Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

QUY TRÌNH MỔ LẤY THAI

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt

03-05-2013 07:01:06

Nếu bạn chưa biết hoặc vẫn còn mơ hồ về sinh mổ thì hãy theo chân một mẹ bầu vào phòng mổ để chứng kiến tận mắt quá trình mổ lấy thai.

Việc mổ để lấy em bé ra khỏi bụng mẹ bầu diễn ra rất nhanh, chỉ mất từ 10 - 15 phút nhưng để một ca sinh mổ thành công tốt đẹp lại cần sự chuẩn bị rất kì công. Bạn đã từng đẻ mổ, sẽ đẻ mổ hoặc không lựa chọn phương pháp sinh con này có thể vẫn chưa hiểu rõ về quá trình của một ca mổ lấy thai.

Hãy cùng chúng tôi theo chân một mẹ bầu vào phòng mổ đẻ để chứng kiến từ A - Z quá trình này.

1. Quá trình chuẩn bị cho một ca mổ lấy thai

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 1
Nữ hộ sinh trò chuyện, trấn an sản phụ trước khi lên bàn mổ.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 2
Sau khi tắm và vệ sinh sạch sẽ, sản phụ được y tá giúp đỡ mặc áo để chuẩn bị cho ca phẫu thuật...

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 3
... và kiểm tra mọi thông số sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 4
Thai phụ được cho uống Antacid để trung hòa axít trong dạ dày và truyền dịch qua ven tay để bác sĩ có thể theo dõi mức nước trong cơ thể và cho sản phụ thêm thuốc giảm đau nếu cần.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 5
Trong khi đó, bác sĩ Hồ Văn Thu (Trưởng khoa Sản, bệnh viện Việt - Pháp) - bác sĩ mổ chính của kíp mổ này đang kiểm tra lại lần cuối toàn bộ thông tin sản phụ trước khi bắt đầu ca phẫu thuật...

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 6
Bác sĩ mổ chính gặp gỡ động viên, thăm hỏi và nắm bắt những thông tin sức khỏe hiện tại của sản phụ.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 7
Sản phụ được chuyển sang phòng mổ. Tại đây, một lần nữa các thông số sức khỏe của mẹ và em bé được các bác sĩ của phòng mổ kiểm tra lại.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 8
Chuyên gia gây mê người nước ngoài trao đổi với y tá trước khi tiến hành gây tê.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 9
... và hỏi về tiền sử sức khỏe, trấn an sản phụ vì gây tê tủy sống là kĩ thuật đòi hỏi phải có sự hợp tác tốt giữa sản phụ và bác sĩ gây mê.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 10
Bác sĩ gây mê vệ sinh tay trước khi tiến hành gây tê cho sản phụ.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 11
Bác sĩ sát trùng vùng định chọc kim gây tê.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 12
Bác sĩ gây tê cũng phải đội mũ, mặc áo, đeo găng vô trùng như tiến hành các cuộc mổ. Động tác bơm thuốc tê phải rất từ từ, tốc độ bơm chậm, áp lực thấp để tránh thuốc tê vào tạo ra xoáy dịch ở ngay đầu trong của kim gây tê.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 13
Đặt ống thông tiểu để thuận tiện cho quá trình lọc thải của cơ thể. Ống dẫn sẽ được gắn khoảng từ 12 - 24 tiếng đồng hồ sau khi phẫu thuật xong.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 14
Y tá sát trùng vùng bụng để chuẩn bị tiến hành mổ lấy thai. Trong khi đó bác sĩ gây mê vẫn tiếp tục trò chuyện để trấn an tinh thần sản phụ và theo dõi tình hình gây tê.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 15
Che để đảm bảo vô trùng cho vùng bụng khi bác sĩ mổ lấy thai. Một màn chắn cũng sẽ được dựng lên ở dưới ngực để thai phụ không nhìn thấy các thao tác của bác sĩ.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 16
Bác sĩ phụ mổ cũng đang chuẩn bị sẵn sàng để bước vào ca phẫu thuật.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 17
8 giờ 15 phút, bác sĩ mổ chính bước vào phòng mổ và chuẩn bị mọi công tác cần thiết cho ca mổ dự kiến bắt đầu lúc 8 giờ 30 phút.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 18
Bác sĩ mổ chính tự tay điều chỉnh đèn sao cho ánh sáng chuẩn nhất phục vụ cho ca mổ lấy thai sắp diễn ra.

