Xử trí nhiễm trùng và sót rau trong nạo hút thai
Hai biến chứng này thường đi kèm với nhau, nhiễm
trùng là hậu quả của sót rau và vô khuẩn không tốt khi làm thủ thuật,
tuy nhiên tùy từng trường hợp mà biểu hiện nhiễm trùng trội hơn hay là
triệu chứng sót rau trội hơn, nhẹ thì biểu hiện nhiễm trùng khu trú tại
chỗ, nặng thì nhiễm trùng toàn thân.
Biểu hiện
- Sốt, ớn lạnh hoặc vã mồ hôi.
- Ra máu âm đạo dai dẳng sau hút, thường là máu đen, kéo dài trên hai tuần.
- Dịch khí hư có mùi hôi.
- Ðôi khi bệnh nhân vẫn còn cảm giác nghén sau hút.
- Ðau và chướng bụng.
- Mạch nhanh, huyết áp bình thường.
- Tử cung và phần phụ căng đau, đặc biệt là khi di động tử cung hoặc cổ tử cung.
- Trong trường hợp nhiễm trùng nặng vùng tiểu khung, bệnh nhân có thể có phản ứng thành bụng.
Thái độ xử trí
- Ra máu âm đạo dai dẳng sau hút, thường là máu đen, kéo dài trên hai tuần.
- Dịch khí hư có mùi hôi.
- Ðôi khi bệnh nhân vẫn còn cảm giác nghén sau hút.
- Ðau và chướng bụng.
- Mạch nhanh, huyết áp bình thường.
- Tử cung và phần phụ căng đau, đặc biệt là khi di động tử cung hoặc cổ tử cung.
- Trong trường hợp nhiễm trùng nặng vùng tiểu khung, bệnh nhân có thể có phản ứng thành bụng.
Thái độ xử trí
Các bệnh nhân này cần được điều trị kháng sinh cùng
với nạo buồng tử cung càng sớm càng tốt. Bệnh nhân cần được nhập viện
tuy nhiên cũng có thể điều trị ngoại trú nhưng việc nhập viện hay không
còn phụ thuộc vào mức độ nặng của nhiễm trùng. Nếu như nhiễm trùng nặng
lan ra ngoài tử cung hoặc nhiễm trùng máu thì cần được nhập viện ngay,
lúc này cần xét nghiệm cận lâm sàng và truyền dịch, tiêm kháng sinh,
chăm sóc đặc biệt và đôi khi cũng cần phải phẫu thuật. Trong trường hợp
nặng, đặc biệt sốc nhiễm khuẩn do độc tố xảy ra cần điều trị tích cực và
ở tuyến cao hơn.
Nhiễm khuẩn ít khi gặp trong nạo phá thai an toàn
nhưng khi gặp thì thường kèm theo sót rau. Trong trường hợp này, triệu
chứng của nhiễm khuẩn thường không biểu hiện ngay sau khi nạo hút mà chỉ
biểu hiện sau vài tuần. Chính vì vậy mà tất cả các bệnh nhân cần được
tư vấn về các triệu chứng bất thường của nhiễm khuẩn như sốt, đau và khí
hư có mùi hôi. Trong trường hợp nhiễm khuẩn mức độ vừa thì chỉ cần dùng
kháng sinh đường uống kèm theo nạo buồng tử cung là đủ. Giá trị của
dùng kháng sinh dự phòng nạo hút thai theo một số nghiên cứu là rất tốt,
do vậy cần sử dụng sau nạo hút đặc biệt là các bệnh nhân có nguy cơ
nhiễm khuẩn cao.
Thăm khám
Thăm khám
- Thăm khám toàn trạng của bệnh nhân: mạch, nhiệt độ, huyết áp.
- Thăm khám bụng đánh giá tổn thương trong ổ bụng, khám trong đánh giá mức độ nhiễm khuẩn: đặt mỏ vịt xem ra máu âm đạo cũng như xem mức độ nhiễm khuẩn của khí hư, khám bằng tay đánh giá tử cung to, đau.
- Xét nghiệm máu, cấy khí hư, cấy máu và làm kháng sinh đồ khi bệnh nhân sốt > 39oC, trong trường hợp nghi ngờ viêm nhiễm tiểu khung thì siêu âm tiểu khung xem có sót rau không, có dịch trong ổ bụng không.
Xử trí
- Thăm khám bụng đánh giá tổn thương trong ổ bụng, khám trong đánh giá mức độ nhiễm khuẩn: đặt mỏ vịt xem ra máu âm đạo cũng như xem mức độ nhiễm khuẩn của khí hư, khám bằng tay đánh giá tử cung to, đau.
- Xét nghiệm máu, cấy khí hư, cấy máu và làm kháng sinh đồ khi bệnh nhân sốt > 39oC, trong trường hợp nghi ngờ viêm nhiễm tiểu khung thì siêu âm tiểu khung xem có sót rau không, có dịch trong ổ bụng không.
Xử trí
- Dùng kháng sinh càng sớm càng tốt, nguyên tắc dùng
kháng sinh là phải dùng kháng sinh phổ rộng kết hợp kháng sinh đặc biệt
diệt vi khuẩn kỵ khí, khi có kháng sinh đồ thì dùng theo kháng sinh đồ.
Có thể dùng theo đường uống, đường tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch tùy mức
độ nhiễm khuẩn.
- Dùng thuốc co hồi tử cung nhằm làm cho tử cung tống hết máu cục và tổ chức rau sót ra ngoài.
- Dùng thuốc hạ sốt cho bệnh nhân trong trường hợp bệnh nhân có sốt. Bồi phụ đủ nước và điện giải cho bệnh nhân bằng dung dịch muối đẳng trương hay ringerlactat, có thể bù nước và điện giải bằng đường uống (như viên hydrit hoặc ORS).
- Trong những ngày sau cần tiếp tục điều trị và theo dõi sát, nếu có sót rau thì tiến hành hút lại buồng tử cung sau khi đã bảo đảm khu trú được ổ nhiễm khuẩn.
- Dùng thuốc co hồi tử cung nhằm làm cho tử cung tống hết máu cục và tổ chức rau sót ra ngoài.
- Dùng thuốc hạ sốt cho bệnh nhân trong trường hợp bệnh nhân có sốt. Bồi phụ đủ nước và điện giải cho bệnh nhân bằng dung dịch muối đẳng trương hay ringerlactat, có thể bù nước và điện giải bằng đường uống (như viên hydrit hoặc ORS).
- Trong những ngày sau cần tiếp tục điều trị và theo dõi sát, nếu có sót rau thì tiến hành hút lại buồng tử cung sau khi đã bảo đảm khu trú được ổ nhiễm khuẩn.
Tác giả: BS. Vũ Ngọc Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét