Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Xoắn khuẩn giang mai nguyên nhân chính gây bệnh giang mai

Xoắn khuẩn giang mai nguyên nhân chính gây bệnh giang mai

Xem kết quả: / 0
Bình thườngTuyệt vời 
Xoắn khuẩn giang mai nguyên nhân chính gây bệnh giang mai  Xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum)là 1 loại vi khuẩn yếu, ra ngoài cơ thể nó không sống quá được vài tiếng đồng hồ, nó chết nhanh chóng ở nơi khô, ở nơi ẩm ớt nó sống dai dẳng hơn. Ở trong nước đá và độ lạnh -20ºC  nó vẫn di động được rất lâu. Ở 45ºC nó bị bất động và có thể sống được 30 phút. Xà phòng có thể giết được xoắn khuẩn sau vài phút.
Xoắn khuẩn vào cơ thể qua chỗ da và niêm mạc bị xây xát thường là do tiếp xúc trực tiếp do giao hợp, đường sinh dục, đường hậu môn hoặc đường miệng. Từ đó xoắn khuẩn đi vào hạch và 1 vài giờ sau  nó đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể.

Khả năng gây bệnh
Xoắn khuẩn chỉ gây bệnh giang mai ở người, xoắn khuẩn có thể gây bệnh giang mai theo các trường hợp sau :
* Bệnh giang mai mắc phải ở người trưởng thành
  - Bệnh lây truyên chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp qua đường sinh
  -Ủ bệnh: 1-3 tháng
 -Toàn phát: Diễn biến qua 3 thời kỳ:
 + Giang mai thời kỳ 1: Săng giang mai (chancre). Từ 10 - 90 ngày sau khi nhiễm xoắn khuẩn. Bệnh biểu hiện chủ yếu là vết loét (săng) ở bộ phận sinh dục, vết loét có đặc điểm không ngứa, không đau, không có mủ, đường kính khoảng 1-2 cm, tròn, nông, nền cứng, da xung quanh bình thường. Dù điều trị hay không cũng tự khỏi không để lại sẹo sau 12 tuần. Kèm theo có hạch rắn, không đau ở vùng lân cận. Xoắn khuẩn có nhiều: ở trong dịch nốt loét và dịch ở hạch, vì thế khả năng lây lan rất mạnh và dễ dàng.
 + Giang mai thời kỳ 2: Thời kỳ đào ban (Proseole): Từ 12 tuần sau khi có săng, kéo dài độ 3 năm. Biểu hiện đa dạng: Có thể sốt nhẹ, đau đầu, rụng tóc, nhưng điển hình là các nốt hồng ban, nốt hồng ban có thể ở toàn thân nhưng hay gặp ở cổ và cạnh sườn. Các nốt này xuất hiện nhiều lần rồi lại khỏi không để lại dấu vết gì, trong nốt hồng ban có rất ít xoắn khuẩn. Ngoài ra có hạch toàn thân sưng to, không đau. Thời kỳ này vẫn còn lây mạnh. Xoắn khuẩn vào máu gây tổn thương sâu hơn.
+ Giang mai thời kỳ 3: Giang mai thần kinh, gôm giang mai: Xoắn khuẩn gây tổn thương sâu vào tổ chức như da, xương, gan, tim mạch, đặc biệt là thần kinh trung ương tạo nên tổ chức xơ hóa với các tế bào lympho và tế bào khổng lồ cứng như hòn tẩy nên gọi là gummi (gumma, gôm). Trong gôm ít thấy xoắn khuẩn, có thể tìm thấy xoắn khuẩn ở chất xám vỏ não. Triệu chứng bệnh tùy thuộc vào tổ chức bị tổn thương, nếu gôm ở thần kinh sẽ gây rối loạn tâm thân, liệt
* Bệnh giang mai bẩm sinh:
 Người mẹ mang thai bị giang mai, xoắn khuẩn có thể qua rau thai vào thai nhi. Tùy mức độ tổn thương mà thai nhi có thể bị: Sảy, chết lưu hoặc trẻ sinh ra đã mắc bệnh giang mai (giang mai bẩm sinh) với dấu hiệu: Mũi yên ngựa, viêm màng xương, các dị tật bẩm sinh khác.
 Tóm lại giang mai là bệnh nguy hiểm hiện nay vẫn chưa có chủng vác xin nào có hiệu quả cho công tác phòng chống bệnh giang mai. Vì thế không nên quan hệ tình dục hay tiếp xúc trực tiếp với một người bị bệnh để tránh lây truyền bệnh giang mai, có thể sử dụng bao cao su đúng cách, tuy nhiên vẫn có thể không hoàn toàn an toàn.
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hữu Nghị Việt Pháp  chúng tôi về xoắn khuẩn giang mai. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sỹ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0466741651 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo ; vietphapclinic@yahoo.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét