Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Hỏi đáp Y học: Chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng

Hỏi đáp Y học: Chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng

Trong chương trình hỏi đáp y học kỳ này, Bác Sĩ Hồ Văn Hiền trả lời thắc mắc của bà Thu Nguyễn, ở Ontario, Canada về chứng chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mặc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, cĩ phịng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Bà Thu Nguyễn, đang định cư ở Ontario, Canada thắc mắc về chứng chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng. Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:

Chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng (Dysfunctional uterine bleeding)

Thính giả nữ 53 tuổi ở Canada hỏi về vấn đề chảy máu thất thường, quá nhiều, tái đi tái lại lúc đang hoặc sau khi mãn kinh. Loại chảy máu tử cung này tiếng Anh gọi là metrorrhagia, do chữ “metro” là tử cung, “rrhagia” là bật ra, ào ra (chảy máu).

Nền y tế Canada bao gồm mọi chi phí cho bịnh nhân, cho nên vấn đề tốn kém có lẽ không đặt ra, và tôi đoán vấn đề chuyển tuyến chữa trị từ bs primary care (bs gia đình) qua bs chuyên khoa cũng được rõ ràng, không cần hướng dẫn. Có lẽ, chúng ta chỉ nên có vài nhận xét chung chung để giúp bịnh nhân hiểu thêm về loại bịnh này, và nói chuyện với bs cũng như thi hành những y lệnh dễ dàng hơn, từ đó bớt lo lắng và chữa trị hiệu quả hơn.


(Xin bấm vào nút PLAY hình tam giác để nghe toàn bộ câu hỏi và phần giải đáp của bác sĩ)
Chảy máu tử cung


1) Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường: Não bộ (hypothalamus) điều khiển tuyến yên (hypophysis)nằm dưới não bộ, tuyến yên tiết hormon FSH kích thích buồng trứng (ovaries), nang (follicles) trong buồng trứng phát triển tiết ra chất estrogen, estrogen kích thích làm nội mạc tử cung cho mọc dày ra (giai đoạn tăng sinh, proliferative phase). Đến giữa chu kỳ, tuyến yên lại tiết vào máu chất LH (Luteinizing Hormone) làm trứng rụng (ovulation)đồng thời hình thành thể vàng (corpus luteum) ở buồng trứng. Corpus luteum sản xuất chất hormon progesteron để chuẩn bị nội mạc tử cung (secretory phase, giai đoạn phân tiết) cho trứng đến mọc.Sau khi được tống xuất khỏi buồng trứng, nếu thụ tinh,trứng sẽ đến "cắm rễ"( implantation) trong màng nội mạc tử cung được chuẩn bị sẳn sàng để nuôi dưỡng nó thành phôi thai (embryo). Nếu không có thụ thai, nội mạc tử cung sẽ không được bảo tồn nữa, và cuối chu kỳ, bị tróc ra (shedding), nghĩa là chảy máu kinh nguyệt trong vài ngày (<7 ngày).

2) Ở người phụ nữ gần tắt kinh, buồng trứng yếu đi, và dù được FSH kích thích nhiều hơn, không có đủ estrogen để gây ra rụng trứng, và vì trứng không rụng, giai đoạn progesteron do thiếu corpus luteum không xảy ra, chu kỳ kinh nguyệt bình thường không xảy ra. Nội mạc tử cung thiếu progesteron chuẩn bị sẽ chảy máu thất thường, cận kề từng đợt (dưới 21 ngày) hoặc tắt kinh thời gian lâu (amenorrhea) và lượng máu quá nhiều ( thường trên 80 ml).

3) Bác sĩ phải tìm xem có nguyên nhân nào khác có thể gây chảy máu tử cung bất bình thường, như u bướu, ung thư nội mạc tử cung, bịnh suy tuyến giáp trạng (hypothyroidism), bịnh máu không đông (bleeding disorder). Do đó, có thể phải thử máu, làm siêu âm, sinh thiết nội mạc tử cung...Sau đó mới có thể kết luận là chảy máu do rối loạn cơ năng (DUB, dysfunctional uterine bleeding), đa số trên người thanh thiếu nữ, hoặc đàn bà trên 45 tuổi do chu kỳ không rụng trứng (anovulatory cycle).

4) Chữa trị DUB:
a) Bs cho chích những hormon estrogen lúc cần chặn chảy máu khẩn cấp, kèm theo truyền nước biển hoặc truyền máu nếu cần.
b) Theo sau đó, hoặc trường hợp nhẹ hơn, bs có thể dùng thuốc viên ngừa thai (gồm estrogen và progestin )trong nhiều tháng,
c) Hoặc chỉ dùng một chất progestin (giống progesteron) chích hoặc uống như medroxyprogesteron (Provera), uống 10 -14 ngày mỗi tháng, trong nhiều tháng.
d) Đặt vòng trong lòng tử cung (intra-uterine device, IUD) có chứa chất progestin
e) Những trường hợp nặng, có thể cần phá huỷ nội mạc tử cung (endometrial ablation) dùng laser, sức nóng,microwave, lạnh; hoặc cắt bỏ tử cung (hysterectomy).
f)Thuốc Cyclokapron bịnh nhân dùng có mục đích cầm máu (tranexamic acid; tên khác Lysteda)
g) Uống thuốc chống viêm loại NSAID (non steroid anti inflammatory drugs)như ibuprofen (Advil, Motrin) lúc bắt đầu có kinh.

Tóm lại, bịnh nhân nên để ý tìm hiểu về căn bịnh này, để có thể đặt những câu hỏi cần thiết với bs của mình. Cần biết thế nào là chảy máu bình thường, thế nào là quá nhiều (ví dụ có nhiều máu cục, giữa đêm phải thức dậy thay băng vệ sinh, phải thay băng mỗi giờ), cần hỏi bs thuốc mình uống tác dụng ra sao, chính xác là phải uống bao nhiêu ngày, có biến chứng gì, uống hàng tháng, mấy tháng hay chỉ một lần thôi, bao giờ đi khám lại.

Cần liên lạc thường xuyên với bác sĩ gia đình để giải quyết những ưu tư lo âu của mình. Nếu bịnh nhân sợ một loại thuốc mình uống thì khó mà uống thuốc đúng theo chỉ định, chương trình được.

Chúc bịnh nhân may mắn.
BS Hồ Văn Hiền.


-----------------------------------------------

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Kỹ thuật kích thích điểm G



Gửi tin nhắn đến tuvanaz_04
Chuyên gia
Bạn thân mến!
Trước đây, người ta vẫn coi âm vật là một cơ quan khoái cảm duy nhất của người phụ nữ, khi kích thích vào âm vật sẽ làm cho người phụ nữ nhanh đạt được khoái cảm hơn. Do vậy, kích thích âm vật đã trở thành một kĩ thuật chuẩn không thể thiếu được trong sinh hoạt tinh dục.

Vào năm 1950, khi nhà sản khoa đồng thời cũng là nhà tình dục học nổi tiếng người Đức, Tiến sỹ y khoa Ernst Grafenberg,  phát hiện ra một điểm nằm bên trong âm đạo mà khi kích thích vào đó sẽ mang lại cho phụ nữ khoái cảm nhanh hơn và tiết dịch nhiều hơn thì quan điểm này đã được thay đổi. Ông đã đặt tên cho điểm này là điểm G (viết tắt chữ đầu tiên trong tên ông).

Tìm điểm G

Do vị trí điểm G nằm sâu trong âm đạo nên nàng không thể dùng tay để chỉ cho bạn điểm G nằm ở đâu. Do vậy, việc tìm và kích thích điểm này phụ thuộc hoàn toàn vào sự khéo léo và hiểu biết của bạn.

Để dễ dàng tìm được điểm G bạn đừng quên khúc dạo đầu nhé.  Đây là một thao tác rất quan trọng vì khi bạn làm dạo đầu tốt thì điểm G của nàng sẽ cương lên. Khi đó bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra điểm này.                                  

Để tiếp cận điểm G, bạn có thể dùng chính cậu nhỏ của mình nếu như bạn tự tin vào khả năng kiềm chế xuất tinh của mình hoặc bạn dùng ngón tay. Thông thường nam giới rất thích dùng ngón tay vì dùng phương pháp này hiệu quả hơn và giúp nam giới chống được cảm giác lo lắng xuất tinh sớm.

Dùng ngón tay trở và ngón giữa, nhẹ nhàng đưa vào trong âm đạo. Sau một vài trà sát nhẹ nhàng lên thành âm đạo, bạn cong nhẹ hai ngón tay về phía trước (về phía rốn của nàng).

Tiếp tục trà sát nhẹ nhàng, vừa trà sát vừa đưa ngón tay tiến sâu vào mê cung, đến khoảng 2-4 cm cách mép ngoài âm đạo bạn sẽ thấy một vùng cưng cứng thô ráp và gợn hẳn lên so với các vùng còn lại của âm đạo, đó là điểm G.

Kích thích vào điểm này, nàng sẽ cảm thấy khoái cảm và hưng phấn hơn. Nếu nàng vẫn không có phản ứng khác thường nào  thì có nghĩa là bạn chưa tìm đúng điểm này rồi. Hãy kiên trì tìm khắp thành âm đạo bạn sẽ tìm thấy điểm G hoặc một vùng nào đó có tác dụng tương tự điểm G. Vị trí điểm G trong âm đạo

Kỹ thuật kích thích điểm G

Sau khi đã tìm thấy điểm G, công việc tiếp theo là làm cho nó hưng phấn . Kĩ thuật này đòi hỏi bạn phải thực hành thành thạo, luyện tập nhiều lần.

Hai ngón tay cong cong, bạn day nhẹ nhàng, với một cường độ vừa phải. Ban đầu bạn làm với tần số rất chậm sau đó từ từ tằng dẫn tần số lên cho tới khi nào nàng thấy cảm giác thay đổi thực sự. Nàng sẽ thấy khoái cảm hơn, hưng phấn hơn và đê mê hơn. Tuy nhiên bạn không nên day nhanh quá vì như vậy dịch nhờn tiết ra không kịp gây nên cảm giác khô, đau và khó chịu cho nàng.

Bạn nên phối hợp hai tay, trong lúc một tay bạn đang kích thích điểm G thì tay còn lại bạn đặt lên vùng trươc xương mu, ấn nhẹ nhàng cho tới khi nào bạn cảm thấy đã chạm phải đầu ngón tay bên trong âm đạo của nàng là được. Khi ấy dùng hai đầu ngón tay ấn nhẹ nhàng theo nhịp thở của nàng.

Chú ý

Bạn phải cắt móng tay ngắn rửa sạch sẽ để tránh làm xây sát niêm mạc âm đạo của nàng. Nếu bạn không thực hiện điều này thì mọi cố gắng của bạn sẽ không còn tác dụng nữa, không những thế mà đó lại là nguy cơ gây viêm âm đạo cho nàng.

Hơn nữa, mùi cơ thể là một phần quyến rũ rất quan trọng khi yêu, bạn phải nhớ vệ sinh sạch sẽ tránh để những mùi khó chịu bốc ra trong lúc cao trào. Hương vị quyến rũ nàng nhất là mùi hương tự nhiên của cơ thể vì chính mùi hương này mà nàng nhận ra các nét riềng của bạn và sẽ có hưng phấn đặc biệt với bạn. Trường hợp bạn không tự tin vào mùi hương cơ thể của mình thi hãy dùng các mùi hương nhân tạo như nước hoa mà nàng thích nhé.

Những tai biến do nạo phá thai

Do thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, nhiều cặp vợ chồng, tình nhân để dính bầu rồi “tặc lưỡi” đi nạo phá thai. Tuy nạo phá thai chỉ là một thủ thuật đơn giản của sản khoa, nhưng những hệ lụy của nó đối với xã hội nói chung và sức khỏe cũng như hạnh phúc của người nạo phá thai nói riêng lại rất lớn. Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá Việt Nam là nước có tỉ lệ phá thai cao nhất châu Á và là một trong 5 nước có tỉ lệ phá thai nhiều nhất trên thế giới.
 
Ước tính, mỗi năm trên thế giới có khoảng 210 triệu ca thai nghén và khoảng 46 triệu (22%) ca kết thúc bằng phá thai và tính bình quân trên thế giới trong cuộc đời mỗi người phụ nữ đến tuổi 45 đã có ít nhất một lần phá thai. Gần 20 triệu ca trong số này là phá thai không an toàn. Khoảng 13% tử vong liên quan đến thai nghén là do phá thai không an toàn và con số tử vong khoảng 67.000 ca mỗi năm. 
Nạo phá thai là nguyên nhân của 5% số ca tử vong ở sản phụ. Ngoài ra,  thủ thuật này dễ dẫn đến thủng tử cung, băng huyết, tổn thương cổ tử cung hoặc âm đạo, tai biến do dùng thuốc gây mê, gây tê. Các tai biến xuất hiện muộn hơn là sót thai, sót nhau, nhiễm khuẩn, chấn thương tâm lý, nhiễm khuẩn gây viêm dính buồng tử cung dẫn đến vô sinh... 
Phương pháp nạo phá thai đến nay đã có những cải tiến lớn, tuy vậy vẫn không tránh được việc phải dùng dụng cụ nong bằng kim loại để nong rộng cổ tử cung; dùng que kim loại để dò hướng khoang tử cung và đo độ dài khoang tử cung; dùng ống hút bằng kim loại để hút phôi thai và đế cuống rốn; cuối cùng phải dùng muôi nạo bằng kim loại để nạo sạch khoang tử cung. Từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc đều phải dùng dụng cụ bằng kim loại đưa vào đưa ra, tất nhiên có khả năng làm xước tử cung, thậm chí có thể làm thủng cổ tử cung.
  
Nạo hút thai có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nếu như đế cuống rốn không lấy ra được nhanh sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung, do đó có thể làm mạch máu không liền lại, trong quá trình thủ thuật đó sẽ bị mất nhiều máu. Vả lại, nếu trước đó đã có viêm bộ phận sinh dục như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung chưa được chữa khỏi hoặc trong quá trình thủ thuật không nghiêm chỉnh thực hiện vô khuẩn đúng với quy định, thì những dụng cụ đưa vào đưa ra rất dễ đưa vi khuẩn vào khoang tử cung gây nhiễm khuẩn. Ngoài ra, việc nạo hút thai còn có khả năng để lại di chứng, nhất là đối với trường hợp đã qua nạo hút nhiều lần, nguy hại sẽ không nhỏ. 
Các tai biến đặc trưng của phá thai ngoại khoa gồm: ứ máu trong buồng tử cung; nhiễm khuẩn; rách cổ tử cung, thủng tử cung do chọc hoặc rách; còn thai; sót rau thai; băng huyết do sót rau, chấn thương và thủng tử cung. 
Các tai biến đặc trưng của phá thai nội khoa: thất bại của thuốc phá thai nên vẫn phải hút lại buồng tử cung; sảy thai không hoàn toàn cũng bắt buộc phải hút lại buồng tử cung tránh băng huyết và nhiễm khuẩn; băng huyết; nhiễm khuẩn tử cung. 
Đó là chưa kể các biến chứng liên quan đến phương pháp vô cảm như gây mê và gây tê nhằm giúp bệnh nhân giảm đau đớn khi thực hiện thủ thuật. 
Sau một ca nạo phá thai an toàn, đa số bệnh nhân đều không bị ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ có biến chứng nặng nề để lại hậu quả về sau. Vì thế, nếu lỡ có thai ngoài ý muốn, chị em nên tới các cơ sở y tế được phép làm thủ thuật này. Biện pháp giảm tỷ lệ phá thai có hiệu quả là truyền thông tư vấn về việc áp dụng biện pháp tránh thai để mỗi gia đình chỉ có 1-2 con.  
  BS. Trần Phương Thu
Theo Sức khỏe & đời sống

Phá thai bằng thuốc

Phá thai 3 tháng đầu bằng thuốc (Mifepristone và Misoprostol)
Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ.
Khoa KHHGĐ
BV Từ Dũ
Phá thai ba tháng đầu bằng thuốc được thực hiện cho ai?
Phương pháp này được thực hiện cho những phụ nữ:
- Có thai 7 tuần tuổi trở xuống (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng).
- Muốn chấm dứt thai nghén.
Phương pháp này có an toàn và hiệu quả không ?
- Phá thai bằng thuốc là phương pháp sử dụng thuốc để chấm dứt thai nghén một cách an toàn và tin cậy.

- Phương pháp này an toàn khi người cung cấp dịch vụ là các cán bộ y tế đã được đào tạo và có đủ kỹ năng thực hiện phương pháp phá thai này.

- Phá thai bằng thuốc có hiệu quả tới 96-99%.
Phương pháp này diễn ra thế nào?
- Nhân viên y tế sẽ thực hiện khám khung chậu.

- Nhân viên y tế sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về sức khoẻ của bạn, giải thích về quá trình phá thai và tư vấn cho bạn về các biện pháp tránh thai.

- Bạn cần ký vào một bản cam kết phá thai.
- Sau đó nhân viên y tế sẽ đưa cho bạn một viên thuốc tên Mifepristone (Mifestad®200) để uống tại cơ sở. Mifepristone (Mifestad®200) sẽ làm thai bạn ngừng phát triển.

- Có thể bạn sẽ cảm thấy vẫn bình thường sau khi uống viên thuốc này nhưng cũng có thể thấy ra máu âm đạo.

- Bạn sẽ về nhà sau khi uống viên thuốc này.
- Bạn sẽ uống loại thuốc tiếp theo là Misoprostol: uống 2 viên Misoprostol sau khi uống Mifepristone 2 ngày. Bạn có thể quay lại cơ sở y tế để uống Misoprostol.

- Thông thường trong vòng 30 phút đến 4 giờ sau khi uống Misoprostol, bạn sẽ đau bụng, ra máu nhiều và ra máu cục khi thai được tống ra ngoài.

- Phần lớn phụ nữ ra máu như hành kinh trong vòng 10 ngày kể từ khi uống thuốc, tuy nhiên một số ít phụ nữ có thể ra máu nhẹ kéo dài hơn 1 tháng.
Có tác dụng phụ khác không?
- Bạn có thể thấy buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa trong quá trình sảy thai. Những triệu chứng này gây khó bạn nhưng không phải là vấn đề bất thường và sẽ qua đi trong thời gian ngắn, không cần điều trị đặc biệt gì.

- Bạn sẽ được kê đơn thuốc giảm đau, như Paracetamol hoặc Ibuprofen để giảm cơn đau bụng.

- Bạn cũng có thể dùng chai nước nóng hoặc khăn ấm để chườm bụng.

- Bạn có thể thấy đau đầu và chóng mặt sau khi uống Misprostol. Hãy uống nhiều nước hoặc nước hoa quả - không uống cà phê hoặc rượu và uống thuốc giảm đau nếu cần thiết.

- Một số phụ nữ bị sốt trong vài giờ, đôi khi kèm theo ớn lạnh. Triệu chứng này sẽ nhanh chóng qua đi và không nguy hiểm.
Tôi phải làm gì khii thực hiện phương pháp này?
- Thay băng vệ sinh thường xuyên như trong kỳ kinh bình thường cho đến khi hết ra máu.

- Bạn có thể tắm bình thường.

- Bạn không cần ăn kiêng bất kỳ loại thức ăn nào.
Nếu phương pháp này thất bại thì sao?
- Thai nhi có thể bị khuyết tật nếu bào thai tiếp tục phát triển. Do đó, khi bạn đã dùng Mifepristone, bạn không thể giữ được thai nữa.

- Nếu phá thai bằng thuốc thất bại, cần tiến hành hút thai.
Có thể xảy ra tai biến không?
Phá thai ba tháng đầu bằng thuốc là thủ thuật an toàn hơn nhiều so với phương pháp nạo bằng thìa, tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhỏ các tai biến có thể xảy ra.
Những tai biến nào có thể xảy ra?
Rất hiếm khi khách hàng gặp tai biến và biến chứng như:
- Ra máu quá nhiều cần phải hút thai bằng phương pháp hút chân không.
- Nhiễm trùng cần dùng thuốc kháng sinh.
- Ra máu quá nhiều gây mệt mỏi hoặc chóng mặt, cần tiếp máu.
Khi nào tôi nên quay lại cơ sở y tế?
Nếu bạn thấy:
- Đau bụng liên tục sau giai đoạn ra máu ban đầu.

- Ra máu âm đạo quá nhiều(mỗi giờ thấm hết 2 băng vệ sinh dày trong 2 giờ liền).

- Sốt 380C trở lên và kéo dài trên một ngày sau khi uống Misoprostol.

- Không ra máu trong vòng 24 giờ sau khi uống thuốc Misoprostol.
(Chú ý: có thể ra máu kéo dài trong vài tuần nhưng phải giảm dần về lượng)
- Quay lại khám kiểm tra trong vòng 2 tuần để khẳng định đã sảy thai hoàn toàn. Lần tái khám này là vô cùng quan trọng.
Tôi phải làm gì để tránh có thai ngoài ý muốn?
Phương pháp phá thai bằng thuốc sẽ chấm dứt thai nghén lần này nhưng bạn có thể có thai trong vòng 2 tuần sau đó nếu có quan hệ tình dục và không dùng biện pháp tránh thai. Vì vậy, bạn cần sử dụng một biện pháp tránh thai hiện đại để tránh có thai ngoài ý muốn.
Những biện pháp tránh thai hiện tại nào là phổ biến?
Nhân viên y tế sẽ cung cấp thông tin, giúp bạn lựa chọn và hướng dẫn bạn cách sử dụng một biện pháp tránh thai phù hợp

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Xử trí nhiễm trùng và sót rau trong nạo hút thai

Xử trí nhiễm trùng và sót rau trong nạo hút thai
Hai biến chứng này thường đi kèm với nhau, nhiễm trùng là hậu quả của sót rau và vô khuẩn không tốt khi làm thủ thuật, tuy nhiên tùy từng trường hợp mà biểu hiện nhiễm trùng trội hơn hay là triệu chứng sót rau trội hơn, nhẹ thì biểu hiện nhiễm trùng khu trú tại chỗ, nặng thì nhiễm trùng toàn thân.
Biểu hiện
- Sốt, ớn lạnh hoặc vã mồ hôi.
- Ra máu âm đạo dai dẳng sau hút, thường là máu đen, kéo dài trên hai tuần.
- Dịch khí hư có mùi hôi.
- Ðôi khi bệnh nhân vẫn còn cảm giác nghén sau hút.
- Ðau và chướng bụng.
- Mạch nhanh, huyết áp bình thường.
- Tử cung và phần phụ căng đau, đặc biệt là khi di động tử cung hoặc cổ tử cung.
- Trong trường hợp nhiễm trùng nặng vùng tiểu khung, bệnh nhân có thể có phản ứng thành bụng.

Thái độ xử trí
Các bệnh nhân này cần được điều trị kháng sinh cùng với nạo buồng tử cung càng sớm càng tốt. Bệnh nhân cần được nhập viện tuy nhiên cũng có thể điều trị ngoại trú nhưng việc nhập viện hay không còn phụ thuộc vào mức độ nặng của nhiễm trùng. Nếu như nhiễm trùng nặng lan ra ngoài tử cung hoặc nhiễm trùng máu thì cần được nhập viện ngay, lúc này cần xét nghiệm cận lâm sàng và truyền dịch, tiêm kháng sinh, chăm sóc đặc biệt và đôi khi cũng cần phải phẫu thuật. Trong trường hợp nặng, đặc biệt sốc nhiễm khuẩn do độc tố xảy ra cần điều trị tích cực và ở tuyến cao hơn.
Nhiễm khuẩn ít khi gặp trong nạo phá thai an toàn nhưng khi gặp thì thường kèm theo sót rau. Trong trường hợp này, triệu chứng của nhiễm khuẩn thường không biểu hiện ngay sau khi nạo hút mà chỉ biểu hiện sau vài tuần. Chính vì vậy mà tất cả các bệnh nhân cần được tư vấn về các triệu chứng bất thường của nhiễm khuẩn như sốt, đau và khí hư có mùi hôi. Trong trường hợp nhiễm khuẩn mức độ vừa thì chỉ cần dùng kháng sinh đường uống kèm theo nạo buồng tử cung là đủ. Giá trị của dùng kháng sinh dự phòng nạo hút thai theo một số nghiên cứu là rất tốt, do vậy cần sử dụng sau nạo hút đặc biệt là các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Thăm khám
- Thăm khám toàn trạng của bệnh nhân: mạch, nhiệt độ, huyết áp.
- Thăm khám bụng đánh giá tổn thương trong ổ bụng, khám trong đánh giá mức độ nhiễm khuẩn: đặt mỏ vịt xem ra máu âm đạo cũng như xem mức độ nhiễm khuẩn của khí hư, khám bằng tay đánh giá tử cung to, đau.
- Xét nghiệm máu, cấy khí hư, cấy máu và làm kháng sinh đồ khi bệnh nhân sốt > 39oC, trong trường hợp nghi ngờ viêm nhiễm tiểu khung thì siêu âm tiểu khung xem có sót rau không, có dịch trong ổ bụng không.

Xử trí
- Dùng kháng sinh càng sớm càng tốt, nguyên tắc dùng kháng sinh là phải dùng kháng sinh phổ rộng kết hợp kháng sinh đặc biệt diệt vi khuẩn kỵ khí, khi có kháng sinh đồ thì dùng theo kháng sinh đồ. Có thể dùng theo đường uống, đường tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch tùy mức độ nhiễm khuẩn.
- Dùng thuốc co hồi tử cung nhằm làm cho tử cung tống hết máu cục và tổ chức rau sót ra ngoài.
- Dùng thuốc hạ sốt cho bệnh nhân trong trường hợp bệnh nhân có sốt. Bồi phụ đủ nước và điện giải cho bệnh nhân bằng dung dịch muối đẳng trương hay ringerlactat, có thể bù nước và điện giải bằng đường uống (như viên hydrit hoặc ORS).
- Trong những ngày sau cần tiếp tục điều trị và theo dõi sát, nếu có sót rau thì tiến hành hút lại buồng tử cung sau khi đã bảo đảm khu trú được ổ nhiễm khuẩn.

Tác giả: BS. Vũ Ngọc Anh