Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Biến chứng cấp tính của tăng đường huyết

Tăng đường huyết là gì?
Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao. Khi đường huyết tăng trên 250 mg/ dl có thể gây ra những biến chứng cấp tính.
Biến chứng của tăng đường huyết:
Hôn mê nhiễm cê tôn và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là 2 biến chứng cấp tính của tăng đường huyết.
Tỉ lệ tử vong do hôn mê nhiễm cê tôn là 2- 5% và tỉ lệ tử vong do hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là 15 %
Tại sao tăng đường huyết gây ra hôn mê ?
Khi đường huyết tăng cao, cơ thể cố gắng giải quyết lượng đường trong máu cao quá mức bằng cách thải nó qua nước tiểu. Khi đường được thải qua nước tiểu, nó sẽ kéo theo một khối lượng lớn nước. Kết quả là, bệnh nhân sẽ tiểu nhiều hơn bình thường.
Khi tiểu nhiều sẽ đưa đến tình trạng mất nước. Nếu bệnh nhân không uống đủ nước vào thời điểm này, cơ thể sẽ mất nước trầm trọng.
Bệnh nhân có thể chậm trể trong việc đi khám bệnh vì triệu chứng ban đầu rất nhẹ. Tuy nhiên, khi mất nước xảy ra, chức năng não bị suy giảm do máu trở nên cô đặc hơn, đường huyết tăng cao, tăng Na+ máu . Bệnh nhân có thể lú lẩn hay lơ mơ. Nếu không điều trị có thể đưa đến co giật, hôn mê và có thể tử vong.
Tăng đường huyết nặng cũng có thể dẫn đến một tình trạng khác là: nhiễm cetone acid do đái tháo đường, mà phổ biến nhất ở những người bị bệnh đái tháo đường type 1.
Vì cơ thể bệnh nhân đái tháo đường type 1 thiếu insulin để chuyển glucose thành năng lượng, do đó cơ thể sẽ tạo năng lượng từ acid béo, quá trình này sẽ tạo ra chất cê tôn, gây nên triệu chứng đau dầu, ói mữa, mệt mỏi, hơi thở có mùi trái cây…và cuối cùng là hôn mê, tử vong.
Ai có thể bị hôn mê do tăng đường huyết ?
Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu thường xảy ra trên những bệnh nhân đái tháo đường type 2 không được điều trị hay điều trị không liên tục và phổ biến nhất là ở những người trên 60 tuổi. Lý do là bệnh nhân già ít đi lại, uống nước ít.
Hôn mê nhiễm cê tôn thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 1, không tiêm đủ insulin. Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo đường type 2 cũng rất dễ bị hôn mê nhiễm cê tôn khi đường huyết tăng cao.
Nguyên nhân của tăng đường huyết:
  • Chế độ ăn: ăn quá nhiều carbohydrate
  • Ngưng tiêm insulin, bỏ cử tiêm insulin hay giảm liều thuốc điều trị đái tháo đường.
  • Do thuốc khác:
  • Thuốc corticosteroids : điều trị đau khớp, hen suyễn…,
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc điều trị huyết áp nhóm beta blockers…
  • Stress: khi bị stress cơ thể giải phóng nhiều hormone chống stress, những hormone nay cũng làm tăng đường huyết.
  • Uống quá nhiều rượu, bia
  • Ít vận động
  • Bệnh mãn tính
  • Phẩu thuật
Triệu chứng:
Tăng đường huyết là bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới co giật, hôn mê và thậm chí tử vong, bệnh nhân đái tháo đường nên được cảnh báo về các triệu chứng để điều trị sớm.
Các triệu chứng bao gồm :
  • Khô miệng
  • Uống nhiều
  • Tiểu nhiều, tiểu đêm
  • Sụt cân nhanh chóng
  • Da khô,ngứa, ấm mà không đổ mồ hôi
  • Sốt cao (trên 38 độ C)     
  • Buồn ngủ
  • Lú lẫn
  • Nhìn mờ
  • Ảo giác
  • Yếu một bên của cơ thể     
  • Nói khó
Một số triệu chứng nhiễm cê tôn:
  • Khó thở
  • Buồn nôn, ói mữa
  • Khô miệng
  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Hơi thở có mùi trái cây
Khám bác sỹ ngay khi có những triệu chứng sau:
  • Ói mữa
  • Lú lẫn
  • Buồn ngủ, ngủ gà
  • Khó thở
  • Khát nước, uống nhiều
  • Thử đường huyết tại nhà > 160 mg/dL kéo dài hơn 1 tuần .
  • Thử đường huyết tại nhà quá cao (> 300 mg/dL)
Tự chăm sóc tại nhà
Kiểm tra đường huyết tại nhà, nếu đường huyết cao nhưng chưa có triệu chứng, tiếp tục theo dõi và tuân thủ những hướng dẫn sau:
  • Uống thuốc đúng giờ, không được bỏ cữ thuốc,
  • Tuân thủ chế độ ăn của đái tháo đường,
  • Uống nhiều nước, không chứa đường và cà phê,
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên.
Những cách giúp hạ đường huyết :
Tập thể dục : Cách đơn giản nhất để hạ đường huyết đó là tập thể dục.
Chế độ ăn: hạn chế thức ăn nhiều tinh bột, thức ăn ngọt, trái cây… giúp ổn định đường huyết.
Chẩn đoán và điều trị
Hôn mê do tăng đường huyết đòi hỏi phải điều trị tích cực tại bệnh viện.
Phòng ngừa :
Cách tốt nhất để phòng ngừa hôn mê do tăng đường huyết là phòng tránh những bệnh nội khoa khác có thể gây tăng đường huyết.
Những cách giúp cho bệnh nhân Đái tháo đường để tránh tăng đường huyết và mất nước bao gồm:
  • Tuân thủ theo các khuyến cáo của Bác sỹ về kế hoạch quản lý bệnh Đái tháo đường.
  • Bệnh nhân nên tuân thủ chế độ tập thể dục, chế độ ăn uống, tiêm insulin hay uống thuốc điều trị đái tháo đường để tránh tăng đường huyết
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên, nhằm phát hiện tăng đường huyết kịp thời.
  • Nhận biết được các triệu chứng tăng đường huyết
  • Báo cho bác sỹ hay dược sỹ khi được kê toa những thuốc không phải điều trị đái tháo đường. Vì một số thuốc có thể làm tăng đường huyết như : lợi tiểu, ức chế beta,corticoides, estrogens,thuốc điều trị HIV, chống trầm cảm,chống co giật, thuốc hóa trị…) Bệnh nhân cần thử đường huyết thường xuyên khi uống  những thuốc này.
  • Điều trị stress : khi bị stress cơ thể giải phóng nhiều hormone làm tăng đường huyết.
  • Tránh uống rượu nhiều. Uống nhiều bia rượu làm tăng lượng nước tiểu và gây mất nước .
In

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu

Viết bởi Bs. Ngô Thế Phi. Posted in Tăng đường huyết
Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết không nhiễm cetone (Hyperosmolar hyperglycemic nonketotic syndrome)  (HHNS) là biến chứng nghiêm trọng do đường huyết tăng cao và mất nước. Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu thường xảy ra ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2 lớn tuổi, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân trẻ hay Đái tháo đường type 1 hay những dạng đái tháo đường khác. 1/3 các trường hợp do Đái tháo đường không được chẩn đoán.
Khi đường huyết tăng cao, cơ thể cố gắng giải quyết lượng đường huyết cao quá mức bằng cách thải nó qua nước tiểu. Khi đường glucose trong nước tiểu nhiều sẽ kéo theo nước . Kết quả là, bệnh nhân sẽ tiểu nhiều hơn bình thường.
Khi tiểu nhiều sẽ đưa đến tình trạng mất nước. Nếu bệnh nhân không uống đủ nước vào thời điểm này, cơ thể sẽ mất nước trầm trọng.
Bệnh nhân có thể chậm trể trong việc đi khám bệnh vì triệu chứng ban đầu rất nhẹ. Tuy nhiên , khi mất nước xãy ra, chức năng não bị suy giảm do máu trở nên cô đặc hơn, đường huyết tăng cao, tăng Na+ máu ( tăng áp lực thẩm thấu) . Bệnh nhân có thể lú lẩn hay lơ mơ. Nếu không điều trị có thể đưa đến co giật, hôn mê và có thể tử vong.
Nguy cơ:
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu xảy ra thường xuyên nhất trên những người bị bệnh đái tháo đường type 2 và được chẩn đoán phổ biến nhất là ở những người trên 60 tuổi.
