Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Mang thai lần đầu thai lưu tuần thứ 6

Mang thai lần đầu thai lưu tuần thứ 6 không rõ nguyên nhân
Hỏi
Xin chào bác sĩ!
Khi đi kiểm tra sức khoẻ ngày 20/11/2010 thì bác sĩ cho biết em có thai và hẹn tái khám sau 1 tuần. Tuần sau đi kiểm tra lại bác sĩ nói thai được 4 tuần 5 ngày. Bác sĩ cho em toa thuốc dưỡng thai và hẹn 2 tuần tái khám. Gần đến ngày tái lúc đi làm về em thấy có ra ít huyết màu đen nhưng không đau bụng, đến ngày tái khám thì bác sĩ nói thai không phát triển bờ không đều bác sĩ cho uống thuốc và hẹn lại 1 tuần và yêu cầu em nghỉ ngơi nhiều không vận động mạnh. Sức khoẻ của em vốn cũng yếu em nghỉ làm ở nhà 1 tuần và mỗi ngày em thấy ra huyết nhiều hơn nhưng vẫn không đau bụng. Đến ngày tái khám bác sĩ nói thai bị lưu 6 tuần và cho em nhập viện để lấy thai ra. Bác sĩ dùng biện pháp đặt thuốc nằm viện 3 ngày bác sĩ siêu âm lại và cho em xuất viện. Em buồn nhiều lắm nhiều lần em hỏi bác sĩ nhưng đều không rõ nguyên nhân! Trước khi biết mình có thai em có đi xét nghiệm máu.em không biết kết quả xét nghiệm có vấn đề gì không? Có phải đó là nguyên nhân em bị sẩy thai không? Em rất muốn có em bé. Khi nào thì em có thể mang thai lại, em cần phải làm những kiểm tra nào và cần làm gì để em bé phát triển bình thường? Em đang rất hoang mang và lo lắng! Mong sớm nhận được câu trả lời của bác sĩ. Em xin cám ơn!
XÉT NGHIỆM MÁU                                    Ngày 29 tháng 10 năm 2010

Huyết Học
Huyết đồ             Kết quả                      CSBT                  Đơn vị

  WBC                       4.8                          (4 - 10)                  10^9/l
   Neu                         58.9                      (40 - 74)                     %
  Lym                         33.0                       (25 - 45)                      %
  Mono                       4.0                        (3 - 9)                           %
   Eos                         2.0                         (0 - 7)                           %
  Baso                       0.5                          (0 - 1.5)                        %
 RBC                       4.68                       (3.9 - 5.4)                 10^12/l
  Hb                                         12.2        (12.5 - 14.5)                g/dl
  Hct                        37.1                          (35 - 47)                    
MCV                                      79.3          (83 - 92)                     fl
MCH                                      26.1         (27 - 32)                      pg
MCHC                     32.9                     (31 - 36)                       g/dl
RDW                     13.6                         (11.0 - 15.7)                 %PLT                       192                           (150 - 400)                 10^9/l

  
Nhóm máu          
                        GS                                           “O”
                        Rh                                              +
Miễn Dịch

       HBsAG (Elisa)        Âm tính                                   (DO/CO <1)
       HIV (Elisa)              Âm tính                                   (DO/CO <1)
CMV IgM                Âm tính 0.24                           (<0.500)      Index  
CMV IgG                Dương tính 43.6                    (<15)           AU/ml
Rubella-IgM           Âm tính 0.30                           (<0.800)       InDex
Rubella-IgG            Âm tính 3.38                            (<10)
Toxo-IgM               Âm tính 0.25                           (<1)              InDex
Toxo-IgG               Âm tính 1.19                           (<3)                IU/ml
         
Sinh Hóa

          Glycemia                    4.73                   (3.9 - 6.1)        mmol/l
             Urea                        2.63                   (2.5 - 7.5)       mmol/l    
Creatinine/Serum               68.3                      (44 -120)         umol/l                               
         Cholesterol                       2.98                (3.9 - 5.2)      mmol/l                              
        Triglycerides                1.17                  (0.46 - 1.88)       mmol/l                                                               
             HDL-C                     3.92                   (>0.9)          mmol/l                            
             LDL-C                      1.47                   (<3.9)            mmol/l
                                                   
       AST(SGOT)                   24.3                   (5 - 40)               UI/L                           
       ALT(SGPT)                   14.67                  (0 - 40)               UI/
                           
            
Trả lời
Chào bạn,
Trước hết xin chia buồn cùng bạn với lần sẩy thai lưu vừa qua. Trường hợp của em là thai lưu 6 tuần. Với tuổi thai sớm như thế nguyên nhân thường gặp là rối loạn nhiễm sắc thể, nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, thiểu năng hoàng thể thai kỳ, bệnh lý về nội tiết,… Và có đến 25% thai lưu sớm không rõ nguyên nhân.
Các xét nghiệm trên: 
  MCV        79.3          (83-92)             fl
  MCH        26.1        (27-32)               pg
đã có chứng tỏ em có hồng cầu nhỏ và nhược sắc. Nên xét nghiệm huyết đồ chồng để tầm soát bệnh Thalassemia cho thai nhi nếu kết quả MCV và MCH của chồng cũng thấp.
Tất cả các xét nghiệm trên chưa thấy yếu nào có thể gây sẩy thai lưu sớm.
Để chuẩn bị cho việc mang thai em cần phải có sức khỏe tốt. Do đó, em nên khám sức khỏe tổng quát, khám phụ khoa và tiêm ngừa một số bệnh cần thiết như rubella, sởi quai bị, thủy đậu, viêm gan B. Nên dùng acid folic mỗi ngày từ hôm nay cho đến suốt thai kỳ. Thời gian em có thể mang thai lại là sau khi tiêm ngừa đầy đủ tối thiểu 1 tháng. Mong rằng thai kỳ lần sau của em được tốt đẹp. Thân ái.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh -  Bệnh viện Từ Dũ

Thai lưu 6 tuần

Thai lưu 6 tuần
Hỏi
Chào bác sĩ. em mới đi tái khám ở bệnh viện về ( bác sĩ hẹn tái khám 3 tuần nhưng sau khi khám lần đầu ở bệnh viện về được 4 ngày vợ em có ra máu màu nâu càng cách 1 ngày ra 1 lần từ lúc khám lần đầu thì 10 ngày sau vợ em khám lại), sau khi siêu âm đầu dò không thấy tim thai và không thấy yolksac bác sĩ kết luận thai được 6 tuần nghi thai lưu, bác sĩ kêu vợ em qua bên phòng cạnh cấp cứu để được uống thuốc lấy thai nếu không thì đợi 1 tuần tái khám. Bác sĩ cho em hỏi như vậy vợ em bị thai lưu đúng không ạ. Em rất muốn tìm nguyên nhân vì sao thai bị lưu. Nếu vậy thì để lần có thai tiếp theo bây giờ 2 vợ chồng em phải làm những xét nghiệm nào để tránh bị thai lưu, vợ chồng em phải khám bên khoa nào để làm các xét nghiệm cần thiết, vợ em cần khám phụ khoa trước khi có thai không vì vợ em nói mỗi lần chuẩn bị có kinh là có vài giọt máu màu nâu và sau khi có kinh xong là tự hết.
Trả lời
Chào em, Thai ngưng tiến triển (lưu) dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong trường hợp của vợ em, thai còn nhỏ, dựa vào 2 lần khám liên tiếp cách 10 ngày không thấy thai phát triển, kèm theo dấu hiệu ra máu nâu. Khả năng thai lưu là cao.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng thai lưu: rối loạn nhiễm sắc thể, suy chức năng hoàng thể thai kỳ, bệnh tự miễn, … Và hơn 25% trường hợp thai lưu không rõ nguyên nhân.
Để chuẩn bị cho lần mang thai sau, cả hai vợ chồng nên khám tổng quát.  Vợ nên khám phụ khoa và cả hai vợ chồng khám tiền mang thai tại các BV có chuyên khoa sản em nhé.
Thân mến,
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Không nên cổ phần hóa bệnh viện

Tự trị, chất lượng và y đức thay vì cổ phần hóa bệnh viện công

Ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM


TTCT - Vấn đề cổ phần hóa bệnh viện công đang được xã hội quan tâm, vì y tế là dịch vụ an sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến người dân.


Xã hội hóa y tế, nâng cao chất lượng và phát triển y tế là ba biện luận cho định hướng cổ phần hóa.


Nhưng cổ phần hóa chỉ là một giải pháp cấp thời, cần phải nâng cao đầu tư của Nhà nước cho ngành y tế và trao quyền tự trị cho bệnh viện mới là giải pháp lâu dài.


Trong thực tế, hệ thống y tế công và tư ở nước ta, nhất là ở phía Nam, đã song song tồn tại từ hơn một thập niên qua. Gần đây, hệ thống y tế tư, kể cả các bệnh viện nhỏ và trung bình, phát triển rất nhanh. Đó là một dấu hiệu đáng mừng cho nền y tế nước nhà, phản ánh một phần tốc độ phát triển kinh tế nói chung. Người dân càng ngày càng quan tâm đến sức khỏe, và nhìn qua lăng kính kinh tế, nhu cầu sức khỏe tạo ra một thị trường y tế rất lớn cho những nhà đầu tư.


Sự phát triển của hệ thống y tế tư nhân, do đó, có thể xem là một tiến trình tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Nhưng biến bệnh viện công thành bệnh viện tư qua hình thức cổ phần hóa có lẽ là một định hướng táo bạo, rất ít thấy ở các nước trong vùng hay ngay tại các nước có nền kinh tế thị trường lâu đời như Mỹ hay Úc. Theo tôi, những lý do đưa ra để cổ phần hóa bệnh viện công có vẻ thiếu tính thuyết phục. Ở đây, tôi muốn bàn qua vài lý do đó.


Xã hội hóa y tế


Định hướng này được đưa ra nhiều lần làm cơ sở cho lập luận cổ phần hóa bệnh viện. Đây là một định hướng đúng, nhưng biến bệnh viện công thành bệnh viện tư thì khó mà cho rằng đó là “xã hội hóa” y tế được, bởi vì thực chất chỉ là thay đổi tên nhưng vẫn với một êkip cũ (hay gần cũ).
Có lẽ vấn đề là tự trị, chứ không phải cổ phần hóa.


Ở Úc, phần lớn bệnh viện tư lớn do các tổ chức tôn giáo và từ thiện quản lý với định hướng bất vụ lợi. Các bệnh viện tư tồn tại song song và đóng vai trò tương trợ với các bệnh viện công. Chẳng hạn như hệ thống Bệnh viện St Vincent's ở Sydney (nơi người viết bài này cộng tác) có hai bệnh viện công và tư.


Bệnh viện St Vincent's công được xây dựng hơn 100 năm do Bộ Y tế quản lý về mặt chính sách nhưng được điều hành trực tiếp bởi một hội đồng quản trị. Bệnh viện St Vincent's tư do một hội đồng quản trị độc lập khác điều hành, nhưng vẫn hợp tác chặt chẽ với bệnh viện công. Một số lớn giáo sư, bác sĩ và chuyên gia của bệnh viện công cũng làm việc cho bệnh viện tư qua hình thức hợp đồng. Mô hình này đã hoạt động hữu hiệu suốt hơn hai thập niên qua.


Sự thành công của mô hình này một phần là do nhà nước chỉ đóng vai trò chỉ đạo, chứ không can thiệp vào việc điều hành bệnh viện. Hội đồng quản trị bệnh viện hoàn toàn có quyền tự trị trong các lĩnh vực như quản lý tài chính (tự do chi tiêu theo ngân sách, định các thang bậc lương bổng cho nhân viên, chuyển ngân sách giữa các khoa trong bệnh viện và mua bán bất động sản); quản lý nhân sự (như đặt ra điều kiện và lương bổng, phần thưởng, kỷ luật và trách nhiệm cho nhân viên, quyền mướn hay sa thải nhân viên); và phát triển dịch vụ, sản phẩm, như cung cấp hay ngưng cung cấp các dịch vụ làm tổn hao đến ngân sách.


Trong mô hình công - tư song song, bệnh viện công vẫn đóng vai trò chủ đạo vì có tài nguyên khá hơn, kể cả các thiết bị y khoa, để có thể cung ứng cho các bệnh nghiêm trọng so với bệnh viện tư. Chẳng hạn như đối với các ca giải phẫu lớn, bệnh nhân từ bệnh viện tư vẫn phải được chuyển sang bệnh viện công để tiến hành phẫu thuật. Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học và sinh viên y khoa chỉ được thực hiện hay thực tập ở bệnh viện công, chứ không phải ở bệnh viện tư.


Chất lượng


Có ý kiến cho rằng cổ phần hóa để nâng cao chất lượng y tế. Nhưng ý kiến này dựa vào giả định rằng chất lượng y tế ở các bệnh viện tư cao hơn các bệnh viện công. Có thể giả định này đúng, nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có những bằng chứng nghiên cứu cụ thể để chứng minh điều đó. Và, chúng ta không thể quản lý vấn đề nếu không “đo” được vấn đề qua nghiên cứu.
Cần phải định nghĩa “chất lượng” trong bối cảnh bệnh viện là gì. Theo giới nghiên cứu y tế, chất lượng bệnh viện bao gồm thực phẩm cho bệnh nhân; môi trường bệnh viện (bàn ghế, tủ, giường, sạch sẽ, ánh sáng); dịch vụ chuyên môn (y khoa, điều dưỡng, thiết bị); tiện nghi phòng (riêng tư, giờ thăm bệnh, tiện nghi); phục vụ cá nhân (riêng biệt, thông tin, chú ý đến nhu cầu cá nhân); và sự đáp ứng của hệ thống cấp cứu khi có sự cố. Các khía cạnh này có thể phát triển thành những “chỉ tiêu” cụ thể để đo lường chất lượng bệnh viện. Ngoài những chỉ tiêu định tính, còn có một chỉ tiêu quan trọng nhất: đó là tỉ lệ tử vong trong vòng 30 ngày hay sau khi xuất viện 30 ngày.


Nghiên cứu từ Thái Lan và các nước Nam Mỹ cho thấy nói chung, về mặt thực phẩm, tiện nghi và môi trường bệnh viện, bệnh viện tư có chất lượng cao hơn bệnh viện công; nhưng về các khía cạnh lâm sàng như điều trị, khả năng chuyên môn, thời gian chăm sóc, thậm chí ngay cả thái độ bác sĩ và điều dưỡng, các bệnh viện công và bệnh viện tư không vị lợi (non-profit private hospitals) có chất lượng vượt xa các bệnh viện tư vị lợi (for profit private hospitals).


Một nghiên cứu qui mô khác ở Mỹ trên 16,9 triệu bệnh nhân nhập viện từ năm 1984-1993 cho thấy bệnh nhân từ các bệnh viện công và bệnh viện tư không vị lợi có số ngày nằm viện lâu hơn và tỉ lệ tử vong thấp hơn các bệnh viện tư vị lợi.


Nếu kinh nghiệm từ nước ngoài là những bài học, rất khó mà nói rằng cổ phần hóa bệnh viện công có thể nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân. Thật ra, phần lớn những chỉ trích và phàn nàn về “chất lượng” phục vụ các bệnh viện công hiện nay là thái độ của bác sĩ và điều dưỡng, tức là những vấn đề thuộc về y đức, chứ không hẳn thuộc về chất lượng.


Phát triển cơ sở vật chất


Có ý kiến cho rằng phải cổ phần hóa để thúc đẩy phát triển cơ sở vật chất cho ngành y tế. Điều này cũng không có gì sai, nhưng chúng ta cần phải xem qua đầu tư cho y tế của Nhà nước trong thập niên qua để nhìn ra vấn đề.


Hiện nay, chi tiêu của Nhà nước cho y tế chỉ chiếm 6,1% tổng chi tiêu của Nhà nước. Tỉ lệ này là thấp nhất so với các nước láng giềng như Campuchia (16%), Lào (khoảng 7%), Malaysia (6,5%), Trung Quốc (10%) và Nhật (16,4%). Đầu tư của Nhà nước cho y tế còn quá khiêm tốn. Thật vậy, trong tổng chi tiêu cho y tế của cả nước, Nhà nước chỉ đóng góp khoảng 28%, phần còn lại (72%) là từ dân hay tư nhân.


Theo số liệu của Bộ Y tế, tổng số giường bệnh trong năm 1997 khoảng 198.000, nhưng đến năm 2005, con số này giảm xuống còn 197.000. Trong cùng thời gian cả nước, tổng số cơ sở y tế giảm từ 13.269 vào năm 1997 xuống còn 13.243 vào năm 2005. Vì gia tăng dân số, cho nên số giường bệnh tính trên 10.000 dân số giảm từ 26,6 năm 1997 xuống còn 23,7 năm 2005. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy tất cả bệnh viện đều quá tải. Nhiều bệnh viện, hai thậm chí ba bệnh nhân phải nằm cùng một giường!


Nhìn qua các con số thống kê này, vấn đề chính có lẽ không phải cổ phần hóa bệnh viện, mà là tăng đầu tư của Nhà nước cho ngành y tế. Bệnh viện và các công trình phúc lợi xã hội (như trường học và đại học) là hiện thân, là thể hiện sự quan tâm của một chính phủ đến sự an sinh của người dân. Nhà nước cần phải tăng đầu tư cho ngành y tế, và qua đó tạo điều kiện sao cho người nghèo có thể được điều trị như mọi thành phần khác trong xã hội, và từng bước nâng cao công bằng xã hội.


Mục tiêu tối hậu của bất cứ hệ thống y tế nào là nâng cao sức khỏe người dân. Dù là bệnh viện công hay tư, mục tiêu đó vẫn là kim chỉ nam để hoạch định chính sách. Ở nước ta, mặc dù hệ thống y tế đã đạt được những thành tựu lớn (như giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh, nâng cao tuổi thọ người dân, thành công xóa bỏ hay gần xóa bỏ một số bệnh truyền nhiễm...) nhưng ở bình diện vi mô, vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. Năm 1996, 34 triệu người không có khả năng mua bảo hiểm y tế hay thanh toán bệnh viện phí.


Khoảng một phần ba người dân có thu nhập thấp không có khả năng tài chính để theo đuổi điều trị tại các bệnh viện. Trong thực tế, những ai làm việc trong các bệnh viện ở các tỉnh đều biết rằng có một số không nhỏ bệnh nhân trốn viện (trong tình trạng sức khỏe chưa ổn định) chỉ vì không có khả năng thanh toán viện phí. Đối với những bệnh nhân này, việc cổ phần hóa bệnh viện công có lẽ sẽ chẳng đem lại lợi ích gì cho họ, và do đó khó mà đáp ứng mục tiêu tối hậu của y tế.


Nói tóm lại, để đạt được mục tiêu tối hậu (và cũng là lý tưởng) của ngành y tế, cổ phần hóa bệnh viện công chỉ là một giải pháp tạm thời mà lợi ích khó thấy trước được; giải pháp lâu dài hơn, theo tôi, là Nhà nước nên từng bước tăng cường đầu tư cho ngành y tế sao cho tương đương với các nước trong vùng, kể cả chương trình bảo hiểm y tế cộng đồng, trao quyền tự trị cho các bệnh viện công và giáo dục y đức.

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Có chồng nhưng vẫn cứ hay Thủ dâm

Thủ dâm quá đà sẽ gây nên một số tác hại như suy giảm trí nhớ, trống ngực, gây ảnh hưởng đến sức khỏe đường sinh dục.

Ảnh minh họa
Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi rất xấu hổ khi phải chia sẻ điều này, tôi đã kết hôn, trong chuyện vợ chồng tôi cảm thấy rất thỏa mãn và hạnh phúc nhưng đôi khi chồng tôi đi vắng tôi vẫn thường thủ dâm một mình và tôi cũng thấy thỏa mãn.

Vậy xin hỏi chuyện “tự sướng” của tôi có gây hại cho sức khỏe và bất bình thường với người đã có gia đình như tôi không?

Hoàng Minh (Hải Phòng)

Trả lời: 

Chuyện thủ dâm không phải là xấu và trong thực tế nó cũng khá phổ biến với những người chưa kết hôn và cả những người đã kết hôn rồi, thậm chí là có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Vậy nên bạn không nên lo lắng hoặc xấu hổ về điều này.

Theo thống kê của các chuyên gia tình dục thì trên thực tế có 94% nam giới và 89% nữ giới vẫn thường xuyên thủ dâm. Theo kết quả điều tra khác từ trang web AdamaEve.com thì có khoảng 27% người dân Mỹ thường thủ dâm 1 – 2 lần mỗi tuần.

Nhiều hơn 50% nữ giới trong độ tuổi từ 18 – 49 thú nhận đã thủ dâm trong vòng 90 ngày, tần suất thủ dâm cao nhất của họ ở vào độ tuổi từ 25 – 29 và giảm dần theo tuổi tác.

Thủ dâm có chừng mực không những không gây hại mà còn mang đến những điểm cộng cho sức khỏe.

Một số lợi ích điển hình của thủ dâm là chống ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Kết quả này đã được nghiên cứu bởi các chuyên gia người Úc cho rằng nam giới xuất tinh nhiều hơn 5 lần mỗi tuần sẽ giảm được 1/3 nguy cơ mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt.

Lý giải cho điều này là bởi khi bạn thủ dâm, việc xuất tinh sẽ tống khứ những độc tố là mầm bệnh ứ đọng lâu ngày trong niệu đạo một trong những thủ phạm chính gây ung thư tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, thủ dâm còn có vai trò cải thiện tâm trạng, giải tỏa tâm lý là biện pháp để bạn chung thủy với bạn tình, cải thiện kỹ năng và khả năng chăn gối.

Mặc dù vậy thủ dâm quá đà sẽ gây nên một số tác hại như suy giảm trí nhớ, trống ngực, gây ảnh hưởng đến sức khỏe đường sinh dục.

Mọi chuyện sẽ không có gì là bất thường nếu sau khi thủ dâm bạn không cảm thấy mệt mỏi, suy giảm sức khỏe tình dục hay chi phối đến chuyện chăn gối của vợ chồng bạn.

NHỮNG LƯU Ý KHI MANG THAI

NHỮNG LƯU Ý KHI MANG THAI

  •  Ăn uống: ăn đồ chín, không ăn tái, không ăn các lọai mắm sống, không hải sản sống để tránh nhiễm Toxoplasmose gây dị dạng thai nhi. Thức ăn sạch, rửa tay trước khi ăn. Thức ăn phải bao gồm: Đạm (thịt, cá, đậu, sữa, pho-mat), Calcium,Vitamin Avà D (trái cây, ngũ cốc), vitamin B từ ngũ cốc, bánh mì, mì, Vitamin C từ  trái cây như cam, nho.  Chất xơ như rau xanh (salads), trái cây để giúp giảm táo bón. Hạn chế đường và mỡ. Không dùng thuốc lá, bia rượu. Hạn chế cà phê.
  •   Vấn đề tăng cân: trung bình 10-12kg
  • o   Tăng cân ít có nhiều nguy cơ em bé nhỏ hơn bình thường hoặc suy dinh dưỡng.
  • o   Tăng cân nhiều ảnh hưởng đến cột sống của bạn, mặc khác có khả năng cao huyết áp hoặc đái tháo đường, tăng cân quá mức có thể kéo dài sau khi sanh.
  •   Làm việc: nói chung bạn có thể làm việc cho đến cuối thai kì nếu bạn có thể. Các công việc cần tránh như tiếp xúc hóa chất hoặc công việc nặng nhọc.
  •   Tránh căng thẳng, stress. Căng thẳng kéo dài gây rối lọan giấc ngủ, viêm loét dạ dày, cao huyết áp, ảnh hưởng tim mạch, giảm đề kháng, sốc. Bé có nguy cơ bị sẩy thai, sanh non, nhẹ cân. Nên thư giãn, suy nghĩ tích cực, chăm sóc bản thân.
  •  Thể dục: có thể đi bộ hoặc tập các động tác thông thường nếu bạn không có các nguy cơ cao (sanh non, các bệnh lí tim mạch, hô hấp, tuyến giáp, thiếu máu, chảy máu âm đạo, nhau tiền đạo, ngôi bất thường), không để nhịp tim quá 140lần/ phút, không gắng sức, không nhấc vật nặng.
  •  Mặc đồ rộng rãi, thóang mát, không chật phần bụng. Giày thấp, không chật, áo lót vừa vặn.
  •   Nên tránh quan hệ tình dục trong những tuần đầu và tháng cuối thai kì hoặc khi có chảy máu âm đạo hoặc đau bụng…
  •   Trước 34 tuần, nói chung không có vấn đề gì khi bạn đi máy bay, tàu lửa, taxi nếu bạn không có yếu tố nguy cơ cao. Nên hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi bạn đi xa. Sau 34 tuần, chúng tôi không muốn bạn đi xa.
  •   Chăm sóc răng rất quan trọng trong thai kì, nên kiểm tra răng thường xuyên và báo cho bác sĩ nha khoa biết bạn đang có thai. Lợi của bạn có thể sưng nhẹ và dễ chảy máu khi đánh răng. Nên giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng, cạo lưỡi, súc miệng sau khi ăn.
  •   Không nên tắm hơi, xông khi bạn có thai vì nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nhất là trong những tháng đầu.
  •   Việc nhuộm tóc và uốn tóc không có bằng chứng bảo đảm an tòan. Mặc khác sự thay đổi hormon trong thai kì và tốc độ dài của tóc thay đổi do đó ảnh hưởng đến màu của tóc.
  •   Nên tránh chụp X quang nếu được, nên thông báo cho bác sĩ biết là bạn đang có thai.

Đây chỉ là các thông tin cơ bản khi bạn đang có thai. Bé khỏe mạnh và làm mẹ an toàn là mục tiêu của Bệnh viện Phụ sản MêKông. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp các bạn sẵn sàng hơn. Đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi hoặc đến khám bất cứ khi nào bạn có vấn đề hoặc thắc mắc gì.

VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH

VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH

VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH
  Vàng da là hiện tượng da và tròng trắng mắt chuyển màu vàng do tẩm nhuận chất bilirubin, là một triệu chứng cho biết bilirubin trong máu cao. Tăng bilirubin máu nghiêm trọng có thể gây độc cho hệ thần kinh của trẻ sơ sinh, gây tổn thương não trẻ nếu không điều trị kịp thời.
  Trẻ sơ sinh xuất hiện vàng da khi lượng bilirubin trong máu tăng cao >7mg%, có thể gặp ở trẻ sinh non (gần 80%), ở trẻ đủ tháng (khoảng 25 % - 50%). Vàng da thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là trong 2 tuần đầu tiên.
  Vàng da sơ sinh (VDSS) có thể là sinh lý nhưng cũng có thể do một số bệnh lý gây ra.
                                     
Chăm sóc bé tại Khoa Sơ sinh-Bệnh viện Phụ sản MêKông               
SINH BỆNH HỌC VÀNG DA
  Ở trẻ sơ sinh các tế bào hồng cầu luôn được tạo mới và phá hủy, nhưng sự phá hủy diễn ra nhiều hơn. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng ra hemoglobin, chất này sẽ được chuyển hóa tạo thành bilirubin. Trước khi sinh, bilirubin được đưa ra khỏi cơ thể bé qua đường nhau thai để sang máu mẹ.Sau sinh bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan bé và đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.Tuy nhiên gan ở trẻ sơ sinh làm việc còn yếu nên việc thải bilirubin không hiệu quả gây ra tình trạng tăng bilirubin trong máu làm xuất hiện vàng da.
NGUYÊN NHÂN VÀNG DA
  Có rất nhiều nguyên nhân gây nên vàng da song chủ yếu là: vàng da sinh lý, vàng da do nhiễm khuẩn, vàng da do virus, vàng da tán huyết do bất đồng nhóm máu Rh, vàng da tán huyết do bất đồng nhóm máu ABO, vàng da do các bệnh chuyển hóa, vàng da do tắc mật bẩm sinh….
ĐIỀU TRỊ: Các phương pháp điều trị vàng da sơ sinh:
  -Chiếu đèn: là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.
  -Thay máu: khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do Bilirubin trong máu tăng cao.
  -Tăng tần suất và hiệu quả bú mẹ.
                            
 Bác sĩ thăm khám trong quá trình bé được điều trị vàng da tại Khoa Sơ sinh-BVPS MêKông
THEO DÕI VÀNG DA
  Vàng da sơ sinh thường xuất hiện theo trình tự từ mặt xuống thân mình và tay chân.Vàng da càng xuống thấp thì càng nặng.Vàng da đến bàn tay, bàn chân sẽ đe dọa tổn thương não của bé.Do đó phải đưa trẻ khám bác sĩ chuyên khoa nhi khi vàng da đến đầu gối.
  Cách khám vàng da:
  -Quan sát màu da trẻ hàng ngày ở nơi có đầy đủ ánh sáng.
  -Dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào vùng đầu gối trẻ 3-5 giây rồi buông ra và so sánh màu da đó với màu da tay của người khám.Nếu vùng da gối bé vàng hơn vùng da người khám thì đưa trẻ đi khám ngay.
CHĂM SÓC TRẺ VÀNG DA TẠI NHÀ
  -Cho trẻ tắm nắng sáng 20 phút trước 8 giờ mỗi ngày.
  -Tiếp tục cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu.
  -Theo dõi sát diễn tiến vàng da, tái khám theo hẹn hoặc cho trẻ đi khám bác sĩ sớm khi trẻ có vàng da nhiều hơn, hoặc có biểu hiện của vàng da nặng (ngủ gà, bỏ bú, giảm hay tăng trương lực cơ, khóc thét, sốt, co gồng, co giật…) hoặc ngay khi có gì lạ.
 — với Châu Lê Thị Bảo.
 

BỆNH LÝ SÀN CHẬU NỮ - SÓN TIỂU VÀ SA TỬ CUNG”

Chương trình tư vấn trực tuyến: “BỆNH LÝ SÀN CHẬU NỮ - SÓN TIỂU VÀ SA TỬ CUNG”

Tư vấn trực tuyến Thanh Nien Online 
Nhằm mở rộng trao đổi và cập nhật kiến thức mới về BỆNH LÝ SÀN CHẬU NỮ - SÓN TIỂU VÀ SA TỬ CUNG và điều trị phẫu thuật phục hồi các bệnh lý sàn chậu. Để hiểu thêm về bệnh này vào lúc 14 giờ 30 ngày 13.06.2013, Thanh Niên Online kết hợp với Bệnh vi ện Phụ Sản MêKông tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến: “BỆNH LÝ SÀN CHẬU NỮ - SÓN TIỂU VÀ SA TỬ CUNG”
Khách mời tham gia buổi tư vấn:
• Thạc sĩ, bác sĩ Lê Văn Hiền - Phó Giám Đốc Chuyên môn, Bệnh viện Phụ Sản MêKông
• Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Tâm - Trưởng phòng KHTH, Bệnh viện Phụ Sản MêKông
• Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thắm - Trưởng phòng quản lý chất lượng Bệnh viện Phụ Sản MêKông

DỊ TẬT BÀN CHÂN Ở TRẺ SƠ SINH VÀ VAI TRÒ CỦA VẬT LÝ TRỊ LIỆU

DỊ TẬT BÀN CHÂN Ở TRẺ SƠ SINH VÀ VAI TRÒ CỦA VẬT LÝ TRỊ LIỆU

Đơn vị Vật lý Trị liệu Nhi, thuộc Khoa Sơ sinh, bệnh viện Phụ sản MêKông cung cấp các dịch vụ:
  • - Vật lý trị liệu hô hấp dành cho các trẻ bị ứ đọng đàm nhớt do viêm đường hô hấp, giúp trẻ thông thoáng đường thở hơn.
  • - Vật lý trị liệu điều trị các tật về vận động, vẹo cổ, bàn chân khoèo, trật khớp hông, yếu tay, liệt mặt, chậm phát triển vận động.
  • - Chỉnh sửa dáng đi bằng giày chỉnh hình.
Tại đây chúng tôi đã sớm phát hiện, hỗ trợ và điều trị kịp thời, hiệu quả các dị tật của trẻ bằng phương pháp tập vật lý trị liệu.

Một số thông tin cần biết về dị tật bàn chân ở trẻ sơ sinh:

Clubfoot-300x225.jpgDị tật bàn chân là một trong những dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh. Sau sinh 24-48 giờ, người mẹ cần kiểm tra bàn chân của trẻ, nếu có nghi ngờ có thể dùng bàn chải mềm kích thích vùng bên hông từ gót chân đến ngón chân út để quan sát cử động bàn chân của trẻ, nếu có bất thường hoặc khó xác định thì cần đi khám chuyên khoa.
Các dị tật bàn chân cần được phát hiện và điều trị sớm để đạt được kết quả tốt nhất, trường hợp phát hiện trễ hoặc điều trị không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự phát triển vận động sau này của trẻ.

Nguyên nhân của các dị tật bàn chân thường do tư thế trong tử cung, trong thời kỳ mang thai, bàn chân bị chèn ép trong tử cung do nhiều yếu tố như thai lớn ký, khung chậu của người mẹ hẹp, sinh đôi,… Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới còn cho thấy dị tật này có thể do yếu tố gia đình, tư thế của sản phụ trong thời gian mang thai khi ngồi làm việc hoặc sinh hoạt hằng ngày,…

Các trẻ có dị tật bàn chân đôi khi còn kèm theo các dị tật khác như loạn sản khớp hông, ưỡn khớp gối, vẹo cổ, tay khoèo, cứng đa khớp bẩm sinh…
 


Phân loại các biến dạng bàn chân thường gặp:

1. Bàn chân đụng gót: là biến dạng thường gặp, dễ chữa khỏi và hầu như không tái phát. Là bàn chân gập lưng quá mức, có hoặc không có kèm nghiêng ngoài bàn chân kèm theo gót vẹo ngoài. Khi quan sát có thể dễ dàng nhìn thấy mặt mu bàn chân gần như chạm sát vào mặt trước vùng cẳng chân của trẻ.

Bàn chân
gập lưng
Screen Shot 2013-01-14 at 11.58.43 AM.png
Bàn chân
nghiêng ngoài
 
  2.    Nhóm bàn chân có biến dạng đưa vào trong: gồm
  2.1. Bàn chân trước áp 
         Là bàn chân với phần nửa bàn chân trước áp vào trong, đặc biệt là ngón chân cái. Khi sờ vùng cạnh ngoài thấy gờ xương bàn ngón V (ngón út) nhô cao. 
  



 













 2.2. Bàn chân nghiêng trong                                        2.3. Bàn chân lật trong



2.4. Bàn chân khoèo bẩm sinh: tỷ lệ mắc 1/1000 trẻ sơ sinh và tỷ lệ nam so với nữ là 2:1
Là một tật bẩm sinh của bàn chân bị nhón gót-vẹo trong, bao gồm 4 biến dạng: gập lòng, vẹo trong, áp và biến dạng vòm bàn chân (do bàn chân trước bị quay sấp gây ra).
Th
ường kèm theo co rút gân gót, giới hạn tầm vận động khớp cổ chân và bàn chân.






 
3. Ngón IV bàn chân (ngón áp út) áp và gập lòng:
 
Các phương pháp điều trị:
1.  Vận động trị liệu:
  • - Di động làm mềm các vùng cơ co thắt    
  • - Kéo dãn gân gót
  • - Nắn chỉnh bàn chân bằng tay
  • - Tập mạnh nhóm cơ gập mặt lưng, gập lòng cổ chân
2.  Điều trị sử dụng băng chỉnh hình: được thực hiện vào những ngày đầu sau sinh
     Với phương pháp này, bàn chân trẻ sẽ được giữ ở vị thế đúng bằng đế giày nhựa cùng với băng dính.

 
 
3.  Điều trị sử dụng băng Kinesio
     Băng Kinesio được áp dụng đối với các biến dạng bàn chân đụng gót hoặc bàn chân trước áp.

     Cần kết hợp tập luyện Vật Lý Trị Liệu trong khi sử dụng băng Kinesio để đạt hiệu quả
tối ưu.







4.  Bó bột nắn chỉnh Ponseti : thường áp đụng đối với các dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh và chân khoèo phức tạp.
 
Hình ảnh GS.Ponseti và phương pháp bó bột mang tên ông (2005)  

5.  Nẹp hoặc giày nẹp chỉnh hình: thường được áp dụng đối với những trẻ có bàn chân khoèo sau bó bột chỉnh hình.
Nẹp hay giày nẹp cần phải mang liên tục thời gian đầu và thay đổi theo chỉ định của người điều trị. Trong thời gian mang giày cần duy trì các bài tập VLTL để đạt được hiệu quả tốt hơn.