Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

5 lý do nên cho bé lẫy sớm

5 lý do nên cho bé lẫy sớm

(Dân trí) - Lẫy là 1 giai đoạn quan trọng trong sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng những bé ít tập lẫy sẽ chậm hoàn thiện các mốc phát triển hơn so với bác bé khác.

5 lý do nên cho bé lẫy sớm

 
 
Viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyên rằng các bé ngủ nên nằm ngửa, tuy nhiên khi thức chơi ba mẹ nên cho bé tập lẫy. Nhiều bố mẹ trẻ cho rằng con họ ghét tập lẫy, mỗi lần cho nằm sấp là chúng khóc ngay vì vậy quá trình lẫy trở nên khó khăn hơn.

Thực tế, các bé nên tập lẫy ngay từ khi xuất viện. Nếu chúng được tập lẫy sớm, quá trình lẫy sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

Dưới đây là 5 lý do vì sao bạn nên cho bé tập lẫy hàng ngày:

1. Lẫy giúp cổ, lưng, cơ bắp của bé chắc khỏe hơn. Các bé cần tập lẫy cho các cơ rắn chắc  để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo như: ngồi, bò, và đi lại.

2. Quá trình lẫy sẽ giúp tránh được chứng bẹp đầu. Vì khi bé nằm quá nhiều, chứng bẹp đầu là điều khó tránh khỏi.

3. Bé tập lẫy sẽ có khả năng quan sát môi trường xung quanh với nhiều góc độ khác nhau. Ngay cả trước khi bé biết bò, bé đã có thể khám phá thế giới bằng cách quay đầu và vặn mình ở nhiều tư thế khác nhau. Điều này có thể hỗ trợ đáng kể đến việc phát triển nhận thức.

4. Quá trình lẫy cũng hỗ trợ phát triển tầm nhìn vì bé có thể học cách tập trung quan sát các vật thể.

5. Bé tập lẫy nhiều sẽ hạn chế được chứng trẹo cổ. Trẹo cổ là khi cơ cổ căng ra và kéo đầu nghiêng về một hướng cố định.

Đặc biệt, người lớn phải luôn giám sát bé trong suốt quá trình tập lẫy và khi lẫy nên đặt các bé nằm trên sàn nhà để không gian thoải mái, rộng rãi.

Những khắc tinh của cả bệnh tim và ung thư

Những khắc tinh của cả bệnh tim và ung thư

(Dân trí) - Những hướng dẫn dưới đây của Hội Tim Hoa Kỳ (AHA) sẽ giúp bạn tránh được cả bệnh tim và ung thư, hai sát thủ hàng đầu trong cuộc sống hiện đại.

Đi bộ - vũ khí hữu hiệu chống lại cả bệnh tim và ung thư
 Đi bộ - vũ khí hữu hiệu chống lại cả bệnh tim và ung thư
 
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Circulation đã cho thấy thực hiện được ít nhất 6 trong số 7 hướng dẫn này cũng giúp bạn giảm 51% nguy cơ bị ung thư:

1. Tập thể dục đều đặn: AHA khuyên nên dành ít nhất 150 phút để tập thể dục với cường độ vừa phải, hoặc 75 phút tập với cường độ nặng mỗi tuần.

2. Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Bạn cần ngủ 8 - 9 giờ mỗi tối. Theo một nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Colorado (Hoa Kỳ), những người chỉ ngủ 5 giờ mỗi tối tăng gần 1kg trong 5 ngày. Nhưng khi tăng thời gian ngủ lên 9 giờ thì họ ăn ít calo hơn và không bị tăng cân.

3. Đảm bảo chế độ ăn lành mạnh: Bạn có thể bắt đầu bằng việc đi chợ một cách thông thái hơn. Hãy chú trọng đến những thực phẩm có thể giảm béo, tăng cường khối cơ và nâng cao sức khỏe.

4. Kiểm soát cholesterol: Nghiên cứu trên tạp chí Journal of the American Dietetic Association cho thấy một vốc hạnh nhân cũng đủ để không chỉ làm giảm cholesterol mà còn cung cấp đủ lượng vitamin E.

5. Hạ huyết áp: Hãy đi dạo vào bữa trưa. Theo nghiên cứu trên tờ Hypertension, những người có tiền sử gia đình bị cao huyết áp giảm được 34% nguy cơ phát triển bệnh nếu họ làm đúng theo khuyến nghị của AHA là đi bộ nhanh ít nhất 150 phút mỗi tuần.

6. Giảm đường máu: Cứ 2 đến 3 giờ một lần bạn nên nhấm nháp chút gì đó. Ăn vặt chút ít như vậy sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết, vốn có thể khiến bạn dễ “cuồng” đồ ngọt.

7. Nói không với thuốc lá: Để bỏ thuốc lá, cần huy động các endorphin. Nghiên cứu trên tờ Addiction thấy rằng những người tập thể dục khi thèm thuốc sẽ dễ khắc phục được cảm giác đói thuốc hơn.

Anh Khôi
Theo MSN

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Quan hệ tình dục bình thường mà chưa có thai

Quan hệ tình dục bình thường mà chưa có thai

Em và chồng sinh hoạt bình thường mấy tháng nay nhưng vẫn chưa thấy có thai.  Xin bác sĩ tư vấn nguyên nhân gây vô sinh ở nữ và cách chữa trị. Có khi nào em hay chồng bị bệnh không? (Phượng)
vo-sinh-jpg_1367136128[1482088941].jpg
Ảnh minh họa.
Trả lời:
"Em và chồng sinh hoạt bình thường mấy tháng nay nhưng vẫn chưa thấy có thai", em hãy bình tĩnh vì hai vợ chồng sống với nhau sau một năm vẫn chưa có thai mới nghĩ đến vô sinh. Ở đời bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra. Có thể cả 2 vợ chồng không ai bệnh vô sinh, hoặc vợ hay chồng bệnh, hoặc cả hai cùng bệnh.
Trường hợp của vợ chồng em chưa gọi là vô sinh và cũng không kết luận ai bệnh hết. Ngoài ra, việc lo lắng căng thẳng cũng làm giảm khả năng có thai đấy. Vì thế em đừng suy nghĩ nhiều, cứ thoải mái chờ đợi, nếu sau một năm chưa có kết quả, em bắt đầu đi khám cũng không muộn.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng vô sinh thì nhiều, thậm chí không có nguyên nhân gì. Ở đây, tôi chỉ nói đến một số nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp ở nữ giới, bao gồm:
1. Do vòi trứng không hoạt động đúng chức năng, ngăn cản việc thụ thai và mang thai. Phổ biến nhất là vấn đề nghẽn vòi vì nhiễm trùng tạo sẹo.
2. Bệnh lạc nội mạc tử cung: Do sự di chuyển của nội mạc tử cung đến một nơi khác ngoài buồng tử cung. Ở đó, nội mạc tử cung tiếp tục chịu ảnh hưởng của nội tiết tố sinh dục, phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh nguyệt. Bệnh thường tiến triển âm thầm, có thể trong nhiều năm, gây hậu quả tai hại, nhất là vô sinh.
3. Các vấn đề về cổ tử cung như nhiễm trùng mãn tính, khối u hoặc vết sẹo ở cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng không đi qua được. Ngoài ra, nếu cấu trúc của cổ tử cung bị dị dạng hoặc bịt kín (thường là do bẩm sinh, bệnh hoặc do điều trị bằng một cách nào đó) cũng có thể gây ra vô sinh.
4. Các vấn đề về tử cung: giống như cổ tử cung, vô sinh có thể xảy ra do cấu trúc của tử cung gặp vấn đề và những khối u, mô sẹo và các kết dính của lần phẫu thuật trước. Những trở ngại này ngăn không thể thụ tinh, hoặc trứng thụ tinh rồi, nhưng không làm tổ được ở tử cung thiếu chỗ, do u xơ tử cung hoặc bất thường của niêm mạc tử cung (ví dụ do nạo hút thai nhiều lần).
5. Các vấn đề về nội tiết tố
- Vấn đề rụng trứng: Buồng trứng hoạt động bất thường, không phóng noãn, thậm chí rụng trứng không đều cũng khiến cho phụ nữ không thể có thai. Ví dụ, bệnh nội tiết (u sinh prolactin của tuyến yên) gây vô kinh.
- Các vấn đề về nội tiết tố khác: Mặc dù có trứng để thụ tinh, nhưng do rối loạn nội tiết mà các nội tiết tố trong cơ thể phái nữ không thể cung cấp môi trường thích hợp cho trứng sống sót và trưởng thành.
6. Hội chứng Turner: Đây là tình trạng di truyền phổ biến nhất liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính. Những phụ nữ mắc hội chứng Turner khi sinh ra đã không có buồng trứng, dẫn đến việc vô sinh.
Nguyên nhân gián tiếp: Một số bệnh nội tiết như basedow, bệnh ở tuyến yên…
Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều trường hợp vô sinh ở cả nam lẫn nữ, nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân. Hầu hết các nguyên nhân trên đều có thể điều trị được bằng phẫu thuật, hay liệu pháp nội tiết tố.

Khi nào nên tẩy giun cho trẻ?

Khi nào nên tẩy giun cho trẻ?

Trẻ em thường hiếu động hay bò chơi lê la trên sàn nhà rồi lại mút tay, có khi trẻ đánh rơi thức ăn xuống đất rồi lại nhặt lên ăn, vì thế trẻ rất dễ bị nhiễm các loại giun như giun đũa, giun tóc, giun kim.
Ở các vùng nông thôn, nhất là những vùng có trồng rau màu, lại dùng phân tươi để bón rau, cây trồng là điều kiện thuận lợi để trẻ có thể nhiễm cả giun móc, do ấu trùng xuyên qua da xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Khi bị nhiễm giun, ngoài việc giun cư trú và chiếm các chất dinh dưỡng của cơ thể, giun còn gây nhiều triệu chứng phiền toái cho trẻ. Khi Nhiễm giun, trẻ thường  bị rối loạn tiêu hóa, làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, mặt khác, lại còn phải chia bớt phần thức ăn cho những vị khách không mời này nên các bé sẽ chậm lớn, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém vì thế dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khác. Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột hay ở các bé gái khi giun kim cái ra hậu môn đẻ trứng có thể bò sang bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm. Những trường hợp nhiễm giun móc trẻ có thể bị thiếu máu nặng vì mất máu mãn tính do tổn thương niêm mạc ruột làm chảy máu kéo dài, vì thế trẻ  nhiễm giun  thường biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng và chậm phát triển, thiếu máu…
Vậy khi nào có thể tẩy giun cho trẻ và nên uống loại thuốc nào?
Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên  mới nên tẩy giun, tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn, 1 tuổi cũng có thể tẩy giun được nhưng phải chọn loại thuốc thích hợp. Sau đây là một số loại thuốc giun thường dùng để tẩy giun cho trẻ:
Albendazol: ức chế sự thu nhận glucose ở ấu trùng và giun trường thành, làm giảm dự trữ glycogen, giảm năng lưỡng nên giun bất động rồi chết. Thuốc có tác dụng trên nhiều loại giun: đũa, móc, tóc, lươn, kim. Liều dùng một lần duy nhất cho trẻ  từ 2 tuổi dùng 400mg.( 1V)Còn với giun móc thì uống albendazol viên 400mg mỗi ngày 1 viên  và uống trong 3 ngày liên tiếp.
• Mebendazol: cũng làm cho giun bị cạn kiệt glycogen dự trữ, ngoài ra còn ức chế sự sinh sản của giun. Chỉ dùng thuốc này cho trẻ trên 2 tuổi. Để tẩy giun kim, cho trẻ uống 100mg, sau 2 đến 4 tuần nhắc lại một lần nữa; còn để tẩy một hay nhiều loại giun: móc, tóc, kim: dùng liều duy nhất 400mg.
• Pyratel: Có  biệt dược là  hemilltox hàm lượng 125mg và 250mg:   tác dụng bằng cách phong bế thần kinh – cơ của giun, khiến chúng bị tê liệt và nhu động ruột sẽ đẩy giun ra ngoài. Pyrantel tác động lên cả dạng chưa trưởng thành nhưng không có tác dụnng trên dạng ấu trùng. Thuốc này có thể dùng để tẩy giun kim, giun đũa, giun móc cho trẻ từ 1  tuổi trở lên với liều  10mg/kg cân nặng. Nếu trẻ nhiễm giun kim nhiều có thể nhắc lại sau 1 tuần cũng với liều lượng như trên
Các loại thuốc trên được bào chế dưới dạng viên nén, thơm, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống hay dạng hỗn dịch, tùy theo lứa tuổi của bé để lựa chọn dạng thuốc cho thích hợp. Có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất . Hiện nay, ở trường mầm non, các bé cũng được cho uống thuốc một lần trong năm, thường vào đầu năm học, các bậc phụ huynh nên lưu ý cho bé uống nhắc lại sau 6 tháng.
Để tránh tình trạng nhiễm giun cho bé các bà mẹ nên phòng ngừa nhiễm giun là tốt nhất:
• Tập cho bé thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Bản thân người lớn cũng phải chú ý việc này, nhất là trước khi chuẩn bị đồ ăn và cho bé ăn.
                    Hàng ngày nên tập thói quen rửa tay thường xuyên cho bé 
• Vệ sinh ăn uống: nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã nấu chín, các loại trái cây nên gọt vỏ sau khi rửa.
• Vệ sinh thân thể: thường xuyên cắt móng tay cho bé, rửa hậu môn bằng xà phòng tắm sau mỗi lần bé đi đại tiện, không cho bé đi đại tiện bừa bãi, không để bé ở truồng hay mặc quần thủng đít.
• Ở nông thôn, cần bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước. Không để bé bò lê la, nghịch đất cát.
• Định kỳ 6 tháng cho bé uống thuốc tẩy giun một lần . Nếu trong nhà có một thành viên bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun cho cả nhà.
Ths. BS Lê Thị Hải