Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

NGUOI LON BI SOI

Thứ bảy tuần trước, gia đình đưa cả hai mẹ con chị ra Hà Nội, nhập Bệnh viện Nhiệt đới trung ương. Kết quả xét nghiệm cho thấy cả hai đều mắc sởi. Chị Hoa bị biến chứng viêm phổi, đồng thời men gan tăng, có thể do uống quá nhiều thuốc hạ sốt. Em bé cũng vẫn sốt cao và viêm phổi.
soi-nguoi-lon.jpg
Phòng bệnh khoa Virus - ký sinh trùng của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương gần đây luôn quá tải vì bệnh nhân sởi. Ảnh: MT.
Nghe thông tin bệnh sởi tăng mạnh gần đây, nhưng anh Thạch, 29 tuổi (Phúc Thọ, Hà Nội) chưa bao giờ nghĩ mình có thể mắc. Ông bố làm nghề lái taxi này chỉ lo hai đứa con, một 3,5 tuổi, một gần 2 tuổi bị lây bệnh nên thường xuyên dặn vợ phải để ý con.
Tuần trước, dù cảm thấy mệt lả, đau mắt, sốt, anh vẫn đi làm vì nghĩ mình chỉ cảm cúm thông thường. Có lúc thấy quá mệt, trên đường lái xe, anh ghé vào phòng khám của một lương y quen biết, nhờ bốc vài thang thuốc uống thì vị này cảnh báo anh bị sởi, tình trạng đã nặng và cần nhập viện gấp điều trị. "Vào viện mới hay, rất nhiều thanh niên trẻ khỏe bị bệnh này, và đã biến chứng nặng viêm phổi, viêm não... như mình", anh Thạch cho biết. Anh vừa được xuất viện vì đã ngưng sốt và khỏi viêm, nhường chỗ cho rất đông bệnh nhân mới.
Sau hai tuần nằm viện điều trị sởi, biến chứng sang viêm phổi, chị Hà (Hoàng Mai, Hà Nội) vừa được về nhà, nhưng lại mang nỗi lo khác - phải bỏ thai. Chị mang bầu tháng thứ 4 thì mắc sởi. Khi có những triệu chứng đầu tiên, bà mẹ trẻ chỉ nghĩ mình bị cảm, cho tới khi mệt lả, khó thở mới nhập viện và biết do sởi. "Đó là những ngày tháng tồi tệ nhất với tôi. Người sốt cao liên tục, mệt lả, đau họng, đau mắt, vô cùng sợ hãi, lo mất con, lo mình không qua khỏi. Giờ bệnh lui rồi nhưng nguy cơ phải bỏ thai rất cao", chị Hà chia sẻ.
Theo thống kê, cho tới nay số ca sởi người lớn phải nhập viện và điều trị nội trú ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương là khoảng 300 và ở Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai là khoảng 70 ca. Bệnh nhân chủ yếu thuộc nhóm thanh niên 22-32 tuổi, đa số sống ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. 
Bác sĩ Đỗ Minh Hoàng, Khoa Virus - ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, những ca bệnh sởi ở người lớn xuất hiện từ trước Tết, có triệu chứng khiến nhiều người dễ lầm là dị ứng. Sau một thời gian thì số bệnh nhân tăng lên chóng mặt. Hiện tại, mỗi ngày khoa phải điều trị cho khoảng 40 ca sởi, số bệnh nhân vào - ra viện liên tục. "Bệnh nhân giảm triệu chứng, đỡ mệt mỏi sẽ được cho ra viện ngay hay chuyển về tuyến dưới để nhường chỗ cho các trường hợp mới vì quá tải", bác sĩ nói.
Bác sĩ Đỗ Minh Hoàng cho hay, người lớn mắc sởi có thể do chưa từng mắc lúc nhỏ, chưa tiêm văcxin hoặc tiêm phòng từ quá lâu, trong khi có những chủng sởi mới xuất hiện. Môi trường thời tiết độ ẩm cao thời gian qua cũng thuận lợi cho việc giữ lại mầm bệnh và phát tán virus sởi.
soi-9195-1397873071.gif
Chị Thanh Huyền, 36 tuổi (Phú Xuyên, Hà Nội), người mặc áo bệnh nhân bị sởi và con (được bà bế bên cạnh) đều bị sởi, biến chứng viêm phổi, đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. Ảnh: MT.
Theo bác sĩ, sởi là virus đánh mạnh vào hệ miễn dịch, vì vậy thường trẻ nhỏ dễ biến chứng nặng nề hơn người lớn. Tuy nhiên, năm nay, khá nhiều bệnh nhân người lớn mắc sởi có triệu chứng nặng, dễ biến chứng và thời gian điều trị kéo dài. "Trước đây bệnh nhân sởi thường chỉ bị viêm long hô hấp, ít biến chứng viêm phổi, hiện nay số ca biến chứng viêm phổi, viêm não, biến chứng về đường ruột rất nhiều, rất may chưa có ca nào tử vong", bác sĩ Hoàng cho biết. 
Bệnh nhân mắc sởi thường có các biểu hiện như: sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc mắt, viêm miệng, nuốt đau, phù nề họng, ho khan, sau đó phát ban từ mặt, ngực lan xuống phần dưới cơ thể. Tới ngày thứ 5-6 trở đi có thể biến chứng viêm phế quản, phổi, tiêu chảy.
Theo bác sĩ, 3-4 năm trước, bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp bị sởi, nhưng thường chỉ tới ngày thứ 5 là bệnh nhân hết sốt, trong khi thời gian gần đây, đa phần người bệnh tới ngày 7-8 vẫn sốt, kèm tiêu chảy, phù nề, ban mọc dày. 
Virus sởi làm hệ miễn dịch suy giảm nặng nề khiến cơ thể dễ mắc các bệnh khác. Khả năng lây nhiễm sởi cao do virus này lây qua đường hô hấp, khi bệnh nhân ho, bắn nước bọt, virus bay xa, rộng, khả năng hít vào lớn. Vì thế, việc giao lưu càng rộng, cộng với hiện nay hệ thống nhà ống, cơ quan, nhà hàng, siêu thị... đều trong môi trường khép kín càng lưu trữ và phát tán virus mạnh. Ngoài ra, việc tự ý dùng quá nhiều kháng sinh khi bị sởi có thể ảnh hưởng không tốt tới đường tiêu hóa, làm bệnh nặng nề hơn. 
Theo bác sĩ, ngay khi có các biểu hiện bệnh cần đến cơ sở y tế khám để chẩn đoán và được tư vấn phương pháp điều trị. Một số người đã có miễn dịch nhưng lại mang virus trong đường hô hấp, quay trở lại gia đình làm lây lan virus. Vì thế, mỗi cá nhân cũng cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh chung như đeo khẩu trang y tế ở chỗ đông người, bệnh viện, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn

lay nhiem bệnh sởi

những người chăm sóc bệnh nhân sởi hoặc tiếp xúc với mầm bệnh mà không rửa tay diệt khuẩn cũng có thể làm lây lan virus sang người khác.
Sởi đặc biệt dễ lây lan và trở thành dịch nếu không kịp thời cách ly bệnh nhân. Trong gia đình nếu có một người bị bệnh thì đa phần người chưa có miễn dịch còn lại sẽ bị nhiễm. Riêng đối với trẻ sơ sinh đã có được kháng thể miễn dịch từ người mẹ truyền sang thông qua nhau thai. Lượng kháng thể này có thể tồn tại từ 4 đến 6 tháng, thậm chí nhiều nghiên cứu cho thấy kháng thể từ mẹ có thể bảo vệ trẻ đến tháng thứ 9 sau khi sinh. Do vậy trẻ ít khi mắc bệnh trong giai đoạn này. Đây là lý do ngành y tế khuyên cáo nên tiêm chủng ngừa sởi cho trẻ từ 9 tháng đến trước 12 tháng tuổi.
soi10-1524-1396943198.jpg
Một bệnh nhi mắc sởi đang điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: N.Phương.
Triệu chứng của bệnh
Sởi thường kéo dài 7–10 ngày. Trẻ mắc bệnh thường sốt cao 39-40 độ C, ho nhiều, chảy mũi, đỏ mắt, bỏ ăn. Người lớn và trẻ lớn triệu chứng sẽ rầm rộ hơn, kèm theo đau đầu, đau cơ.
Phát ban xuất hiện sau 4–5 ngày sốt, ho. Nốt ban có hình tròn hay bầu dục, đường kính khoảng 1-2 mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hay đứng riêng rẽ. Ban mọc theo thứ tự từ sau tai, mặt, thân và lan dần xuống chân. Sau khi mọc ban, người bệnh còn ho và sốt cao cho đến khi ban lan đến chân. Sau đó sốt sẽ giảm, ban bay dần theo thứ tự mọc và để lại vết thâm da kéo dài nhiều tuần. 
Trẻ em mắc bệnh này thường gặp biến chứng như viêm phổi, viêm thanh quản, tiêu chảy phân có máu, viêm tai giữa gây chảy mủ tai và đặc biệt là gây suy dinh dưỡng, còi cọc lâu dài. Người lớn và trẻ lớn mắc bệnh sởi có thể bị biến chứng viêm não, viêm cơ tim. Phụ nữ mang thai mắc sởi có thể gây sẩy thai hay gây dị tật cho thai nhi.
Việc cần làm khi phát hiện người nhà bị sởi
Nếu thấy trẻ ho dai dẳng, sốt cao 39-40 độ liên tục trong 2 ngày thì nhiều khả năng bé đã bị sởi. Bệnh này có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống thuốc hạ sốt (nếu có sốt), thuốc giảm ho. Nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu. Cần theo dõi nhịp thở của bệnh nhi, nếu thấy thở nhanh, gấp hoặc kèm theo co giật thì phải mang đến cơ sở y tế địa phương để theo dõi.
Cần tăng cường dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ để phòng suy dinh dưỡng; tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân để tránh mắc bệnh cơ hội. Trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải được cách ly, nghỉ học và không đến nơi tập trung đông người để tránh lây lan cho cộng đồng.
Các quan niệm sai lầm nên tránh
- Khi thấy trẻ bị sởi, người lớn thường áp dụng mọi biện pháp kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể. Điều này là sai lầm. Bác sĩ Khanh khuyên không nên làm như thế vì khi trùm kín sẽ khiến trẻ không thể hạ sốt, sẽ co giật do sốt cao. Nếu không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu, dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Cần lưu ý không nên để trẻ bị quá lạnh.
- Kiêng cữ ăn uống vì sợ người bệnh khó tiêu cũng là quan niệm sai lầm. Bác sĩ khuyên không nên kiêng ăn vì trẻ bị sốt phát ban thường kèm chán ăn, nếu kiêng ăn trẻ rất dễ suy dinh dưỡng và dễ bị biến chứng. Khi trẻ mắc bệnh cần ép trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thực phẩm dễ tiêu.
- Nhiều gia đình có trẻ bị sởi không chú ý vệ sinh nơi ở, do đó càng khiến tình trạng lây nhiễm trở nên trầm trọng. Theo khuyến cáo, khi phát hiện một người nào đó mắc bệnh sởi, gia đình nên cách ly, đồng thời làm vệ sinh sạch sẽ môi trường sinh sống và giữ cho nơi ở luôn thông thoáng.
- Nghĩ rằng bệnh sởi lây qua tiếp xúc da ở những nốt ban. Thực ra bệnh này chủ yếu lây qua đường hô hấp. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện làm bắn những giọt dịch tiết ra ngoài rồi khuếch tán trong không khí, người lành hít vào sẽ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, những người chăm sóc bệnh nhân sởi hoặc có tiếp xúc với mầm bệnh mà không rửa tay diệt khuẩn sạch cũng có thể làm lây lan virus sang người khác. Rất ít gặp trường hợp lây gián tiếp qua tiếp xúc ngoài da.
- Quá chủ quan, không tiêm phòng cho trẻ nhỏ: Nhiều phụ huynh do ỉ lại hoặc sợ biến chứng mà không tiêm chủng cho con em từ sau 9 tháng tuổi đến trước 1 tuổi. Theo ghi nhận, hầu hết trường hợp trẻ mắc bệnh đều chưa được tiêm chủng.
- Quá bi quan về bệnh: Mặc dù đang vào mùa dịch nhưng sởi được đánh giá là không quá nguy hiểm, đa phần có thể chữa khỏi. Theo ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 mỗi ngày có khoảng 40-60 trẻ nằm viện điều trị bệnh sởi. Đa phần bệnh nhi đều được chữa khỏi trong thời gian ngắn, chưa có trường hợp nào tử vong.
- Áp dụng các phương pháp chữa bệnh chưa được kiểm chứng hiệu quả: Khi trẻ bị bệnh, nhiều phụ huynh vì lo sợ nên sử dụng các phương pháp chữa bệnh dân gian truyền miệng bằng cỏ, cây, hoa, lá chưa được chứng minh hiệu quả thì nguy cơ gây nhiễm trùng, ngộ độc rất dễ xảy ra.
Cách phòng ngừa
- Cách ly, không tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh.
- Tiêm ngừa cho trẻ từ lúc 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại lúc 18 tháng tuổi.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân để phòng lây bệnh cho mình và người khác.
- Những nơi có các ổ dịch tập trung, trẻ có nguy cơ cao cần được tiêm văcxin sởi theo khuyến cáo của cơ quan y tế địa phương.
- Nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là trước khi tiếp xúc với trẻ

MRKH) - không có âm đạo, cổ tử cung và dạ con cay gh

MRKH) - không có âm đạo, cổ tử cung và dạ con. Đây cũng là cơ hội chữa trị cho những phụ nữ là nạn nhân của ung thư hoặc chấn thương vùng kín, theo tiến sĩ Anthony Atala, Giám đốc Viện Y học tái sinh tại Trung tâm y tế Wake Forest Baptist (Mỹ).
Trong nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí The Lancet, tiến sĩ Atala và các cộng sự cho biết, 4 cô gái ở thành phố Mexico (Mexico) mắc hội chứng MRKHS đã được cấy ghép âm đạo từ tháng 6/2005 và tháng 10/2008.
tien-si-Atala-7342-1397463341.jpg
Tiến sĩ Anthony Atala, Giám đốc Viện Y học tái sinh tại Trung tâm y tế Wake Forest Baptist (Mỹ). Ảnh: Wake Forest Institute for Regenerative Medicine.
Các nhà khoa học đã lấy một mảnh mô từ một cơ quan thô của bệnh nhân, có kích thước nhỏ hơn con tem thư. Sau đó, họ nuôi dưỡng các tế bào tại phòng thí nghiệm trong 4 tuần. Những tế bào này được xếp lớp và tạo hình khuôn giống như hình dạng âm đạo, phù hợp với từng bệnh nhân. Các âm đạo sau khi tạo hình được đưa vào lồng ấp có điều kiện phù hợp với cơ thể sống của con người, để phát triển đến khi đạt tiêu chuẩn đưa vào cơ thể bệnh nhân.
Các bệnh nhân, ở độ tuổi từ 13 đến 18 được phẫu thuật cấy âm đạo, và sau đó được theo dõi trong 8 năm để phát hiện khả năng biến chứng và kiểm tra chức năng của bộ phận được cấy ghép. 
Kết quả sinh thiết mô, chụp cộng hưởng từ, khám bên trong cho thấy âm đạo mới của cả 4 cô gái đều thực hiện các chức năng bình thường. Các kiểm tra về chức năng tình dục nữ cho thấy chúng có phản ứng bình thường, bao gồm có ham muốn, hưng phấn và giao hợp không đau. Hai trong số 4 cô gái đã bắt đầu có kinh nguyệt. Theo lý thuyết, họ có thể có con, nếu muốn, các nhà khoa học cho biết. 
"Điều đó đã thay đổi cuộc sống của họ. Nó không chỉ là lấp đầy những khiếm khuyết về giải phẫu, mà còn giúp họ có cuộc sống tình cảm cân bằng", tiến sĩ Atala nói.
phau-thuat-5169-1397463341.jpg
Một trong số cô gái được phẫu thuật cấy ghép âm đạo thành công. Ảnh: Wake Forest Institute for Regenerative Medicine.
Một trong số phụ nữ trẻ được cấy âm đạo khi 18 tuổi, vào tháng 10/2008, hiện 24 tuổi, xuất hiện trong một đoạn video do Wake Forest cung cấp, nắm tay đi dạo với một chàng trai và nói về nghiên cứu đột phá. "Khi tôi biết bệnh của mình có cách chữa, tôi đã rất hạnh phúc. Điều quan trọng là tôi muốn những cô gái khác ở hoàn cảnh tương tự biết rằng không phải là kết thúc khi bạn bị mắc bệnh này vì có cách chữa và bạn có thể có cuộc sống bình thường", cô gái chia sẻ.
Theo tiến sĩ Atala, khoảng 1/1.500 tới 1/4.000 phụ nữ sinh ra bị hội chứng MRKHS, nhưng trường hợp nghiêm trọng khá hiếm. Hầu hết trường hợp mắc bệnh không phát hiện họ có vấn đề cho đến khi bước vào tuổi dậy thì và không có kinh nguyệt hay không thể giao hợp. Các thăm khám thường cho thấy những cô gái này có âm đạo kém phát triển hoặc hoàn toàn không có

bệnh sởi


Thứ sáu, 18/4/2014 | 14:08 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

Nhận biết các giai đoạn bệnh sởi

Với sởi không biến chứng, triệu chứng ban đầu giống như bệnh cúm, chỉ có thể nhận biết khi kiểm tra niêm mạc miệng có đốm Koplik.
Ban sởi trên người
Ban-soi-tren-nguoi-1-7533-1397799005.jpg
Sởi trên người.
Sởi là bệnh nhiễm virus rất dễ lây lan, còn xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới. Kể từ khi văcxin phòng sởi được đưa vào sử dụng (năm 1963), số người nhiễm giảm đáng kể.
Ban sởi trên mặt
Ban-soi-tren-mat-1-1204-1397799005.jpg
Sởi trên mặt.
Ban sởi thường bắt đầu ở mặt, từ quanh chân tóc và trán. Đầu tiên xuất hiện những nốt xốp màu đỏ, chúng nhanh chóng kết nối tạo thành vài đám xốp rộng. Trong ảnh có thể nhận thấy những nốt riêng lẻ phía ngoài và những đám kết nối ở giữa mặt, má.
Đốm Koplik trong miệng
dom-Koplik-soi-1-8774-1397799005.jpg
Đốm Koplik trong miệng.
Ở sởi không biến chứng, các triệu chứng ban đầu rất giống với triệu chứng của bệnh cúm. Sau 2 ngày có biểu hiện giống cúm, bắt đầu xuất hiện các đốm Koplik trên niêm mạc miệng. Các đốm này thường duy trì tới ngày thứ 6. Trong ảnh là những đốm Koplik điển hình, kích thước 1-2 mm màu xanh/trắng bên trong miệng, đối diện với các răng hàm.
Các đốm này chỉ xuất hiện trong bệnh sởi, giúp phân biệt khởi đầu của bệnh sởi với bệnh cúm. Bệnh nhân cúm không có các đốm Koplik.
Bộ mặt sởi điển hình
Bo-mat-soi-dien-hinh-1-1246-1397799005.j
Mặt bé bệnh sởi.
Bệnh sởi điển hình thường bắt đầu với các biểu hiện giống cúm, sau đó là các đốm Koplik, rồi ban xuất hiện và cuối cùng là thoái lui. Trong 6 ngày đầu của sởi, bệnh nhân thường đỏ mắt (viêm kết mạc), chảy nước mũi. Ho có thể dai dẳng suốt thời gian bị bệnh.
Trong ảnh là bé trai ở ngày thứ 3 của phát ban và ngày thứ 5 của biểu hiện bệnh sởi. Bé có dấu hiệu mắt đỏ và phải thở qua miệng do bệnh lý ở mũi.
Ban sởi ở lưng và đùi
Ban-soi-o-than-va-dui-1-9962-1397799006.
Sởi lan xuống lưng và đùi bé.
Ban sởi bắt đầu mọc ở trán, lan xuống dưới, che phủ toàn thân và tứ chi rồi đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3 của phát ban. Trong ảnh là một bệnh nhi ngày thứ 3 của phát ban, ban sởi che phủ toàn bộ phần cánh tay, lưng, mông và đùi trên.
Ban sởi ở đùi
Ban-soi-o-dui-1-2934-1397799006.jpg
Ban ở đùi.
Hình ảnh ban sởi ở mông và phần sau đùi của một bệnh nhi vào ngày thứ 3 của phát ban.
Ban sởi mới nổi
Ban-soi-moi-noi-1-2361-1397799006.jpg
Khi mới nổi ban chưa dày.
Ban sởi giai đoạn mới nổi, bắt đầu bằng những đốm đỏ riêng biệt hơi gồ lên.
Ban sởi giai đoạn muộn
Ban-soi-muon-1-1625-1397799007.jpg
Ban sởi rộ ở những ngày sau.
Cận cạnh ban sởi giai đoạn muộn. Các đốm đỏ đã nhân lên gấp bội và gắn kết với nhau, khó phân biệt từng đốm. Khi ban bay đi, các nốt đỏ bắt