Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Phá thai bằng thuốc nghe, không dùng các can thiệp của y học nghe có vẻ không đau đớn, nhưng thật sự phương pháp này có thật sự là an toàn?

Phá thai bằng thuốc nghe, không dùng các can thiệp của y học nghe có vẻ không đau đớn, nhưng thật sự phương pháp này có thật sự là an toàn?

Mifepristone là gì ?
Mifépristone là loại thuốc có tác dụng làm dừng lại quá trình sản sinh ra thứ hooc môn cần thiết để duy trì thai nghén, hay nói cách khác là thuốc phá thai được sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ trong những trường hợp thực sự cần thiết. Thông thường, có hai hình thức dùng thuốc kích thích cho thai ra, hay còn gọi là phá thai, một là bằng phương pháp đặt thuốc ở âm đạo, hai là thuốc uống. Mifepristone là loại thuốc uống, đầu tiên thai phụ sẽ được cho uống một viên thuốc này, 24 h sau đó, thai phụ được chỉ định dùng kết hợp thêm 4 viên Misoprostol, một loại thuốc được dùng điệu trị bệnh liên quan tới dạ dầy, có tác dụng một cách gián tiếp làm sẩy thai. Đối với viên thuốc Misoprostol, người ta đặt viên thuốc vào trong miệng, ở vùng giữa nướu và má, cho thuốc tan từ từ chứ không uống một lần ngay. Misoprostol cũng có thể dùng qua cách đặt ở âm đạo.

Khi nào thì Mifepristone được chỉ định dùng ?

Phương pháp dùng thuốc uống này chỉ có thể được áp dụng trong khoảng thời gian muộn nhất là 63 ngày (chín tuần), tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh trước. Còn nếu dùng kết hợp với thuốc khác (Misoprostol) thì ở khoảng 7 tuần là muộn nhất. Ví dụ, một bạn gái bắt đầu kỳ kinh trước của mình ngày 1 tháng 5, mà sau đó bạn biết chắc là mình đã có thai, thì muộn nhất là khoảng ngày 4 tháng 7, thì bác sĩ có thể cho chỉ định dùng Mifepristone. Từ tuần tứ 9 trở đi, thai đã lớn, thuốc Mifepristone không được coi là phương pháp hiệu quả và an toàn nữa.

Ở Châu Âu, các bác sĩ không chỉ định dùng thuốc uống này một cách dễ dàng. Trong một số trường hợp cần thiết, ví dụ như thai ngừng phát triển từ những tuần đầu tiên, hay có thai ngoài ý muốn mà thai phụ thực sự muốn phá bỏ, thì bắt buộc họ phải chỉ định dùng thuốc để kích thích cho thai ra, nhưng chủ yếu vẫn là phương pháp dùng thuốc đặt ở âm đạo, kích thích các cơn co thắt tử cung. Tuy nhiên, cả hai cách phá thai là đặt thuốc ở âm đạo hay thuốc viên uống này không phải lúc nào cũng thành công như mong đợi, bởi vậy các bác sĩ coi đó như một phép thử thứ nhất, nếu không thành công thì vẫn phải áp dụng cách hút thai thông thường. Trong quá trình dùng thuốc phá thai, thai phụ được theo dõi liên tục.

Dùng thuốc Mifepristone để phá thai có an toàn ?

Phương pháp dùng thuốc phá thai không thể coi là an toàn khi bạn tự dùng thuốc mà chưa hiểu gì về nó và ngộ nhận rằng cứ thấy có ra máu sau khi dùng thuốc thì coi như thai đã được phá bỏ. Thực tế thì thai phụ có thể thấy mất máu, nhưng thai thì vẫn có nguy cơ bị sót lại, nhất là khi thai phụ không tái khám để biết kết quả. Bởi vậy việc tự ý dùng thuốc rất nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ nếu gặp biến cố mất máu nhiều hoặc nhiễm trùng.

Mifepristone chỉ được coi là an toàn, khi bạn được bác sĩ chỉ định dùng và được theo dõi liên tục từ liều thuốc đầu tiên. Nếu như bạn được phép đem thuốc về để tự dùng ở nhà theo chỉ dẫn, thì bạn nên xem xét lại, nơi bạn ở có gần bệnh viện hay không, bên cạnh bạn có ai biết hay không, bạn cần cho ít nhất một người biết, phòng trường hợp không may có sự cố, bạn được cấp cứu kịp thời. Trong khi sử dụng thuốc Mifepristone mà thai phụ gặp những biểu hiện như buồn nôn, đau đầu, đau bụng quá dữ dội, sốt, tiêu chẩy, băng huyết ( máu ra quá nhiều, phải thay vài lần băng vệ sinh trong một giờ )… thì họ cần phải tới bệnh viện hoặc phòng khám đủ điều kiện để được điều trị gấp.

Sự thật về việc phá thai “chui”

Đối với một số người, phương pháp phá thai bằng thuốc trên nghe cũng chẳng có gì ghê gớm lắm, thậm chí có vẻ khá “ xuôi chèo mát mái” , rõ ràng đỡ kinh khiếp hơn là cái cảm giác phải vào bệnh viện hay một phòng khám tư nào đó, nơi có tiếng dao kéo xủng xoảng và cả những ánh mắt ghẻ lạnh. Thế nhưng thực tế việc tự ý phá thai mà không có sự theo dõi của bác sĩ, có êm xuôi như ta tưởng ? Hãy xem thống kê dưới đây.

Trên thế giới, mỗi năm có 46.000.000 lần phá thai, thì trong đó đến 20.000.000 trường hợp được thực hiện dưới hình thức “ chui”, hay còn được coi là bất hợp pháp, không an toàn. Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, trung bình, hàng năm có đến 80.000 trường hợp thai phụ chết do mất máu, tử cung bị tổn thương, do nhiễm trùng hay do những nguyên nhân khác phát sinh trong quá trình can thiệp nạo, phá thai.

Cuối cùng thì, thuốc phá thai cũng giống như thuốc lá, nó không được khuyến khích dùng và không được phép quảng cáo, chỉ khác nhau ở chỗ, hút thuốc lá, bạn còn có cơ hội bỏ nếu bạn muốn, còn sự cố trong việc tự ý phá thai bằng thuốc thì có thể nguy hiểm khôn lường, vì nó không cho bạn cơ hội sửa sai. Ở Châu Âu, bạn không thể mua được thuốc này từ hiệu thuốc mà phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ.
Có một câu nói không bao giờ là cũ : “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh” .

Bạn thân mến!
Phá thai bằng thuốc chỉ được áp dụng với những trường hợp thai dưới 7 tuần và đặc biệt phải có sự thăm khám, chỉ dẫn của bác sĩ và tỉ lệ thành công của nó là 90%. Phá thai bằng thuốc hạn chế được các bất lợi hay tai biến có thể gặp trong phá thai thủ thuật, ví dụ như tai biến sốc do thuốc gây mê, gây tê, tổn thương đường sinh dục (thủng tử cung sau nạo hút ), nhiễm trùng… Thai phụ sẽ cảm thấy tự nhiên hơn, giống như tiến trình sảy thai tự nhiên, do đó áp lực tâm lý sẽ nhẹ nhàng hơn.
Tuy nhiên, nó cũng có những điều cần phải lưu ý:
· Dị ứng với thuốc:có thể nhẹ như nổi mề đay, mẩn ngứa hoặc nặng như khó thở, choáng, tụt huyết áp.

· Không áp dụng được đối vói các thai phụ đang mắc các bệnh nội khoa nặng, đang tiến triển .

· Một số ít trường hợp có tình trạng ra máu nhiều khi vào kỳ kinh kế tiếp, đôi khi cần phải nhập viện điều trị.

Ngoài ra phá thai bằng thuốc đòi hỏi thai phụ phải tuân thủ lịch tái khám, nhằm đảm bảo chắc chắn thai đã chết và đã được tống xuất hoàn toàn, không có tình trạng sót thai hay sót nhau dẫn đến tình trạng ra máu dây dưa có thể làm thai phụ bị thiếu máu và nhiễm trùng.
Để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia, bạn vui lòng liên hệ theo số 0466741651
Chúc bạn sức khỏe tốt!

Một số điều cần lưu ý về bệnh viêm họng mãn tính

Một số điều cần lưu ý về bệnh viêm họng mãn tính

Viêm họng mạn tính là viêm mạn tính niêm mạc họng rất hay gặp. Người bệnh thường cảm thấy khô họng, nóng rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa họng, vướng họng nhất là khi ngủ dậy, phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm, đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt, ho nhiều vào ban đêm hay khi lạnh. Khi uống rượu, hút thuốc lá nhiều, nói nhiều, triệu chứng trên càng trở nên rõ rệt. Thường các viêm họng mạn tính sẽ lần lượt qua các giai đoạn xuất tiết, quá phát và teo nếu để kéo dài không điều trị.
hong hat Một số điều cần lưu ý về bệnh viêm họng mãn tính

Nguyên nhân

Bệnh viêm họng mạn tính do rất nhiều nguyên nhân gây ra:
*Cơ địa: Bệnh thường xảy ra ở những người có niêm mạc họng yếu ớt về chức năng.
*Môi trường: Là những nguyên nhân ngoại lai rất quan trọng, như:
- Bụi, khói, hóa chất, hơi nóng (ô nhiễm không khí ở các thành phố công nghiệp, trong các nhà máy, lò sát sinh, bếp ăn…).
- Những khác biệt liên tục và lớn về nhiệt độ, ẩm độ trong không khí (gây ra bởi máy điều hòa nhiệt độ…).
*Thói quen: Hút thuốc lá, uống rượu quá độ, thường làm việc trong những môi trường kín, nhiều khói thuốc…
*Những bệnh gây nghẹt mũi như dị ứng mũi xoang, viêm xoang, lạm dụng thuốc nhỏ mũi, những bệnh tích dạng khối u chiếm chỗ trong vòm mũi họng, trong mũi như sùi vòm họng, sự tồn tại của túi Thornwald, đuôi cuốn mũi dưới quá phát, polyp mũi buộc bệnh nhân phải thở bằng miệng đều dễ dàng gây viêm họng mạn. Viêm họng mạn cũng là hậu quả của bệnh viêm xoang mủ mạn tính, do mủ từ trong xoang liên tục chảy xuống họng từ cửa mũi sau.
*Các răng sâu là những ổ nhiễm trùng thường trực cũng là một nguyên nhân quan trọng.
*Những nguyên nhân khác bao gồm rối loạn nội tiết (tình trạng mãn kinh, nhược giáp), thiếu vitamin A, những rối loạn toàn thân (suy thận, tim, tiểu đường, suy hô hấp, viêm phế quản mạn tính), cơ thể suy nhược do những bệnh mạn tính khác.

Triệu chứng

Viêm họng mạn tính biểu hiện dưới ba dạng chính: Viêm họng xuất tiết, viêm họng mạn tính quá phát hay viêm họng hạt và viêm họng mạn tính thể teo. Gọi là viêm họng mạn tính để phân biệt với các dạng viêm họng mạn tính khu trú trên vài phần của họng như viêm amiđan, VA. Trẻ em, thanh niên, người trung niên thường bị dạng xuất tiết hay dạng hạt, còn người cao tuổi thường bị dạng teo.
Những triệu chứng mà bệnh nhân than phiền đều tương tự nhau trong các thể bệnh. Bệnh nhân thường có cảm giác vướng, nghẹn như có khối lạ trong họng, phải khạc nhổ liên tục; Ho từng cơn, đàm nhớt đặc quánh; Họng bị khô, đau họng hay nuốt đau. Các triệu chứng này rất rõ rệt vào buổi sáng, lúc mới thức dậy. Bệnh diễn biến từng đợt, không kèm theo những rối loạn toàn thân hay sốt nếu không bị bội nhiễm bởi vi trùng hay siêu vi. Trong bệnh viêm họng hạt, cảm giác vướng họng là nổi bật, có khi bệnh nhân đi khám bệnh vì tưởng rằng mình bị hóc xương. Cảm giác này gây buồn nôn, làm bệnh nhân dễ dàng nôn mửa với những kích thích nhẹ như chải răng vào buổi sáng, thậm chí có khi chỉ yêu cầu há miệng to cũng khiến bệnh nhân bị ói. Với thể teo, cảm giác khô trong họng làm bệnh nhân khó chịu nhất, phải khạc nhổ liên tục với đàm nhớt đặc quánh, thậm chí có cả những vảy mủ khô. Ðộng tác khạc nhổ làm tổn thương niêm mạc họng – vốn đã mong manh – gây chảy máu. Chính những vệt máu trong đàm này đã làm nhiều bệnh nhân sợ bị lao phổi hay ung thư.
Dù bệnh không nguy hiểm nhưng việc khịt mũi, khạc nhổ, ho khan liên tục sẽ làm bệnh nhân bựïc mình, cáu gắt, lo lắng, giảm năng suất làm việc, nhất là khi bị mất ngủ vì cảm giác ngộp thở về đêm.
Khi khám họng, trong thể viêm họng mạn tính xuất tiết, niêm mạc thành sau họng đỏ, nhiều tiết nhầy, lổn nhổn những hạt nhỏ, đó là những nang lympho ở thành họng bắt đầu to ra. Trong thểâ viêm họng hạt, niêm mạc thành sau họng dày lên và sần sùi, trên đó có những hạt to nổi lên riêng rẽ hay từng khúm. Các hạt này có màu từ đỏ tươi đến đỏ xám. Ðặc biệt, xung quanh hạt có những tĩnh mạch tân sinh giãn rộng. Các hạt này thường được bao phủ bởi một lớp tiết nhầy đặc quánh, trong suốt hay đục lờ. Trong những đợt viêm cấp, có thể có những đốm mủ màu trắng hay vàng bẩn bám trên các hạt. Nặng hơn, các nang lympho quá phát thành những dải sùi, đỏ, chạy dọc theo hai trụ sau của amiđan, còn gọi là các trụ giả. Các trụ giả này là nguyên nhân chính gây ngứa và vướng trong họng, kích thích bệnh nhân khạc nhổ và ho khan.
Còn ở thể teo, niêm mạc họng và các nang lympho bị xơ hóa, hạt và nẹp biến mất. Niêm mạc họng thoái hóa mỏng, màu trắng bệâch. Tiết dịch ít và quánh. Trong thể nặng, niêm mạc họng như bị bao phủ bởi một lớp vảy khô.

Điều trị

Viêm họng hạt được coi là một bệnh khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ… không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt triệu chứng và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.
Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.
Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Xúc họng khoảng 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.
Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.
Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mãn. Nhưng nếu đang có đợt cấp thì kháng sinh sẽ là cần thiết.
BS Vũ Nhất Minh
    Vậy cách tốt nhất đề chữa bệnh là hạn chế các yếu tố thuận lợi làm cho viêm họng phát triển như: môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh; tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng; đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, xúc họng nước muối sinh lý 9%, giữ ấm vùng cổ, ngực; tránh nằm máy lạnh quá lâu….Ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong…
    Khi đã bị viêm họng nặng, phải dùng đến kháng sinh thì bạn phải nghiêm túc điều trị đúng chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bệnh viêm họng cấp tính

Điều trị bệnh viêm họng cấp tính

Điều trị bệnh viêm họng cấp, cần điều trị triệu chứng là chính. Bệnh nhân cần súc miệng họng thường xuyên. Khi có biến chứng, phải dùng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.
p125131 Điều trị bệnh viêm họng cấp tính

Viêm họng cấp tính là loại bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện với các bệnh viêm VA, viêm amiđan. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virus cúm, sởi…
Bệnh thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39-40 độ C, nuốt đau, rát họng. Lúc đầu, bệnh nhân thấy khô nóng trong họng, dần dần thành cảm giác đau rát, tăng lên khi nuốt, khi ho và khi nói. Người bệnh thấy đau lên tai và đau nhói khi nuốt. Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhày, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan. Hai amiđan viêm to, trên bề mặt amiđan có chất nhày trong, có khi có bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt, hạch cổ bị sưng.
Bệnh thường diễn biến trong 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nếu có bội nhiễm có thể, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản…
Về điều trị, chữa triệu chứng là chính. Cần dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao. Chống đau họng bằng cách súc họng hằng ngày bằng nước muối loãng. Trẻ em bôi họng bằng glyxerin borat 5%, nhỏ mũi bằng thuốc argyrol 1%. Dùng kháng sinh khi có biến chứng như viêm thận, viêm khớp, viêm phế quản, viêm tai giữa… Nếu bị viêm họng cấp tái phát nhiều lần kèm theo có anbumin trong nước tiểu, nên cắt amiđan.
Để dự phòng, nên nhỏ mũi bằng dầu gô-mê-non hoặc tỏi pha loãng khi xung quanh có nhiều người viêm họng.
TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Sức Khỏe & Đ

Các bệnh trẻ em hay mắc trong mùa lạnh

Các bệnh trẻ em hay mắc trong mùa lạnh

GiadinhNet - Khi thời tiết chuyển sang mùa mưa lạnh ẩm thấp, trẻ em rất dễ bị cảm mạo, viêm họng, viêm phổi, phế quản, amiđan, sốt xuất huyết...
Cha mẹ cần chăm sóc con tốt trong mùa này, cần giữ ấm và vệ sinh răng miệng sẽ giúp trẻ tránh được các bệnh về đường hô hấp, truyền nhiễm.
 
Ảnh minh họa
1 Cảm mạo thường biểu hiện dưới dạng dị ứng mũi. Trẻ hắt hơi thành cơn dài liên tục, kèm theo chảy nhiều nước mũi trong và lỏng, không sốt. Có thể dùng một số thuốc chống dị ứng thông thường như Phenergan, Chlopheniramin, Theralen... trong vài ngày là hết.
2 Viêm mũi: bệnh xuất hiện sau khi bị nhiễm lạnh, có triệu chứng ngứa lỗ mũi khiến trẻ hay dụi tay lên mũi và chảy nước mũi nhiều, có thể sốt hoặc không. Ở trẻ còn bú, khi bị viêm mũi thường gây khó chịu, ngủ không yên giấc, nghẹt mũi gây thở khò khè, thường phải thở bằng miệng và phải ngưng lại nhiều lần để thở khi bú. Hiện tượng viêm mũi tái đi tái lại nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh V.A, Amiđan.
3 Viêm xoang: thường xảy ra sau những bệnh về mũi như sổ mũi mùa, nghẹt mũi, viêm mũi. Nhức đầu là biểu hiện nổi bật trong viêm xoang. Ngoài ra người bệnh còn bị nghẹt mũi, nước mũi đặc, cần được chụp phim để xác định tình trạng xoang bị viêm.
4 Viêm họng cấp: Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng. Nguyên nhân gây bệnh là loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A. Bệnh có thể gây đau khớp, biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em.
 
5 Viêm amiđan: Trẻ bị viêm amiđan cấp sẽ sốt cao từ 39-40 độ C, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm amiđan cũng rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng.
6 Viêm phế quản: Nhiều trường hợp trẻ chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ vài cái, vẫn chơi, ăn uống bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm phế quản - viêm phổi rất nguy hiểm.
7 Bệnh suyễn (hay còn gọi là hen phế quản): Thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như có bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa... Khó thở là biểu hiện điển hình, khó thở khi thở kéo dài làm phập phồng cánh mũi, gây co kéo hõm ức, tiếng thở khò khè, môi tím. Nhiều trường hợp trẻ khó thở cấp tính cần được xử trí và cấp cứu kịp thời.
8 V.A - sùi vòm: Đây là bệnh phổ biến ở trẻ em từ 3-7 tuổi. V.A là nơi sản xuất ra kháng thể chống lại vi trùng xâm nhập vào cơ thể, đồng thời cũng là nơi tập trung vi trùng nếu không còn khả năng tiêu diệt. Trẻ viêm V.A thường gầy yếu, kém nhanh nhẹn, chảy nước mũi thường xuyên, ban đầu là nước mũi trong sau đục mủ vàng hoặc xanh, bị nóng sốt vặt kèm ho nhiều, trong tai có thể chảy mủ, ngáy to khi ngủ do mũi bị nghẹt và phải thở bằng miệng. Ngoài ra, viêm V.A khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.
9 Sốt xuất huyết: Bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa mưa, không khí ẩm thấp. Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là dưới 10 tuổi. Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi đại tiện ra phân máu...
 
Các biểu hiện bệnh ở trẻ cần đặc biệt được lưu ý để kịp thời chữa trị. Đặc biệt, khi trẻ đang sốt cao liên tục, đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, lờ đờ, chân tay lạnh là biểu hiện của sốc cần được xử trí cấp cứu kịp thời. Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu, nên cho uống thuốc giảm sốt loại Paracetamol rồi nhanh chóng chuyển ngay tới bệnh viện kịp thời.
 
10 Tiêu chảy: Tiêu chảy mùa đông thường do rotavirus gây ra, thường gặp ở trẻ em và chỉ kéo dài trong 3 - 7 ngày. Trẻ bị bệnh có các biểu hiện sốt nhẹ, quấy khóc, hơi mệt, nôn, tiêu chảy... Nếu không điều trị kịp thời bằng cách bù dịch sẽ xuất hiện triệu chứng mất nước, nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh dễ phát sinh thành dịch do nguy cơ lây chéo cao. Tình trạng lây chéo không chỉ xảy ra ở bệnh viện mà còn xảy ra ở gia đình. Điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy mùa đông là phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất là bằng nước oresol, tuyệt đối không dùng kháng sinh. Khi trẻ bị tiêu chảy, vẫn phải cho trẻ ăn uống bình thường, không kiêng khem.
 
Phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ trong mùa lạnh quan trọng nhất là đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng trong khẩu phần ăn để trẻ đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy.
 
11 Quai bị: Bệnh quai bị hay còn gọi là bệnh viêm tuyến mang tai truyền nhiễm thường xuất hiện khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh và thường gia tăng cùng với các bệnh lây lan qua đường hô hấp. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường nước bọt bắn ra khi nói chuyện hoặc ho.
Khi mắc bệnh quai bị, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, sưng quai hàm và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt, thường là tuyến nước bọt mang tai, đôi khi là tuyến dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm trên. Bệnh này không gây đau đớn nhưng khá nguy hiểm. Nó có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn (thường là một bên) đối với trẻ em trai; viêm buồng trứng đối với trẻ em gái và có thể dẫn tới vô sinh.
 
12 Ho gà: Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, hay xảy ra nhất trong mùa đông xuân và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp, hay để lại những biến chứng nặng dẫn đến viêm não.

Triệu chứng ho gà ở trẻ em rất dễ nhận biết, nhưng cũng có trường hợp chẩn đoán lại rất khó khăn, nhất là ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 6 tháng chưa được tiêm phòng. Tuy nhiên, cha mẹ có thể căn cứ vào một số triệu chứng sau để nhận biết cơn ho của trẻ: Ở giai đoạn đầu, bệnh thường biểu hiện bằng ho nhẹ.
 
Sau 7-10 ngày, ho sẽ nặng dần theo từng cơn và kéo dài cả vài tháng nếu không điều trị. Trong thời kỳ này trẻ có những cơn ho kéo dài, ho rũ rượi không ngừng đến nôn oẹ, khiến người bệnh bị chảy nước mắt, nước mũi. Sau cơn ho làm trẻ đỏ bừng mặt hay tím tái cả người do bị suy hô hấp, bệnh nhân có thể chết vì bị ngẹt thở. Cuối mỗi cơn ho thường có tiếng rít, xuất hiện nhiều đờm dãi.
 
Đặc biệt trẻ sơ sinh bị ho gà thường rất nặng nề. Nhiều bệnh nhi ho nhiều đến mức chảy cả máu mắt. Phần lớn trẻ ho gà bị chết là do suy hô hấp, không đủ ôxy. Ngoài ra, ho gà có thể gây các biến chứng viêm phổi, xuất huyết kết mạc, thiếu ôxy não, biến chứng viêm não... nếu không được điều trị kịp thời.
 
13 Thấp tim (thấp khớp cấp biến chứng vào tim): Là bệnh hay gặp ở trẻ em trên 5 tuổi và người trẻ tuổi. Thời tiết lạnh, ẩm là nguyên nhân khiến liên cầu khuẩn phát triển, gây nên viêm họng, sau đó tiến triển thành viêm đường hô hấp trên. Loại liên cầu khuẩn này kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh và gây nên bệnh thấp tim.
 
Biểu hiện của bệnh: trẻ bị sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác. Sưng khớp và khớp di chuyển từ khớp này sang khớp khác là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân. Khi trẻ có những dấu hiệu trên, phải đưa trẻ đến viện ngay để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
 
Biện pháp phòng bệnh cho trẻ:

Cần chủng ngừa cho trẻ đầy đủ theo chương trình quy định.

Chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, giữ ấm, tránh gió lạnh về chiều.

Vệ sinh ăn uống, vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ để tránh nhiễm trùng. Rửa tay sạch sẽ, không cho trẻ mút tay, ngoáy mũi.

Bố trí phòng ở thoáng mát, sạch sẽ, tiêu diệt muỗi, thông thoát nước tốt, tránh để nước đọng vũng tạo môi trường ẩm thấp.

Theo dõi và đi khám bệnh sớm, tránh để bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm.

Trẻ tiếp xúc sớm với vi khuẩn làm giảm nguy cơ hen suyễn

Trẻ tiếp xúc sớm với vi khuẩn làm giảm nguy cơ hen suyễn

Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia , được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine, cho biết những đứa trẻ ở nông thôn ít bị hen suyễn hơn những đứa trẻ sống ở thành phố.
 Trẻ tiếp xúc sớm với vi khuẩn làm giảm nguy cơ hen suyễn
Giáo sư, tiến sỹ Peter Sly, thuộc Viện nghiên cứu nhi khoa Queensland, cho biết các nhà khoa học đã tính toán lượng vi khuẩn và nấm lấy ra từ bụi trong phòng ngủ của trẻ và cho rằng trẻ em nên giành thêm thời gian chơi đùa ngoài trời.
Ông chỉ rõ việc tiếp xúc với các sản phẩm vi khuẩn, đặc biệt là từ động vật và các hoạt động liên quan đến nông nghiệp, sẽ giúp rèn luyện hệ miễn dịch với những gì cần bỏ qua trong môi trường và giúp cơ thể bảo vệ trước sự phát triển của bệnh dị ứng và hen suyễn.
Ngược lại, những đứa trẻ ở thành phố không được tiếp xúc với những loại vi khuẩn như vậy.
Tuy nhiên, tiến sỹ Sly cho rằng phát hiện trên không có nghĩa là sống ở tất cả các khu vực ở nông thôn đều có lợi

Phòng chống bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ

Phòng chống bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ

Thời tiết đang thất thường là điều kiện thuận lợi gia tăng các bệnh đường hô hấp. Đặc biệt ở các tỉnh miền Trung đang phải gánh chịu đợt mưa lũ ngập lụt kéo dài, môi trường sống ẩm thấp là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh mà trẻ em hay mắc phải. Trong đó phải kể đến bệnh viêm phế quản phổi. Đây là một bệnh cấp tính, diễn biến nhanh và rất nặng.
a01viem phe quan phoi2 Phòng chống bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ
Hàng năm trên thế giới có đến 4-5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì bệnh này, nhất là ở các nước chậm phát triển. Tại Việt Nam, bệnh viêm phế quản phổi khá phổ biến, tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi.
Trẻ dưới 1 tuổi, trẻ đẻ non, đang mắc các bệnh khác như cảm cúm, sởi… rất dễ mắc viêm phế quản phổi. Tác nhân gây bệnh ban đầu là virut, sau bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, H. influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn.
Viêm phế quản phổi là tổn thương viêm cấp diễn lan toả cả phế nang, mô kẽ lẫn phế quản, thường do các tác nhân virut khởi đầu, sau đó bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai.
Bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn nhẹ đường hô hấp trên như ho, sổ mũi rất dễ bị viêm phế quản phổi. Bệnh viêm phế quản phổi giai đoạn khởi phát trẻ chỉ bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém. Ở giai đoạn toàn phát trẻ sốt cao hoặc có thể lại bị hạ nhiệt độ, ho khan, chảy nước mũi và bắt đầu xuất hiện đờm. Lúc này, trẻ thấy khó thở, cánh mũi phập phồng, thở nhanh. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ đang tuổi bú có những triệu chứng lâm sàng rất sơ sài nhưng bệnh thường rất nặng vì thế các dấu hiệu trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ hoặc sốc, sùi bọt mép… là phải cho trẻ tới trung tâm y tế ngay.

Điều trị:

Dùng kháng sinh có thể uống, tiêm (theo chỉ dẫn của bác sĩ) nhưng tốt nhất nên dùng dưới dạng siro và nên cho trẻ uống trước khi bú, khi ăn như thế tránh để trẻ bị kích thích tiêu hoá gây nôn trớ thức ăn. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ từ 2 tháng tuổi trở xuống nên đưa trẻ tới bệnh viện để có điều kiện chăm sóc, điều trị tích cực hơn.
Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi, nên chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu để tránh khi các dấu hiệu bệnh toàn phát, trẻ bị nặng hơn sẽ khó chữa, thậm chí sẽ dẫn tới tử vong. Ngay từ khi có thai, các bà mẹ nên tuân thủ đúng chế độ để tránh trường hợp sinh non, trẻ sẽ nhẹ cân. Bởi vì, những đứa trẻ này khi sinh ra dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm phế quản phổi. Thực hiện tốt các chế độ vô khuẩn khi đỡ đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh. Đảm bảo môi trường ở sạch sẽ, thoáng mát, cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, nếu trẻ không tự bú thì phải vắt sữa ra bình, cốc hoặc cho trẻ ăn sữa ngoài nếu mẹ không có sữa. Bên cạnh đó, việc bù lại lượng nước đã mất do sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn (tốt nhất cho uống oresol) là việc làm cần thiết. Không nên chườm ấm hay chườm lạnh, tránh làm tăng nhu cầu ôxy. Bị viêm phế quản phổi, trẻ bị ho sẽ rất rát cổ, làm dịu họng trẻ bằng cách cho trẻ dùng nước quất, lá hẹ, hấp với mật ong, (cả 3 thứ đó cho vào chén, hấp cách thuỷ). Khi trẻ phải sử dụng kháng sinh dứt khoát phải tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng, các bà mẹ vẫn duy trì chế độ ăn bình thường cho con (bú mẹ, ăn sữa bằng thìa cốc nếu trẻ không bú được, ăn tăng cường nếu trẻ trong thời kỳ ăn dặm…) cho ăn thức ăn lỏng, uống đủ nước (hoa quả, dung dịch oresol). Khi trẻ sốt cao trên 38o5, phải hạ nhiệt bằng paracetamol.

Phòng bệnh:

Viêm phế quản phổi được phát hiện sớm và điều trị tích cực thì sau vài ngày trẻ sẽ đỡ và khỏi hẳn bệnh. Tuy nhiên, việc chăm sóc sau khi khỏi bệnh rất quan trọng phòng tránh việc tái phát bệnh. Lúc này nên giữ ấm, giữ vệ sinh cơ thể trẻ, cho trẻ ở trong phòng sạch sẽ, thoáng mát, bảo đảm ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ. Nếu thời tiết chuyển mùa đột ngột phải giữ ấm cho trẻ, không nên để trẻ ngấm ngược nước tiểu, mồ hôi vì thế cần phải thay tã lót ngay khi bị ướt. Nếu trẻ hay bị viêm họng, viêm amidan thì phải điều trị triệt để, dứt điểm. Trong khi trẻ bị viêm phế quản phổi, bố mẹ không hút thuốc lá trong nhà, tránh cho trẻ ra ngoài vì bụi và các ô nhiễm khác khiến bệnh sẽ nặng hơn.
ThS. Lê Hưng
    Chú ý- Vì bệnh này có những dấu hiệu tương tự với các bệnh đường hô hấp khác, do đó rất dễ nhầm lẫn. Các bậc cha mẹ cần chú ý, khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau cần gnhi ngờ là bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em: Ho, sốt mũi có dịch màu vàng, xanh sốt cao 39-40 độ C, thở nhanh, có các dấu hiệu viêm phế quản nặng (bỏ ăn, bỏ bú, rên, rút lõm lồng ngực, li bì)…
    - Khi nghe phổi thấy có ran ẩm nhỏ hạt, đo nồng độ oxy ở máu giảm nghĩa là bệnh đã rất nặng. Đặc biệt nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng nặng vì triệu chứng không rầm rộ nhưng bệnh lại rất nặng và tỉ lệ tử vong rất cao.
    - Đối với trẻ sơ sinh thường trẻ có cơn tím tái khi gắng sức (bú, khóc, ho…) đặc biệt trẻ hay sùi bọt. Nhịp thở có thể nhanh trên 50-60 lần/phút. Đối với trẻ suy dinh dưỡng nặng, khi mắc bệnh này, thường nhiệt độ không cao, trẻ thường có rối loạn nhịp thở, thỉnh thoảng có cơn ngừng thở ngắn, nhịp thở nhanh so với lứa tuổi.

DỊCH TỂ HỌC VÀ VIỆC PHÒNG NGỪA NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B: CHÚNG TA ĐANG Ở ĐÂU ?

DỊCH TỂ HỌC VÀ VIỆC PHÒNG NGỪA NHIỄM VIRUS VIÊM GAN  B: CHÚNG TA ĐANG Ở ĐÂU ?
1. Việc thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng rộng khắp cho trẻ em đã giảm nhiều nguy cơ của tỉ lệ người mang bệnh mạn tính. Rồi sau đó nó sẽ làm giảm tỉ lệ bệnh gan mạn tính và ung thư gan nguyên phát HCC (HCC: hepatocellular carcinoma)
2. Chương trình tiêm chủng hiện tại không đạt  được một sử kiểm soát hiệu quả đối với việc nhiễm virus  viêm gan B. Sự thất bại của chủng ngừa có thể xảy ra ở những đứa trẻ được sanh bởi những bà mẹ có nồng độ virus trong máu cao hay lây nhiễm khi mang thai. 1. Những cá thể có tổn thương miễn dịch cũng có thể không đáp ứng với vaccin và dễ bị nhiễm viêm gan virus B ở thời kỳ sau việc chủng ngừa vaccin xin phổ biến.
3. Những đột biến sẽ biểu hiện sau khi thực hiện chương trình tiêm chủng phổ biến; tuy nhiên, điều đó thì không gây nên một ảnh hưởng báo động tại thời điểm hiện nay.
4. Do không tăng nguy cơ của nhiễm viêm gan virus B mạn ở những trẻ em có miễn dịch phù hợp, nên chương trình tiêm chủng hỗ trợ phổ biến không có chỉ định. Tuy nhiên, những liều hỗ trợ có thể đem đến một nồng độ tương xứng bởi vì đặc tính quên của miễn dịch.
Qua hình minh họa này chúng ta thấy địa phương có tỉ lệ nhiễm siêu vi B cao thì tỉ lệ ung thư gan nguyên phát cao
I.CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG CHO TRẺ EM
Chương trình tiêm chủng quốc gia một cách phổ biến viêm gan virus B rộng khắp toàn quốc lần đầu tiên cho trẻ em đã được thực hiện ở Đài Loan vào tháng 7, 1984. việc chủng ngừa bao gồm cả những trẻ mới sinh có mẹ mang HBsAg từ tháng 7, 1984 đến tháng 6 năm 1986, áp dụng cho tất cả những trẻ mới sinh từ tháng 7 năm 1986, và sau đó đến những trẻ trước khi đến trường từ tháng 7 năm 1987 đến tháng 6 năm 1988. Nó đã được mở rộng hơn nữa đến những trẻ em đã đến trường, trẻ thiếu niên, và sau đó áp dụng cho cả người trưởng thành từ 1988 đến 1990. Từ 1991, chương trình tiêm ngừa ghi nhận những trẻ em tiểu học đã được theo dõi và những em không chủng ngừa hay những em không chủng ngừa đầy đủ được chủng ngừa HBV lại. Trước tháng 7 năm 1992, 4 lần của vắc xin có nguồn gốc huyết thanh (Hevac B; Pasteur Me rieux, Lyon, Pháp, hay …, vắc xin viêm gan B Lifeguard; Hsin- Chu, Đài Loan) được sử dụng ở thời điểm 0, 1, 2 và 12 tháng tuổi. Sau tháng 7 năm 1992, ba liều vắc xin tái tổ hợp H-B – Vax II (5 cmg/ 0,5 ml; Merck Sharp & Dohme, Rahway, NJ) hay Engerix- B (20 cmg/ 1 ml; SmithKline Beecham, Rixensart, Bỉ) được sử dụng tại thời điểm dưới 1 tuần tuổi, 1 tháng và 6 tháng. Thêm vào đó là miễn dịch chủ động của vắc xin HBV, miễn dịch thụ động với globulin miễn dịch viêm gan virus B (HBIG) có thể trung hòa HBV bị lây truyền từ mẹ sang trong giai đoạn sinh. HBIG 0,5 ml (100 IU) phải dùng trong 24 h sau sinh. HBIG được dùng trong 24h sau sinh đối với trẻ sơ sinh bị viêm gan virus B có kháng nguyên e dương tính (HBe Ag) hay mức độ cao HBsAg (nồng độ qua lại > 1:1256 bởi kiểm tra hemagglutination thụ động đảo ngược) mà những bà mẹ mang khi bắt đầu của chương trình này.
Ba phương pháp chính về miễn dịch phòng bệnh phổ biến được dùng trên toàn thế giới hiện nay, phụ thuộc vào tỉ lệ nhiễm HBV và các nguồn kinh phí của các nước. (1) những phụ nữ mang thai không được sàng lọc về HBsAg và HBeAg huyết thanh. Tất cả những đứa trẻ được nhận 3 liều (tại thời điểm 0, 1 và 6 tháng tuổi) vắc xin HBV tái tổ hợp. Đây là một chương trình cung cấp một hiệu quả vừa phải với một chi phí thấp. Thái Lan là một nước có tỉ lệ nhiễm viêm gan virus B thấp/ vừa phải, là một thí dụ cho việc áp dụng kế hoạch này. (2) những phụ nữ mang thai đã được sàng lọc về huyết thanh HBsAg. Những đứa trẻ có mẹ ở nguy cơ cao với HBeAg (+) được nhận HBIG trong 24h sau sinh cộng thêm việc chích ngừa vắc xin. Tất cả trẻ em được n hận 3 liều (lúc 0, 1, và 6 tháng tuổi)vắc xin HBV tái tổ hợp. Tất cả những vắc xin và HBIG dùng cho những trẻ em được sự chi trả bởi chính phủ. Kế hoạch này bảo vệ giá trị sàng lọc HBeAg ở người mẹ nhưng gia tăng sự đắt tiền của HBIG mà nó thì đắt hơn nhiều so với vắc xin. Kế hoạch này được áp dụng thích hợp ở Mỹ, nơi là một đất nước giầu có với tỉ lệ mắc HBsAg thấp. (3) Để giảm giá tiền, HBIG được dùng đối với những trẻ em sơ sinh có mẹ có cả HBsAg và HBeAg dương tính ở Đài Loan. Điều này là do Đài Loan là vùng dịch tể cao và tỉ lệ mang HBsAg ở phụ nữ có thai thì cao khoảng 15%. Kế hoạch này chỉ đem lại một miễn dịch thụ động cho những đứa trẻ có mẹ có lượng virus cho máu cao, và kế hoạch này đang đem lại dần dần sự tự chuyển biến tốt lên đến hiện nay.
Một yếu tố nguyên tắc cho một chương trình tiêm chủng thành công là tỉ lệ được chích ngừa. Chúng tôi xem tỉ lệ được chích ngừa vắc xin là tỉ lệ phần trăm trẻ em nhận đủ 3 liều hay nhiều hơn vắc xin HBV. Tiền sử chích ngừa được xác minh bởi việc kiểm tra thẻ chích ngừa, tiểu sử lấy từ cha mẹ, và những ghi chép từ trung tâm sức khỏe, Đài Loan thông qua những phương cách trên và những kiểm tra tỉ mỉ bởi hệ thống sức khỏe cộng đồng nên tỉ lệ chích ngừa đủ vắc xin HBV thì cao khoảng 97% vào thời điểm hiện nay. Sự thay đổi trong tương lai của vùng châu Á Thái bình dương có thể nâng quỹ kinh phí đủ để tài trợ cho chương trình tiêm chủng vắc xin rộng khắp cho các trẻ em và giữ tỉ lệ chích ngừa ở tỉ lệ cao.
II.TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG PHỔ BIẾN
Theo sau việc thực hiện thành công lần đầu tiên trên thế giới về chương trình tiêm chủng vắc xin HBV phổ biến cho các trẻ em ở Đài Loan 20 năm trước, chúng tối đã thực hiện những điều tra dịch tể học về huyết thanh để đánh giá sự bảo vệ lâu dài có đủ không đối với vắc xin HBV và để đưa ra những hành động phù hợp cho các kế hoạch phòng ngừa trong tương lai. Những nghiên cứu này đã được thực hiện mỗi 5 năm từ 1984, trước cả khi bắt đầu chương trình vắc xin phổ biến cho trẻ em. Những maker huyết thanh của HBV, bao gồm kháng nguyên bề mặt viêm gan virus B (HBsAg) và kháng thể đối với HBsAg (anti- HBs) và kháng nguyên lõi (anti- HBc), được kiểm tra từ những trẻ sơ sinh đến người trưởng thành dưới 30 tuổi trong mỗi nghiên cứu. Kết quả theo nhóm tuổi đã được đánh giá bằng cách so sánh những kết quả của cùng nhóm tuổi tại những thời kỳ khác nhau giữa những nghiên cứu 1984, 1989, 1994, 1999, và 2004.
Tỉ lệ huyết thanh HBsAg giảm từ khoảng 10% đến 0,6% ở những trẻ em dưới 15 tuổi tại thành phố Taipei trong suốt 2 thập niên qua. Những tỉ lệ huyết thanh dương tính đối với HBsAg, anti- HBs và anti- HBc là 1,2%, 50,5% và 3,7%, ở những trẻ được sinh ra sau chương trình vắc xin (< 20 tuổi) vào năm 2004.
Tỉ lệ nhiễm toàn bộ (ví dụ cả nhiễm mạn tính và cấp tính và được xác định bằng anti- HBc dương tính) đã giảm. Huyết thanh dương tính đối với anti- HBc đã giảm từ 38% xuống còn 16% và thậm chí sau này còn giảm xuống 4,6% ở những trẻ em được kiểm tra 15 năm sau chương trình. Chương trình vắc xin đã thật sự giảm cả sự truyền nhiễm trong quá trình sinh đẻ và sự lây nhiễm ngang của HBV.
Một nghiên cứu phối hợp rộng khắp toàn quốc được thực hiện ở Đài Loan để điều tra quy luật nhiễm HBV ở những suy gan nặng nề (FHF: fulminant hepatic failure) của trẻ em sau khi thực hiện việc tiêm chủng HBV phổ biến. Trẻ em một tháng tuổi đến 15 tuổi và được chẩn đoán là FHF từ 1985 đến 1999. Nhiễm HBV (HBsAg và/ hay IgM anti- HBc huyết thanh dương tính) được ghi nhận là 46% trong tất cả những trường hợp FHF. Tỉ lệ mắc tự nhiên trung bình của FHF ở trong giai đoạn 1985 đến 1999 là 0,053/ 100.000 trong nhóm này và 1,29/100.000 ở những bệnh nhân này mà dưới 1 tuổi. Xấp xỉ 61% của tất cả các trường hợp FHF là < 1 tuổi, trong đó 74% của những bệnh nhân bị FHF có HBV dương tính đã được tiêm chủng. Trong 15 năm đầu của việc tiêm chủng phổ biến, HBV đã trở nên một nguyên nhân hiếm của FHF ở trẻ em > 1 tuổi nhưng vẫn là một nguyên nhân có ý nghĩa gay FHF ở những trẻ nhỏ (< 1 tuổi). FHF liên quan đến HBV có xu hướng phát triển ở những trẻ được sinh ra ở những bà mẹ mang HBsAg và có HBeAg âm tính; những đứa trẻ này không nhận được HBIG theo chương trình tiêm chủng ở Đài Loan. Tỉ lệ tử vong ở những trẻ em FHF đã giảm từ 5,1/ 100.000 ở những trẻ được sinh ra trước chương trình tiêm chủng xuống còn 1,71/ 100.000 ở những trẻ sinh sau chương trình tiêm chủng ở Đài Loan.
Để đánh giá hiệu quả của chương trình trong việc diễn tiến của ung thư gan nguyên phát (HCC), chúng tối đã nghiên cứu tỉ lệ mắc HCC ở trẻ em ở Đài Loan từ 1981 đến 1994. Tỉ lệ mắc bệnh tự nhiên trung bình của HCC ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi đã giảm từ 0,70/ 100.000 trẻ từ giữa năm 1981 đến 1986 xuống còn 0,57 từ giữa 1986 đến 1990 và xuống còn 0,36 từ giữa 1990 đến 1994 (P< 0,01). Tỉ lệ mắc HCC ở trẻ em từ 6 đến 9 tuổi giảm từ 0,52/ 100.000 ở những trẻ sinh từ giữa 1974 và 1984 xuống còn 0,13 ở những trẻ sinh giữa 1984 và 1986 (P< 0,001). Sau cùng, chúng tôi mở rộng đến giai đoạn sau đến năm 2000. Tỉ lệ mắc HCC trên 100.000 trẻ em giảm từ 0,54 xuống còn 0,20 ở những trẻ được sinh trước và sau chương trình tiêm chủng vắc xin (R.R.= 0,36). Điều này đã xác minh việc tiêm chủng vắc xin HBV phổ biến đã giảm được tỉ lệ mắc HCC ở trẻ em.
III.VIỆC THẤT BẠI CỦA TIÊM CHỦNG
Tình trạng HbsAg của người mẹ dương tính đã được tìm thấy ở 89% những cá thể có huyết thanh dương tính với HbsAg được sanh sau chương trình tiêm chủng. HbsAg của người mẹ được tìm thấy dương tính ở 97% ở những trẻ bị FHF có nhiễm HBV. Mặc dù thành công trong việc tạo miễn dịch đối với viêm gan virus B, nhưng HCC ở trẻ em vẫn không có khả năng được loại bỏ hoàn toàn bởi chương trình tiêm chủng phổ biến. Việc truyền nhiễm HBV từ mẹ sang con thì là một yếu tố quan trọng của việc phát triển HCC. Điều này đã được chứng minh bằng tỉ lệ rất cao HbsAg huyết thanh dương tính ở những đứa trẻ của chúng tôi bị HCC (97%) và mẹ của chúng (96%).
Một lượng virus cao trong máu người mẹ có thể là một nguyên nhân cho việc thất bại của vắc xin, đặc biệt đối với việc lây truyền trong quá trình sanh đẻ. Một vài nghiên cứu trong quy mô nhỏ đã thử hủy bỏ việc lây truyền từ mẹ sang con bằng cách sử dụng những chất chống virus ở tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Tuy nhiên, kết quả thì không chắc được giải quyết. Nó cũng đem rất nhiều tranh cãi do đưa cho một phụ nữ có thai một loại thuốc không được chứng minh an toàn. Một vấn đề khác là chúng tôi không có khả năng xác định được “lượng virus máu cao”. Thế nào là mức báo động về lượng virus trong máu của người mẹ để nguy cơ đứa trẻ mới sinh dễ có khả năng bị trở thành là một người mắc bệnh mạn tính? Khi chúng tôi thiết lập được một mức báo động về lượng virus trong máu của sản phụ thì chúng tôi sẽ xử lý chúng như thế nào? Những câu hỏi then chốt này vẫn chưa có được trả lời tại thời điểm này.
Những trẻ mới sinh có kháng nguyên HbsAg trong máu thì được coi như đã bị nhiễm trong thời gian mang thai. những đứa trẻ này được sinh ra ở những bà mẹ với lượng virus trong máu cao, nó được đại diện bằng HbeAg dương tính. Từ 1984 đến 1993, 665 trẻ mới sinh được sinh ra từ những bài mẹ mang HbeAg dương tính đã được tuyển chọn cho nghiên cứu về sau. Những đứa trẻ mới sinh ra này đã được kiểm ntra HbsAg ngay sau sinh, trước khi sử dụng HBIG. Tất cả những đứa trẻ mới sinh được nhận HBIG trong 24 h sau sinh cộng thêm vắc xin viêm gan virus B theo sau. Vẫn có 2,4% (16/665) cá thể có huyết thanh dương tí với HbsAg lúc sanh, và tất cả đều bị nhiễm HBV mạn tính. Kế hoạch phòng bệnh bằng miễn dịch hiện tại không bảo vệ hoàn toàn cho những trẻ có nguy cơ cao đối với việc nhiễm từ trong tử cung mẹ (trong quá trình mang thai) và hậu quả là luôn nhiễm HBV mạn tính.
Tỉ lệ hiện hành và ý nghĩa thống kê lâm sàng của đột biến ở chuỗi xác định (amino acids 121 -149) của HbsAg thì chưa được hiểu rõ, đặc biệt ở thời đại sau tiêm chủng. Có thể một chương trình tiêm chủng phổ biến đã trở nên một động lực đẩy cho một đột biến như thế biểu hiện không? Chúng tôi đã nghiên cứu những đột biến này ở những đứa trẻ mang HbsAg trước và những trẻ 5 tuổi, 10 tuổi, 15 tuổi sau thời kỳ tiêm chủng vắc xin phổ biến ở Đài Loan. Tỉ lệ hiện hành của đột biết chuỗi xác định ở những trẻ HBV- DNA dương tính là 7,8% (8/103) vào 1984, đã gia tăng có ý nghĩa thống kê lên 19,6% (10/51) vào năm 1989, đỉnh của nó là 28,1% (9/32) vào năm 1994, và vẫn tồn tại là 23,1% (3/13) vào năm 1999; nó thì cao hơn ở những trẻ được tiêm chủng đầy đủ so với những trẻ không được tiêm chủng (15/46 so với 15/53; p< 0,001). Tuy nhiên, số lượng đột biến gây ra ở trẻ em từng nghiên cứu thì là ổn định ở giai đoạn đầu từ 5- 10 năm nhưng giảm từ 10- 15 năm sau tiêm chủng vắc xin. Những đột biến còn lại có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn ở vùng với vị trí ưa nứơc hơn (140- 149) ở những trẻ đã tiêm chủng nhiều hơn những trẻ không tiêm chủng với sự gây nhiễm khác nhau. Một chuỗi xác định thay đổi thì có một cơ hội thuận lợi cho việc gây ra sự thất bại miễn dịch ở trẻ em nhưng không đe doạ đối với những kế hoạch tiêm chủng vắc xin HBV hiện nay.
Một nhóm khác những cá thể, những trẻ dễ bị thất bại trong việc tiêm chủng là những trẻ đã bị tổn thươg hệ miễn dịch. Thí dụ, những bệnh nhân chạy thận nhân tạo (renal dialysis), những bệnh nhân ung thư máu (leukemia) đang điều trị hoá chất, những bệnh nhân đã ghép với việc dùng thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài. Tất cả những trẻ này cần một phương pháp mạnh hơn và kiểm soát kỹ về nồng độ kháng thể của chúng thậm chí với sự bao quát của chương trình tiêm chủng thích hợp ưu tiên.
IV.VIỆC HỖ TRỢ CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?
Thế nào là sự bảo vệ bền vững của chương trình tiêm chủng vắc xin HBV ở trẻ em phổ biến? Một liều nhắc lại thì cần thiết không? Chúng tôi đã đo lường anti- HBc, HbsAg, và nồng độ anti- HBs trước và sau liều hỗ trợ 15 năm sau khi tạo miễn dịch ở trẻ em lần đầu tiên với những vắc xin HBV có nguồn gốc huyết thanh ở 2 cohort của những trẻ em 15 tuổi. Nhóm A bao gồm 78 trẻ, những trẻ được sinh ra với những bà mẹ mang HbeAg dương tínhvà đã có được mức bảo vệ phát triển của anti- HBs (>= 10 mIU/ml). Nhóm B bao gồm 113 trẻ, gồm những trẻ có nồng đồ anti- HBs sau tiêm chủng không được biết. Anti- HBs không được tìm thấy ở 29,9% ở nhóm A và 62,4% ở nhóm B (p< 0,001). Sau một liều nhắc lại của vắc xin HB, 2,7% ở nhóm A và 3,3% ở nhóm B vẫn còn anti- HBs âm tính. Một liều nhắc lại đã làm tăng đáp ứng huyết thanh ở hầu hết các cá thể thậm chí cả 15 năm sau khi đã được tiêm chủng.
Đáp ứng miễn dịch đối với một vắc xin hỗ trợ HBV đã được đánh giá ở 872 học sinh trung học, những trẻ có huyết thanh âm tính. Nồng độ anti- HBs và xét nghiệm đánh dấu miễn dịch qua enzym để phát hiện HbsAg đặc hiệu, những tế bào đơn nhân tiết ra interferon- (NFN- ) hay interleukin (IL)- 5 đã được đo 4 tuần sau khi có liều hỗ trợ. Sau khi hỗ trợ, anti- HBs vẫn không phát hiện thấy ở 28,7% (158/551) cá thể đã được tiêm chủng vắc xin HB đủ 4 liều lúc còn nhỏ. Chúng tôi ước đoán có 10,1% trong tổng dân số đã mất vắc xin HB của họ- việc đáp ứng của liều hỗ trợ cần cần bàn bạc. HbsAg đặc hiệu, những tế bào đơn nhân tiết IFN- hay IL-5 vẫn âm tính ở 27,2% cá thể (25/92) sau khi tiêm hỗ trợ.
Tuy nhiên, không có sự gia tăng HbsAg huyết thanh dương tính ở những tuổi khác nhau trong cùng những nhóm tuổi được sanh sau chương trình tiêm chủng vắc xin có ngụ ý là không có nguy cơ gia tăng việc nhiễm HBV mạn tính theo tuổi. Hơn nữa những nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng nguy cơ để trở thành người mang mầm bệnh mạn tính sau khi nhiễm HBV thì giảm một cách ấn tượng theo tuổi: 25% ở những trẻ em trước khi đi học và 2,7% ở những sinh viên đại học. Tất cả những dữ liệu trên cho thấy rằng một liều vắc xin hỗ trợ phổ biến có thể không cần thiết sau khi đã tiêm chủng ban đầu.
V.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHỮNG VẮC XIN MỚI
Bổ sung cho những vắc xin có nguồn gốc từ huyết thanh và những vắc xin tái tổ hợp có nguồn gốc từ men đã có sẵn trên thị trường, có nhiều vắc xin mới đang trong phát triển: bao gồm như sau: (1) những vắc xin tiền S/S có nguồn gốc từ tế bào CHO hay nguồn gốc từ men: những báo cáo đầu tiên cho thấy một triển vọng những kết quả, đặc biệt đối với những người đáp ứng thấp hay không đáp ứng với những vắc xin hiện nay. (2) vắc xin từ DNA: điều này có thể không chỉ phát triển để gia tăng tính sinh kháng thể mà còn dùng cho điều trị. (3) tạo miễn dịch bằng đường uống: như một phương pháp tạo ra loại vắc xin dễ sử dụng hơn. Nhưng kết quả hiện nay cho thấy nó không được hiệu quả như việc tiêm chủng thường quy. Tuy nhiên, điều này là một vấn đề được xem xét. (4) nhiều vắc xin khác. Những vắc xin mới này có mục đích tạo tính kháng nguyên nhiều hơn để khắc phục vấn đề đối với những người không đáp ứng và những cá thể bị tổn thương miễn dịch. Cho đến nay, vẫn chưa có những ứng dụng với phạm vi rộng cho những vắc xin mới này.
VI.KẾT LUẬN
Tiêm chủng HBV phổ biến đem lại sự bảo vệ trong thời gian dài đến 20 năm, và một việc nhắc lại hỗ trợ phổ biến thì không có chỉ định đối với những người tiêm chủng vắc xin HBV ban đầu trước tuổi trưởng thành. Việc truyền từ mẹ sang con là nguyên nhân đầu tiên đối với việc thất bại của chủng ngừa vắc xin và cần khắc phục trong những chương trình tiêm chủng vắc xin trong tương lai. Điều này có thể bao gồm một kế hoạch sử dụng immunoglobulin viêm gan virus B thích hợp cho những trẻ nhỏ có nguy cơ cao và đòi hỏi cả những cố gắng giảm thiểu sự không đáp ứng. Sựi biểu hiện của đột biến tự nhiên không đưa ra bất cứ một nguy cơ gia tăng nào về việc nhiễm mạn tính tại thời điểm này. Thế hệ mới của những vắc xin chủng ngừa HBV thì có khả năng tính kháng nguyên cao hơn những vắc xin hiện nay và thuận lợi cho những người không đáp ứng tốt với những vắc xin hiện nay.

Năm 2050, bùng nổ số lượng bệnh nhân mất trí nhớ

Năm 2050, bùng nổ số lượng bệnh nhân mất trí nhớ

Thế giới hiện chi hơn 600 tỷ USD/năm để chữa trị cho những người mắc bệnh mất trí nhớ (ảnh minh họa)
(VOV) - Con số những người bị bệnh mất trí nhớ trên toàn thế giới sẽ tăng gấp ba vào năm 2050, từ 36 triệu lên đến hơn 115 triệu người.
Đó là số liệu vừa được đưa ra trong báo cáo mới nhất của WHO và Hội Nghiên cứu về Alzheimer quốc tế. Theo hai tổ chức này, bệnh mất trí nhớ ảnh hưởng tới người dân trên toàn cầu, trong đó có hơn một nửa đang sống tại những nước có thu nhập trung bình và thấp. Số liệu báo cáo của WHO chỉ ra rằng, thế giới hiện chi hơn 600 tỷ USD/năm để chữa trị và chăm sóc cho những người mắc bệnh mất trí nhớ và dự kiến trong tương lai không xa con số này sẽ còn tăng cao.
Ông Marc Wortmann, Giám đốc Điều hành Hội Nghiên cứu về Alzheimer quốc tế cho biết: “Hiện nay, trên thế giới, cứ mỗi 4 giây lại có 1 trường hợp mắc bệnh mất trí nhớ mới. Cách đây 10 năm, phải 7 giây mới có một trường hợp mắc bệnh này, điều này chứng tỏ số người mắc bệnh mất trí nhớ trên toàn cầu đang gia tăng nhanh chóng. Nhìn vào viễn cảnh năm 2050, có thể mỗi một giây đồng hồ sẽ có một người mắc bệnh  này. Do đó chúng ta cần phải hành động, cần làm điều gì đó để ngăn chặn dịch bệnh này”./.
Phương Anh/VOV-Trung tâm tin
(Theo VOA)

Những loại thuốc nào dùng chữa nhiệt miệng?

Những loại thuốc nào dùng chữa nhiệt miệng?

Có rất nhiều thuốc chữa nhiệt miệng dù không thể chữa khỏi hẳn, việc điều trị vẫn có thể giúp giảm bớt triệu chứng, giảm khả năng tái phát và kéo dài thời gian không bị bệnh.
Loét miệng aphthe (hay dân gian thường gọi là “nhiệt miệng”) là bệnh thường gặp. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng nó làm cho bệnh nhân đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống.
Loét aphthe là một bệnh không lây truyền, thường gặp ở phía trong miệng. Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu có đề cập đến vấn đề môi trường và di truyền, nhưng chưa được chứng minh. Ngoài ra, chấn thương miệng, rối loạn nội tiết do chu kỳ kinh nguyệt, stress, uống thuốc (bao gồm các thuốc kháng viêm như ibuprofen và các thuốc beta-blocker như atenolol), dị ứng với thực phẩm (chocolat, cà chua, hạt dẻ, các loại thực phẩm có vị chua như dứa và các chất bảo quản thực phẩm như benzoic acid và cinnamaldehyde), sử dụng kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate, thiếu sắt, folic acid, hoặc vitamin B12, một số bệnh ở đường tiêu hóa… cũng được coi là yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Điều trị loét aphthe
Dù không thể chữa khỏi hẳn nhưng việc điều trị vẫn có thể giúp giảm bớt triệu chứng, giảm khả năng tái phát và kéo dài thời gian không bị bệnh. Có thể sử dụng một số thuốc sau đây:
Nitrate bạc: Bôi trực tiếp lên tổn thương. Đã có những nghiên cứu ngẫu nhiên về hiệu quả của thuốc. Thuốc làm bớt đau ngay sau khi bôi và lành thương tổn trong vòng 3 - 5 ngày. Nhiều bệnh nhân không thích cảm giác nóng miệng sau khi bôi thuốc nhưng rất hài lòng khi hết đau hoàn toàn sau vài giờ.
Debacterol là phức hợp phenol sulfonate với sulfuric acid có tác dụng tương tự nitrate bạc. Đây là một hình thức đốt tiêu hủy vết loét bằng hóa chất. Cảm giác đau hầu như giảm ngay và vết thương sẽ lành sau 3 - 5 ngày. Thuốc bán theo toa và chỉ được dùng bởi nha sĩ hoặc bác sĩ. Thuốc chỉ được bôi 1 lần mỗi ngày.
Thuốc chỉ cung cấp theo toa bác sĩ nếu bệnh nhân chưa bớt sau khi sử dụng các thuốc thông thường:
Kem bôi có chứa triamcinolone acetonide: Thuốc được bôi ngày 3 lần, tốt nhất là sau bữa ăn chính và trước khi đi ngủ.
Amlexanox (aphthasol): Bôi ngày 4 lần, sau khi ăn và trước lúc ngủ. Chưa có nhiều bằng chứng về khả năng nhanh chóng làm giảm đau và lành loét của thuốc.
 Dung dịch tetracycline (achromycin, nor-tet, panmycin, sumycin, tetracap) dùng súc miệng có thể giúp giảm đau và lành loét nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc không giúp ngăn ngừa tái phát. Khi dùng quá 5 ngày, thuốc có thể gây kích ứng và tạo điều kiện cho nấm phát triển.
 Gel lidocaine: Gel 2% lidocaine bôi chỗ loét ngày 4 lần. Tránh nuốt thuốc sau khi bôi và không nên dùng quá 4 lần mỗi ngày để tránh độc tính.
Dung dịch sucralfate (thường được dùng trong loét tiêu hóa): Còn ít nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng sucralfate cho loét aphthe. Thường dùng bằng cách ngâm 1 viên thuốc vào 5-10ml (1-2 muỗng cà phê) nước. Bôi đều dung dịch lên niêm mạc miệng, để thuốc thấm vài phút rồi nhổ ra. Thực hiện 4 lần trong ngày.
Có thể dùng bổ sung nếu cơ thể người bệnh thiếu hụt folic acid, sắt hoặc vitamin B12. Cần uống nhiều tháng để tình trạng cải thiện.
 Chlorhexidine (cyteal, eludril): Dung dịch súc miệng sát khuẩn giúp mau lành loét.
Corticosteroid: Đối với trường hợp thật nặng, bác sĩ có thể xem xét cho dùng corticosteroid đường uống sau khi cân nhắc giữa lợi ích và tác hại. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm tăng cân, suy giảm miễn dịch, xương giòn dễ gãy, tăng tiết acid dẫn đến loét dạ dày…
Thalidomide (thalomid): Trường hợp bị bệnh rất nặng, bác sĩ có thể xem xét dùng thalidomide. Tuy nhiên do gây ra nhiều tác dụng phụ, thuốc chỉ được FDA chấp thuận sử dụng cho loét aphthe nặng ở bệnh nhân HIV dương tính.
Các thuốc có tiềm năng điều trị khác: Gồm các thuốc đã được dùng trong nhiều thử nghiệm như colchicine, pentoxifylline (trental), interferon, cimetidine (tagamet), clofazimine (lamprene), các tác nhân đối kháng TNF-a, infliximab (remicade), etanercept (enbrel), levamisole (ergamisol) và dapsone. Một số thuốc trong danh sách dài trên đây khá đắt tiền, gây nhiều phản ứng phụ nhưng lại chưa cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý: Để loại trừ các bệnh khác có triệu chứng giống loét aphthe, bệnh nhân cần đi khám bệnh ngay nếu: đó là đợt phát bệnh đầu tiên và chưa chắc chắn về mặt chẩn đoán; đau ngày càng nhiều và không kiểm soát được; bệnh nhân có tiêu chảy (có thể người bệnh đã mắc một bệnh hệ thống như bệnh Crohn hoặc bệnh viêm loét đại tràng); có những ổ loét ở vị trí khác ngoài miệng (có thể bệnh nhân đã mắc một bệnh hệ thống như hội chứng Behcet hoặc một bệnh lây truyền qua đường tình dục);  đối với các vết loét kéo dài trên 3 tuần.
Làm gì để phòng bệnh?
Nên tránh tất cả những nguyên nhân có thể gây chấn thương, dù rất nhẹ ở miệng như dùng bàn chải đánh răng hoặc các loại thức ăn cứng; tránh stress; không dùng kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate nếu thường xuyên bị loét aphthe; không nên nói chuyện khi đang nhai; sửa chữa lại các bề mặt răng không đều; các yếu tố nội tiết đôi khi có thể kích hoạt một đợt bùng phát loét aphthe ở giai đoạn trước khi có kinh. Dùng thuốc tránh thai uống có thể giúp ích; bổ sung vào khẩu phần nếu bệnh nhân thiếu sắt, folic acid hoặc vitamin B12, tuy nhiên trong đa số thường hợp, điều này cũng không cải thiện tình trạng tái phát./.
Theo SKĐS

Bé bị tưa lưỡi: Làm gì đây?

Bé bị tưa lưỡi: Làm gì đây?

Bệnh nấm lưỡi (thường gọi tưa lưỡi) là bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Bệnh do nấm Candida albicans gây nên. Đây là một loại nấm men thường có trong khoang miệng của trẻ. Khi trẻ vệ sinh răng miệng không tốt, loại nấm này bắt đầu sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh.
Biểu hiện nấm lưỡi ở trẻ
Biểu hiện bệnh bắt đầu là những chấm trắng nhỏ xuất hiện ở phía trên đầu lưỡi, sau đó lan rộng thành mảng trắng trên mặt lưỡi. Nếu để lâu, nấm sẽ ăn loang khắp lưỡi, làm mất vị giác, khiến trẻ biếng ăn, đau đớn, khó bú, bỏ bú và quấy khóc. Nếu nấm mọc dày có thể lan vào đường thở gây viêm phổi, nấm phổi, lan xuống dạ dày gây tiêu chảy rất nguy hiểm.
Nguyên nhân khiến cho loại nấm này phát triển nhanh thường do trẻ nhỏ không uống nước tráng miệng sau khi bú hoặc ăn bột xong. Ở trẻ lớn không đánh răng sau khi ăn, hay ăn ngọt, ăn đêm khiến cho nấm có môi trường thuận lợi để phát triển gây bệnh. Những trẻ bị HIV, ung thư… có sức đề kháng kém cũng thường bị nấm lưỡi rất nặng. Một số gia đình thường sử dụng corticoid đường hít cho trẻ hen suyễn, thuốc độc tế bào trong bệnh ung thư, dùng thuốc kháng sinh phổ rộng thường xuyên làm cho hệ cân bằng vi sinh trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng tạo điều kiện cho nấm lưỡi phát triển.
Dùng thuốc chữa tưa lưỡi
Khi bị nấm lưỡi, nếu ở mức độ nhẹ, có thể dùng nước muối để súc miệng hằng ngày hoặc dung dịch iod povidin 1% để súc miệng hoặc dùng gạc mềm tẩm dung dịch đó lau miệng và lưỡi cho bé.
Ngoài ra, có thể dùng các thuốc chữa nấm như nystatin. Đây là thuốc kháng nấm tác dụng rất tốt thường dùng khi bị nấm lưỡi. Nystatin hầu như không độc ở tất cả các lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ suy yếu và ngay cả khi dùng kéo dài vì thuốc không đi vào máu. Dùng thuốc này bằng cách rơ ở miệng cho trẻ thường đều trị trong 7 ngày. Cũng có thể dùng dạng viên bao đường nystatine 500.000 đơn vị để pha thuốc nước đủ dùng cho 1 lần. Cách pha là lấy một phần năm viên thuốc pha với 1ml nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc nước nấu chín để nguội rồi dùng gạc sạch quấn quanh ngón tay trỏ rơ lưỡi và nơi có nấm mọc.
Loại thứ hai là miconazol - một thuốc imidazol tổng hợp có tác dụng chống nhiều loại nấm, trong đó có Candida albicans. Miconazol dùng bôi tại chỗ dưới dạng gel rơ miệng nồng độ 2%. Không dùng thuốc này khi trẻ bị dị ứng với miconazol, trẻ có bệnh về gan, trẻ không thể nuốt. Khi dùng, thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn hoặc đôi khi tiêu chảy, viêm gan, mẩn ngứa... Mặc dù dùng tại chỗ nhưng vẫn có một lượng thuốc nhất định đi vào máu nên cần thận trọng khi trẻ đang dùng nhiều loại thuốc vì có thể xảy ra tương tác. Khi dùng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần phải thận trọng để chắc chắn rằng gel không làm tắc nghẽn cổ họng, do đó nên chia tổng liều hằng ngày thành những liều nhỏ hơn và theo dõi trẻ để tránh nghẹt thở.
Nếu việc dùng thuốc rơ miệng và chống nấm bằng các thuốc trên không khỏi thì phải dùng thuốc kháng nấm toàn thân. Một số thuốc chống nấm đường uống có tác dụng ức chế sinh tổng hợp ergosterol của màng tế bào nấm. Cho trẻ uống fluconazole hoặc itraconazole.
Chú ý không nên cậy những chấm trắng trên lưỡi trẻ vì sẽ gây chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng. Không sử dụng mật ong, nước vắt chanh để bôi lên lưỡi có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Do bệnh dễ tái phát nên sau khi hết triệu chứng vẫn phải tiếp tục rơ cho trẻ ít nhất 2 ngày, phải phối hợp vệ sinh răng miệng. Không nên cho trẻ bú hay ăn uống trong vòng 20 phút sau khi rơ miệng. Dùng gạc sạch thấm nước muối 0,9% lau lưỡi cho bé mỗi ngày, sau khi ăn cần được uống hoặc súc miệng bằng nước lọc. Trẻ lớn hơn thì dùng kem đánh răng dành riêng cho bé. Các bà mẹ cần lưu ý không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến bác sĩ và không nên nghe theo lời mách bảo của người khác rồi làm theo khiến cho bệnh không những không khỏi mà còn có thể dẫn đến tai biến nguy hiểm./.
Theo Sức khoẻ và Đời sống

GAN NHIỄM MỠ

GAN NHIỄM MỠ
Phần 1: Gan nhiểm mở là gì?
I. ĐẠI CƯƠNG
• Gan nhiễm mỡ có thể là một hậu quả của rất nhiều bệnh, kể cả do uống nhiều rượu, các bệnh về chuyển hoá, do sử dụng thuốc và các rối loạn về dinh dưỡng.
• Có rất nhiều cơ chế gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Một trong những cơ chế thường gặp là do sự oxy hoá acid béo ở gan bị giảm, thường do sự rối loạn chức năng của ty lạp thể.
• Hầu hết các trường hợp gan nhiễm mỡ không có triệu chứng. Chúng thường được phát hiện qua triệu chứng gan to thấy được khi kiểm tra sức khoẻ định kỳ, hoặc qua những bất thường nhẹ ở các chỉ số aminotransferase máu hoặc alkaline phophatase được thể hiện trong các xét nghiệm thường qui.
• Gan nhiễm mỡ là một nguyên nhân hiếm gặp của tình trạng suy gan bạo phát.
• Siêu âm và chụp cắt lớp điện toán có độ nhạy khoảng 60% trong việc phát hiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Sinh thiết gan được chỉ định khi xuất hiện triệu chứng, khi các chỉ số men gan tăng kéo dài trên sáu tháng, hoặc khi thấy cần thiết cho việc chẩn đoán.
• Việc kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chế độ điều trị có thể bao gồm cai nghiện rượu; ngưng dùng các thuốc có nhiều khả năng gây nên gan nhiễm mỡ; kiểm soát các bệnh về chuyển hóa, ví dụ bệnh tiểu đường; và giảm cân với một chế độ ăn kiêng ít chất béo cho những người béo phị. Không có thuốc điều trị đặc hiệu nào được khuyếncáo
 
Gan đóng một vai trò trung tâm trong sự tích trữ và chuyển hoá của các chất béo. Gan nhiễm mỡ được định nghĩa như là một sự tích luỹ của chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan hoặc quan sát dưới kính hiển vi thấy nhiều hơn 5% số tế bào gan chứa các hạt mỡ. Gan nhiễm mỡ được phát hiện trong khoảng một phần ba các trường hợp khám nghiệm tử thi của những người khỏe mạnh tử vong do tai nạn . Trong hầu hết các trường hợp, chất béo ứ đọng chủ yếu là triglycerides, nhưng trong một vài trường hợp thì phospholipids chiếm đa số. Gan bình thường chứa khoảng 5 g lipid cho mỗi 100 g trọng lượng của gan, trong đó khoảng 14% là triglyceride, 64% là phospholipids, 8% cholesterol, và 14% là các acid béo tự do . Trong gan nhiễm mỡ, lượng chất béo chiếm có thể chiếm đến 50% trọng lượng của gan, trong đó hơn một nửa là các triglyceride. Gan nhiễm mỡ có thể là một kết quả của rất nhiều bệnh, bao gồm nghiện rượu, các bệnh về chuyển hóa, các rối loạn về dinh dưỡng, và của việc sử dụng thuốc. Sự tích luỹ chất béo sự phân bố trong các tiểu thuỳ gan, sự phân bố này phụ thuộcvào nguyên nhân và sự kéo dài của tình trạng gan nhiễm mỡ. Chất béo ứ đọng trong tế bào gan có thể ở dạng macrovesicular (những hạt mỡ lớn đẩy lệch nhân) hoặc microvesicular (rất nhiều hạt mỡ nhỏ nằm xung quanh nhân tế bào) tuỳ thuộc vào diễn tiến của bệnh. Các chẩn đoán phân biệt của những bệnh có liên hệ với gan nhiễm mỡ được liệt kê ở Bảng 46.1. Trong việc ghép gan với những lá gan bị thâm nhiễm mỡ từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng, được định nghĩa như là có sự hiện diện của chất béo nhiều hơn 30% (đối với mức độ trung bình)và 60% (đối với mức độ nghiêm trọng), thì có mối liên hệ cho thấy tỉ lệ thiếu hụt chức năng tiên phát cao hơn và tỉ lệ sống sót của mô gan ghép thấp hơn so với việc cấy ghép của những lá gan có mức độ nhiễm mỡ thấp.
BẢNG 46.1 NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA GAN NHIỄM MỠ
Mãn tính:
Nghiện rượu
Bệnh béo phì (viêm gan nhiễm mỡ)
Bệnh tiểu đường
Tăng lipid máu
Phẩu thuật nối hồi-hổng tràng
Thiếu hụt dinh dưỡng protein-năng lượng
Nuôi ăn qua đường tĩnh mạch
Những rối loạn di truyền về oxi hóa acid béo ở ty lạp thể
Các bệnh gan khác(viêm gan C mãn tính, bệnh Wilson )
Bệnh hệ thống (viêm ruột, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải-AIDS)
Cấp tính
Gan nhiễm mỡ trong thai kỳ
Hội chứng Reye
Bệnh ói mửa Jamaican
Các chất độc dạng hợp chất (carbon tetrachloride, trichloroethylene, phosphorus, fialuridine)
Thuốc (tetracycline, valproic acid, amiodarone, glucocorticoids và tamoxifen)




II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
Phần lớn các trường hợp gan nhiễm mỡ không có triệu chứng. Các bệnh nhân thường được phát hiện một tình trạng gan to, hoặc những sự bất thường nhẹ về chỉ số aminotransferase hoặc alkaline phosphatase khi đi khám bệnh định kỳ. Trong các trường hợp khác, tình trạng gan nhiễm mỡ được nghĩ đến khi bệnh nhân được chỉ định làm siêu âm hoặc chụp cắt lớp điện toán để tầm soát một bệnh khác, ví dụ như bệnh sỏi mật. Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ có thể chỉ biểu hiện với triệu chứng mệt mỏi và cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị phải. Với tình trạng gan nhiễm mỡ nặng có thể có triệu chứng vàng da, đau bụng, buồn nôn, ói mửa và gan to nhẹ. Ở những bệnh nhân gan nhiễm mỡ do những nguyên nhân khác nhau thì cũng có kèm theo những triệu chứng toàn thân và những dấu hiệu đặc trưng của những nguyên nhân đó.
Những bất thường về kết quả xét nghiệm của tình trạng gan nhiễm mỡ thường rất ít. Hầu hết các trường hợp có sự tăng nhẹ về các chỉ số aminotransferases huyết thanh, alkaline phosphatasse hoặc g -glutamyl transpeptidase. Thông thường chỉ phát hiện một bất thường về xét nghiệm gan, ví dụ như tăng chỉ số alkaline phosphatase. Các bất thường khác ít gặp hơn là tăng bilirubin huyết thanh trực tiếp và giảm albumin huyết thanh. Gan nhiễm mỡ nặng có thể biểu hiện với triệu chứng vàng da và những bất thường rõ rệt trong các kết quả xét nghiệm gan.
Sự thâm nhiễm mỡ của gan có thể phát hiện bằng siêu âm hoặc chụp cắt lớp điện toán (CT). Với phương phát siêu âm chuẩn đoán, tình trạng thâm nhiễm mỡ ở gan biểu hiện bằng echo dày trong nhu mô gan ("gan sáng-bright liver"): dấu hiệu này có liên quan với sự suy giảm của chùm sóng âm và tăng sự rõ nét của hình ảnh tĩnh mạch cửa và các tĩnh mạch gan. Với CT , biểu hiện của sự thâm nhiễm mỡ ở gan là một vùng có đậm độ thấp hơn , tĩnh mạch cửa vàcác tĩnh mạch gan là những cấu trúc có đậm độ cao hơn. Độ nhạy của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này đối với gan nhiễm mỡ chỉ đạt được 60%. Độ nhạy trên có tương quan với mức độ thâm nhiễm mỡ ở gan và tăng đến 80%-90% khi có hơn một nửa các tế bào gan trong vùng ảnh chụp được bị thâm nhiễm mỡ dạng macrovesicular. Sự thâm nhiễm mỡ ở gan thường lan tỏa nhưng thỉnh thoảng rất khu trú và có thể nhận biết rõ chỉ trong một vùng gan. Những thâm nhiễm mỡ khu trú như vậy cần được phân biệt với một thương tổn choáng chổ. Ngược lại, trong vài trường hợp những thâm nhiễm mỡ lan tỏa ở gan xuất hiện ở những vùng khu trú rải rác có thể bị nhận lầm với những thương tổn choáng chổ. Một ví dụ của dạng này là gan thấm mỡ của cạnh sau của thuỳ IV của gan gây ra bởi dẫn lưu tĩnh mạch ruột bất thường kể cả các tĩnh mạch cửa trong gan của phân thuỳ. Hình ảnh cộn hưởng từ với những chuỗi rung xoáy tương đối không nhạy để phát hiện gan nhiễm mỡ, chỉ có sự khác biệt từ 5% tới 15% về cường độ các tín hiệu giữa gan bình thường và gan chứa có trọng lượng chất béo chiếm10%. Sự thâm nhiễm mỡ khu trú điển hình thể hiện sự tăng cường độ ở các tín hiệu của các hình ảnh T 1 -weighted spin-echo , và các hình ảnh T 2 - weighted thì không nhạy một cách rõ ràng đối với thâm nhiễm mỡ . Các kỹ thuật hình ảnh chuyển pha hoá học là các kỹ thuật cải tiến để phát hiện các vùng gan nhiễm mỡ. Các kỹ thuật như vậy cho phép phân biệt khối u ở gan với một thâm nhiễm mỡ cục bộ ở gan. Một kỹ thuật spin-echo bổ sung (hình ảnh quang phổ proton đơn giản- simple proton spectroscopic imaging) thể hiện độ nhạy cản trong phát hiện thâm nhiễm mỡ ở gan trên thú vật thí nghiệm và ở người. Kỹ thuật bổ sung dựa trên sự khác biệt về mức độ di chuyển của các proton trong phân tử nước và trong các phân tử acid béo. Những hình ảnh thu được trong các kỹ thuật đồng bộ và tương phản được thêm hoặc bớt để thu được hình ảnh của mỡ nguyên chất và nước tinh khuyết. Thỉnh thoảng khi những kỹ thuật hình ảnh không thể phân biệt được một thâm nhiễm mỡ cục bộ với một thương tổn choáng chổ, ví dụ như một ung thư nguyên phát hay di căn, thì chụp X quang mạch máu mạc treo ruột hoặc sinh thiết gan trực tiếp cần thiết cho chẩn đoán mô học.
III. SINH THIẾT GAN
Sinh thiế gan không được chỉ định trong việc điều trị những bệnh nhân gan nhiễm mỡ được phát hiện một cách tình cờ. Sinh thiết gan thường không cần thiết đối với những bệnh nhân có sự chỉ số alkaline phosphatase hoặc aminotransferase huyết thanh tăng nhẹ (aminotransferase huyết thanh tăng không quá 2 lần chỉ số bình thường), bilirubin bình thường dù tìm thấy hình ảnh của gan nhiễm mỡ trừ khi có triệu chứng lâm sàng hoặc kết quả xét nghiệm cho thấy có những bệnh về gan khác. Sinh thiết gan được chỉ định nếu có các triệu chứng: bệnh nhân mệt mỏi nhiều, men gan tăng trên 6 tháng, và có những bất thường về các xét nghiệm chức năng gan, đặc biệt khi các triệu chứng và chức năng gan ngày càng xấu đi.
IV. BỆNH HỌC
Tình trạng ứ mỡ tràn lan trong gan làm cho gan to. Bình thường gan có màu vàng nhạt, bề mặt trơn láng. Sự thay đổi thâm nhiễm mỡ cục bộ là một nốt thâm nhiễm mỡ, mô gan xung quanh thâm nhiễm mỡ ít hoặc không thay đổi . Những nốt mỡ này không phải là những u mỡ bởi vì mỡ thâm nhiễm xuất hiện bên trong tế bào gan. Dưới kính hiển vi, lipid có thể xuất hiện bên trong tế bào gan dưới dạng những hạt nhỏ (microvesicular) hoặc lớn (macrovesicular) hoặc thỉnh thoảng kết hợp cả hai. Thoái hoá mỡ dạng microvesicular thường kết hợp với các bệnh nghiêm trọng hơn (Bảng 46.1). Việc cố định các mẫu sinh thiết gan với bằng formalin trong qui trình xử lý thường qui làm cho mỡ bị hoà tan, do đó những hạt mỡ trở thành những hốc trống bên trong bào tương của tế bào gan. Sự hiện diện của lipid có thể được khẳng định trong các lát cắt đông lạnh với sự trợ giúp của chất dầu red O hoặc Sudan black; nhưng bước này hiếm khi cần thiết. Sự tích luỹ lipid dễ hình thành hơn ở xung quanh tĩnh mạch trung tâm ở các bệnh gan do rượu. Tình trang viêm nhiễm nhẹ với các tế bào lympho và bạch cầu trung tính có thể tìm thấy cùng với tình trạng thâm nhiễm mỡ. Trong nhiều trường hợp, thâm nhiễm mỡ kết hợp với các bệnh gan tiến triển, bằng chứng là có sự hiện diện củasự hoại tử tế bào gan, viêm nhiễm từ trung bình tới nặng với các tế bào lypho và bạch cầu trung tính, và thể trong suốt Mallory (bằng chứng của viêm gan do rượu), xơ hoá, hoặc thậm chí là xơ gan. Thâm nhiễm mỡ có đặc điểm mô học của nhiều bệnh gan khác như viêm gan C mãn tính và bệnh Wilson . Kiểm tra với kính hiển vi điện tử , lipid tồn đọng là những bọng được bao quanh bởi các lớp màn trơn láng và lưới nội chất thô. Triglycerides và apoprotein được tổng hợp ở lưới nội chất thô, và do sự tăng tổng hợp hay giảm tiết mà chúng bị ứ đọng thành những giọt lớn.
V. QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ LIPID Ở GAN
Gan có một chức năng quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất béo. Lipid lưu thông trong máu dưới dạng lipoprotein. Thành phần lipoprotein bao gồm một nhân lipid kị nước, chủ yếu là triglycerides và cholestrol ester, bao quanh là một lớp vỏ gồm phospholipid phân cực và apoprotein. Sáu lớp chính của lipoprotein được phân loại dựa trên mật độ và cấu thành của chúng . Những lipoprotein giàu triglyceride là nhũ trấp chứa những triglyceride từ khẩu phần và được tiết từ các tế bào ruột vào trong bạch mạch, và những lipoprotein tỉ trọng rất thấp (very low density lipoproteins -VLDLs) được tổng hợp và tiết ra nhờ tế bào gan. Các lipoprotein tỉ trọng thấp (low density lipoproteins -LDLs) và các lipoprotein tỉ trọng cao (high-density proteins - HDLs, gồm HDL-2 và HDL-3) có thành phần chủ yếu là cholesterol esters và được sản xuất từ các quá trình chuyển hoá trong máu. Các lipoprotein tỉ trọng trung bình (intermediate-density lipoproteins - IDLs) và các LDLs là những sản phẩm chuyển hoá của VLDLs. Các acid béo là những yếu tố chính quyết định sự tổng hợp và bài tiết chất béo của gan .Các nguồn acid béo tự do chính cho sự tổng hợp triglyceride trong gan làø thực phẩm, từ sự phân huỷ của mô mỡ, và từ sự tổng hợp của chính các tế bào gan. Sau bữa ăn, các triglyceride thực phẩm được chuyển từ trong ruột vào trong bạch huyết dưới dạng nhũ trấp và được thuỷ phân thành acid béo và nhờ men lipoprotein lipase có trong mặt trong mạch bạch huyết. Các acid béo này được sử dụng làm năng lượng cho cơ, được dự trữ dưới dạng các triglyceride tái ester hoá trong các mô mỡ, hoặc được sử dụng ở gan. Một vài acid béo có nguồn gốc từ phần thừa của nhũ trấp sau khi đã được đưa tới gan và thuỷ phân bởi men triglyceride lipase của gan. Trong giai đoạn nhịn ăn, sự thuỷ phân các triglyceride dự trữ trong mô mỡ là nguồn acit béo chính được đưa vào gan. Sự tổng hợp nội sinh của aicd béo trong gan diễn ra trong bào tương của tế bào gan, bắt đầu với sự khử carbon acetyl coenzyme A (CoA), là chất được chuyển hoá từ glucose, thành malonyl CoA. Phản ứng này được theo sau bởi sự xúc tác của một chuỗi phức hợp đa enzyme, trong đó sự xúc tác này đòi hỏi phải có dạng khử của nicotine adenine dinucleotide phosphate (NADPH).
Các acid béo tự do trong gan được oxy hoá bởi các ty lạp thể, và được sử dụng cho quá trình tổng hợp triglyceride hoặc được dùng trong quá trình tạo ra phospholipid hoặc cholesterol ester . Bước khởi đầu thường gặp của quá trình oxy hoá hoặc tổng hợp chất béo là sự hoạt hoá của các acid béo bởi glycerol 3-phosphate. Glycerol 3- phosphate được hình thành từ sự giáng hoá của dihydroacetone phosphate, là một sản phẩm của sự chuyển hoá glucose trong chu trình Krebs (chu trình tricarboxylic acid - TCA).
Sự tổng hợp và tiết ra VLDL mở đường cho sự tiết xuất triglyceride dư thừa ra khỏi gan. Triglyceride, cholesterol, cholesterol esters và phospholipid đều được tổng hợp ở trong lưới nội chất thô của tế bào gan. Apoprotein B100, cũng được tổng hợp trong lưới nội chất thô, bao gồm 30% đến 40% của lượng protein trong VLDL huyết thanh và 95% protein trong LDL huyết thanh. Gan cũng tổng hợp Apo-Al - một thành phần chủ yếu của HDL - và Apo E, một thành phần của cả VLDL và HDL. Những apoprotein mới sinh ra được tổng hợp trong lưới nội bào thô và được chuyển tới túi chứa của lưới nội chất trơn, là nơi việc gắn kết với các lipid bắt đầu và tiếp tục sau khi vận chuyển tới bộ máy Golgi. Bộ máy Golgi là nơi những protein và lipoprotein mới sinh được cô đặc và tiết ra ngoài tại bề mặt đáy ngoài của tế bào gan vào khoảng Disse nhờ cơ chế thải của tế bào . Các bước trong quá trình oxy hóa của acid béo sau sự hoạt hoá các acyl- CoA ester của chúng bao gồm transesterification thành các acylcarnitine để đi vào ty lạp thể, sự tái tạo của các Acyl-CoA ester bên trong ty lạp thể, và intramitochondrial b oxidation spiral với sự tạo thành acetyl CoA. Phần còn lại thì được chuyển hoá qua chu trình TCA thành carbon dioxide hoặc qua con đường 3-hydroxy-3-methylglutaryl CoA (HMG-CoA) thành các ketone (acetoacetate và 3-hydroxybutyrate) . Các triglyceride chuỗi vừa có thể vào trong ty lạp thể mà không cần sự vận chuyển trung gian carnitine .
Phần 2: Các dạng gan nhiễm mỡ
I. GAN NHIỄM MỠ DO RƯỢU
1.Sinh bệnh học
Nhiều năm qua đã có nhiều bàn cãi về vai trò của rượu và sự suy dinh dưỡng trong sinh bệnh học của gan nhiễm mỡ. Vai trò chính yếu của rượu trong việc gây ra gan nhiễm mỡ đã được củng cố qua những mô tả sự hình thành gan nhiễm mỡ trên thú vật thí nghiệm vàngười được cho uống kèm rượu theo trong một chế độ ăn cân bằng và đầy đủ. Yếu tố chính trong sinh bệnh học của gan nhiễm mỡ do rượu là sự gia tăng khả năng saün có của acid béo trong gan Nguồn gốc của các acid béo phụ thuộc vào việc uống rượu mới đây hay đã lâu. Các acid béo có thể được tạo ra từ sự thuỷ phân của triglycerides trong mô chứa mỡ sau khi uống một lượng lớn ethanol . Sự phóng thích các acid béo trong những điều kiện như vậy tương tự như trong trường hợp căng thẳng. Sự phóng thích acid béo này được điều hòa phần lớn qua sự phóng thích epinephrine, bởi vì người ta thấy ở những bệnh nhân phẩu thuật tuyến thượng thận và dùng chất ức chế adrenergic (dibenamine) và những chất ức chế hạch thì hiện tượng này không xảy ra. Sau quá trình ăn uống lâu năm với ethanol thì thực phẩm là nguồn tạo ra acid béo và lượng chất béo ứ đọng tăng lên bởi sự tiêu hoá những thức ăn nhiều mỡ. Sự gia tăng của triglyceride trong gan được mô tả ở những người uống rượu với một chế độ dinh dưỡng điển hình của Mỹ là 36% nguồn năng lượng từø mỡ, trái ngược với những người có chế độ dinh dưỡng ít mỡ (5% nguồn năng lượng từ mỡ). Thành phần của acid béo trong triglyceride ứ đọng phản ánh thành phần của acid béo trong khẩu phần ăn, ví dụ có nhiều laureate (12:2) và myristate (14:0) từ dầu dừa và linolenate (18:3n-3) từ dầu lanh trong khẩu phần, ngược với palmitate (16:0) và oleate (18:1n-9) được tổng hợp nội sinh khi khẩu phần ăn ít mỡ. Các ester acid béo triglyceride chính hiện diện trong gan bình thừơng là palmitate (16:0) và oleate (18:1n-9). Ở những mẫu sinh thiết từ những bệnh nhân gan thoái hoá mỡ do rượu, tỉ lệ của linoleate (18:2n-6) và linolenate (18:3n-3) thấp hơn và tỉ lệ của oleate (18:1n-9) cao hơn ở bệnh nhân tiểu đường có gan thoái hóa mỡ và những người khoẻ mạnh. Sự giải thích thích hợp cho những phát hiện này là chế độ dinh dưỡng kém, sự ức chế hoạt tính khử bảo hòa của D6 và D5 do uống rượu mãn tính và sự thoái hóa của các acid béo không có khả năng sinh cholesterol do sự peroxidation của chất béo.
Tăng tổng hợp và giảm phân giải của acid béo trong gan là kết quả của việc nghiện rượu mãn tính.Những tác động này của của rượu có liên hệ chủ yếu đến tỉ lệ giữa dạng khử và dạng oxi hoá của nicotine adenine dinucleotide (NADH/NAD + ), và tỉ lệ này tăng lên trong suốt quá trình chuyển hoá của rượu . Sự tăng tổng hợp của acid béo được kích thích bởi sự tăng NADPH xuất hiện khi giảm cân bằng từ NADH được chuyển thành dạng bị oxy hoá của nicotine adenine dinucleotide phosphate NADP + . Tuy nhiên, sự tăng tổng hợp acid béo không phải lúc nào cũng được chứng minh, vai trò của nó trong sự ứ đọng acid béo gây ra do rượu không quan trọng bằng trong sự giảm oxy hoá. Sự oxi hoá acid béo, là quá trình oxi hoá làm chuyển hóa acetyl CoA thành CO 2 , bị giảm do tác động ức chế của sự tăng tỉ lệ NADH/NAD + trong cả β -oxidation spiral của acid béo lẫn chu trình TCA . Acetyl CoA sinh ra từ sự chuyển hóa rượu cạnh tranh với acetyl CoA sinh ra từ acid béo để vào trong chu trình TCA .
Những biến đổi đáng chú ý vi cấu trúc của ti lạp thể xuất hiện sau khi uống rượu . Cho chuột uống rượu trong một thời gian dài làm giảm mitochodrial cytochromes aa3 và b, sự hô hấp ti lạp thể tối đa với những cơ chất khác nhau, và sự hình thành adenosine triphosphate. Carnitine palmitoyltransferase I (CPT-I) xuất hiện ở chuột sau khi cho chuột uống rượu đã làm suy yếu sự oxi hoá acid béo . CPT-I xúc tác cho bước định giới hạn tốc độ chuyên chở của acid béo vào trong khuôn ti lạp thể. Sự xóa bỏ DNA ti lạp thể của gan được tìm thấy ở một vài bệnh nhân nghiện rượu có thoái hóa mỡ dạng bọng nhỏ.. Điều này cho thấy những sự xóa bỏ như vậy là kết quả của sự peroxide lipid tăng cường và nó góp phần làm tăng sự oxi hóa acid béo. Ơû những người tình nguyện khỏe mạnh được cho uống lượng rượu trung bình 96g mỗi bữa ăn, người ta đã đo bằng phép đo nhiệt lượng gián tiếp và thấy rằng có sự tăng mức tiêu hao năng lượng trong 24 giờ và giảm oxi hoá lipid .
Sự hình thành triglyceride do nồng độ acid béo tăng nhờ sự gia tăng nồng độ α -glycerophosphate, sự gia tăng này nhờ lượng NADH tăng do rượu và sự tăng hoạt tính của men L- α -glycerophosphate acyltransferase ở ti lạp thể , men này xúc tác bước đầu của con đường hình thành triglyceride. Hoạt tính của men phosphatidate phosphohydrolase, diacylglycerol, là men xúc tác cho quá trình dephosphorylate của phosphatidate thành diacylglycerol, một bước giới hạn tốc độ trong quá trình tổng hợp triglyceride, tăng lên ở người và động vật bị gan nhiễm mỡ .
Việc giảm thành lập tế bào gan và sự phóng thích các lipoprotein không phải là nguyên nhân chính của gan nhiễm mỡ do rượu, bằng chứng là có sự tăng kèm theo của nồng độ lipid máu . Tuy nhiên, có vẻ như là sự giải phóng lipoprotein từ gan không thể kiềm hãm được số lượng lipid được tạo ra ở gan và do đó góp phần vào sự ứ đọng của lipid. Cuối cùng sự rối loạn chức năng gan kết hợp với ứ đọng chất béo có khả năng góp phần làm tăng phóng thích lipoprotein, bằng chứng là cuối cùng nồng độ lipid huyết thanh tăng, và xa hơn nữa là gia tăng mỡ ứ đọng trong gan sau khi uống rượu kéo dài. Acetaldehyde được biết tạo thành chất dẫn tubulin ; kết quả là ức chế sự hình thành các vi ống và tiết xuất protein . Việc điều trị bằng rượu ở chuột làm suy yếu sự bài tiết ở gan và các glycoprotein màng từ phức hợp Golgi đến màng huyết tương và cải thiện receptor mediated endocytosis.
Các tế bào Kupffer đóng một vai trò trong bệnh sinh của gan nhiễm mỡ. Phá huỷ tế bào Kupffer bằng cách dùng gadolinium chloride cho những con chuột được cho uống rượu trong 6 tuần thấy có sự gia tăng rõ rệt lượng mỡ trong gan có thể nhận biết về mặt mô học . Gadolinium chloride hoặc những kháng sinh dùng để khử khuẩn trong ruột đã ngăn chặn sự ứ đọng triglyceride gây ra bởi việc uống một lượng rượu trong một thời gian ngắn ở chuột . Kháng sinh đã cải thiện cả nồng độ nội độc tố tăng lên trong máu khoảng cửa và sự tăng sản xuất prostaglandin E 2 (PGE 2 ) bằng cách tách biệt các tế bào Kupffer sau khi uống rượu. Bởi vì PGE 2 tác động lên các tế bào gan làm tăng sự tổng hợp triglyceride, có thể là gan nhiễm mỡ sau khi uống một lượng rượu trong một thời gian ngắn có thể được trung hoà bằng cách tăng tính thấm của ruột đối với nội độc tố; kết quả là tăng sự hình thành PGE 2 bởi tế bào Kupffer. Peroxisomes trong tế bào Kupffer cũng tham gia vào sự oxy hoá acid béo .Đáp ứng kém của hệ thống peroxisome của quá trình oxy hóa acid béo trong việc cho vào ethanol kéo dài có thể góp phần sinh ra gan thấm mỡ do ethanol.
2.Biểu hiện lâm sàng
Gan nhiễm mỡ thường xảy ra sau khi uống một lượng rượu từ trung bình đến nhiều đều đặn trong một khoảng thời gian ngắn . Trong một cuộc khảo sát trên 55 bệnh nhân nghiện rượu mãn tính đang cai nghiện không có triệu chứng lâm sàng hay cận lâm sàng của bệnh gan, kết quả sinh thiết gan cho thấy 56% bị thâm nhiễm mỡ . Tình trạng thâm nhiễm mỡ nặng kết hợp với triệu chứng khó chịu, tình trạng yếu kém, chán ăn, buồn nôn, cảm giác đau nhẹ ở bụng và gan to nhẹ. Khoảng 15% bệnh nhân nhập viện bị vàng da. Các triệu chứng ứ dịch, portal hypertension với lách to, xuất huyết do dãn tĩnh mạch thực quản ít khi xảy ra ở phần lớn các trường hợp nặng . Dấu hiệu thường gặp là aminotransferase và alkaline phosphatase huyết thanh tăng nhẹ. Trong các trường hợp chỉ số enzym huyết thanh tăng thì chỉ số aspartate aminotransferase (AST) huyết thanh tăng cao rõ rệt so với chỉ số alanine aminotransferase (ALT), thường thì ALT ở mức bình thường. Dấu hiệu ứ mật với chỉ số alkaline phosphatase tăng cao rõ rệt có thể xuất hiện khi kèm theo đau vùng thượng vị phải, sốt, bạch cầu tăng và nó có thể gây nhầm lẫn với tắc ống mật ngoài gan . Chỉ số g -glutamyl transpeptidase cũng tăng nhưng không có giá trị để đánh giá mức độ tổn thương tế bào gan bởi vì nó thường tăng cao ở những bệnh nhân nghiện rượu không có tổn thương gan rõ rệt do sản sinh microsomal bởi rượu. Khoảng 25% bệnh nhân có số albumin huyết thanh giảm và globulin huyết thanh tăng . Các dấu hiệu lâm sàng và kết quả xét nghiệm thường không phân biệt được gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan, và kết quả sinh thiết có thể có sự kết hợp dấu hiệu của cả ba bệnh gan do rượu trên. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân chỉ có gan nhiễm mỡ mà không triệu chứng thì thường không nghiêm trọng bằng những bệnh nhân có kèm theo những rối loạn bất thường khác. Tình trạng lâm sàng của họ có thể cải thiện cùng với các chỉ số aminotransferase huyết thanh giảm thấp trong vòng 10 ngày sau khi kiêng rượu và bắt đầu một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Ngược lại, ở những bệnh nhân viêm gan do rượu thì các chỉ số aminotransferase vẫn tiếp tục tăng. Ở những bệnh nhân xơ gan không hoạt động thường có các dấu hiệu của tăng áp tĩnh mạch cửa và có thể có các chỉ số aminotransferase bình thường. Tỉ lệ mắc bệnh cao của các bệnh nhân viễm gan siêu vi C phát hiện được qua huyết thanh chẩn đoán, việc sử dụng kết hợp các loại thuốc không hợp pháp và số các bệnh nhân bị hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ngày càng tăng trong nhóm các bệnh nhân nghiện rượu mãn cũng gây khó khăn cho việc chẩn đoán gan nhiễm mỡ . Chẩn đoán viêm gan siêu vi phải được nghĩ tới khi mà chỉ số ALT huyết thanh cao hơn chỉ số AST huyết thanh. Chẩn đoán viêm gan siêu vi C đòi hỏi phải có định lượng RNA của siêu vi viêm gan C. Kết quả trở nên âm tính sau 2 tuần nhiễm bệnh. Các kết quả xét nghiệm tìm kháng thể siêu vi viêm gan C dương tính sau khi nhiễm bệnh 4 đến 10 tuần, và kết quả dương tính giả tăng lên ở một vài bệnh nhân viêm gan do rượu và tăng gammaglobulin máu.
Những bệnh nhân nghiện rượu có chỉ số amiotransferas huyết thanh tăng cao cũng có thể từng bị viêm gan do ngộ độc acetaminophen. Chẩn đoán này cần được kiểm chứng bằng tiền sử dùng acenomiphen và có nồng độ acetaminophen trong máu tăng cao trước đó. Những bệnh nhân viêm gan do ngộ độc acetaminophen thường có thời gian prothrombin xấu đi một cách nhanh chóng, trong khi tình trạng này không xảy ra ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ đơn thuần và đó là một diễn tiến bất bình thường ở bệnh viêm gan do rượu. Nghiện rượu mãn tính có khả năng làm tiến triển của bệnh viêm gan do ngộ độc acetaminophen nặng thêm bởi vì nó làm làm tăng men oxi hoá đa chức năng của ti thể (microsomal mixed-function oxidase), là một loại men làm chuyển đổi acetaminophen thành một chất chuyển hoá độc hại và làm giảm glutathione ở gan, là một chất kết hợp với các chất độc thải ra từ các quáchuyển hóa. Những bệnh nhân nghiện rượu cũng có thể bị viêm gan do ngộ độc acetaminophen sau khi uống quá liều một lượng acetaminophen dưới 2,6 g .
3.Điều trị:
Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm kiêng rượu và có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Theo chế độ điều trị trên, tình trạng ứ đọng mỡ bất thường trong gan sẽ mất hẳn trong vòng 1 đến 4 tuần. Nghỉ ngơi tuyệt đối không giúp ích cho kết quả điều trị. Các kích tố nam, trong một vài nghiên cứu cho thầy là những chất làm tăng tốc độ chuyển hóa lipid (nhưng trong vài nghiên cứu khác không thu được kết quả như vậy ), có thể gây bất lợi bởi vì chúng có thể gây ra ứ mật và do đó không được chỉ định trong điều trị. Điều trị ban đầu cho một bệnh nhân gan nhiễm mỡ do rượu đòi hỏi chấp hành tốt liệu pháp cai rượu. Những triệu chứng sớm của hội chứng cai nghiện là bồn chồn, lo lắng, run giật, đổ mồ hôi, mất ngủ, và trong vài trường hợp có ảo thị. Sự cai nghiện có liên quan đến sự tăng nhịp mạch và huyết áp kèm với dãn đồng tử. Theo sau đó có thể là những cơn động kinh hay mê sảng rượu cấp. Các triệu chứng của hội chứng cai nghiện rượu thỉnh thoảng cũng có thể gây khó khăn cho việc chẩn đoán phân biệt với các triệu chứng của bệnh viêm gan thể não (hepatic encephalopathy), cũng có trường hợp chúng xuất hiện cùng một lúc. Tuy nhiên, hội chứng cai nghiện được đặc trưng bởi các triệu chứng tiếp liền của tăng hoạt động thần kinh tự chủ và mất ngủ hoàn toàn; còn trong bệnh não gan thì các dấu hiệu của tăng vận động và mất ngủ thường chỉ diễn ra tạm thời, thường xuất hiện ban đêm và thay thế bằng tình trạng ngủ gà vào suốt ngày.
Cơn mê sảng rượu cấp, biến chứng quan trọng nhất của hội chứng cai rượu, thường xuất hiện vào khoảng 2 đến 3 ngày sau khi ngưng uống rượu nhưng cũng có thể xuất hiện trễ hơn, khoảng 7 tới 10 ngày sau đó. Bệnh nhân có triệu chứng mất định hướng, lú lẫn, ảo giác, kích động, hoạt động không tự chủ và thỉnh thoảng lên cơn động kinh. Các bệnh nhân thường bị sốt, mạch nhanh, toát mồ hôi, mặt đỏ bừng và dãn đồng tử. Các triệu chứng trên thường giảm bớt sau 3 tới 5 ngày. Dấu hiệu cuối cùng của hội chứng này là bệnh nhân chìm vào giấc ngủ sâu và có những khoảng tỉnh kéo dài dần. Tỉ lệ tử vong của sảng rượu cấp được báo cáo khoảng 30%.
Các triệu chứng sớm của hội chứng cai nghiện rượu và diễn tiến của tới động kinh hay cơn sảng rượu cấp có thể phòng ngừa bằng thuốc an thần. Thuốc thường được dùng để làm dịu thần kinh cho những bệnh nhân bệnh gan là benzodiazepines liều thấp, ví dụ như oxazepam (Serax) hoặc lorazepam (Ativan), những thuốc này bị chuyển hoá và bất hoạt bởi glucuronidation mà không qua gan . Oxazepam, dùng liều 15 - 30 mg hoặc lorazepam liều 0.5 - 1.0 mg, thường dùng 3 lần một ngày là đủ để kiểm soát các triệu chứng của hội chứng cai nghiện mà không gây nên tác động an thần rõ rệt. Những bệnh nhân bị sảng rượu cấp có thể cần phải được chế ngự ban đầu khi dùng thuốc an thần bằng lorazepam tiêm mạch, 0.5 -1.0 mg mỗi 5 phút cho đến khi bệnh nhân bình tĩnh trở lại. Sau đó chuyển sang liều chỉ định để tiếp tục duy trì tình trạng ổn định của bệnh nhân. Các Benzodiazepine, ví dụ diazepam (Valium), là những chất được chuyển hoá ban đầu thành dạng có hoạt tính bằng hệ thống men mixed-function oxidase, nên tránh sử dụng bởi vì hoạt động của hệ thống ti lạp thể này có thể tăng lên ở bệnh nhân nghiện rượu mãn hay bệnh nhân bệnh gan tiến triển. Kiểm soát hội chứng cai nghiện rượu đòi hỏi sự chú ý đến bồi hoàn điện giải và dịch truyền. Cần phải dựa trên đánh giá nhu cầu hàng ngày, tính đến những thất thoát tăng do kích động, sốt, đổ mồ hôi. Trong trường hợp bệnh nhân ăn uống kém, lượng dịch truyền có ít nhất 1.000 mL dextrose 10% để đề phòng hạ đường huyết và 1.000 mL nước muối sinh lý. Vitamine B được tiêm bắp 100 mg để kiểm soát tình trạng thiếu hụt vitamine B. Tiêm tĩnh mạch hoặc uống đa sinh tố có acid folic, 1 mg/ ngày do những thiếu hụt các vitamine hoà tan ở những bệnh nhân này.
4.Tiên lượng
Gan nhiễm mỡ ở một bệnh nhân nghiện rượu thường là một bệnh có thể hồi phục; tuy nhiên, nếu tiếp tục uống rượu thừơng dẫn đến viêm gan do rượu và xơ gan. Nguy cơ xơ gan liên quan đến lượng rượu và khoảng thời gian uống rượu. Sự hoạt hoá tế bào hình sao được tìm thấy ở các mẫu sinh thiết của những bênh nhân gan nhiễm mỡ mà không có dấu hiệu của viêm gan do rượu hay xơ gan; số lượng của các tế bào hình sao được kích hoạt có tương quan với mức độ của chứng thoái hoá mỡ . Mức độ của sự thâm nhiễm mỡ, sự hiện hiện của các thể Mallory, và bằng chứng của vài xơ hoá quanh tĩnh mạch hoặc quanh tế bào tại sinh thiết gan ban đầu đều có liên quan với sự tăng nguy cơ xơ gan .
II. BÉO PHÌ
Gan nhiễm mỡ thường phổ biến ở bệnh béo phì và liên quan đến mức độ béo phì. Sự phân phối mỡ bất thường ở ổ bụng (trong bệnh béo phì nội tạng), là sự tăng tỉ lệ giữa vòng bụng và vòng mông, liên quan nhiều nhất đến mức độ thoái hoá mỡ . Gan nhiễm mỡ hiện diện ở 80% đến 90% ở những bệnh nhân mắc bệnh béo phì . Trong một nghiên cứu ở Italy cho thấy rằng béo phì là yếu tố nguy cơ thoái hoá mỡ cao hơn so với nghiện rượu, bởi vì tỉ lệ lưu hành của bệnh thoái hoá mỡ ở những người béo phì không uống rượu cao hơn 1,6 lần so với những người uống rượu nhưng không béo phì . Tỉ lệ lưu hành của bệnh thoái hoá mỡ tăng lên một cách rõ nét trong nhóm những người uống rượu béo phì. Bệnh viêm gan thoái hoá mỡ do rượu cũng là bệnh thường thấy có liên quan đến bệnh béo phị. Tiền căn không uống rượu nhiều hoặc không nghiện rượu cần thiết để phân biệt hai loại bệnh này. Bệnh tiểu đường và tăng triglyceride máu thường gặp ở những bệnh nhân này. Hầu hết các bệnh nhân không có triệu chứng, bệnh gan được phát hiện khi thấy chỉ số aminotransferase huyết thanh tăng. Các triệu chứng chính là mệt mỏi và cảm thấy khó chịu ở vùng thượng vị phải. Gan to được phát hiện ở 90% các trường hợp, nhưng hiếm khi thấy lách to. AST huyết thanh có khuynh hướng tăng cao hơn ALT, tỉ lệ của chúng không giúp phân biệt được bệnh này với gan nhiễm mỡ do rượu hoặc viêm gan do rượu. Ngược lại, ở bệnh viêm gan thoái hóa mỡ không do rượu, chỉ số ALT huyết thanh thường cao hơn chỉ số AST huyết thanh . Giảm trọng lượng bằng khẩu phần ăn hạn chế, chế độ ăn ít mỡ thường làm giảm tình trạng thâm nhiễm mỡ, cải thiện các triệu chứng, giảm triglyceride huyết thanh, và thỉnh thoảng cũng giúp làm giảm aminotransferase huyết thanh . Trong một nghiên cứu cho thấy bệnh béo phì ở những bệnh nhân không uống rượu có chỉ số aminotransferas tăng cao có 30% kết hợp với xơ hóa vách ngăn và 11% với bệnh xơ gan . Trong nghiên cứu theo dõi kéo dài trung bình 9,8 năm sau lần sinh thiết gan đầu tiên không thấy có sự tiến triển thành xơ gan ở những bệnh nhân gan nhiễm mỡ không có hiện tượng viêm nhiễm hoặc xơ hóa . Ngược lại, bệnh viêm gan thoái hoá mỡ không do rượu gây ra thường tiến triển chậm để cuối cùng trở thành xơ gan .
Cơ chế sinh bệnh học chính xác của gan nhiễm mỡ ở bệnh béo phì vẫn còn đang được tìm hiểu. Sự tăng tổng hợp acid béo và altered partition là những nguyên nhân chính gây nên sự tăng tiết lipoprotein giàu triglyceride có liên quan đến di truyền ở chuột béo phì . Khối lượng mô mỡ tăng lên cùng với tăng tạo ra acid béo và kháng insulin là cơ chế khác của bệnh . Sự rối loạn chức năng của tế bào Kupffer, được tìm thấy ở chuột Zucker tăng lipid máu tiểu đường béo phì những không thấy trên những chuột Zucker bình thường, có thể đóng một vai trò trong việc thoái hoá mỡ bằng cách cho phép chuỗi cytokines kéo dài, ví dụ như yếu tố huỷ khối u a (TNF- α ), đáp ứng với nội độc tố .
III. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Gan to ở bệnh nhân tiểu đường có thể do sự ứ đọng glycogen hay mỡ. Ơû trẻ em bị bệnh tiểu đường type I không kiểm soát được, sự ứ đọng glycogen nhiều hơn là ứ đọng mỡ là nguyên nhân chính làm cho gan to và chỉ số aminotransferas tăng. Trong những trường hợp này, giải quyết gan to cùng với việc kiểm soát việc tăng đường huyết . Bệnh gan nhiễm mỡ ít phổ biến ở những bệnh nhân tiểu đường type I nhưng rất thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường type II, gặp trong khoảng một nữa các trường hợp. Nguyên nhân gây ra thâm nhiễm mỡ ở gan ở những bệnh nhân tiểu đường type I là tăng sự giải phóng acid béo từ các mô mỡ thứ cấp thành đường huyết và sự thiếu hụt nồng độ insulin. Ơû những bệnh nhân tiểu đường type II, nguyên nhân gây ra tình trạng thâm nhiễm mỡ làdo tăng chất béo và đường trong khẩu phần ăn và sự tăng chuyển hoá đối với các acid béo. Sự biến mất của DNA của ti lạp thể tế bào gan được tìm thấy trong cơ và mẫu sinh thiết gan ở những bệnh nhân tiểu đường type II . Phát hiện này gợi ý rằng chức năng của ti lạp thể bị hư hỏng có thể là suy kém sự oxi hoá acid béo và góp phần gây ra thoái hoá mỡ ở gan. Gan nhiễm mỡ được cải thiện ở những bệnh nhân tiểu đường type II sau khi loại bỏ lượng mỡ và carbonhydrate dư thừa trong khẩu phần ăn và giảm trọng lượng cơ thể. Bệnh béo phì và tiểu đường có vẻ là những yếu tố nguy cơ cho bệnh xơ gan không nguồn gốc. Trong một nghiên cứu bệnh chứng , tỉ lệ lưu hành của bệnh béo phì vàtiểu đường type II là 55% và 47% số những bệnh nhân xơ gan không nguyên nhân. Còn ở những bệnh nhân bị xơ gan đã xác định được nguyên nhân thì tỉ lệ trên là 24% và 22%. Số bệnh nhân béo phì lẫn tiểu đường type II chiếm 23% số bệnh nhân xơ gan không rõ nguyên nhân. Còn t rong nhóm bệnh nhân xơ gan có nguyên nhân rõ ràng thì tỉ lệ này chiếm 5%.
IV. TĂNG LIPID MÁU
 Gan nhiễm mỡ được tìm thấy qua siêu âm chiếm khoảng 50% tổng số bệnh nhân được chuyển đến từ một bệnh viện điều trị rối loạn lipid tư nhân. Tăng glyceride máu là bất thường chính về lipid có liên quan đến sự hiện diện và mức độ trầm trọng của gan nhiễm mỡ . Tăng lipid máu (gồm có tăng triglyceride máu, tăng cholesterol máu hoặc cả hai) đã từng được báo cáo là phát hiện ở 20% đến 81% những bệnh nhân xơ gan không do rượu .
V. NỐI TẮT HỒNG- HỔI TRÀNG
Nối tắt hổng-hồi tràng là một phương pháp điều trị giảm cân hiệu quả ở những bệnh nhân béo phì nặng. Phương pháp này không còn được sử dụng nữa vì nó liên quan tới nhiều biến chứng hậu phẩu, bao gồm sự hình thành bệnh gan tiến triển. Tình trạng thâm nhiễm mỡ ở gan tăng lên là do sự ứ đọng triglyceride xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân. Trong nhiều trường hợp, nó có liên quan tới sự thoái hóa mỡ ở gan, tăng sự xơ hóa, và xơ gan, dẫn tới nhiều trường hợp bị xơ gan và chết. Sự thâm nhiễm mỡ tăng nhiều nhất trong suốt 6 tháng đầu sau phẩu thuật, đó là giai đoạn giảm cân nhanh; tình trạng của bệnh nhân dần dần trở lại như trước khi mổ trong vòng 2 năm sau. Điểm yếu của phẩu thuật nối tắt hồi-hổng tràng là tuy có điều trị hết triệu chứng, kết quả xét nghiệm trở về bình thường, giảm thâm nhiễm mỡ, không còn tình trạng hoại tử và viêm nhiễm nhưng không làm thay đổi được sự xơ hoá .
Không tìm ra nguyên nhân của biến chứng tổn thương gan do phẩu thuật nối tắt hổng-hồi tràng. Sự giảm cân nhanh chóng sau phẩu thuật là do sự thiếu hụt protein-năng lượng và sự giảm các amino acid thiết yếu có thể là một yếu tố bệnh sinh của thoái hóa mỡ ở gan . Một yếu tố quan trọng hơn có thể làsự phát triển quá mức của vi khuẩn trong đoạn ruột nối đi kèm với sự sản sinh ra các nội độc tố và các chất độc. Kháng sinh liệu pháp ngăn ngừa cả sự thâm nhiễm ở gan và chết sau phẩu thuật nối tắt ruột ở chó. Metronidazole đã cải thiện tình trạng lâm sàng và những phát hiện về mô học của gan ở người sau phẩu thuật không phụ thuộc sự hiện diện của sự thiếu hụt protein nuôi dưỡng . Các chất độc hại gan, không tính đến cả nồng độ của acid litocholic (do vi khuẩn tạo ra từ chenodeoxycholic) lẫn ethanol (do vi khuẩn tạo ra từ carbohydrate) , được nhận thấy tăng cao đáng kể sau phẩu thuật.
VI. SUY DINH DƯỠNG
Gan nhiễm mỡ và xơ hoá nhẹ xung quanh tĩnh mạch cửa xảy ra ở trẻ em bị hội chứng Kwashiorkor (hội chứng thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng ở trẻ em) . Gan nhiễm mỡ có thể hồi phục trở về bình thường với một chế độ dinh dưỡng giàu protein . Cả gan nhiễm mỡ do hội chứng Kwashiorkor lẫn do chế độ ăn thiếu hụt protein ở khỉ rhesus đều không tiến triển thành xơ gan . Xơ gan thường gặp ở vài quần thể người trưởng thành thiếu ăn, nhưng nguyên nhân của xơ gan có nhiều khả năng do một loại virus hay chất độc nào đó. Sau chiến tranh thế giới thứ II, không tìm thấy bằng chứng về mô học của gan nhiễm mỡ, hoại tử hay xơ gan ở những thường dân thiếu ăn . Sự thâm nhiễm mỡ do kwashiorkor và ở những thú vật được nuôi với chế độ dinh dưỡng ít protein được khu trú chủ yếu ở vùng quanh tĩnh mạch cửa. Đặc điểm này được dùng để phân biệt Kwashiorkor với gan nhiễm mỡ do rượu, trong đó sự thâm nhiễm chủ yếu ở tiểu thuỳ trung tâm. Những động vật bị thiếu hụt protein-năng lượng có sự giảm tổng hợp protein ởgan . Các kết quả thực nghiệm với khỉ rhesus cho thấy có sự giảm tiết xuất triglycerides ở gan . Cơ chế thích hợp nhất của tình trạng thâm nhiễm mỡ ở gan là sự giảm tổng hợp lipoprotein, và kết quả là giảm bài xuất lipid ra khỏi gan. Vi khuẩn phát triển quá mức sản sinh ra các nội độc tố, kéo theo là sự thương tổn ti lạp thể dẫn đến sự peroxide lipid, cũng được xem như là cơ chế của gan nhiễm mỡ ở bệnh nhân thiếu hụt protein-năng lượng .
VII. NUÔI ĂN KHÔNG QUA ĐƯỜNG RUỘT
Sự tăng các chỉ số aminotransferas, alkaline phosphatase và bilirubin huyết thanh thường gặp ở những bệnh nhân trưởng thành được điều trị với chế độ nuôi ăn không qua đường ruột. Sinh thiết gan thỉnh thoảng thấy có thâm nhiễm mỡ ở gan, thường có kết hợp với tình trạng ứ mật và viêm khoảng cửa. Ơû trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch mà có những kết quả xét nghiệm gan bất thường thì những phát hiện chính tìm thấy ở mẫu sinh thiết gan là tắc mật, viêm khoảng cửa và xơ hóa quanh gan . Ơû cả trẻ sơ sinh và người trưởng thành, những kết quả xét nghiệm bất thường về gan và những biến đổi về mô học được giải quyết sau khi ngưng nuôi ăn không qua đường ruột. Ơû trẻ sơ sinh, việc kéo dài chế độ nuôi ăn không qua đường ruột sẽ gây ra sự xơ hoá và xơ gan không hồi phục . Thâm nhiễm mỡ ở những bệnh nhân trên có nhiều khả năng được gây ra do việc cung cấp dư thừa carbohydrate so với tỉ lệ carbohydrate bình thường trong khẩu phần. Gan nhiễm mỡ thường gặp nhất sau khi tiêm truyền một lượng lớn calorie trong một thời gian kéo dài . Ơû chuột được nuôi ăn không qua đường ruột với chế độ nhiều carbohydrate nhưng không chất béo đã tạo ra tình trạng gan nhiễm mỡ kết hợp với tăng tổng hợp acid béo ở gan và giảm tiết triglyceride. Bổ sung thêm lipid vào dung dịch đường truyền đã làm giảm sự tổng hợp acid béo, tăng sự oxi hóa acid béo, cải thiện sự tiết xuất triglyceride và làm giảm mức triglyceride ở gan. Sự phát triển quá mức của vi khuẩn sản cùng với việc tạo ra nội độc tố cũng có thể là một cơ chế gây ra gan nhiễm mỡ, bởi vì việc dùng polymyxin B ở chuột đang được nuôi ăn qua đường tĩnh mạch làm giảm đáng kể sự sản sinh ra TNF bởi các đại thực bào phúc mạc và làm giảm chứa dựng lipid và triglyceride ở gan .
VIII. GAN NHIỄM MỠ CẤP Ở THAI KỲ
Gan nhiễm mỡ cấp ở thai kỳ là bệnh nghiêm trọng, hiếm gặp và có khả năng gây chết người, thể hiện điển hình trong quí thứ ba của thai kỳ, thường giữa tuần 32 và 38 của thai kỳ. Tỉ lệ mắc phải vào khoảng 1 trong 10.000 thai phụ . Thường gặp ở lần mang thai đầu tiên, với song thai con trai . Triệu chứng thường là mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, nhức đầu và đau bụng ở vùng thượng vị, có thể tiến triển đến vàng da và suy gan với bệnh não, rối loạn chức năng thận, và bệnh đông máu. Trong vài trường hợp, có triệu chứng của cao huyết áp, phù ngoại biên và protein niệu-là những đặc trưng của tiền sản giật. Khi khám lâm sàng, gan khó khám được do tình trạng mang thai. Các xét nghiệm cho thấy sự tăng aminotransferase và alkaline phosphatase ở mức độ trung bình (các giá trị trên thường thấy trong suốt thai kỳ). Bilirubin thường bình thường lúc ban đầu nhưng có thể tăng rõ rệt. Thường có tăng bạch cầu, hạ đường huyết, tăng urê niệu và thời gian prothrombin kéo dài. Siêu âm chẩn đoán và CT có thể giúp cho việc chẩn đoán, nhưng chủ yếu là sinh thiết gan. Ơû mẫu sinh thiết gan tìm thấy tình trạng thâm nhiễm mỡ microvesicular, dễ thấy ở vùng tiểu thuỳ trung tâm. Hoại tử dạng đốm ở tế bào gan và sự viêm nhiễm và ứ mật cũng thường gặp. Sanh con tự nhiên có tỉ lệ sống còn của cả mẹ và con cao hơn rõ rệt so với sinh chỉ huy có sự trợ giúp y khoa. Ghép gan thành công trong một trường hợp .
Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ cấp ở thai kỳ không rõ. Khả năng nhiều nhất làdo giảm sự oxi hoá acid béo của ti lạp thể. Những bất thường trong cấu tạo vi thể của ti lạp thể và trong sự hoạt động của các men chu trình urê ti lạp thể đã được tìm thấy trong gan của những bệnh nhân này. Ơû những trẻ sơ sinh của những người mẹ có một hay nhiều lần bị bệnh này có sự thiếu hụt của chuỗi dài 3-hydroxyacyl-CoA dehydrogenase, là một men xúc tác trong bước thứ ba của quá trình oxi hoá β ở ti lạp thể của acid béo . Sự thiếu hụt này là do một gen lặn gây ra. Cơ sở phân tử của sự thiếu hụt này là do sự hoán chuyển một guanosine bằng cytosine ở tiểu đơn vị a của trifunctional protein ở cả 2 gen . Trẻ có khiếm khuyết này bị hạ đường huyết, hôn mê và có nồng độ các men gan bất thường hoặc đột tử không tìm ra nguyên nhân. Điều đó cho thấy những chất chuyển hoá độc hại được sinh ra từ quá trình chuyển hoá acid béo xen kẻ ở bào thai cùng với sự thiếu hụt enzym có thể ảnh hưởng xấu đến gan của những thai phụ mang gen di hợp tử qui định khiếm khuyết này.
IX. HỘI CHỨNG REYE
Hội chứng Reye đặc trưng bởi sự thâm nhiễm mỡ và bệnh não ở trẻ em và thường có bệnh cảnh nhiễm virus trước đó đi kèm với sốt và các triệu chứng hô hấp. Nó có tỉ lệ tử vong cao . Trong một vài trường hợp bệnh khởi đầu với bệnh cảnh của bệnh thuỷ đậu, và trẻ được điều trị bằng aspirin trong suốt giai đoạn nhiễm virus. Ói mửahầu như luôn luôn xuất hiện trước tiên vào lúc khởi bệnh của bệnh não. Những mức độ thay đổi của bệnh não và chứng gan to phát hiện được khi thăm khám lâm sàng. Xét nghiệm thấy có nồng độ aminotransferase huyết thanh tăng, nồng độ bilirubin tăng nhẹ hay vừa, nồng độ ammonia máu tăng, thời gian prothrombin giảm và thỉnh thoảng đường huyết giảm. Sinh thiết gan thấy thâm nhiễm mỡ dạng microvesicular lan tỏa.
Sự rối loạn chức năng ti lạp thể có thể là một yếu tố chủ yếu trong sinh bệnh học của hội chứng Reye, bằng chứng là những bất thường trong vi cấu trúc của ti lạp thể vàsự thiếu hụt hoạt tính enzyme chu trình urê ở những bệnh nhân này. Sự tăng nồng độ các nội độc tố trong huyết thanh và tăng nồng độ của TNF- α ở những bệnh nhân cấp tính có thể góp phần làm rối loạn chức năng của ti lạp thể . Những yếu tố đầu tiên có thể có vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của hội chứng Reye là do tiêu hoá các salicylate, là những chất có thể gây ra sự biến đổi vi cấu trúc của ti lạp thể và phosphorylation oxy hóa đơn độc, và những bệnh nhiễm tiền triệu như virus cúm hay nhiễm varicella virus. Peptide có đầu tận cùng bởi nhóm amino củaPB2 protein của virus cúm A tương tác với protein của ti lạp thể . Hội chứng Reye có thể là một biểu hiện của sự thiếu hụt men dehydrogenase của acyl-CoA chuỗi trung bình , do một gen lặn sinh ra do sai sót về di truyền của chuyển hoá acid béo.
X. JAMAICAN VOMITING SICKNESS
Jamaican vomitting sickness xuất hiện sau khi ăn quả akee còn sống. Phổ biến nhiều nhất ở trẻ em, gây ra ói mữa nhiều, hạ đường huyết, co giật và hôn mê trong vòng vài giờ sau khi ăn. Gan bị cạn kiệt glycogen dự trữ và và có sự thâm nhiễm mỡ dạng bọng nhỏ. Chất độc của trái cây là hypoglycin A, đã được dùng để tái hiện lại các diễn tiến lâm sàng trên động vật thí nghiệm. Các chuyển hoá qua nước tiểu của hypoglycin A đã được nhận biết ở những bệnh nhân này . Cơ chế chính của sự ngộ độc này là sự ức chế quá trình oxi hóa acid béo và ức chế sự hình thành glucose trong cơ thể.
XI. DO NHIỂM HỢP CHẤT ĐỘC
1. Carbon tetrachloride
Ngộ độc carbon tetrachloride qua đường tiêu hoá hay hô hấp gây ra buồn nôn, ói mữa, đau bụng, tiêu chảy, amintransferase huyết thanh tăng cao và vàng da trong vòng 2 ngày sau khi ăn. Những thay đổi về mô học ở gan như hoại tử tiểu thuỳ trung tâm và thâm nhiễm mỡ lan toả. Trong những trường hợp nặng xuất hiện suy gan và hoại tử ống thận cấp. Việc uống rượu có thể tạo ra những tác động độc hại của carbon tetrachloride. Nếu bệnh nhân hồi phục thì không để lại dấu hiệu tổn thương gan vĩnh viễn. Sinh bệnh học của hoại tử tế bào gan là sự hoạt hóa của carbon tetrachloride thành chất chuyển hoá tự do cơ bản và chất này gây ra sự peroxide hoá. Cơ chế của sư thâm nhiễm mỡ là do giảm sự tổng hợp protein và giảm tiết VLDL của tế bào gan .
2.Trichloroethylene
Việc hít Trichloroethylene cá thể gây hoại tử tế bào gan và thâm nhiễm mỡ. Những tổn thương này có thể xảy ra sau triệu chứng khụt khịt sổ mũi do hít keo hay chất hoà tan công nghiệp. Hầu hết các trường hợp đều hồi phục .
3.Phosphorus
Ăn nhầm phosphorus gây buồn nôn, ói mửa và đau bụng và vàng da diễn ra sau đó 4 đến 5 ngày. Hoại tử và thâm nhiễm mỡ dễ thấy nhất ở vùng quanh khoảng cửa của thuỳ gan. Thuờng bệnh nhân bị suy gan bùng phát dẫn đến cái chết .
4.Fialuridine
Fialuridine là một chất đồng đẳng của thymidine được sử dụng như một loại thuốc nghiên cứu để điều trị bệnh nhân viêm gan B mãn . Bảy trong số 15 bệnh nhân trong cuộc nghiên cứu đã tổn thương gan nghiêm trọng kèm với vàng da và nhiễm acid lactic. Ba trường hợp khác bị tổn thương gan nhẹ. Một vài bệnh nhân bị ivêm tuî, bệnh thần kinh hoặc bệnh về cơ. Xét nghiệm bệnh học của gan cho thấy sự ứ đọng mỡ dạng bọng nhỏ và những bất thường vi cấu trúc rõ nét ở gan. Những nghiên cứu xa hơn cho thấy fialuridine gắn kết chủ yếu vào DNA ti lạp thể. Kết quả là làm giảm lượng DNA ti lạp thể bình thường và những bất thường và nồng độ của các enzyme được mã hoá bởi các gen ti lạp thể.
XII. DO THUỐC

1.Tetracycline
Tetracycline dùng qua dạng uống có thể gây ra thâm nhiễm mỡ dạng bọng nhỏ, thườnh không để lại hậu quả về lâm sàng. Sự xuất hiện và mức độ của thoái hóa mỡ có liên hệ với liều dùng. Trong vài trường hợp thâm nhiễm mỡ nặng, suy gan và tử vong có thể xuất hiện khi dùng tetracycline qua đường tĩnh mạch ở thai phụ để điều trị nhiễm trùng tiểu (107). Cơ chế chính của gan nhiễm mỡ do tetracycline là giảm tổng hợp protein và giảm bài tiết VLDL ở gan.
2.Valproic acid
 Thuốc chống co giật acid valproic hiếm khi gây ra thâm nhiễm mỡ dạng bọng nhỏ ở gan, thường là kết hợp với hoại tử gan, đặc biệt ở trẻ em, có thể dẫn tới suy gan và tử vong. Những bất thường ở gan thường xuất hiện từ 2 đến 4 tháng sau khi bắt đầu sử dụng thuốc . Các sản phẩm chuyển hoá của valproic acid tương tự với hypoglycin A, acid pentanoic, thường có liên quan đến độc tố tạo ra bệnh ói mửa Jamaican và được ghi nhận là làm suy yếu sự oxi hóa aic béo ở chuột.
3.Amiodarone
Amiodarone là một benzofuran có chứa iodine tạo ra hiệu quả cao trong điều trị các chứng loạn nhịp tim. Việc sử dụng chất này thường liên quan đến sự tăng nồng độ aminotransferase trong huyết thanh. Trị liệu lâu dài có thể gây ra thâm nhiễm mỡ dạng bọng lớn ở gan và những biến đổi bệnh học tương tự trong viêm gan do rượu. Qua sát dưới kính hiển vi điện tử thấy những lysosome có chứa những thể myelin dạng lá mỏng do sự ứ đọng của phospholipid . Lý tưởng nhất là nên ngưng sử dụng amiodarone một khi có dấu hiệu tổn thương gan; tuy nhiên, việc này thường không thựchiện được nếu như amiodarone là thuốc duy nhất kiểm soát được loạn nhịp khó trị đe dọa mạng sống bệnh nhân.
4.Glucocorticoids
Glucocorticoid dùng liều cao có thể gây ra gan nhiễm mỡ . Tác động này phần lớn xuất hiện ở trẻ em. Nguyên nhân chính gây ra gan nhiễm mỡ là do tăng giải phóng acid béo từ các mô mỡ . Gan nhiễm mỡ có thể hồi phục khi ngưng glucocorticoid.
5.Tamoxifen
Tamoxifen là một hợp chất kháng estrogen nonsteroid được sử dụng chủ yếu trong điều trị hỗ trợ trong bệnh ung thư vú. Nó cạnh tranh với estrogen ở các vị trí gắn kết ở mô vú và các mô khác. Thỉnh thoảng gây nên sự gia tăng men aminotransferase và đi kèm với thâm nhiễm mỡ ở gan được ghi nhận trên siêu âm và sinh thiết gan. Kết quả sinh thiết gan thực hiện từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 12 sau khi bắt đầu điều trị bằng tamoxifen nhận thấy có những đặc điểm giống với các đặc điểm giải phẩu bệnh của bệnh lý gan nhiễm mỡ không do rượu, đó là thoái hóa mỡ dạng bọng lớn, viêm nhiễm thuỳ và khoảng cửa, các thể Mallory và xơ hoá .
XIII. NHỮNG RỐI LOẠN DI TRUYỀN CỦA QUÁ TRÌNH OXI HÓA Ở TI LẠP THỂ
Một vài khiếm khuyết hiếm gặp của các enzym trong quá trình oxy hóa mitochondrial b trong acid béo đã được báo cáo .Những khiếm khuyết này được qui định bởi gen lặn, nó gây ra sự giảm oxi hoá acid béo và hậu quả là dẫn đến thâm nhiễm mỡ ơ gan và những rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng khác như hạ đường huyết. Các triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng thể hiện ở nhũ nhi và thiếu niên. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp là hypoketotic hypoglycemia, ngất lịm, hôn mê, giảm trương lực hay yếu cơ, toan lactic, myoglobin niệu, gan to và tăng ammonia máu . Giảm đường huyết xuất hiện khi đói chủ yếu do hậu quả của việc giảm tân tạo đường do sự sản sinh acetyl CoA ti lạp thể không hợp lý. Chẩn đoán sự thiếu hụt các enzyme cụ thể được thực hiện qua phát hiện sự tích tụ các chất chuyển hoá trung gian của của acid béo sinh ra do sự thiếu hụt các enzym, hoặc bằng xét nghiệm trực tiếp hoạt tính của enzym trong nguyên bào sợi. Chúng tôi chỉ mô tả chủ yếu ba trong các loại thiếu hụt enzym này. những thông tin xa hơn về các loại thiếu hụt enzym Roe và Coates cung cấp đầy đủ hơn ). Sự thiếu hụt của men khử hydro của chuỗi vừa acyl-CoA (MCAD) là khiếm khuyết hay gặp nhất được ghi nhận với tỉ lệ ước đoán là 1:15.000 dân số . Các bệnh nhân bị MCAD có thể có các triệu chứng gợi ý đến hội chứng Reye, nhưng MCAD có thể phân biệt với hội chứng Reye bằng sự hiện diện các chất chuyển hoá sinh ra từ quá trình chuyển hoá lipid bị thiếu hụt, sự thiếu hụt những biến đổi vi cấu trúc đặc trưng của ti lạp thể trong hội chứng Reye và các xét nghiệm enzym trực tiếp. Sự thâm nhiễm mỡ gồm cả 2 dạng microvedicular và macrovesicular. Cơ sở phân tử của sự khiếm khuyết này sự hoán đổi biến điểm một lysine thành một glutamate hoặc lysine thành aspartate do đó tạo nên một protein không bền vững . Khiếm khuyết acyl-CoA chuỗi dài (LCAD) ít gặp hơn MCAD. Những bệnh nhân LCAD có các triệu chứng tương tự với các triệu chứng của MCAD. Tuy nhiên, bệnh cơ tim và myoglobin niệu tái phát thường gặp hơn. Khiếm khuyết men 3-hydroxyacyl-CoA dehydrogenase chuỗi dài (LCHAD) thường kết hợp với thâm nhiễm mỡ nặng kèm theo sự hoại tử và xơ hoá. Trong một số ít trường hợp có thể phát hiện bệnh thần kinh ngoại biên và bệnh lý sắc tố võng mạc. Sự khiếm khuyết LCHAD được phát hiện ở một vài trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳvà nó cho thấy rằng những bà mẹ này mang gen dị hợp tử qui định khiếm khuyết enzym.
Điều trị ngắn ngày những bệnh nhân khiếm khuyết enzym hệ thống bao gồm cung cấp đường để kiểm soát tình trạng hạ đường huyết. Phác đồ điều trị dài ngày bao gồm tránh ăn kiêng kéo dài bằng cách ăn thường xuyên, hạn chế ăn nhiều mỡ và ở những bệnh nhân MCAD nên dùng medium-chain triglyceride thay vì chế độ ăn toàn mỡ.
XIV. BỆNH HỆ THỐNG VỚI GAN NHIỄM MỠ
Sinh thiết gan thường cho thấy sự thâm nhiễm mỡ ở những bệnh nhân viêm gan C hay bệnh Wilson . Ở những bệnh nhân viêm gan C mãn, mức độ thoái hóa mỡ có liên quan đến độ trầm trọng của sự xơ hóa và với diễn tiến của sự xơ hóa . Nững bệnh nhân viêm gan C genotype 3a có mức độ thoái hóa mỡ và diễn tiến xơ hóa nặng hơn và cũng có nồng độ mRNA của virus C (HCV) trong huyết thanh cao hơn các bệnh nhân viêm gan C genotype khác . Béo phì nội tạng được xác định bằng cách đo vòng bụng có mối tương quan mạnh mẽ với sự thoái hóa mỡ ở tất cả các bệnh nhân viêm gan C mãn. Sự thể hiện của protein lõi của HCV gây ra thoái hóa mỡ ở chuột biến đổi gen được tìm thấy ở bệnh nhân viêm gan C mãn .
Trong các bệnh hệ thống, thâm nhiễm mỡ là đặc điểm thường thấy ở những bệnh nhân có xét nghiệm về gan bất thường, đó là những người bị viêm ruột hay bị hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Nguyên nhân của gan nhiễm mỡ trong những trường hợp này bao gồm suy dinh dữơng hoặc nuôi ăn không qua đường ruột. Ơû trẻ em, các bệnh Weber-Christian, galacto máu, không dung nạp fructose, thiếu β -lipoprotein huyết và bệnh ứ đọng ester cholesterol thường kếthợp với thâm nhiễm mỡ ở gan. Bệnh Wolman, thể hiện với gan lách to trong giai đoạn sơ sinh, là một bệnh hiếm gặp được đặc trưng về mô học bởi sự ứ đọng lipid trong mô bào.
*Ghi chú: Trong bài viết các ký tự Alpha, Beta, Gama và Delta có thể hiện thị không chính xác trên 1 số máy.