2. Bắt đầu tiến hành mổ lấy thai

Quá trình này chỉ diễn ra trong vòng 10 - 15 phút.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 19
Trước khi tiến hành mổ, bác sĩ phải thực hiện thao tác thử phản ứng xem thuốc gây tê đã phát huy tác dụng hay chưa bằng cách dùng dụng cụ y tế kẹp vào da bụng xem sản phụ có cảm giác đau hay không.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 20
Sau khi thử phản ứng thành công, bác sĩ rạch một đoạn ngang nhỏ ở bụng, vùng dưới rốn rồi đến các lớp mô, chạm tới tử cung và túi ối. Khi dao rạch đến đâu, vết mổ sẽ được thấm máu bằng khăn đã khử trùng đến đó.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 21
Trong khi đó, bác sĩ gây mê vẫn đang trò chuyện với sản phụ và theo dõi tình hình thuốc tê để xử lý kịp thời.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 22
Mọi thông số về sức khỏe sản phụ như nhịp tim, huyết áp... đang được theo dõi và ghi lại chính xác đến từng giây trong suốt quá trình mổ lấy thai.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 23
Em bé đã được nhấc ra. Tất cả các thao tác này chỉ mất vài phút.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 24
Cất tiếng khóc đầu tiên chào cuộc sống.
3. Quá trình khâu vết mổ và chăm sóc bé sơ sinh
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 25
Em bé đang được bác sĩ cắt dây rốn...
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 26
... và hút đờm nhớt. Việc hút đờm nhớt cho bé sinh mổ rất quan trọng và cần phải thực hiện cẩn thận, kĩ càng.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 27
Trong khi em bé được bác sĩ nhi chăm sóc, thì các bác sĩ của ca mổ vẫn đang miệt mài tiến hành các bước tiếp theo: bóc nhau thai, làm sạch buồng tử cung và khâu lại vết mổ.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 28
Dụng cụ dùng để bóc nhau thai và chiếc chậu đựng nhau thai.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 29
 Công việc khâu lại các lớp mô, cơ, đòi hỏi thời gian lâu hơn, khoảng 30 phút, các bác sĩ có thể sẽ chọn chỉ tự tiêu hoặc chỉ phải rút ra ở đường khâu bên ngoài sau 7-9 ngày.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 30
Bác sĩ Hồ Văn Thu rửa tay sau khi hoàn thành ca phẫu thuật.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 31
Em bé sẽ được gặp mẹ một chút trước khi được các bác nhi sĩ đưa sang phòng khác để chăm sóc.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 32
Em bé đã chào đời vào đúng 8 giờ 30 phút theo dự kiến và nặng 2,7kg.

4. Niềm vui mẹ tròn con vuông

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 33
Gia đình sản phụ tràn ngập trong niềm vui mẹ tròn con vuông khi nhìn thấy em bé.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 34
Ông bố trẻ và chị gái của sản phụ nhắn tin thông báo tin vui với người thân và bạn bè.

Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 35
Bố mẹ đặt tên gọi thân mật ở nhà cho bé là Sumo.
Tận mắt chứng kiến một ca sinh mổ của mẹ Việt 36
Chào mừng Sumo - thiên thần nhỏ đã đến với cuộc đời. Chúc mừng sản phụ đã mẹ tròn con vuông và gia đình có thêm thành viên mới.

THAI KỲ NGUY CƠ

 THAI KỲ NGUY CƠ
Xin chúc mừng, bạn đang mang thai! Mang thai là một thời gian thú vị và hạnh phúc, nhưng đôi khi có thể gây căng thẳng. Bạn hãy làm mọi thứ có thể để giữ gìn sức khỏe cho bản thân bạn và cho bé một khởi đầu khỏe mạnh; điều này sẽ giúp bạn yên tâm.
Đề phòng và ngăn chặn những vấn đề có thể xảy ra
Sinh non: thai nhi sẽ lớn lên từng ngày trong tử cung, sự phát triển của thai nhi mạnh mẽ và em bé của bạn gần như phát triển hoàn chỉnh vào những tuần lễ cuối cùng của thai kỳ. Trong một trường hợp đa thai (sinh đôi hoặc sinh ba) thường bạn sẽ sinh sớm hơn vài tuần so với ngày dự sinh, và trong những tình huống này, em bé của bạn sẽ có những nguy cơ về hô hấp hoặc có những bất thường khác. Phát hiện sớm những dấu hiệu báo trước ngăn chặn việc sinh non có thể xảy ra.
Bổ sung Acid folic: Axit folic là vitamin nhóm B có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Ăn nhiều thức ăn chứa acd Folic như …hoặc bổ sung vitamin với 400 microgram (mcg) axit folic mỗi ngày, trước và trong khi mang thai.
Hút thuốc trong khi mang thai là nguyên nhân có thể gây ra tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Cố gắng bằng mọi cách để bỏ hút thuốc lá nhé bạn. Nên lưu ý, khi trong nhà có người hút thuốc lá (chồng bạn chẳng hạn) thì bạn vẫn có thể nghiện thụ động thông qua việc hít khói thuốc lá đấy).
Rượu: Khi bạn uống rượu, em bé của bạn cũng sẽ biết uống rượu khi còn trong bụng mẹ.
Tiêm chủng: tiêm chủng đúng vào đúng thời điểm có thể giúp cho bạn và em bé của bạn khỏe mạnh; ví dụ tiêm ngừa rubella trước khi có thai, tiêm phòng uốn ván (VAT) trong khi mang  thai.
Cúm và thai: Nếu bạn đang mang thai, tiêm phòng cúm là cách bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh nặng do cúm. Tiêm ngừa cúm có thể bảo vệ cho bạn, cho con bạn thậm chí cho cả người thân trong gia đình.
Nhiễm trùng: đôi khi bạn không cảm thấy mình bị bệnh. Việc khám thai định kỳ, phát hiện những thay đổi của cơ thể sẽ có thể phát hiện sớm triệu chứng bệnh, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng có thể gây hại cho thai nhi.
  • HIV: Nếu bạn đang mang thai hoặc đang có ý định có thai, làm xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt và khuyến khích cả chồng bạn cùng tham gia. Nếu bạn nhiễm HIV và đang mang thai, chương trình phòng tránh lây nhiễm HIV sẽ giữ cho bạn khỏe mạnh và tránh việc lây truyền HIV sang con của bạn.
  • Viêm nhiễm sinh dục trong thai kỳ: bạn sẽ được xét nghiệm huyết trắng và điều trị nếu cần để giúp cho âm đạo sạch sẽ, việc cắt may tầng sinh môn sẽ được thuận lợi, vết may mau lành và con bạn sẽ tránh được nhiễm trùng sơ sinh.
Đái tháo đường: kiểm soát không tốt đái tháo đường khi mang thai làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác cho em bé của bạn. Đái tháo đường có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho bạn trong khi mang thai và trong khi sinh.
Cao huyết áp: huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ của các vấn đề trong thai kỳ.
Vấn đề dùng thuốc: một số thuốc được sử dụng khi có thai có thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho em bé của bạn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ khi cần dùng thuốc. chỉ nên sử dụng thuốc thuốc theo toa bác sĩ; không tự ý dùng thảo dược hoặc sử dụng thảo dược mà không biết rõ nguồn gốc.
Môi trường sống và nơi làm việc: môi trường sống ô nhiễm hoặc không khí tại nơi làm việc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tìm cách để giảm bớt những tác hại nhất định để giảm bớt những nguy cơ.
 

Những yếu tố di truyền có liên quan gia đình
Hiểu về những yếu tố di truyền có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, chậm phát triển ở trẻ em.
Xét nghiệm di truyền: hãy chia sẻ với bác sĩ những lo lắng của bạn về khả năng xảy ra những rối loạn di truyền cho con bạn, bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện một số xét nghiệm di truyền trước khi em bé được sinh ra.
 

Những quan tâm khác
Ra máu khi mang thai, bao gồm sẩy thai, thai ngoài tử cung. Đến cơ sở y tế ngay khi thấy những vấn đề trên xảy ra.
Du lịch: Nếu bạn đang có kế hoạch một chuyến đi trong nước hoặc quốc tế, hãy nói chuyện với bác sĩ nhé. Vì chuyến đi đôi khi có thể gây ra các vấn đề trong thai kỳ, đặc biệt là vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
Bạo hành gia đình: có thể dẫn đến chấn thương và tử vong cho thai phụ và thai nhi trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Nên chia sẻ điều này với gia đình hoặc các tổ chức để được hỗ trợ.
 

Những điều cần biết trước khi sinh con
Cho con bú: Bạn và em bé của bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích từ việc con bú sữa mẹ. Sữa mẹ dễ tiêu hóa, có nhiều kháng thể, bảo vệ em bé của bạn khỏi bị nhiễm khuẩn.
Vàng da sinh lý: trẻ bắt đầu vàng da từ ngày thứ ba sau sinh và chấm dứt sau một tuần. Vàng da đôi khi có thể dẫn đến tổn thương não ở trẻ sơ sinh. Trước khi xuất viện, bác sĩ hoặc hộ sinh sẽ tư vấn cho bạn tình trạng vàng da, kiểm tra lượng bilirubin nếu cần.
Sàng lọc sơ sinh: Trong vòng 48 giờ sau sinh, sau khi được tư vấn, con bạn sẽ được lấy một mẫu máu từ gót chân để thực hiện xét nghiệm tầm soát nhược giáp. Hầu hết các trẻ sau sinh được thực hiện các xét nghiệm để phát hiện sớm những rối loạn này.
 

PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ


PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ

 Định nghĩa tăng huyết áp trong thai kỳ
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu tăng hơn hoặc bằng 140 mmHg và huyết áp tâm trương tăng hơn hoặc bằng 90 mmHg.
Tăng huyết áp thai kỳ được định nghĩa là:
  • Tăng huyết áp xuất hiện sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ
  • Huyết áp trở về bình thường trong vòng 3 tháng sau sinh.
Tiền sản giật là sự phát triển của tăng huyết áp trong nước tiểu có đạm, có thể có phù, xuất hiện sau tuần thứ 20 thai kỳ.
 
 
Một số nguyên nhân gây ra chứng cao huyết áp ở thai phụ
  • Sản phụ sinh lần đầu
  • Phụ nữ tuổi trên 40 hoặc dưới 18 tuổi
  • Tiền căn trước khi có thai có tăng huyết áp hoặc gia đình có người tăng huyết áp     hoặc tiền sản giật
  • Bệnh lý thận mãn tính, đái tháo đường.
  • Chỉ số BMI cao
  • Đa thai (Sinh đôi, sinh ba)
  • Đa ối
Tăng huyết áp thai kỳ có ảnh hưởng như thế nào đề sức khỏe của bà mẹ và thai nhi?
  • Hầu hết tình trạng mẹ sẽ cải thiện sau khi thai sinh ra.
  • Nếu tăng huyết áp xuất hiện sớm trước tuần lễ thứ 20 thai kỳ có thể tiến triển thành tiền sản giật hoặc sản giật. Sản giật là cơn co giật xảy ra trên một sản phụ có tiền sản giật, xảy ra trước, trong và sau sinh do cao huyết áp không được kiểm soát tốt. Sản giật có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho mẹ như hôn mê, phù phổi cấp, viêm phổi, suy thận cấp, thậm chí tử vong.
  • Những người bị tăng huyết áp ở lần mang thai đầu có nguy cơ cao bị tăng huyết áp ở lần mang thai sau.
  • Với con, do tình trạng thiếu máu nuôi, thai nhi có thể nhẹ ký hay suy dinh dưỡng trong tử cung. Có thể sanh non hay bắt buộc phải cho sanh sớm để giảm bệnh lý cho mẹ.
Vai trò của canxi trong quá trình phòng ngừa tăng huyết áp.
Khi thai càng lớn thì bộ xương thai nhi càng phát triển do đó nhu cầu canxi càng cao. Khi lượng can xi trong cơ thể giảm sẽ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa lượng canxi trong máu và huyết áp của thai phụ. Những thai phụ được bổ sung canxi trong khẩu phần ăn sẽ giúp giảm nguy cơ cao huyết áp thai kỳ.
Cần làm gì để phòng ngừa và kiểm soát được bệnh tăng huyết áp trong thai kỳ?
Hiện tại vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, tuy nhiên tăng huyết áp hoặc tiền sản giật có thể giảm bớt biến chứng nhờ khám thai tốt. Đối với các thai phụ tăng huyết áp có liên quan đến đái tháo đường hoặc các bệnh lý nội khoa khác đang có sẵn cần tuân thủ chế độ điều trị.
Trường hợp bệnh nhẹ, sản phụ có thể nghỉ ngơi tại nhà; được hướng dẫn cách tự đếm cử động thai, tự theo dõi các dấu hiệu trở nặng như phù tăng, lên cân nhanh, nhức đầu nặng, mắt nhìn mờ, đau vùng gan, xuất hiện những vết bầm ở cơ thể hoặc chảy máu chân răng, thai máy ít.
Cần nhập viện ngay khi có một trong các dấu hiệu trên.
Phần lớn những phụ nữ bị tăng huyết áp đều có thể mang thai và sinh nở bình thường nếu họ được kiểm soát huyết áp tốt và được theo dõi chặt chẽ.
 

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Siêu âm kích trứng tại phòng khám Việt Pháp

àng tháng, cơ thể bạn sẽ có một khoảng thời gian dễ thụ thai nhất (khoảng 3-4 ngày trước và sau ngày thứ 14 của chu kỳ).
Trứng rụng sẽ lần lượt “phiêu du” qua ống dẫn trứng xuống tử cung. Ở đây, nếu gặp được chàng “tinh binh” nào, trứng sẽ nhanh chóng làm tổ với tinh trùng và quá trình thụ thai bắt đầu.
2. Độ dài của một kỳ nguyệt san
Độ dài của một chu kỳ phụ thuộc vào từng phụ nữ và từng thời điểm khác nhau. Một vòng kinh trung bình ở nữ giới là khoảng 28-30 ngày. Với những phụ nữ có chu kỳ kinh ngắn hoặc dài hơn thì ngày rụng trứng có thể bị dao động. Khi đó, khả năng thụ thai cũng thường bị xáo trộn theo; chẳng hạn, nếu chu kỳ của bạn là 31 ngày thì khoảng thời gian rụng trứng là từ ngày 14 đến ngày 17 của chu kỳ.


3. Nguyên nhân gây rụng trứng

Hormone là yếu tố quan trọng quyết định sự rụng trứng. Vào thời gian đầu của chu kỳ, cơ thể sản xuất ra một loại hormone sinh dục đặc biệt, giúp kích thích trứng chín và rụng trong thời điểm thích hợp.
4. Dấu hiệu của sự rụng trứng

Một trong những dấu hiệu cơ bản để bạn nhận biết cơ thể đang trong quá trình rụng trứng là sự thay đổi dịch tiết âm đạo. Sau chu kỳ, vùng kín thường có xu hướng khô ráo và sạch sẽ trong vài ngày. Sau đó, âm đạo bắt đầu xuất hiện chất nhầy trắng. Bước vào thời điểm rụng trứng, vùng kín thường tiết dịch trắng trong (giống lòng trắng trứng gà), ẩm ướt.
5. Phương pháp đo thân nhiệt khi trứng rụng chỉ chính xác tương đối

Thân nhiệt thường tăng lên vào thời điểm trứng rụng nhưng rất ít khi bạn biết chính xác thời điểm trứng rụng. Nhiều trường hợp, bạn biết được thời điểm trứng rụng thì đã quá muộn. Phương pháp kiểm tra thân nhiệt, nhận biết ngày trứng rụng để tính ngày thụ thai hoặc tránh thai thường không mang lại kết quả như ý.

6. Thời gian sống của trứng và tinh trùng

Trứng sống được khoảng 12-24 giờ sau khi rụng trong khi tinh trùng có thể tồn tại tối đa 7 ngày. Lý tưởng nhất là cần có nhiều tinh trùng chờ trứng rụng. Do đó, bạn nên quan hệ vợ chồng trước và sau ngày rụng trứng 1 ngày.
7. Bạn có khả năng thụ thai ngoài ngày rụng trứng

Bởi vì tinh trùng có thể sống sót đến một tuần sau khi rời “nhà máy” và tồn tại để chờ đến ngày làm tổ với trứng. Các nghiên cứu chứng minh rằng, kể cả khi bạn quan hệ trước 6 ngày rụng trứng, khả năng có thai vẫn rất cao. Còn nếu bạn cố đợi đến ngày trứng rụng mới quan hệ thì chưa chắc đã cho kết quả mang thai.
8. Cách tốt để thụ thai thành công

Bạn không nên chăm chăm quan hệ vào ngày rụng trứng mà “lơ là” những ngày còn lại trong chu kỳ. Nếu muốn nhanh chóng “có tin vui”, tốt nhất bạn nên quan hệ vợ chồng đều đặn hàng tuần. Nên chú ý sau khi quan hệ, bạn nên nằm nghỉ trong vòng 20-30 phút để tinh trùng có thể tiến sâu vào tử cung và gặp được trứng.
Nếu bạn phải đứng dậy ngay và thấy hiện tượng tinh trùng bị trào ra ngoài, cũng không nên quá lo lắng. Điều này không khiến bạn thụ thai thất bại. Nên nhớ, số lần tinh trùng được sản xuất trong một lần quan hệ là rất lớn, chỉ cần một nửa trong số đó được giữ lại trong tử cung, bạn vẫn có cơ hội thụ thai. Một vài phụ nữ thích sử dụng gối bằng cách kê ở mông để giữ tinh trùng ở lại âm đạo nhằm gia tăng cơ hội thụ thai.

9. Sự rụng trứng có thể gây đau

Một số phụ nữ có cảm giác hơi đau ở vùng bụng dưới khi trứng chín và rụng trong khi phần lớn phụ nữ khác không cảm nhận thấy bất kỳ cơn đau nào. Rất ít phụ nữ bị chảy máu khi trứng rụng nhưng nếu bạn có triệu chứng ra máu bất thường giữa chu kỳ (không phải kỳ kinh), bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
10. Cơ hội thụ thai giảm theo độ tuổi

Ở độ tuổi 20, khả năng thụ thai của chị em cao gấp đôi so với tuổi 30. Chất lượng và số lượng trứng tỷ lệ nghịch với tuổi tác. Chất lượng trứng của chị em ở độ tuổi 20 thường rất tốt nhưng sẽ suy giảm dần sau tuổi 35.

Xin tinh trùng

Xin tinh trùng
Hỏi
Bác sĩ cho em hỏi các thủ tục để xin tinh trùng. Sau khi có tinh trùng rồi thì thụ tinh theo phương pháp nào để có em bé và chi phí khoảng bao nhiêu? Cảm ơn bác sĩ!
Trả lời
Chào bạn, Điều kiện để được xin tinh trùng là:
- Chồng không có tinh trùng
- Hoặc phụ nữ đơn thân muốn có con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Thủ tục gồm có:
- Các giấy tờ xác nhận rằng người chồng không có tinh trùng hoặc xác nhận người phụ nữ đơn thân.
- Phải có người cho tinh trùng: người cho tinh trùng sau khi kiểm tra máu không có bệnh lây truyền qua đường tình dục (HIV, viêm gan B, giang mai) sẽ được kiểm tra tinh dịch đồ. Nếu kết quả tinh dịch đồ đủ điều kiện thì sẽ được trữ lại, sẽ trữ khoảng 3 mẫu, sau 3 tháng người cho tinh trùng này sẽ được kiểm tra lại xét nghiệm máu. Nếu xét nghiệm máu âm tính với các bệnh trên thì chính thức mẫu tinh trùng của người này được trữ trong ngân hàng tinh trùng và đổi lại bạn có 3 mẫu khác trong ngân hàng để thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản: bơm tinh trùng hoặc làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Nếu 1 hoặc 2 vòi trứng của bạn thông tốt thì bạn có thể làm phương pháp bơm tinh trùng, chi phí khoảng 6 - 7 triệu 1 lần làm, tỷ lệ thành công khoảng 15%. Nếu vòi trứng của bạn tắc hoặc bạn lớn tuổi thì bạn làm thụ tinh trong ống nghiệm, chi phí khoảng từ 40 - 50 triệu đồng., tỷ lệ thành công khảng 40 - 45%.
Chúc bạn may mắn!