Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Giải phẫu tầng sinh môn

Giải phẫu tầng sinh môn

Hieu biet ve co quan sinh duc nu(Nguồn va mang trinh com.vn)
Dưới đây là các bộ phận tầng sinh môn:
1. Âm hộ:
Là những phần bên ngoài từ xương vệ đến tầng sinh môn. Bao gồm:
+ Đồi vệ nữ: Là lớp mỡ nằm trên xương vệ, có lông bao phủ.
+ Âm vật: Dài từ 1- 2 cm tương đương với dương vật ở nam, rộng 0,5cm.
+ Hai môi lớn: ở hai bên âm hộ nối tiếp với đồi vệ nữ có lông bao phủ.
+ Hai môi bé: ở phía trong hai môi lớn, không có lông, có nhiều tuyến và thần kinh.
+ Lỗ niệu đạo: ở ngay dưới âm vật, hai bên lỗ niệu đạo có hai tuyến Skene tác dụng tiết chất nhờn khi giao hợp.
+ Màng trinh và lỗ âm đạo: Màng trinh là niêm mạc che ống âm đạo, chính giữa có một lỗ nhỏ để máu kinh chảy ra, hai bên lỗ âm đạo có tuyến Bartholin có nhiệm vụ tiết dịch nhầy giúp cho âm đạo không bị khô và bôi trơn khi giao hợp.
- Nuôi dưỡng âm hộ bởi hệ động mạch- tĩnh mạch thẹn trong. Bạch huyết dẫn đến các hạch vùng bẹn.
    2. Âm đạo:
Là một ống cơ trơn nối từ âm hộ đến cổ tử cung, nó nằm giữa niệu đạo và bàng quang ở phía trước và trực tràng ở phía sau. Âm đạo bình thường là một ống dẹt gồm có thành trước và thành sau áp vào nhau:
+ Thành trước dài 6-8cm
+ Thành sau dài 7- 10 cm
Âm đạo tham gia vào cuộc đẻ có thể dãn mở rộng để thai nhi đi ra ngoài.
Cau tao co quan sinh duc nu
Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ
Vòm âm đạo tiếp cận với các túi cùng, phia sau vòm âm đạo ngăn cách với trực tràng qua cùng đồ sau và túi cùng Dougalas đây là điểm thấp nhất trong ổ bụng có tầm quan trọng trong phát hiện các bệnh lý phụ khoa và ngoại khoa.
- Niêm mạc âm đạo bao gồm nhiều nếp gấp ngang, nó chịu ảnh hưởng của nội tiết Estrogen và Progesteron niêm mạc âm đạo có PH 3,5-  4,6 luôn ẩm do các chất tiết từ cổ tử cung và buồng tử cung chảy ra.
- Thành âm đạo có lớp cơ trơn với thớ dọc ở nông và thớ vòng ở sâu, các thớ cơ liên tiếp với lớp cơ ở cổ tử cung nuôi dưỡng âm đạo bởi nhiều nguồn:
+ 1/3 trên do nhánh cổ tử cung- âm đạo của động mạch tử cung.
+ 1/3 giữa do động mạch bàng quang dưới.
+ 1/3 dưới do nhánh của động mạch trực tràng giữa và động mạch thẹn trong.
Tĩnh mạch: Có rất nhiều tĩnh mạch nỗi với nhau để tạo thành các đám rối tĩnh mạch nằm ở dưới lớp niêm mạc rồi đổ về tĩnh mạch hạ vị
Bạch mạch:
1/3 trên đổ vào các hạch bạch huyết quanh động mạch chậu chung.
1/3 giữa đổ về các hạch bạch huyết quanh động mạch hạ vị
1/3 dưới đổ về các hạch bạch huyết vùng bẹn.
Thần kinh: Âm đạo không có các nhánh dây thần kinh chi phối.
    3. Tầng sinh môn:
Co the nu gioi
Bạn cần hiểu biết về cơ thể của chính mình
Là toàn bộ phần mềm, cân cơ, dây chằng bịt phía dưới của khung chậu có nhiệm vụ:
- Giữ cho các tạng trong ổ bụng ( TC, BQ, trực tràng)  không bị sa xuống đáy chậu.
- Khi đẻ tầng sinh môn dãn mỏng mở ra để thai nhi và các phần phụ của thai thoát ra ngoài.
Giải phẫu của tầng sinh môn:
- Tầng sinh môn có dạng hình trám giới hạn.
- Phía trước bờ dưới xương mu.
- Phía sau đỉnh xương cùng.
- Hai bên là hai ụ ngồi.
Đường nối hai ụ ngồi chia tầng sinh môn làm hai phần :
+ Tầng sinh môn trước hay gọi đáy chậu niệu sinh dục.
+ Tầng sinh môn sau hay gọi đáy chậu hông.
Từ nông ra sâu tầng sinh môn gồm ba tầng :
- Tầng sâu : Gồm cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt được bao bọc bởi hai lá cân của tầng sinh môn sâu.
- Tầng giữa : Gồm cơ ngang sâu và cơ thắt niệu đạo, cả hai cơ đều nằm ở tầng sinh môn trước và được bao bọc bởi hai lá cân tầng sinh môn giữa.
- Tầng nông : Gồm năm cơ ( cơ ngang nông, cơ hành hang, cơ ngồi hang, cơ khít âm môn và cơ thắt hậu môn) trong đó có cơ thắt hậu môn nằm ở tầng sinh môn sau, 4 cơ còn lại nằm ở tầng sinh môn trước.
Không có bài viết nào liên quan.

Leave a Reply

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét