Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Bệnh giang mai và trẻ em

Bệnh giang mai và trẻ em

Xem kết quả: / 0
Bình thườngTuyệt vời 
Benh-giang-mai-va-tre-em-1
Bệnh giang mai ở người mẹ có thể truyền qua thai nhi nếu người mẹ có bầu? đến ngay phòng khám đa khoa Viêt Pháp 112, phố Mai dịch, Cầu giấy để được tư vấn, khám và chữa trị bệnh giang mai.
Bé M. sinh ra ở trại tỵ nạn, sinh thường tự nhiên, mẹ tròn con vuông. Ba mẹ gặp nhau cũng ở trại tỵ nạn và sống với nhau từ đó, mẹ em mang bầu, tuần tự đến ngày thì sinh, chẳng khám thai gì cả vì trại tỵ nạn chẳng có bác sĩ sản khoa hoặc cô mụ và phòng thí nghiệm. Cháu khỏe mạnh, ăn ngon ngủ kỹ chỉ có nỗi mũi cháu cứ chảy nước hoài, khóe môi lở và chảy nước, cha mẹ cháu cho uống "thuốc cảm" hoài chẳng khỏi. Thử máu cháu mới khám phá cháu bị mắc giang mai bẩm sinh, nghĩa là cháu đã mắc vi trùng bệnh giang mai do máu mẹ truyền qua. Mẹ cháu vì không được đi khám thai nên bị giang mai trong lúc có bầu mà không hay biết. Bé được chữa bằng Penicillin và hồi phục nhanh chóng.
Rất may những trường hợp tương tự hầu như không còn thấy trong giới trẻ em Việt Nam định cư ở vùng này. Tuy nhiên, trong dân chúng Hoa Kỳ nói chung và trong một nhóm thiểu số dân tộc (ethnic minorities) hoặc một số nhóm đặc biệt như thành phần đồng tính luyến ái (homosexuals), xài ma túy chích mạch máu (intravenous drug users) và giới mãi dâm, bệnh giang mai đang có mòi gia tăng nhanh chóng và do đó các trường hợp giang mai bẩm sinh ở trẻ em cũng gia tăng do bào thai bị vi trùng bệnh giang mai từ máu người mẹ truyền qua. Năm 1990 thống kê của Center for Diseases Control ghi nhận được 2,867 trường hợp trẻ sơ sinh mắc nhiễm vi trùng bệnh giang mai (congenital syphilis), so với 859 em năm 1989 và là con số cao nhất trong vòng 40 năm nay, mặc dù các phương pháp phòng ngừa và chữa trị ngày càng chặt chẽ. Riêng đối với người Việt chúng ta tại Mỹ, với số lượng người du lịch về Việt Nam cũng như các vùng ăn chơi quốc tế ngày càng gia tăng, có lẽ chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi chứng kiến sự gia tăng các trường hợp giang mai đem từ ngoại quốc về mặc dù chưa có số liệu chính xác. Những người lớn chẳng may bị vướng bệnh này sẽ là một nguồn bệnh đem từ ngoài vào, cộng thêm những ổ giang mai trong nước thường đi đôi với xì ke và mãi dâm đang đe dọa giới trẻ xứ này.
Giang mai (syphilis) là một bệnh được mô tả từ lâu. Theo giai thoại Christopher Columbus và thủy thủ đoàn đem bệnh này từ biển Caribbean về châu Âu vào thế kỷ thứ 15 và do đó bệnh giang mai lan tràn ở châu Âu thành một dịch rộng lớn giết hại rất nhiều. Tuy nhiên có lẽ bệnh giang mai đã có từ lâu trước thời Kha Luân Bố, hiện nay người ta nghĩ những trường hợp bị cùi mô tả trong thánh kinh có lẽ thật ra là những trường hợp giang mai và ở Trung Quốc những tài liệu xưa cũng đã mô tả những triệu chứng phù hợp với bệnh giang mai.
Bệnh giang mai gây ra bởi vi trùng Treponema pallidum, một loại vi trùng hình xoắn trôn ốc (spiral). Vi trùng xâm nhập cơ thể qua các màng nhầy (mucosa, niêm mạc) tức là lớp da đỏ và mỏng ở bộ phận sinh dục, ở miệng hoặc ở hậu môn, đôi khi qua ngã da thường những nơi khác của cơ thể nếu da trầy trụa (ví dụ vết cắn lúc mơn trớn). Chừng ba tuần sau khi bị nhiễm trùng (sau khi bị lây), người bệnh sẽ thấy xuất hiện vết lở loét ở bộ phận sinh dục, vết thương thường không đau và có hạch sưng kèm theo (hạ cam, chancre). Nếu người bệnh không được chữa trị một hai tháng sau bệnh qua giai đoạn hai (secondary syphilis) với những triệu chứng chung chung như mệt mỏi, nhức đầu, sốt và những dấu hiệu ngoài da, hoặc ở những niêm mạc (màng nhầy) của bộ phận sinh dục. Nếu không chạy chữa, bệnh tiến qua thời kỳ thứ ba của giang mai gồm những san thương ở da, nội tạng (tim, gan, bao tử) và hệ thần kinh gây ra những triệu chứng rất đa dạng.
Trên thực tế, bệnh giang mai quan trọng đối với sức khỏe của giới trẻ về những mặt sau đây:
1.- Mặc dù trước thời kỳ trụ sinh như Penicillin xuất hiện, bệnh giang mai thường có những biểu hiện điển hình như mô tả trên đây, hiện nay thường thường các triệu chứng không rõ rệt như vậy, nếu không cảnh giác bệnh nhân cũng như bác sĩ dễ bị lầm lẫn chỉ vì không nghĩ tới giang mai. Ðối với tuổi thanh thiếu niên (adolescence) tỷ lệ giang mai có mòi gia tăng, và trong giới thanh niên tỷ lệ phái nữ càng ngày càng có vẻ lên cao hơn trước. Phần đông các cô thiếu nữ này không biết rằng mình mang bệnh giang mai vì ở người đàn bà những triệu chứng như bị ngứa ngáy, có huyết trắng, lở loét đôi khi chỉ được xem như những dấu hiệu thông thường, được chữa trị sơ sài như những bệnh lặt vặt khác của phụ nữ. Một số nơi hiện nay chủ trương cần thử máu truy tầm giang mai (routine screening for syphilis) cho tất cả các cô cậu "hoạt động về tính dục" (sexually active adolescent). Về phía cha mẹ nên để ý thăm hỏi con cái và nếu chúng thắc mắc về một triệu chứng nào đó liên hệ đến đường tiểu hoặc đường sinh dục, cha mẹ nên tìm hiểu cặn kẽ và nhờ bác sĩ giúp đỡ nếu cần. Một số điểm thực tế cần được nhắc nhở cho các cô cậu biết: Thứ nhất, thuốc ngừa thai không có tác dụng ngừa những bệnh "phong tình" kể cả giang mai, thứ hai những triệu chứng của giang mai trong giai đoạn đầu có thể tự nó biến đi sau một thời gian, tuy nhiên không có nghĩa người bệnh đã thanh toán được bệnh, trái lại bệnh vẫn tiến triển qua giai đoạn kế tiếp nguy hiểm, khó phát hiện và khó trị hơn. Ngoài ra, khác với bệnh AIDS phần lớn giới hạn trong một giới nào đó (đồng tính luyến ái, nghiện ngập), giang mai cũng như lậu (gonorrhea) phổ biến hơn nhiều. Mỗi năm tại Mỹ có chừng 100,000 người vướng bệnh này và mọi tầng lớp xã hội đều có thể mắc phải. Gần đây người ta nhận thấy AIDS và giang mai thường đi đôi với nhau, một phần do các vết lở ngoài da của giang mai làm cho virus AIDS dễ truyền từ người này qua người kia.
Cũng nên nhắc lại một số triệu chứng thông thường như vết mẩn ngoài da, sưng hạch, lắm khi là những dấu hiệu của bệnh giang mai và giúp cho bác sĩ khám phá ra bệnh và điều trị trước khi quá trễ.
2.- Bệnh giang mai ở người mẹ có thể truyền qua thai nhi nếu người mẹ có bầu. Hiện nay lúc đi khám thai lần đầu bác sĩ sản khoa sẽ thử máu tất cả các bà để truy tầm bệnh giang mai và chữa trị kịp thời cho mẹ và ngừa bệnh cho thai nhi. Mới đây các bác sĩ được khuyến cáo nên thử máu thêm một lần nữa lúc gần sanh. Tuy nhiên nếu người thiếu nữ có thai và dấu diếm gia đình không được theo dõi kỹ lưỡng lúc có bầu, nếu mang bệnh giang mai bệnh có thể sẽ không được phát hiện hoặc được phát hiện quá trễ lúc gần sanh làm cho em bé không được trị liệu kịp thời và mang những triệu chứng giang mai lúc chào đời. Những triệu chứng này có thể nặng nhẹ tùy trường hợp. Cháu có thể chết lúc sanh ra (still birth), sinh thiếu tháng, sưng màng óc, sưng gan, thiếu máu, v...v... Ðiều trị và theo dõi các bé này tốn kém và phức tạp, kéo dài.
Ðịnh bệnh giang mai căn cứ trên những triệu chứng lâm sàng (những triệu chứng ghi nhận lúc khám bệnh, clinical signs) nhưng cũng tùy thuộc phần lớn vào các thử nghiệm (test) máu người bệnh hoặc những chất khác lấy từ cơ thể người bệnh (như lấy nước tủy sống, cắt một mẩu hạch bị sưng để thử, cắt một miếng da để thử tìm vi trùng Treponema).
Thông thường nhất là thử máu. Người bị nhiễm trùng giang mai mang trong máu một chất gọi là reagin (nay được gọi là kháng thể kháng cardiolipin, anticardiolipin antibodies), nếu thử máu người bệnh thấy có chất reagin thì người ta nghi có nhiễm Treponema. Thử nghiệm thông thường trước đây hay dùng ở Việt Nam là Bordet Wassermann (viết tắt là BW), ta thường nghe nói "BW positif" hoặc "BW negatif" để chỉ phản ứng Wassermann dương (có bệnh) hoặc âm (không có bệnh). Hiện nay ít khi dùng phản ứng này, thường người ta dùng phản ứng tên RPR để "thanh lọc" (screen) nghi ngờ giang mai một cách nhanh chóng. Sau đó nếu cần người ta dùng những test phức tạp hơn nhưng chính xác hơn, không nên đi sâu trong phạm vi bài này.
Trị bệnh giang mai tương đối đơn giản lúc bệnh mới phát. Trong quá khứ người ta phải dùng những thuốc rất độc như thủy ngân (mercury); những thuốc này đôi khi còn thấy dùng ở Việt Nam. Hiện nay chữa trị bằng Penicillin là phương pháp hữu hiệu nhất. Những người dị ứng với Penicillin thì được chữa bằng Erythromycin hoặc Tetracycline.
Tóm lại, bệnh giang mai là một bệnh "phong tình" có chiều hướng gia tăng trong giới trẻ nhất là phái nữ. Bệnh có thể gây ra những hậu quả lâu dài cho người bệnh cũng như con cái của họ. Tuy nhiên có thể ngừa bệnh dễ dàng với những phương tiện đơn giản (áo mưa) và nếu định bệnh sớm chữa trị tương đối đơn giản (dùng trụ sinh Penicillin, Erythromycin) và rất hiệu nghiệm.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền.
(advite.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét