Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Biến chứng ngoài da của đái tháo đường

Viết bởi Bs. Ngô Thế Phi.
Biến chứng bàn chân do Đái tháo đường là nguyên nhân gây cắt cụt chân thường gặp nhất ở các nước công nghiệp.
Nguy cơ đoạn chi của bệnh nhân Đái tháo đường cao hơn 15 tới 46 lần  so với người không bị Đái tháo đường. Ngoài ra, biến chứng bàn chân là nguyên nhân nhập viện thường gặp nhất của bệnh nhân Đái tháo đường.
Đại đa số những biến chứng bàn chân do Đái tháo đường dẩn tới đoạn chi bắt đầu bằng loét da. Phát hiện sớm và điều trị thích hợp các vết loét có thể phòng ngừa tới 85 % các trường hợp đoạn chi.
Chăm sóc bàn chân đái tháo đường thích hợp đòi hỏi nhận biết những nguy cơ của đoạn chi.
Những yếu tố nguy cơ đoạn chi:
  • Bệnh thần kinh ngoại biên,
  • Bệnh thần kinh tự chủ 
  • Biến dạng cấu trúc bàn chân,
  • Loét, nhiễm trùng chân.
  • Bệnh mạch máu ngoại biên.
Bệnh thần kinh ngoại biên là biến chứng thường gặp nhất ảnh hưởng trên chi dưới ở bệnh nhân Đái tháo đường. Biến chứng này xảy ra tới 58% bệnh nhân bị đái tháo đường lâu năm. Bệnh thần kinh ngoại biên là nguyên nhân quan trọng của loét chân, nó hiện diện trong 82 % những vết thương ở bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường. Khi mất cảm giác, bệnh nhân mất đi yếu tố bảo vệ bàn chân đòng thời biến dạng cấu trúc bàn chân làm bệnh nhân rất dể loét ,tăng nguy cơ  nhiễm trùng và có thể dẩn tới cắt cụt chân.
 Bệnh thần kinh tự chủ : tăng đường huyết gây nên biến chứng trên hệ thần kinh tự chủ từ đó góp phần vào việc gây nên loét chân.
Đầu tiên, tổn thương cấu trúc da sẽ gây giảm mồ hôi, làm da khô và nứt da. Đây là yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng da
Biến dạng cấu trúc bàn chân
Biến dạng chân rất thường gặp trên bệnh nhân Đái tháo đường gây nên những điểm khu trú chịu áp lực cao. Khi điểm tăng áp lực đi cùng với mất cảm giác sẽ dể dàng đưa tới loét chân. Phần lớn loét chân thường xảy ra ở mặt nhô lên của xương bị biến dạng, đặc biệt là ở những cục chai ở chân.
Biến dạng ở bàn chân được cho là do sự suy yếu của các cơ liên đốt bàn chân.
Loét chân
Bệnh nhân đái tháo đường có tiền căn loét chân hay bị đoạn chi trước đó có nguy cơ cao bị loét chân, nhiễm trùng và cắt cụt chân sau này.
Phòng ngừa sự hình thành ổ loét
Tự chăm sóc bàn chân và điều trị thích hợp những vết thương nhỏ là mấu chốt quan trọng phòng ngừa loét chân.
Bệnh nhân tự kiểm tra chân hàng ngày là nền tảng của việc chăm sóc bàn chân thích hợp. Nhẹ nhàng làm sạch bằng xà phòng và nước, sau đó thoa dung dịch làm mềm da để giúp  duy trì làn da khỏe mạnh giúp tránh nứt da và nhiễm trùng.
Loét chân
Mặc dù đã thận trọng trong việc chăm sóc bàn chân, nhiều bệnh nhân đái tháo đường cuối cùng cũng có thể bị loét bàn chân. Những vết thương là cửa ngỏ cho vi trùng xâm nhập bởi vì những vết loét thường xuất hiện trên bệnh nhân có biến chứng thần kinh ngoại biên, nên họ thường không đau. Ngay cả trong trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng
Bệnh tắc động mạch ngoại biên.
Bệnh tắc động mạch ngoại biên ở bệnh nhân Đái tháo đường có tần xuất cao gấp 4 lần so với người không bị Đái tháo đường.
 Hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu cũng góp phần làm tăng tần xuất bệnh tắc động mạch ngoại biên do Đái tháo đường.
Các triệu chứng của thiếu máu chi dưới bao gồm : đi lặc cách hồi
Đi lặc cách hồi là triệu chứng mà khi bệnh nhân đi 1 đoạn đường ngắn cảm thấy chuột rút hay đau ở bắp chân, ngồi nghỉ thì giảm đau và khi đi lại 1 đoạn đường như thế, triệu chứng đau lại xuất hiện và nghỉ thỉ hết. Nguyên nhân là do hẹp động mạch chi dưới nên máu không được cung cấp đủ khi đi nhiều, gây nên chuột rút hay đau.
Nặng hơn bệnh nhân có thể bị đau ở bắp chân hay bàn chân ngay cả khi nghỉ ngơi hay đau vào ban đêm.
Khi khám sẽ thấy mất mạch mu chân, mạch chày sau, da chân mỏng, mất lông chi dưới hay bàn chân, móng chân dày lên. Chân tái nhợt khi nâng cao .
Hậu quả của bệnh động mạch ngoại biên là hoại tử chân, cần phải đoạn chi để tránh nhiễm trùng nhiễm độc.
Điều trị tăng huyết áp và rối loạn lipid máu giúp giảm nguy cơ bệnh tắc động mạch ngoại biên. Ngưng thuốc lá là cần thiết để phòng ngừa tiến triển của bệnh.
Đọc thêm những bài liên quan...
Việc điều trị vết thương do đái tháo đường phải nên được thực hiện tại bệnh viện. Điều trị bao gồmThuốc Easy F là thuốc để điều trị loét bàn c
Loét chân trên bệnh nhân đái tháo đường xảy ra trên cả  type 1 và type 2. Tới 25% bệnh nhân đái tháo đường có các vấn đề về bàn chân. Bệnh loét chân do
Bác sỹ sẽ cần làm một số xét nghiệm để đánh giá mức độ trầm trọng của vết thương : Cấy mủ ở vết thương để xác định xem có hiện diện của n
Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng loét chân : Biến chứng thần kinh ngoại biên : (tê, ngứa ran, hoặc cảm giác nóng rát bàn chân) Bệnh mạch máu ngoại biên (giả
Bệnh nhân nên có thói quen kiểm tra chân hàng ngày; sử dụng một tấm kính hay cần người khác giúp để nhìn rỏ mặt lòng bàn chânTự khám hàng ngày: Theo tuầ
Để giảm  nguy cơ bị loét bàn chân do đái tháo đường, tuân thủ theo các bước sau: • Rửa chân hàng ngày và lau khô giữa các ngón chân thật kỹ trước khi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét