phía xương cùng, vì đoạn dưới phát triển nhiều ở mặt trước hơn là mặt sau.

Trong khi có thai, biểu mô của ống cổ tử cung có mầu tím do các mạch máu ở phía dưới bị cương tụ, đây là dấu hiệu Chadwick được bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 6 - tuần thứ 8 của thai nghén.

Các tuyến trong ống cổ tử cung cũng không chế tiết hoặc chế tiết rất ít. Chất nhầy cổ tử cung đục và đặc tạo thành một cái nút bịt kín lỗ cổ tử cung, bảo vệ không cho thụ tinh lần thứ hai và không cho nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục trên. Chỉ khi chuyển dạ cổ tử cung xoá và mở, chất nhầy được tống ra ngoài, ngôn ngữ dân gian thường gọi là “ra nhựa chuối”.

2.4. Thay đổi ở âm đạo, âm hộ:

Trong khi có thai, các lớp biểu mô ở âm đạo không phát triển, không trưởng thành để thành những lớp tế bào bề mặt, những nhân đông như khi chưa có thai. Vì thế, phiến đồ âm đạo sẽ cho thấy chỉ số nhân đông rất thấp ở người phụ nữ khi có thai. Các tế bào tụ thành mảng có nhiều tế bào hình thoi. Dựa vào xét nghiệm tế bào học âm đạo có thể đánh giá được tình hình hoạt động nội tiết của thai phụ từ đó tiên lượng về mặt giữ thai. Nhưng trong khi đó âm đạo dài ra và dễ giãn, phần do tính chất đàn hồi của thành âm đạo tăng lên, phần vì các yếu tố tế bào cũng tăng phát triển. Biểu mô âm đạo dầy lên, các nụ âm đạo phù mọng và đôi khi nổi lên,ở phía dưới biểu mô âm đạo có nhiều tĩnh mạch giãn nở làm cho âm đạo có mầu tím. Chất dịch trong âm đạo đã toan hơn nên làm cho các mầm bệnh không sinh sôi nẩy nở được.

Các môi lớn và môi nhỏ có những tĩnh mạch giãn rộng, nhìn mắt thường cũng có thể thấy được. Dưới da có những mạng lưới tĩnh mạch phong phú làm cho âm vật cũng có mầu tím.

2.5. Thay đổi ở buồng trứng:

Trong ba tháng đầu, hoàng thể tiếp tục phát triển, hoàng thể thai nghén to hơn hoàng thể kinh nguyệt, các bọc noãn không chín, người phụ nữ không hành kinh. Tuy nhiên có trường hợp hành kinh trong khi có thai, mặc dầu đó là hiện tượng không bình thường. Các bọc noãn trong trường hợp này phát triển đến một mức độ nhất định rồi teo đi. Buồng trứng trong khi có thai cũng xung huyết như những cơ quan sinh dục khác, cũng phù và to lên, nặng lên. Có thai trên 3 tháng, hoàng thể dần dần thoái triển.

2.6. Thay đổi ở vòi trứng:

Trong khi có thai, vòi trứng không làm nhiệm vụ gì. Tuy thế hiện tượng xung huyết và mềm tổ chức cũng đã xảy ra. Một đôi chỗ trên vòi trứng cũng có thể xuất hiện tình trạng sản bào hoá ( biến thành màng rụng), nhất là khi thai nghén bắt đầu. Hiện tượng sản bào hoá có thể xẩy ra ở một số nơi khác, tại một số nơi của ổ bụng, nghĩa là ngoài tử cung và vòi trứng.
Ảnh đính kèm

Lịch khám thai, siêu âm thai, bổ sung vi chất và tiêm phòng

Lịch khám thai, siêu âm thai, bổ sung vi chất và tiêm phòng

Lần 1: Tuần thứ 5

- Siêu âm (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 2: Tuần thứ 8

- Siêu âm (kiểm tra tim thai)
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 3: Tuần thứ 12

- Siêu âm (kiểm tra hình thái thai nhi)
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 4: Tuần thứ 16

- Siêu âm
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Xét nghiệm máu (Tripple test)
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống canxi, sắt và magie B6
- Uống (tiêm) nội tiết (nếu cần)

Lần 5: Tuần thứ 20

- Siêu âm
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
- Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lần 6: Tuần thứ 22

- Siêu âm (kiểm tra hình thái thai nhi)
- Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lần 7: Tuần thứ 26

- Siêu âm
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
- Kiểm tra thai máy (3 lần/ ngày)

Lần 8: Tuần thứ 30

- Xét nghiệm máu, thử tiểu
- Làm thủ tục đăng ký đẻ
- Tiêm phòng uốn ván mũi thứ nhất trong thời gian mang thai (AT1)
- Khám thai, siêu âm
- Uống vi chất dinh dưỡng
- Uống canxi, sắt
- Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh

Lần 9: Tuần thứ 32

- Siêu âm (kiểm tra hình thái thai nhi)
- Khám thai
- Thử tiểu
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 10: Tuần thứ 34

- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Tiêm phòng uốn ván mũi thứ 2 (trong thời gian mang thai) (AT2)
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 11: Tuần thứ 36

- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 12: Tuần thứ 38

- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 13: Tuần thứ 39

- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 14: Tuần thứ 40

- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Đối với tiêm phòng uốn ván

Mẹ có thể tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai hoặc trong lúc mang thai mà hoàn toàn vô hại với em bé.

Lịch tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ: 5 mũi

Mũi 1: Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao.
Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1.
Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau.
Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau.
Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván.
--------------------oOo------oOo------oOo--------------------

Các bệnh cần tiêm phòng trước khi mang thai
Rubella

Đây là bệnh lành tính, khỏi trong thời gian ngắn và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm Rubella. Ngay cả người khỏe mạnh nhất cũng không nên thờ ơ với bệnh này.

Trước khi tiêm phòng Rubella, bạn cần nhớ chính xác xem mình đã tiêm chủng bao giờ chưa, có thể làm xét nghiệm và cần sự tư vấn của bác sỹ.

Viêm gan B

Ở Việt Nam, rất nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B. Trước khi có bầu, bạn cũng nên làm xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B. Vì bệnh này rất dễ tới bệnh ung thư gan.

Thủy đậu

Thủy đậu có thể gây sốt và vùng da nổi ban ngứa ngáy. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.

Trước khi chuẩn bị có bầu, bạn cũng nên tiêm phòng bệnh thủy đậu và ít nhất sau 2 tháng mới nên có em bé.

Tiêm phòng cúm

Bạn cũng nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang bầu để phòng tránh những bị hắt hơi, sổ mũi, cúm trong thời gian mang thai. Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, bà bầu nên tiêm phòng cúm trong mùa cúm, từ tháng 11 đến tháng 3. Văcxin phòng cúm được coi là an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Thời điểm tiêm phòng cúm tốt nhất là tháng 10 hoặc tháng 11 - giai đoạn cúm bùng phát mạnh.

Với trường hợp chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm, bạn cần đi khám sớm, nghỉ ngơi và uống đủ nước. Hãy đi khám ngay nếu xuất hiện triệu chứng cúm như hắt hơi, ho hay chảy nước mũi, khó thở