Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Cơ chế hoạt động của LadyBalance

Cơ chế hoạt động của LadyBalance


LadyBalance® là viên đặt âm đạo có chứa lactose, một loại đường được tìm thấy trong sữa.


LadyBalance® có chứa chất tiền sinh học tự nhiên giúp phục hồi sự cân bằng tự nhiên của cơ thể và duy trì sức khỏe âm đạo. LadyBalance® có thể được dùng để điều trị và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm âm đạo (BV), khí hư và mùi âm đạo khó chịu, khô, ngứa, rát và đau nhức âm đạo.


LadyBalance® hoạt động như thế nào?


Bình thường một âm đạo khỏe mạnh chứa rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Một số vi khuẩn có lợi, còn số khác luôn có nguy cơ gây hại tiềm ẩn và có sự cân bằng mỏng manh giữa hai loại vi khuẩn này. LadyBalance® có thể giúp phục hồi sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại bằng cách giúp duy trì mức độ khỏe mạnh của axit trong âm đạo.

Các loại vi khuẩn có lợi, ví dụ như vi khuẩn sữa (lactobacilli), sản sinh ra một lượng nhỏ axit, nghĩa là thông thường độ pH trong âm đạo thấp (mức axit nhẹ) và điều này giúp kiểm soát số lượng vi khuẩn gây hại. Nếu vi khuẩn gây hại không được kiểm soát, chúng sẽ chế ngự vi khuẩn có lợi và có thể gây ra tình trạng gọi là viêm nhiễm âm đạo.

Ngoài ra, nếu độ pH trong âm đạo tăng quá cao, chẳng hạn như thời kỳ trước, trong và sau mãn kinh, các triệu chứng như rát và khó chịu có thể trở nên trầm trọng hơn.

LadyBalance® cung cấp lactose cho vi khuẩn có lợi. Lactose này sẽ chuyển hóa thành axit lactic giúp làm giảm độ pH và số lượng vi khuẩn gây hại. Bằng cách giúp phục hồi trạng thái cân bằng bình thường của cơ thể, LadyBalance® có thể làm giảm các triệu chứng gây phiền hà này.


LadyBalance® sử dụng như thế nào?

Sử dụng LadyBalance rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng ngón tay sạch đặt viên nén vào trong âm đạo.
Nếu cần thiết, bạn có thể làm ẩm viên nén để đặt dễ dàng hơn.


Nên sử dụng LadyBalance® trong bao lâu?


Điểu trị: Dùng mỗi ngày 1 viên đặt âm đạo LadyBalance® liên tục trong vòng một tuần để giảm độ pH âm đạo và phục hồi sự cân bằng tự nhiên. Sau đó, sử dụng 1/2 viên mỗi ngày hoặc 1 viên / ngày vào các ngày xen kẽ.

Phòng ngừa: Dùng 1/2 viên mỗi ngày hoặc 1 viên / ngày vào các ngày xen kẽ để giúp kiểm soát các triệu chứng.    

Rất nhiều phụ nữ sử dụng LadyBalance® liên tục để duy trì độ cân bằng pH khỏe mạnh trong âm đạo.

Sau khi sử dụng LadyBalance®, nếu các triệu chứng không được cải thiện, xin hãy gặp bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.


Sản phẩm có gây ra tác dụng phụ nào không?


Bạn có thể thấy dịch tiết không màu hoặc có sạn sau khi sử dụng sản phẩm, điều này là hoàn toàn bình thường và bạn có thể tiếp tục sử dụng LadyBalance.

Các hiện tượng như ngứa, đau nhức, mùi men, chảy máu nhẹ, buồn đi tiểu và đau đầu đã được ghi nhận – các hiện tượng này sẽ được cải thiện sau khi ngưng điều trị.


Ai có thể sử dụng LadyBalance?


Bạn không nên sử dụng LadyBalance® nếu: 

- Bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa bởi vì trong các viên đặt âm đạo có chứa protein sữa. LadyBalance® có thể sử dụng trong các trường hợp không dung nạp lactose.

- Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của LadyBalance® (lactose monohydrate, magnesium stearate và silicium dioxide).

- Bạn bị đau âm đạo, chảy máu hoặc ra khí hư màu vàng-xanh có mùi khó chịu – bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

- Bạn đang sử dụng các sản phẩm âm đạo có chứa vi khuẩn hoặc men (bao gồm các sản phẩm từ sữa) – điều này có thể làm giảm tác dụng của LadyBalance® hoặc gây ra các tác dụng bất lợi.

Nếu bạn thuộc bất kỳ tình huống nào nêu trên, hoặc nếu bạn chưa chắc chắn hoặc chưa biết sử dụng LadyBalance đúng cách, xin hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Nếu các triệu chứng không được cải thiện, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Mang thai và cho con bú: 

LadyBalance® có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú; nhưng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn nghĩ bạn bị viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai.


Lưu ý


LadyBalance® chỉ sử dụng để đặt âm đạo – không cho vào miệng hoặc nuốt. Để xa tầm nhìn và tầm tay trẻ em.


Thông tin thêm

LadyBalance® có dạng viên màu trắng được đóng gói theo 2 dạng:

Hộp gallipot 30 viên

Vỉ Travel packet 12 viên

LadyBalance® được cấp Giấy chứng nhận EC theo chỉ dẫn số 93/42/EEC của Liên minh Châu Âu. Tại Việt Nam, sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành từ ngày 24 tháng 3 năm 2012.

Nhà sản xuất: LadyBalance ApS, Karensdalvej 76, 7100 Vejle, Đan Mạch.

Để biết thêm thông tin, xin liên hệ với EA Pharma.

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Vòng tránh Thai Ở trong Ổ bụng

Hoại tử ruột vì vòng tránh thai 32 năm trong ổ bụng

Thứ Ba, 09:24  05/08/2014

Vì vòng tránh thai nằm trong ổ bụng suốt 32 năm trời, bà Nguyễn T. P. (59 tuổi, Bình Tân) đã phải mổ cấp cứu vì bị hoại tử ruột.


Hoại tử ruột vì vòng tránh thai 32 năm trong ổ bụng

Bà Lê P. L. (58 tuổi,Tân Bình, TP HCM) trong một lần đi kiểm tra tổng quát mới phát hiện vòng tránh thai bà đặt vào tử cung hơn 20 năm qua đã nằm lút trong lớp cơ của thành tử cung. Muốn lấy được vòng tránh thai ra, bà phải trải qua một lần mổ. Trước đó, vì vòng tránh thai nằm trong ổ bụng suốt 32 năm, bà Nguyễn T. P. (59 tuổi, Bình Tân) đã phải mổ cấp cứu vì bị hoại tử ruột. Vòng tránh thai xuyên qua tử cung vào ổ bụng, gây tắc nghẽn máu đến nuôi ruột.
BS CKII Huỳnh Xuân Nghiêm - Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Hùng Vương khuyến cáo: Với vòng tránh thai truyền thống, biến chứng nặng nhất là “xuyên cơ”, đặc biệt khi người phụ nữ không đi kiểm tra sản phụ khoa định kỳ, để vòng tránh thai nằm quá lâu trong tử cung. Tuổi thọ của vòng tránh thai thường chỉ 6 - 7 năm. Nhiều phụ nữ đã đặt vòng 10 năm trở lên mới bắt đầu đi khám phụ khoa vì các triệu chứng như đau bụng, gây đau hạ vị, có dấu hiệu viêm nhiễm sinh dục, sốt, thay đổi bất thường ở vùng hạ vị... Lúc đó, bác sĩ mới phát hiện ra vòng xuyên thấu gây ra những biểu hiện trên. Để lấy vòng ra, bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật nội soi.
Theo BS Nghiêm, ở phương diện nào đó, đối với cơ thể, vòng tránh thai là một vật lạ, nên có thể gây ra phản ứng viêm: Viêm sinh dục – âm đạo, gây ra huyết trắng, vùng kín luôn ẩm ướt. Thậm chí, do cơ địa, vòng tránh thai còn có thể gây ra viêm nội mạc tử cung, gây rong kinh - rong huyết, đau lưng, đau bụng. Hoặc vòng bị đặt lệch, phụ nữ có thể có thai ngoài ý muốn, giao hợp đau… Vì vậy, sau khi đã được đặt vòng, người phụ nữ phải định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần kiểm tra vòng tránh thai, kết hợp với xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.
Hiện nay, ngoài vòng tránh thai truyền thống, phụ nữ còn có một lựa chọn nữa là que cấy tránh thai, đặt vào mặt sau của cánh tay. Đây là thiết bị sử dụng nội tiết tố để kiểm soát việc rụng trứng. Một phương pháp khác là vòng tránh thai nội tiết, vừa có tác dụng ngừa thai, vừa có tác dụng điều trị trường hợp u xơ tử cung.

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Dị ứng thuốc không chừa ai

Dị ứng thuốc không chừa ai

Ngày 12 tháng 7, 2014 | 06:00
Dị ứng thuốc không chừa ai

SKĐS - Thuốc là thành phần chính trong quá trình điều trị bệnh, thế nhưng vấn đề dị ứng thuốc lại là mối e ngại đối với người sử dụng nó

Thuốc là thành phần chính trong quá trình điều trị bệnh, thế nhưng vấn đề dị ứng thuốc lại là mối e ngại đối với người sử dụng nó. Thực tế cho thấy, 10 - 20% người sử dụng thuốc sẽ gặp phải các triệu chứng dị ứng, tùy cấp độ khác nhau.
Thấy bụng lục bục đau, rồi tiêu chảy, chị B.M.Ph. lấy thuốc biseptol có sẵn trong nhà ra để uống. Được 15 phút thì chị chợt nhớ đã từng bị dị ứng với thuốc này một lần. Tìm cách để ói, đưa thuốc ra khỏi cơ thể nhưng đã muộn. Chỉ một lúc sau chị bắt đầu thấy người nóng bừng, ngứa ngáy ở lòng bàn chân, bàn tay, ngạt mũi và thở vướng ở họng... rồi toàn thân nổi mề đay. Cũng may, là bác sĩ nên chị Ph. đã biết “tự xử” tình trạng dị ứng của mình bằng thuốc telfast. Một lúc sau thì hiện tượng dị ứng dịu dần. Chị tự nhủ: Mình là bác sĩ mà đôi khi lãng quên nên dùng thuốc còn “ẩu” thế, hèn gì mà hiện tượng dị ứng thuốc ở bệnh nhân chẳng gặp thường ngày...
Biểu hiện của dị ứng thuốc
ThS.Nguyễn Bạch Đằng (Học viện Quân y) cho biết, một số triệu chứng khi bệnh nhân bị dị ứng thuốc là: cơ thể đột ngột nổi ban đỏ ngứa, nhất là các vùng quanh mắt, quanh miệng, ở gan bàn chân, bàn tay, da đầu,... Hoặc một số triệu chứng như bốc hỏa ở vùng mặt, vùng trên ngực, có thể đi kèm với ngạt sổ mũi, đỏ mắt, chảy nước mắt...
Ngoài ra, một số triệu chứng tiền dị ứng có biểu hiện như: người bệnh có cảm giác bồn chồn, lo lắng, sợ sệt sau khi dùng thuốc và sau đó có cảm giác khó thở như vướng gì đó ở họng. Nặng hơn sẽ sốt cao tới  38 - 39oC, kèm theo cảm giác mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau sưng khớp và nổi nhiều hạch.
Những biểu hiện dị ứng thuốc trên da và niêm mạc, hay những triệu chứng xuất hiện trên cơ thể là những biểu hiện thường gặp nhất và tương đối sớm khi cơ thể có những phản ứng dị ứng với thuốc. Đối với cơ địa từng người, cơ thể dị ứng có thể ở mức độ nhẹ - nặng, thậm chí rất nặng, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.
Những nguy cơ gây dị ứng thuốc
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới dị ứng, những người có tiền sử về dị ứng (dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, đặc biệt là người dị ứng thuốc...) sẽ có khả năng dị ứng cao hơn khi sử dụng thuốc.
Tuổi tác và giới tính cũng có vai trò rõ rệt trong nguy cơ dị ứng: Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ dị ứng ở nữ nhiều hơn nam.
Sử dụng thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ, không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, dùng quá liều lượng, dùng kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc, dùng trong thời gian kéo dài, kết hợp nhiều loại thuốc một lần và không biết chúng phản ứng chéo, tương kỵ lẫn nhau.
Cách phòng và điều trị khi mắc phải
ThS.Đằng cho biết thuốc là thực phẩm hỗ trợ, là sản phẩm để điều trị bệnh, thế nhưng không vì thế mà chúng ta có thể sử dụng nó một cách tùy tiện. Đấy chính là cách chúng ta tự bảo vệ sức khỏe của mình.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mọi người cần nhớ không tùy ý sử dụng thuốc nếu không có hướng dẫn sử dụng và đơn thuốc bác sĩ; cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng; không tự ý mua thuốc sử dụng nhất là thuốc kháng sinh hay một số loại thuốc chuyên khoa đặc trị, kể cả thuốc nhỏ mắt hay bôi da cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa. Chủ động thông báo trực tiếp với bác sĩ nếu cơ thể có mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng cũng như có một số biểu hiện tiền dị ứng, người bệnh lập tức ngưng sử dụng thuốc và tới bệnh viện để điều trị, lưu ý không được tự điều trị ở nhà theo cảm tính hay bằng các phương pháp dân gian.