Nguy cơ có thể do cơ chế khát bị suy giảm và sự di động ở người già bị hạn chế, và những yếu tố khác. Thường gặp ở những người không được chẩn đoán đái tháo đường hay bệnh đái tháo đường không ổn định.
Hô mê tăng áp lực thẩm thấu là do mất nước và tăng đường trong máu, natri và các chất khác trong máu (tăng áp lực thẩm thấu). Nó thường được kích hoạt bởi yếu tố khác, chẳng hạn như:
  • Bệnh thận
  • Suy tim
  • Ngưng tiêm insulin, bỏ cử tiêm insulin hay giảm liều thuốc điều trị đái tháo đường.
  • Do thuốc (ví dụ, corticosteroids, lợi tiểu, beta blockers)
  • Stress
  • Uống quá nhiều rượu
  • Ăn nhiều
  • Ít vận động
  • Bệnh mãn tính
  • Mới phẩu thuật
Triệu chứng:  
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là bệnh nguy hiểm có thể dẩn tới co giật, hôn mê và thậm chí tử vong, bệnh nhân đái tháo đường nên được cảnh báo về các triệu chứng để điều trị sớm, các triệu chứng bao gồm :
  • Đường huyết cao hơn 600 mg / dl 
  • Khô miệng 
  • Uống nhiều 
  • Tiểu nhiều 
  • Da khô,ấm mà không đổ mồ hôi 
  • Sốt cao (trên 38 độ C) 
  • Huyết áp tâm thu thấp (dưới 100mm / Hg)
  • Buồn ngủ 
  • Lú lẫn
  • Nhìn mờ 
  • Ảo giác
  • Yếu một bên của cơ thể
  • Nói khó
Chẩn đoán và điều trị
Những bệnh nhân có bất cứ triệu chứng nào của hội chứng HHNS cần khám bác sĩ. Nếu đường huyết trên 500 mg/dl, đó là một tình huống khẩn cấp và nên được đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
Xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để phân tích nồng độ glucose, ion đồ. HHNS có thể được chẩn đoán khi bệnh nhân có nồng độ glucose trong máu cao (trên 600 mg / dl), cũng như áp lực thẩm thấu máu và natri trong máu tăng cao. Nồng độ Natri trong máu tăng cao thường phản ánh tình trạng mất nước trầm trọng của cơ thể.
Bác sỹ có thể chỉ định những xét nghiệm khác để chẩn đoán nguyên nhân gây HHNS. Bao gồm : X-Quang phổi, cấy máu, xét nghiệm nước tiểu và đo điện tim...
Điều trị HHNS : sửa chữa sự mất nước của bệnh nhân, tăng đường huyết và sự mất cân bằng điện giải.
Bệnh nhân có thể được truyền dịch để điều chỉnh mất nước và phục hồi điện giải. Insulin tiêm tĩnh mạch là cần thiết để điều trị tăng đường huyết. Khi xác định được nguyên nhân gây HHNS như nhiễm trùng, nhồi máu, tai biến…., cần điều trị thích hợp.
Phòng ngừa :
Cách tốt nhất để phòng ngừa HHNS là phòng tránh những bệnh nội khoa khác có thể gây tăng đường huyết. Những cách giúp cho bệnh nhân Đái tháo đường tránh tăng đường huyết và mất nước bao gồm:
  • Tuân thủ theo các khuyến cáo của Bác sỹ về kế hoạch quản lý bệnh Đái tháo đường. Bệnh nhân nên thực hiện theo lịch trình tập thể dục, chế độ ăn uống , tiêm insulin hay thuốc hạ đường huyết uống để tránh tăng đường huyết
  • Kiểm tra đường thường xuyên. Nhằm phát hiện tăng đường huyết kịp thời báo bác sỹ để được điều trị thích hợp
  • Nhận biết được các triệu chứng tăng đường huyết
  • Báo cho bác sỹ hay dược sỹ khi được kê toa những thuốc không phải điều trị đái tháo đường. Vì một số thuốc có thể làm tăng đường huyết như : lợi tiểu, ức chế beta,corticoides, estrogens,thuốc điều trị HIV, chống trầm cảm,chống co giật, thuốc hóa trị…) Bệnh nhân cần thử đường huyết thường xuyên khi uống những thuốc này.
  • Điều trị stress , khi bị stress cơ thể giải phóng nhiều hormone làm tăng đường huyết.
Tránh uống rượu nhiều. Uống nhiều bia rượu làm tăng lượng nước tiểu và gây mất nước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét