Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

SIÊU ÂM CANH TRỨNG

SIÊU ÂM CANH TRỨNG TẠI PHÒNG KHÁM SỐ 2A NGÕ 217, PHỐ MAI DỊCH, CẦU GIẤY, HÀ NỘI

Thời kỳ rụng trứng

Thời kỳ rụng trứng

TRONG MỘT CHU KỲ KINH NGUYỆT, PHỤ NỮ CHỈ CÓ 25 % CƠ HỘI ĐỂ MANG THAI. NÊN ĐỂ CÓ KHẢ NĂNG ĐẬU THAI CAO NHẤT, VIỆC TÍNH CHU KÌ RỤNG TRỨNG VÀ GIAI ĐOẠN “SUNG” NHẤT LÀ RẤT QUAN TRỌNG.

 Nguyên lý hoạt động

Chu kỳ kinh nguyệt được chia ra làm 3 giai đoạn (xem biểu đồ): giai đoạn hình thành nang mạc (diễn ra khoảng 14 ngày, trong đó 5-6 ngày kinh nguyệt);  giai đoạn rụng trứng (chỉ diễn ra trong khoảng 24h) và cuối cùng là giai đoạn hoàng thể (diễn ra trong khoảng 14 ngày). Kết thúc pha hoàng thể là bắt đầu cho một chu kì hình thành nang trứng mới. Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung, bao phủ bề mặt tử cung, được xây dựng theo kiểu đồng bộ hoá. Sau khi phóng noãn, nội mạc này thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ. Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu.
 
Số liệu trung bình. Thời gian và các số liệu khác có thể thay đỏi theo cá nhân và theo chu kỳ.


Quy trình này quay vòng trong khoảng 28 ngày. Nhưng ở một số phụ nữ, pha nang noãn diễn ra dài hơn và giai đoạn rụng trứng sẽ chậm lại so với chu kì. Nhưng dù thế nào, pha hoàng thể vẫn luôn diễn ra trong vòng 14 ngày. Với những thông tin này, chúng ta có thể tính được ngày rụng trứng để có cơ hội đậu thai cao nhất.
Như vậy, chúng ta có công thức sau để tính ngày rụng trứng :
Ví dụ :
 
Đối với chu kỳ  22 ngày, ngày rụng trứng có thể diễn ra vào ngày thứ 8: (22-14=8).
Đối với chu kì bình thường diễn ra 28 ngày, thì ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 14 (28-14=14).
Đối với chu kì dài là 32 ngày , ngày rụng trứng diễn ra vào ngày thứ 18 (32-14=18).

Thời kì sinh sản 

Tinh trùng có thể sống 4 ngày trong cơ quan sinh dục của phụ nữ, trong khi đó, thời gian trứng chín diễn ra 1 ngày .Như vậy thời kì sinh sản diễn ra mạnh nhất  diễn ra trong vòng 4 ngày trước trước ngày phóng noãn và kết thúc sau đó 1 ngày.
Dấu hiệu tốt  
Có nhữngdấu hiệu chung báo hiệu trước thời kỳ rụng trứng mà bạn nên nắm bắt để chuẩn bị  cho việc đậu thai :

- Đau quặn vùng bụng dưới, là vùng ngay bên cạnh vùng ổ trứng bị rụng.
 
- Cổ tử cung mở rộng và tiết ra nhiều dịch để tạo không gian và môi trường tốt cho tinh trùng thâm nhập và tìm trứng.

- Thân nhiệt tăng lên (khoảng 0,3°C)

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

ĐỐT SÙI MÀO GÀ TẠI PHÒNG KHÁM 2A, NGÕ 217, PHỐ MAI DỊCH LIÊN HỆ ĐT : 01266200777

Đốt Sùi Mào Gà Tại Phòng Khám Mai dịch , Cầu Giấy, Hà Nội


ĐIỆN THOẠI PHÒNG KHÁM : 01266200777

ĐỐT SÙI MÀO GÀ CÓ ĐAU KHÔNG? CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ?

Em nghe nói phương pháp Đốt sùi mào gà bằng Laser có thể khỏi được bệnh vậy em muốn hỏi các bác sĩ phương pháp này có đau không và có ảnh hưởng gì tới khả năng mang thai của em sau này không ạ?

Em không nên quá lo lắng vì em đã được đốt tia Laser nên không ảnh hưởng gì tới sinh đẻ tuy nhiên đốt Laser chỉ là để phá hủy những thương tổn da do virus HPV (nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà) thôi chứ không thể diệt virus này. Trong cơ thể em luôn tồn tại virus HPV vì thế cần ăn uống đầy đủ chất, ăn nhiều hoa quả để có sức đề kháng chống lại virus. Ngoài ra em nên lưu ý một vài điều sau:
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Chung thủy một vợ một chồng.
- Vợ chồng khám phụ khoa, da liễu định kỳ (3-6 tháng/ lần).
- Theo dõi khi mang thai và chuyển dạ.
Em vẫn có thể có thai, sinh con bình thường em nhé.

KHÁM PHỤ KHOA TẠI PHÒNG KHÁM 2A, NGÕ 217 , PHỐ MAI DỊCH LIÊN HỆ 01266200777

Khám phụ khoa ưu việt trọn gọi tại chuỗi phòng khám Việt Pháp Clinic


Theo Trung tâm Giải phẫu Tế bào học - Bệnh viện Bạch Mai, 90% phụ nữ Việt Nam bị viêm nhiễm đường sinh dục, trong đó 70% nằm ở nhóm phụ nữ có kiến thức, có thu nhập từ mức khá trở lên và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nhằm giúp chị em chăm sóc tốt hơn sức khỏe và đề phòng các bệnh lý phụ khoa, chuỗi phòng khám quốc tế Vinmec cung cấp gói khám và tư vấn phụ khoa ưu việt.

Chi tiết dịch vụ: 
Chi tiết dịch vụ
 Giải thích 
Nữ
Khám phụ khoa
Kiểm tra các vấn đề về phụ khoa
x
Soi cổ tử cung

x
Xét nghiệm tầm soát UT cổ tử cung theo phương pháp hiện đại của Hoa Kỳ  (Thinprep Pap test)
 Kiểm tra và phát hiện tế bào bất thường ở cổ tử cung, viêm nhiễm do một số  nhân gây bệnh đặc biệt ( virút, ký sinh trùng, vi khuẩn )
x
Soi nhuộm dịch âm đạo
 Kiểm tra phát hiện các bệnh viêm nhiễm phụ khoa
x
Siêu âm phụ khoa
Phát hiện bệnh lý tử cung, niêm mạc tử cung và buồng trứng
x
Trọn gói đề xuất
500,000

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

PHÒNG KHÁM SIÊU ÂM 4D TẠI SỐ 2A, Ngõ 217, PHỐ MAI DỊCH

PHÒNG KHÁM SIÊU ÂM MÀU 4D THUỘC PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỮU NGHỊ VIỆT PHÁP


PHÒNG KHÁM SIÊU ÂM MÀU 4D THUỘC PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỮU NGHỊ VIỆT PHÁP
Uy tín – Chính xác – An toàn – Tận tâm
Địa chỉ:  112 PHỐ MAI DỊCH – CẦU GIẤY – Hà Nội
Điện thoại: 0988410350 – 0985893920 ( BS CK 1 Cường )
Email: vietphapclinic@yahoo.com
Giờ làm việc:
      Các tối từ thứ 2 đến thứ 6: Từ 7h30 h – 20h 30’ làm cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.
Việc siêu âm thai nhi là điều vô cùng quan trọng, ngoài việc cung cấp các thông tin y tế cần thiết như: Dự kiến ngày sinh em bé, xác định đa thai, dị tật bẩm sinh, kiểm tra tăng trưởng và phát triển của bé... thì nó còn giúp cha mẹ bước đầu giao tiếp với con mình và có những hình ảnh đầu tiên về con. Vậy! để tất cả các cuộc vượt cạn đều được mẹ tròn con vuông, các sản phụ cần khám thai và siêu âm đúng theo  chỉ dẫn của bác sỹ.





Phòng khám siêu âm màu 4D tại 112, Phố Mai dịch – Cầu giấy – Hà Nội, tự hào là phòng khám đi đầu trong lĩnh vực:
+  Phát hiện sớm dị tật thai nhi cùng với bệnh lý sản phụ khoa.
+ Phát hiện sớm các khối u cùng với các bệnh lý thuộc các cơ quan trong ổ bụng (gan, thận…)
+ Phát hiện sớm các bệnh lý tim và mạch máu.
+ Phát hiện sớm các khối u vùng cổ, ngực và một số cơ quan khác.


Một số phản hồi của khách hàng sau khi đến với phòng khám siêu âm màu 4D - 42 Ngô Thì Nhậm – Hai Bà Trưng – Hà Nội:
1. Mình là Phương Thị Nhàn (38 tuổi) ở Đống Đa – Hà Nội:
Ngày 21/02/2011 mình đến PK siêu âm thuộc Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Việt Pháp tại 112, Phố Mai dịch, Cầu Giấy  siêu âm màu 4 chiều thai nhi. Sau khi siêu âm BS. Bùi Quang Thắng kết luận con mình được 23 tuần 2 ngày và bị “nang ống mật chủ bẩm sinh”. BS. Thắng bảo đây là một loại dị tật bẩm sinh lành tính về đường mật, khi sinh ra sẽ phẫu thuật nội soi bóc nang và không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Sau khi siêu âm chỗ BS. Thắng mình đi khám lại tại bệnh viện C, tại đây các bác sĩ cho mình đi chụp cộng hưởng từ thai nhi và cũng cho kết quả giống với kết quả của BS. Thắng  là con mình bị Nang ống mật chủ bảm sinh”. Sau đó 1  thời gian mình sinh bé và khi bé được 4 tháng tuổi mình đưa bé đến bệnh viện nhi TW làm phẫu thuật bóc nang. Đến nay cháu được 6 tháng tuổi, cháu phát triển khỏe mạnh bình thường. Qua đây mình xin gửi lời cảm ơn đến BS. Thắng vì đã phát hiện sớm cho con mình, nhờ đó cháu được điều trị kịp thời…

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

hư thế nào được gọi là hẹp bao quy đầu?

Trong tình trạng dương vật cương cứng nhưng bao quy đầu không kéo xuống để lộ quy đầu được thì đó là biểu hiện cho thấy tình trạng hẹp bao quy đầu.Hai dạng chính của hẹp bao quy đầu là hẹp bao quy đầu sinh lý và bệnh lý.

Hẹp bao quy đầu sinh lý

Hẹp bao quy đầu sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh khi có sự kết dính nhẹ giữa mặt ngoài quy đầu với phần da bên trong. Bệnh gây cản trở việc lộn bao quy đầu đến rãnh quy đầu. Loại này được gọi là hẹp bao quy đầu sinh lý, thông thường sau 2 – 3 năm sẽ tự biến mất, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.


Mặt ngoài của bao quy đầu và phần da bên trong kết dính với nhau giúp bảo vệ dương vật và lỗi tiểu. Khi dương vật phát triển, các lớp tế bào chết dần được thay tế. Các lớp tế bào thượng bì được bong ra, tạo thành chất màu trắng nằm trong bao quy đầu. Nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu, các chất cặn bẩn này không được loại bỏ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm. Đa số, hẹp bao quy đầu sinh lý gặp ở bé trai mới sinh, sau 2 – 3 tuổi sẽ giảm dần là khi 14 tuổi, chỉ còn khoảng 1% trẻ nam mắc hiện tượng này.

Hẹp bao quy đầu bệnh lý

Hẹp bao quy đầu bệnh lý là một số trường hợp dù nam giới bước vào tuổi trưởng thành nhưng bao quy đầu vẫn không thể tuột xuống được, được gọi là hẹp bao quy đầu bệnh lý. Hẹp bao quy đầu bệnh lý gồm 2 cấp độ:Hẹp bao quy đầu hoàn toàn và hẹp bao quy đầu không hoàn toàn (hay còn gọi là bán hẹp bao quy đầu).

Hẹp bao quy đầu hoàn toàn là hiện tượng bao quy đầu bít kín hoàn toàn quy đầu dương vật và chỉ để hé ra một lỗ nhỏ như lỗ kim để thoát nước tiểu. Bao quy đầu hoàn toàn không thể kéo xuống được.


Bán hẹp bao quy đầu là hiện tượng bao quy đầu chỉ bị hẹp ở mức độ nhẹ, vẫn để lộ ra một phần hoặc một nửa quy đầu dương vật. Bao quy đầu vẫn có thể kéo xuống được khi dương vật ở trạng thái bình thường, nhưng khi dương vật cương cứng thì không thể kéo xuống được, hoặc kéo xuống được thì bị nghẹt bao quy đầu ở rãnh quy đầu và bao quy đầu có cảm giác căng, đau, rát.

Theo như bạn mô tả thì rất có thể bạn đang bị hẹp bao quy đầu. Tuy nhiên để xác định chắc chắn bạn có bị hẹp bao quy đầu hay không thì cần đến nagy cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

Hẹp bao quy đầu nếu không điều trị kip thời sẽ dẫn đến hiện tượng viêm dương vật, Dễ dẫn đến viêm nhiễm thậm chí gây ra các bệnh về cơ quan sinh dục. Vậy khi có bất cứ biểu hiện nào của hẹp bao quy đầu bạn cần đi khám và điều trị kịp để tránh gây nhiều biến chứng khôn lường thậm chí là nguyên nhân thứ phát dẫn đến vô sinh ở nam.



Phòng khám VIỆT PHÁP với công nghệ hiện đại, y bác sĩ nhiệt tình và chu đáo với bệnh nhân. Phòng khám được đánh giá là cóchất lượng . Phòng khám đã và đang áp dụng công nghệ vào cắt bao quy đầu. Với công nghệ cắt bao quy đầu sẽ không đau và hiệu quả cũng như chất lượng sẽ vượt trội hơn bình thường.

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ phòng khám VIỆT PHÁP  về vấn đề như thế nào được gọi là hẹp bao quy đầu?. Vì dung lượng bài viết có hạn nên không thể truyền đạt hết được tất cả các vấn đề. Bạn có thể liên hệ với các chuyên gia nam khoa của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
 
Qua điện thoại:0988410350

Tất cả mọi thắc mắc của các bạn sẽ nhanh chóng được giải đáp.

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Lồng ruột ở trẻ em

Lồng ruột ở trẻ em: các khái niệm hiện nay về chẩn đoán

Intussusception in Children: Current Concepts in Diagnosis and Enema Reduction

Gloria del-Pozo, MD,
José C. Albillos, MD,
Daniel Tejedor, MD,
Rosa Calero, MD,
Miguel Rasero, MD,
Urbano de-la-Calle, MD,
Ulpiano López-Pacheco, MD
March 1999 RadioGraphics, 19, 299-319.
—————————-
LỒNG RUỘT Ở TRẺ EM: CÁC KHÁI NIỆM HIỆN NAY TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THỤT THÁO LỒNG.
(Bài này xuất bản đã lâu nhưng tôi đọc lại về chủ đề lồng ruột trẻ em chưa thấy có thay đổi đáng kể. Bài dài nên tôi sẽ chia và post làm 2 phần: chẩn đoán và thụt tháo lồng).
GIỚI THIỆU
Lồng ruột là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng cấp ở trẻ nhỏ. Lồng ruột xảy ra khi một phần ống tiêu hóa (intussusceptum-phần ruột bị lồng) lồng vào đoạn kế tiếp (intussucipiens-phần ruột nhận lồng). Bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tới 2 tuổi. Trong nhóm tuổi này, lồng ruột là tự phát trong hầu hết các trường hợp. Phần lớn là lồng hồi tràng-manh tràng. Trong quá khứ, lồng ruột là bệnh nặng với tỉ lệ tử vong và di chứng cao. Hiện nay, chẩn đoán nhanh chóng và điều trị hiệu quả đãn đến những kết cực thuận lợi ở hầu hết các trường hợp bệnh.
Trong nhiều trường hợp bệnh, các triệu chứng lâm sàng có thể gây nhầm lẫn. Thực tế, chỉ 30%-68% trẻ có dấu hiệu lâm sàng gợi ý lồng ruột được chứng thực là có lồng ruột [1-8]. Do đó, các phương tiện chẩn đoán mong ước là không độc hại để tránh khả năng gây độc với trẻ, giảm các tác dụng phụ với các trường hợp bệnh thực sự, và bớt các phiền phức trong khám xét. Về điểm này, các phương pháp chẩn đoán truyền thống là phim Xquang thường và thụt ruột [9] đang được thay thế bằng X quang thường và siêu âm [1,2,5,7,10-18].
Siêu âm có độ chính xác cao trong chẩn đoán lồng ruột: độ nhạy 98%-100%, độ đặc hiệu 88%-100% [1,5,7,11,13,15,17,19,20]. Hơn nữa, dùng siêu âm có thể đưa đến một chẩn đoán thay thế (thí dụ bệnh lý ngoài đường ruột), điều này không dễ có được khi sử dụng phương pháp chẩn đoán thụt chất cản quang baryt [1,10]. Do đó siêu âm là phương pháp chẩn đoán thay thế thụt thuốc cản quang, và thụt chỉ dành cho mục đích điều trị [1,5,10,11,18].
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
Tam chứng cổ điển đau bụng cơn cấp, phân đỏ sền sệt như thạch (nguyên văn là currant-jelly stools = thạch lý chua) hay phân có máu (hematochezia), và sờ thấy khối ổ bụng gặp ở ít hơn 50% trẻ lồng ruột [10]. Biểu hiện khởi phát của các triệu chứng ổ bụng không đặc hiệu, chủ yếu là nôn, không ỉa máu (thường trong các trường hợp dưới 48 tiếng), và thường không thu được tiền sử đáng tin cậy do trẻ chưa biết nói dẫn tới việc bỏ qua chẩn đoán lồng ruột trong gần 50% các trường hợp [21].
Hơn nữa, trong một số tình huống trẻ ngủ lịm hoặc co giật là triệu chứng và dấu hiệu nổi trội; tình huống này khiến người ta nghĩ tới rối loạn thần kinh hơn là lồng ruột [22]. Cuối cùng, một số trường hợp chẩn đoán bị chậm trễ nên biểu hiện là sốc không rõ nguyên nhân. Bệnh cảnh lâm sàng còn mờ hơn nữa khi các bệnh phổ biến khác (cơn đau bụng trẻ nhỏ, viêm dạ dày ruột) hoặc bệnh ít phổ biến (viêm ruột thừa, túi thừa Meckel biến chứng) có thể khởi đầu giả lồng ruột. Trên căn cứ không chắc chắn của lâm sàng, phần lớn các trường hợp lồng ruột cần dựa vào chẩn đoán hình ảnh.
CHẨN ĐOÁN BẰNG X QUANG THƯỜNG
Nhiều dấu hiệu X quang thường qui đã được mô tả. Hay gặp nhất là một khối mô mềm, thường thấy ở một phần tư trên phải ổ bụng xoá bờ gan gần kề. Các dấu hiệu khác bao gồm giảm khí trong ruột non hoặc bụng ít khí, khí trong một ruột thừa bị di lệch, và tắc ruột non [8,9,23,24]. Các dấu hiệu xq thường đặc trưng nhất là dấu hiệu hình bia (target sign) và dấu hiệu mặt khum (meniscus sign, còn gọi là hình thấu kính). Dấu hiệu hình bia gồm có một khối mô mềm chứa các vòng tròn đồng tâm hoặc các viền đồng tâm sáng, chúng do mỡ mạc treo của khối lồng tạo nên. Khối thường thấy ở 1/4 trên phải ổ bụng phủ trước thận phải [23,25](Hình 1). Dấu hiệu mặt khum (thấu kính) bao gồm một liềm khí bên trong lòng đại tràng viền quanh đỉnh của khối lồng (intussusceptum-phần ruột bị lồng)[26](Hình 2). Ngược lại, nhận ra manh tràng chứa đầy khí hoặc phân ở vị trí bình thường là một dấu hiệu cho phép loại trừ lồng ruột với độ tin cậy cao [8]. Độ chính xác của X quang thường qui trong chẩn đoán hoặc loại trừ lồng ruột từ 40% tới 90% [8,27,28].
Hình 1. Dấu hiệu hình bia. Phim X quang thường cho thấy khối mô mềm hình tròn ở 1/4 trên phải ổ bụng. Khối chứa các vòng tròn sáng.
Hình 2. Dấu hiệu mặt khum (thấu kính). Phim X quang thường cho thấy dấu hiệu mặt khum: một khối mô mềm hình tròn (intussusceptum-phần ruột bị lồng) lồi vào trong đại tràng ngang chứa đầy khí (intussuscepiens-phần ruột nhận lồng).
Vai trò truyền thống của chụp X quang thường qui trong đánh giá trẻ nghi bị lồng ruột thể hiện ở 3 tình huống: (a) Khi mức độ nghi ngờ lâm sàng thấp, X quang cho phép loại trừ lồng ruột và chẩn đoán những bệnh khác gây triệu chứng ở bệnh nhân. (b) Khi mức độ nghi ngờ lâm sàng cao, X quang cho phép xác nhận lồng ruột. (c) Nếu có lồng ruột, X quang cho phép loại trừ tắc ruột hoặc thủng.
Khi các triệu chứng ổ bụng không rõ và sự nghi ngờ lâm sàng của lồng ruột là thấp, phim xq thường qui có thể đưa tới các chẩn đoán khác. Mặt khác, phát hiện lượng khí lớn trong các quai ruột non bình thường, gồm cả manh tràng, gợi ý chẩn đoán cơn đau bụng trẻ con hoặc liệt ruột do nhiễm trùng trong hoặc ngoài ổ bụng. Trong các trường hợp đó, không yêu cầu thêm các biện pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Không thường xuyên, việc phát hiện đông đặc một trong các thùy dưới của phổi hoặc sỏi phân đưa đến các chẩn đoán khác chứ không phải lồng ruột. Do độ nhạy của bất cứ phương pháp chẩn đoán hình ảnh nào trong bệnh cảnh các triệu bụng không đặc hiệu đều thấp nên chụp X quang thường qui được dùng như phương pháp sàng lọc ban đầu.
Khi có hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng chính của lồng ruột, mức độ nghi ngờ lâm sàng là cao. Trong bệnh cảnh có tiềm năng gây tử vong này, một chẩn đoán âm tính giả là không thể bảo vệ được; chính một chẩn đoán như vậy (âm tính giả) có thể xảy ra khi chỉ dùng có X quang thường [8,26,27]. Do đó, trong các trường hợp nghi ngờ lâm sàng cao có lồng ruột, sử dụng một phương tiện chẩn đoán có độ nhạy cao (như là kiểm tra siêu âm, thụt) là bắt buộc. Trong các trường hợp như vậy không cần thiết chụp phim thường, đặc biệt nếu các triệu chứng diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (< 8 tiếng) [8,10,13,16].
Mục đích thứ ba của chụp X quang thường qui là kiểm soát các biến chứng do lồng ruột kéo dài: tắc và thủng ruột. Tắc ruột được phát hiện một cách dễ dàng trên các phim X quang thường qui. Sự xuất hiện của tắc ruột không ngăn cản các phương pháp thụt tháo lồng hoặc nhất thiết thay đổi điều trị bệnh nhân. Nếu thủng được phát hiện, phẫu thuật được chỉ định. Tuy nhiên theo kiến thức của chúng tôi chưa có báo cáo nào về lồng ruột có tràn khí phúc mạc là một phát hiện X quamg ban đầu, ngay cả trong các trường hợp thủng được phát hiện khi phẫu thuật [8,10, 29-35]. Do đó, có một khả năng thấp là thủng trong lồng ruột được loại trừ bằng X quang thường qui.
Với các lý do đã kể trên, người ta không khuyên chụp X quang thường qui khi mức độ nghi ngờ lâm sàng cao với lồng ruột. Trong hoàn cảnh này, chúng tôi tin rằng nên dùng siêu âm là phương tiện chẩn đoán hình ảnh đầu tiên. Tuy nhiên, khi các dấu hiệu lâm sàng gây bối rối và các triệu chứng là mập mờ, nên dùng X quang là phương tiện chẩn đoán ban đầu.
CHẨN ĐOÁN BẰNG THỤT
Thụt barýt là một tiêu chuẩn tham chiếu đối với chẩn đoán lồng ruột trong nhiều năm. Thực tế, thụt dịch hoặc thụt khí là phương tiện chẩn đoán chính ở nhiều trung tâm. Các dấu hiệu cổ điển của lồng ruột trong khảo sát thụt là dấu hiệu mặt khum và dấu hiệu lò xo (coiled spring). Dấu hiệu mặt khum (thấu kính) trong khảo sát bằng thụt tương tự với dấu hiệu mặt khum trong phim X quang thường qui và được tạo ra bởi đỉnh tròn của phần ruột bị lồng (intussusceptum) lồi vào cột thuốc cản quang (Hình 3a). Dấu hiệu lò xo được tạo ra khi các nếp niêm mạc phù ở lớp quặt ra của phần ruột bị lồng được phủ bởi chất cản quang trong lòng đại tràng (Hình 3b).
Hình 3 (a, b). Dấu hiệu mặt khum (thấu kính) và dấu hiệu lò xo. (a) Dấu hiệu mặt khum trong lòng đại tràng chứa đầy thuốc cản quang.
Hình 3 (b). Dấu hiệu mặt khum (thấu kính) và dấu hiệu lò xo.  (b) Hình từ thủ thuật tháo lồng chưa hoàn toàn cho thấy dấu hiệu lò xo. Thuốc cản quang xen vào các bề mặt niêm mạc giáp nhau của phần đại tràng nhận lồng và phần đại tràng bị lồng.
Độ chính xác cao của siêu âm trong chẩn đoán lồng ruột, mức an toàn và sự thuận tiện lớn của siêu âm khiến chúng tôi và các nhiều nhà nghiên cứu khác dành thụt ruột cho mục đích điều trị. Một thiếu sót tiềm tàng của phương pháp này là siêu âm không sẵn 24 giờ trong ngày ở tất cả các trung tâm.
CHẨN ĐOÁN BẰNG SIÊU ÂM
Siêu âm có độ nhạy cao trong chẩn đoán lồng ruột (98%-100%) [1,5,7,11,13,15,17,19,20]. Khối lồng là một cấu trúc lớn, thường lớn hơn 5 x 2,5cm, nó thường đẩy các quai ruột gần kề; nó được nhận ra một cách dễ dàng, thậm chí với cả những người làm siêu âm ít kinh nghiệm [5,10]. Phần lớn các khối lồng (loại hồi-đại tràng) xảy ra ở vùng dưới gan. Bởi vì sự xuyên sâu của chùm siêu âm là không cần thiết với trẻ nhỏ, nên có thể dùng đầu dò độ phân giải cao (5-10 MHz) để tăng độ nét của ảnh.
Các nghiên cứu ban đầu về hình thái của khối lồng báo cáo về hình giả thận (pseudokidney) hoặc bánh rán (doughnut) bao gồm một vòng ngoài giảm âm và vùng trung tâm tăng âm. Hình này tương tự với dấu hiệu siêu âm của các bệnh lý đường ruột khác gây dày thành ruột [12,36-39]. Các hình thái đặc trưng của lồng ruột đã được báo cáo, bao gồm dấu hiệu nhiều vòng đồng tâm [40] và dấu hiệu liềm bên trong hình bánh (cressent-in-doughnut sign) trên mặt cắt ngang [17] và dấu hiệu bánh kẹp (sandwich)[1,41] hoặc cái chĩa cỏ (hayfork sign)[42] trên mặt cắt dọc. (Trong siêu âm lồng ruột, thuật ngữ ngangdọc liên quan đến trục của khối lồng).
Một khối lồng có cấu trúc phức tạp (Hình 4,5). Đoạn ruột nhận lồng (quai nhận) chứa đoạn ruột bị lồng gấp nếp lại (quai tới), nó có hai thành phần: lớp vào và lớp quặt ra. Mạc treo ruột bị kéo vào giữa lớp vào và lớp quặt ra. Thành phần dày nhất của quai tới là lớp quặt ra, nó cùng với quai nhận (mỏng) tạo thành vòng ngoài giảm âm trên mặt cắt ngang. Trung tâm của khối lồng chứa lớp vào có độ dày bình thường và được bao quanh lệch tâm bởi mạc treo tăng âm.
Hình 4. Cấu trúc của một khối lồng. Biểu đồ biểu diễn mặt cắt dọc và 3 mặt cắt ngang của khối lồng; 3 quai ruột và mạc treo có thể thấy rõ. Đoạn ruột nhận lồng (A) chứa hai lớp của đoạn ruột bị lồng: lớp quặt ra (B) bị phù, và lớp vào (C) ở trung tâm của khối lồng kèm theo mạc treo (M). Mạc treo có một vài hạch bạch huyết (L). MS = chỗ tiếp xúc của các bề mặt niêm mạc đoạn ruột nhận lồng và lớp quặt ra, S = chỗ tiếp xúc của bề mặt thanh mạc lớp quặt ra và lớp vào ở trung tâm.
Hình 5 (a, b). Cấu trúc cắt ngang của khối lồng trên siêu âm và mẫu bệnh tương ứng từ lợn cho thấy dấu hiệu hình bánh rán (doughnut sign): vòng ngoài giảm âm được tạo bởi lớp quặt ra của khúc ruột bị lồng (B) và khúc ruột nhận lồng (A), vùng trung tâm biến đổi theo từng mức cắt. C = lớp trung tâm của khúc ruột bị lồng (lớp vào). (a, b) Siêu âm (a, hình trên) và mảnh bệnh học (b, hình dưới) ở đỉnh của một khối lồng (mặt cắt 1 trong Hình 4) cho thấy trung tâm giảm âm, nó  tương ứng với lớp trung tâm của đoạn ruột bị lồng không có mạc treo kèm theo. Lưu ý hình thái nhiều lớp, nó do 5 lớp của 3 quai ruột liên quan.
Hình 5 (c, d). Cấu trúc cắt ngang của khối lồng trên siêu âm và mẫu bệnh tương ứng từ lợn cho thấy dấu hiệu hình bánh rán (doughnut sign): vòng ngoài giảm âm được tạo bởi lớp quặt ra của khúc ruột bị lồng (B) và khúc ruột nhận lồng (A), vùng trung tâm biến đổi theo từng mức cắt. C = lớp trung tâm của khúc ruột bị lồng (lớp vào). (c, d) Siêu âm (c, hình trên) và mảnh bệnh học (d, hình dưới) ở đáy (gần cổ) của khối lồng (mặt cắt 2 trong H. 4) cho thấy trung tâm tăng âm, hình liềm. Hình thái này xuất hiện khi mạc treo bao quanh lớp trung tâm của đoạn ruột bị lồng (the crescnet-in-doughnut sign).
Hình 5 (e, f). Cấu trúc cắt ngang của khối lồng trên siêu âm và mẫu bệnh tương ứng từ lợn cho thấy dấu hiệu hình bánh rán (doughnut sign): vòng ngoài giảm âm được tạo bởi lớp quặt ra của khúc ruột bị lồng (B) và khúc ruột nhận lồng (A), vùng trung tâm biến đổi theo từng mức cắt. C = lớp trung tâm của khúc ruột bị lồng (lớp vào). (e, f) Siêu âm (e) và mảnh bệnh học (f) ở vị trí khác của đáy khối lồng (mặt cắt 3 trong Hình 4) cho thấy một vùng giảm âm thêm vào liềm tăng âm trung tâm. Vùng giảm âm này tương ứng với một hạch bạch huyết (L).
Siêu âm cắt ngang
Trên mặt cắt ngang của siêu âm, khối lồng có hình thái rất thay đổi, chủ yếu do lượng mạc treo bị cuốn theo. Mạc treo bị cuốn theo không có ở đỉnh của khối lồng và tăng dần hướng tới đáy khối lồng (cổ) (xem Hình 4, 5). Ngược lại, lớp quặt ra của đoạn ruột bị lồng dầy ở đỉnh hơn ở đáy. Do đó, lớp cắt ngang của siêu âm ở đỉnh cho thấy một vòng ngoài giảm âm với trung tâm giảm âm (Hình 6a). Trong một số trường hợp, hình thái nhiều vòng đồng tâm có thể thấy ở gần đỉnh (Hình 6b). Khi khảo sát siêu âm hướng tới đáy khối lồng, hình thái thay đổi dần do tăng lượng mạc treo ở trung tâm. Ở đáy khối lồng, kích thước của mạc treo lớn nhất; kết quả là một vòng ngoài giảm âm, trung tâm tăng âm hình liềm (the crescent-in-doughnut sign) (Hình 6c).
Hình 6 (a). Các hình thái khác nhau trên các lớp siêu âm cắt ngang. C = lớp trung tâm của đoạn ruột bị lồng. (a) Lớp siêu âm ở đỉnh khối lồng cho thấy một vòng ngoài giảm âm phân cách với trung tâm giảm âm bởi một vòng tăng âm tương ứng với các bề mặt thanh mạc của đoạn ruột bị lồng (so sánh Hình 4 [mặt cắt 1], 5a, 5b). G = túi mật.
Hình 6 (b). Các hình thái khác nhau trên các lớp siêu âm cắt ngang. C = lớp trung tâm của đoạn ruột bị lồng.  (b) Lớp cắt siêu âm ở gần đỉnh của khối lồng cho thấy nhiều vòng đồng tâm (một vòng tăng âm ở giữa, một vòng giảm âm ở trung tâm và ở ngoài). Vòng tăng âm được tạo bởi sự thêm vào của các bề mặt thanh mạc và dưới niêm mạc tăng âm của đoạn ruột bị lồng.
Hình 6 (c). Các hình thái khác nhau trên các lớp siêu âm cắt ngang. C = lớp trung tâm của đoạn ruột bị lồng.  (c) Lớp cắt siêu âm ở đáy của khối lồng cho thấy lớp trung tâm của đoạn ruột bị lồng được bao lệch tâm bởi mạc treo tăng âm (M), tình huống tạo ra the crescent-in-doughnut sign (so sánh Hình 4 [mặt cắt 2], 5c, 5d).
Các dấu hiệu trên siêu âm cắt dọc
Trên mặt cắt dọc của siêu âm, sự sắp xếp của mạc treo có thể thấy ở một hoặc cả hai phía lớp trung tâm của đoạn ruột bị lồng, nó tạo ra sự biến đổi hình thái. Nếu đoạn giữa của khối lồng được ghi ảnh trên mặt cắt dọc, người ta thấy 3 dải giảm âm song song bị phân cách bởi 2 dải tăng âm. Dải giảm âm ngoài tương ứng với lớp quặt ra bị phù của đoạn ruột bị lồng và đoạn ruột nhận lồng có thành mỏng; dải giảm âm trung tâm là lớp trung tâm của đoạn ruột bị lồng. Dải tăng âm do mạc treo bị kéo theo quai ruột. Hình thái này được gọi là dấu hiệu bánh kẹp (sandwich sign) (Hình 7a). Dấu hiệu cái chĩa cỏ (hayfork sign) là một biến thể của sandwich sign được thấy ở đỉnh của khối lồng. Dấu hiệu cái chĩa cỏ gồm có ba vùng giảm âm song song nhau (các ngạnh của cái chĩa cỏ) tương ứng với các dải giảm âm trong sandwich sign. Các ngạnh được phân cách bởi hai dải tăng âm của mạc treo. Các ngạnh nối ở đỉnh nơi đoạn ruột bị lồng gập lại (Hình 7b). Dấu hiệu giả thận xảy ra nếu khối lồng bị cong hoặc ghi ảnh chếch và mạc treo (ở chỗ dày nhất) được thấy chỉ ở một mặt của lớp trung tâm của đoạn ruột bị lồng (Hình 7c).
Hình 7 (a). Các hình thái khác nhau trên các lớp siêu âm cắt dọc. C = lớp trung tâm của đoạn ruột bị lồng, M = mạc treo. (a) Lớp cắt siêu âm đúng theo mặt phẳng dọc của khối lồng hơi xa đỉnh một chút cho thấy sandwich sign. Các dải giảm âm bên ngoài (mũi tên) biểu thị lớp quặt ra của đoạn ruột bị lồng bên dưới đoạn dưới đoạn ruột nhận lồng. Hai dải tăng âm là mạc treo. Dải giảm âm trung tâm là lớp trung tâm của đoạn ruột bị lồng.
Hình 7 (b). Các hình thái khác nhau trên các lớp siêu âm cắt dọc. C = lớp trung tâm của đoạn ruột bị lồng, M = mạc treo. (b) Lớp cắt siêu âm dọc ở đỉnh của khối lồng cho thấy dấu hiệu cái chĩa cỏ, nó khác với sandwich sign ở chỗ mạc treo mỏng dần tới đỉnh. Ba ngạnh giảm âm của cái chĩa là các quai ruột liên quan bị phân cachs bởi mạc treo tăng âm. L = hạch bạch huyết.
Hình 7 (c). Các hình thái khác nhau trên các lớp siêu âm cắt dọc. C = lớp trung tâm của đoạn ruột bị lồng, M = mạc treo.  (c) Lớp cắt siêu âm cho thấy dấu hiệu giả thận. Mạc treo nằm ở một phía của lớp trung tâm của đoạn ruột bị lồng.
Các dấu hiệu biến thể trên siêu âm cắt ngang
Vòng ngoài.– Vòng ngoài thường giảm âm đồng nhất, đặc biệt ở đỉnh của khối lồng. Đôi khi, vòng ngoài đồng âm hoặc thậm chí tăng âm so với nhu mô gan gần kề (Hình 8a). Biến thể này thường thấy ở đáy hoặc giữa khối lồng. Chúng tôi đã quan sát thấy đậm độ âm của vòng ngoài tăng khi trẻ có một cơn đau bụng. Trong các trường hợp khác, các lớp khác nhau của thành ruột trong khối lồng đã được bộc lộ và tạo thành hình ba hoặc nhiều lớp (Hình 8b). Hình thái này có thể liên quan ít hơn đến mức độ tổn thương mạch máu của ruột. Hình nhiều lớp thường xảy ra ở đáy của khối lồng và đôi khi xyar ra ở đỉnh của khối lồng trong giai đoạn đầu. Cuối cùng, đôi khi thấy các chấm tăng âm nằm giữa bề mặt niêm mạc của đoạn ruột nhận lồng và lớp quặt ra của đoạn ruột bị lồng (Hình 8c). Những chấm đó có thể do khí bị kẹt lại hoặc do loét niêm mạc.
Hình 8 (a). Các dạng biến đổi của vòng ngoài. (a) Siêu âm cắt ngang cho thấy vòng ngoài (đầu mũi tên) tăng âm so với gan gần kề (L). Hình thái này thấy ở trẻ có cơn đau bụng.
Hình 8 (b). Các dạng biến đổi của vòng ngoài. (b) Siêu âm cắt ngang cho thấy các dải tăng âm và giảm âm (mũi tên) tạo bởi nhiều lớp của thành đoạn nhận lồng và lớp quặt ra của đoạn ruột bị lồng (hình nhiều lớp).
Hình 8 (c). Các dạng biến đổi của vòng ngoài. (c) Siêu âm cắt ngang cho thấy một dải nhiều chấm tăng âm giữa đoạn ruổ nhận lồng (A) mỏng và lớp quặt ra của đoạn ruột bị lồng (B). Đầu các mũi tên chỉ vòng ngoài.
Liềm mạc treo.– Mạc treo bị kéo vào trong khối lồng cùng với đoạn ruột bị lồng có hình liềm khi ghi ảnh ở mặt phẳng ngang. Liềm mạc treo tăng tâm nhưng thường chứa các ổ giảm âm (các hạch bạch huyết, mạch máu, phức hợp manh tràng-ruột thừa) (Hình. 9). Các hình dạng biến đổi đó thường thấy tại đáy hoặc gần đáy khối lồng (cổ khối lồng).
Hình 9 (a). Các hình dạng biến đổi của liềm mạc treo. C = lớp trung tâm của đoạn ruột bị lồng. (a) Siêu âm cắt ngang qua đáy khối lồng thấy the crescent-in-doughnut sign bị sửa đổi bởi hai nốt bạch huyết (L) (so sánh H. 4 [mặt cắt 3]. 5e, 5f).
Hình 9 (b). Các hình dạng biến đổi của liềm mạc treo. C = lớp trung tâm của đoạn ruột bị lồng.  (b) Siêu âm cắt ngang qua đáy của khối lồng cho thấy thấy the crescent-in-doughnut sign bị sửa đổi bởi phức hợp manh tràng-ruột thừa (mũi tên).
Hình 9 (c). Các hình dạng biến đổi của liềm mạc treo. C = lớp trung tâm của đoạn ruột bị lồng.  (c) Siêu âm cắt ngang qua đáy của khối lồng cho thấy thấy the crescent-in-doughnut sign bị sửa đổi do ruột thừa (mũi tên) và các mạch máu xen vào (các chấm giảm âm).
Lớp trung tâm của đoạn ruột bị lồng.– Lớp trung tâm (của quai ruột bị lồng) bị xẹp lại trong hầu hết các trường hợp bệnh. Trong những trường hợp hiếm, người ta có thể thấy một ít dịch trong lòng của lớp này. Thêm vào, với hình ảnh thời gian thực thì người ta có thể thấy khí hoặc dịch đi trong lòng của lớp này trong trường hợp lồng ruột không tắc (Hình 10).
Hình 10 (a). Các dạng biến đổi của lớp trung tâm của khối đoạn ruột bị lồng. (a) Siêu âm cắt ngang cho thấy một ít dịch (F) bên trong lòng của lớp trung tâm.
Hình 10 (b). Các dạng biến đổi của lớp trung tâm của khối đoạn ruột bị lồng. (b) Siêu âm cắt ngang cho thấy một vùng tăng âm (mũi tên) với bóng cản âm. Hình này do khí đi qua lòng của lớp trung tâm.
Lồng ruột có dịch phúc mạc bị giữ lại
Sự xuất hiện của dịch phúc mạc bị giữ lại bên trong một khối lồng ruột tương quan có ý nghĩa với thiếu máu cục bộ và không thể phục hồi được [18]. Thật may, biến chứng này có tỷ lệ thấp ở các nước phát triển, dưới 15% các trường hợp. Dịch đó phản ánh tổn thương mạch máu của lớp quặt ra, tụ lại giữa các lớp thanh mạc ở cả hai lớp của đoạn ruột bị lồng. Mạc treo đóng vai trò như một cái chêm và ngăn dịch chảy vào khoang phúc mạc.
Trên các lớp cắt ngang của siêu âm, biến chứng này xuất hiện là dấu hiệu liềm kép (the double-crescent-in-doughnut sign). Thêm vào với hình liềm bên trong khối lồng thông thường là một liềm trống âm tương ứng với dịch bị giữ lại (Hình 11). Trong các giai đoạn tiến triển, quai ruột bị lộn ra có thể trở nên giãn nhiều khả năng do thiếu máu cục bộ và lượng dịch bị kẹt tăng lên. Giãn chủ yếu diễn ra ở bờ tự do (đối diện bờ mạc treo); kết quả là sự phân bố không đối xứng của dịch [18]. Trên siêu âm, dịch phân bố không đối xứng có thể giả một quai ruột giãn (như closed-loop obstruction, tắc do xoắn) hoặc nang ruột đôi (duplication cyst) [43]. Trái lại, một lượng nhỏ dịch tự do trong ổ bụng gặp trong 50% các trường hợp (Hình 12). Sự xuất hiện của riêng dấu hiệu này không liên quan rành mạch với thiếu máu cục bộ hoặc tăng nguy cơ thủng ruột [5, 44, 45].
Hình 11 (a,b). Dịch phúc mạc bị giữ lại. (a) Siêu âm cắt ngang thấy dấu hiệu liềm kép trong khối lồng, liềm trống âm (F) do dịch bị giữ lại.
Hình 11 (a,b). Dịch phúc mạc bị giữ lại. (b) Siêu âm cắt dọc qua đỉnh khối lồng thấy đoạn ruột bị lồng chứa đầy dịch.
Hình 12. Dịch phúc mạc tự do. Siêu âm cắt ngang cho thấy một lượng nhỏ dịch phúc mạc tự do (F) sát khối lồng có dấu hiệu nhiều vòng đồng tâm. G = túi mật.
Dòng chảy của mạch máu trên siêu âm Doppler
Các báo cáo nghiên cứu thời kỳ đầu gợi ý rằng không có dòng chảy của máu ở đỉnh của một khối lồng khi siêu âm Doppler liên quan với hoại tử ruột và là một dấu hiệu của không hồi phục [15,46,47]. Tiếp theo, một nghiên cứu lớn hơn đã chứng minh rằng khi dòng chảy của máu không thấy trên siêu âm Doppler thì tỷ lệ tháo lồng thấp hơn [48]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu đó, hoại tử ruột đã không tương quan về thống kê với không có tín hiệu Doppler. Sự xuất hiện dòng chảy của máu trên siêu âm Doppler gợi ý rằng lồng ruột nên được tháo lồng (Hình 13). Thật không may, siêu âm Doppler không có sẵn 24 giờ trong ngày ở nhiều trung tâm.
Hình 13 (a). Sử dụng siêu âm Doppler để đánh giá lồng ruột. Siêu âm Doppler ở đỉnh (a), giữa (b), và đáy (c) của khối lồng cho thấy dòng chảy của máu bên trong đoạn ruột bị lồng (a, b) và mạc treo (c). Khối lồng ruột này có thể tháo được.
Hình 13 (b). Sử dụng siêu âm Doppler để đánh giá lồng ruột. Siêu âm Doppler ở đỉnh (a), giữa (b), và đáy (c) của khối lồng cho thấy dòng chảy của máu bên trong đoạn ruột bị lồng (a, b) và mạc treo (c). Khối lồng ruột này có thể tháo được.
Hình 13 ( c). Sử dụng siêu âm Doppler để đánh giá lồng ruột. Siêu âm Doppler ở đỉnh (a), giữa (b), và đáy (c) của khối lồng cho thấy dòng chảy của máu bên trong đoạn ruột bị lồng (a, b) và mạc treo (c). Khối lồng ruột này có thể tháo được.
Lồng ruột có các điểm dẫn
Hầu hết các trường hợp lồng ruột trẻ em là tự phát; trong đó người ta không tìm thấy một bất thường giải phẫu đóng vai trò như một điểm dẫn (lead point) ngoại trừ hạch bạch huyết bị phì đại. Các điểm dẫn gây lồng ruột như túi thừa Meckel, nang ruột đôi, polyp, u (như lymphoma) thì hiếm ở trẻ ẵm ngửa (< 5% các trường hợp). Các điểm dẫn gây lồng ruột phổ niến hơn ở trẻ sơ sinh (< 30 ngày tuổi), hoặc trẻ lớn (> 5 tuổi), và các trường hợp chỉ xảy ra ở ruột non [49]. Thí dụ, lồng ruột non hay gặp trong hội chứng Peutz-Jeghers, Schonlein-Henoch purpura và sau phẫu thuật.
Mặc dù các điểm dẫn có thể được phát hiện với nghiên cứu thụt thuốc cản quang [50], chúng dễ bị bỏ qua thậm chí giảm đi với kỹ thuật này [2,51]. Siêu âm cho phép phát hiện và mô tả tính chất của các điểm dẫn tốt hơn thụt thuốc cản quang [2,10,52,53].

Tắc ruột non: Những dấu hiệu chẩn đoán hình ảnh quan trọng

Tắc ruột non: Những dấu hiệu chẩn đoán hình ảnh quan trọng

Small Bowel Obstruction: What to Look For
Ana Catarina Silva, MD • Madalena Pimenta, MD • Luís S. Guimarães, MD
RadioGraphics 2009; 29:423–439
—————————————————————————-
Tắc ruột non: Những dấu hiệu chẩn đoán hình ảnh quan trọng  
Giới thiệu
Tắc ruột non (small bowel obstruction, SBO) là một tình trạng lâm sàng phổ biến do tắc cơ học hoặc chức năng của ruột non, nó cản trở lưu thông các thành phần trong lòng ruột. Tắc ruột non là nguyên nhân của một trong các lý do thường gặp để tư vấn phẫu thuật và nhập viện, chiếm 20% các trường hợp phẫu thuật do đau bụng cấp tính [1,2].
Chẩn đoán hình ảnh các bệnh nhân tắc ruột non, các chỉ định và thời điểm can thiệp phẫu thuật đã thay đổi trong hai thập kỷ vừa qua [3]. Hệ hình cũ (paradigm) yêu cầu phẫu thuật viên tổng quát khi đối mặt với các trường hợp nghi tắc ruột là phải can thiệp sớm (“never let the sun set or rise on an obstructed bowel”). Phương pháp này phản ánh các hạn chế lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán trước mổ tình trạng nghẹt ruột [4].  
Ngày nay, do áp dụng nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh ổ bụng tiên tiến trong bệnh cảnh lâm sàng tắc ruột, đồng thời kết hợp với phương pháp điều trị bảo tồn giảm áp bằng ống thông mũi – ruột [5] rộng khắp khiến chẩn đoán hình ảnh trở thành trung tâm trong điều trị các bệnh nhân tắc ruột. Do đó, chẩn đoán hình ảnh đã giải đáp cho phẫu thuật viên những vấn đề quan trọng sau trong bệnh cảnh tắc ruột: có tắc ruột không? Mức độ tắc, vị trí tắc, và nguyên nhân tắc là gì? Có nghẹt ruột không?
Chụp X quang bụng thường qui vẫn là phương tiện chẩn đoán hình ảnh được sử dụng đầu tiên cho các bệnh nhân tắc ruột do có sẵn khắp nơi và giá thành tương đối thấp. Tuy nhiên, các phim X quang chỉ cho phép chẩn đoán được 50% – 60% các trường hợp và độ nhạy cao với tắc ruột mức độ nhiều. Dù vậy, các kết quả của phương pháp này nên dùng làm cơ sở phân loại để đánh giá thêm bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác và trợ giúp quyết định điều trị [7-9].
Siêu âm không được áp dụng rộng rãi trong đánh giá tắc ruột chủ yếu do các quai ruột đầy hơi khiến siêu âm không chẩn đoán được, và do dính là nguyên nhân phổ biến nhất trong tắc ruột cũng không phát hiện được bằng kỹ thuật này [10]. Tuy nhiên, khi đoạn ruột tắc giãn ra và chứa đầy dịch thì không chỉ mức tắc mà nguyên nhân gây tắc cũng có thể được bộc lộ bằng cách dùng quai ruột giãn chứa đầy dịch làm cửa sổ âm [3,10].
Các phương pháp làm tăng cản quang, đặc biệt là các phương pháp dùng thể tích thuốc cản quang đánh giá thành ruột như thụt thuốc cản quang ruột non (enteroclysis), đã có thời được ủng hộ như là phương pháp cuối cùng ở các bệnh nhân tắc ruột có biểu hiện lâm sàng không rõ ràng. Phương pháp này xác định chính xác có tắc trong 100% các trường hợp, vị trí (đoạn gần hay xa) trong 89% các trường hợp và nguyên nhân tắc trong 86% các bệnh nhân được phẫu thuật [11]. Hiện nay, thụt thuốc cản quang ruột non chụp X quang (enteroclysis) và thụt ruột non chụp CT (CT enteroclysis) được sử dụng chủ yếu ở các bệnh nhân nghi ngờ lâm sàng tắc ruột mức độ ít do các kỹ thuật này đánh giá được mức căng của thành ruột và làm tăng các tác động (để kích thích cho rõ) những trường hợp tắc ruột mức độ nhẹ hoặc hạ lâm sàng [12,13]. Tuy nhiên, thụt ruột chụp CT (CT enteroclysis) cũng có thể dùng trong các trường hợp tắc ruột mức độ nhiều bất cứ khi nào chụp CT thường qui không cung cấp đủ thông tin để quản lý bệnh nhân.
Từ hai thập kỷ nay, CT thường qui là phương tiện chẩn đoán hình ảnh có nhiều ưu thế trong đánh giá trước mổ tắc ruột, với độ nhạy 90%-96%, độ đặc hiệu 96%, và độ chính xác 95%. Tuy nhiên, những kết quả đó chỉ đạt được với phần lớn những trường hợp tắc ruột mức độ nhiều, với tắc ruột mức độ ít thì CT vẫn còn những điểm mù (“blind spot”). Các máy CT đa dãy đầu dò có khả năng tái tạo nhiều mặt phẳng thì hiệu quả hơn hẳn trong đánh giá tắc ruột và tương quan giữa tắc và tổn hại mô bệnh học. Do CT có khả năng phát hiện sớm nghẹt ruột nên hiện nay nó được xem là phương tiện tốt nhất để xác định bệnh nhân nào có lợi nếu điều trị bảo tồn và theo dõi sát, bệnh nhân nào có lợi nếu điều trị phẫu thuật ngay lập tức [14-19].
Bài này đề ra cách tiếp cận theo sơ đồ, các bước chẩn đoán hình ảnh theo dõi và đánh giá các bệnh nhân tắc ruột dựa trên đánh giá y văn và phương pháp tiếp cận hiện hành. Các tác giả cũng miêu tả, minh họa những dấu hiệu chẩn đoán hình ảnh quan trọng của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác nhau được sử dụng để chẩn đoán tắc ruột; miêu tả mức độ nặng của tắc ruột, vị trí, nguyên nhân, và tình trạng đơn giản hay biến chứng của tắc ruột.

Chẩn đoán hình ảnh: giải quyết từng bước
Khó khăn của các phẫu thuật viên và bác sỹ X quang khi đối mặt với bệnh nhân nghi ngờ tắc ruột là quyết định sử dụng kỹ thuật hình ảnh nào đầu tiên (dựa trên triệu chứng và dấu hiệu của bệnh nhân) để xác định tắc ruột và giúp quyết định phương pháp điều trị tốt nhất. Cách tiếp cận từng bước theo sơ đồ được trình bày trong Hình 1.
h1Hình 1. Sơ đồ tiếp cận từng bước bệnh nhân nghi ngờ tắc ruột.
Chụp X quang bụng thường qui được ưu tiên chọn là phương tiện chẩn đoán hình ảnh đầu tiên [7]. Các kết quả của kỹ thuật này là chẩn đoán được 50%-60% các trường hợp; không rõ ràng trong 20-30%; bình thường, không cụ thể, hoặc sai lạc trong 10%-20% [6]. Nếu những dấu hiệu trên phim X quang bụng là dấu hiệu của tắc ruột rõ ràng và lâm sàng tắc ruột mức độ nhiều hoặc tắc hoàn toàn thì nên đánh giá để phẫu thuật ngay [3,6,7]. Tuy nhiên, nếu chưa lập kế hoạch phẫu thuật ngay lập tức hoặc đang cân nhắc lựa chọn các phương pháp điều trị khác thì nên ưu tiên đánh giá độ nặng và nguyên nhân bằng các phương pháp tạo ảnh cắt lớp (CT hoặc MRI). CT và CT đa dãy đầu dò là những phương tiện được ưu tiên lựa chọn, bởi vì chúng có độ nhạy 82%-100% đối với tắc ruột mức độ nhiều và tắc ruột hoàn toàn, do đó kết quả của chúng có thể làm thay đổi phương pháp điều trị từ phẫu thuật sang bảo tồn. Trong trường hợp CT không có sẵn thì siêu âm đôi khi có thể là phương tiện thay thế hữu ích [3,10].
Trái lại, nếu các phát hiện X quang ban đầu là bình thường, không rõ ràng, hoặc gợi ý tắc ruột bán phần mức độ ít, thì một khảo sát đánh giá sức giãn căng của ruột bằng cách uống baryt chụp X quang lưu thông ruột (small bowel follow-through study), thụt baryt ruột chụp X quang (enteroclysis) hoặc chụp CT (CT enteroclysis) sẽ được tiến hành để kích thích các tác dụng của tắc ruột mức độ nhẹ [7,12-14,19]. Tuy nhiên, chúng tôi nhấn mạnh rằng tắc ruột là một tiến triển động và thay đổi theo thời gian. Nó có thể tiến triển nhanh chóng thành tình trạng thảm kịch do thiếu máu cục bộ hoặc tự thông và xẹp đi. Do vậy, trong những trường hợp mà điều trị phẫu thuật không có ngay thì cần duy trì sự liên hệ chặt chẽ giữa phẫu thuật viên và bác sỹ X quang để đảm bảo theo dõi lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh thích hợp [20].

Các dấu hiệu trên phim X quang bụng
Mặc dù độ chính xác chẩn đoán và độ đặc hiệu của phim X quang bụng là thấp, nhưng phát hiện hình ảnh tắc ruột rõ trong bệnh cảnh lâm sàng phù hợp rất có giá trị và góp phần rất lớn để chẩn đoán ban đầu và quyết định điều trị.
Những dấu hiệu X quang quan trọng cho phép phân biệt giữa tắc ruột mức độ nhiều và mức độ ít là quai ruột non giãn với các quai ruột giãn nhất có đường kính trung bình 36mm và vuợt quá 50% đường kính của các quai đại tràng lớn nhất, số lượng các quai giãn nhiều hơn các quai không giãn 2,5 lần. Các dấu hiệu khác có ý nghĩa nhất và giá trị dự báo tắc ruột mức độ nhiều theo các nhà X quang tiêu hóa có kinh nghiệm [7] là có nhiều hơn hai mức khí-dịch, các mức khí-dịch có chân rộng hơn 2,5 cm và các mức khí – dịch trong cùng một quai có chân cách nhau hơn 2 cm theo chiều cao (Hình 2) [7,9].
 F2.medium
Hình 2. Tắc ruột mức độ nhiều. Phim X quang bụng thường qui cho thấy nhiều mức khí-dịch (các mũi tên), một số mức khí-dịch có chân rộng hơn 2,5 cm. Hơn nữa, có quai ruột có chân các mức khí-dịch với chiều cao chênh nhau hơn 2 cm  (vùng khoanh tròn). Cũng có quai ruột non bị giãn với đường kính hơn 2,5 cm và tỉ lệ đường kính quai ruột non/đại tràng lớn hơn 0,5.

Các dấu hiệu trên siêu âm
Ở Mỹ, siêu âm không phải là lựa chọn đầu tiên được áp dụng rộng rãi để đánh giá ban đầu đối với tắc ruột. Tuy nhiên, siêu âm được dùng thường xuyên ở nhiều nước mà máy chụp CT không phổ biến và kinh nghiệm làm siêu âm cao. Mặc dù là kỹ thuật phụ thuộc người làm và có những hạn chế khi đánh giá các cấu trúc chứa khí nhưng siêu âm bụng rất có giá trị trong một số tình huống, với độ nhạy cao trong chẩn đoán có tắc ruột, vị trí tắc, thậm chí nguyên nhân và mức độ tắc ruột.
Trên siêu âm, chẩn đoán tắc ruột khi lòng ruột non giãn chứa đầy dịch có đường kính hơn 3 cm, chiều dài đoạn ruột giãn trên 10 cm, tăng nhu động của đoạn ruột giãn biểu hiện bằng chuyến động tiến-lui hoặc cuộn xoáy các thành phần trong lòng ruột [10,21,22]. Mức tắc được xác định bằng sự định khu các quai ruột và hình dạng nếp ruột.
Giống với các kỹ thuật tạo ảnh cắt lớp, nguyên nhân tắt ruột có thể xác định bằng cách khảo sát kỹ lưỡng vùng chuyển tiếp từ đoạn ruột giãn sang đoạn ruột có khẩu kính bình thường. Các nguyên của tắc ruột như dị vật, lồng ruột, bệnh Crohn và các khối u có thể được phát hiện bằng siêu âm (Hình 3). Tắc ruột do thoát vị ngoài là bệnh trạng được phát hiện bằng siêu âm rất tốt bằng cách lần theo quai ruột bị giãn tới phần ruột có khẩu kính bình thường nhưng nằm ở vị trí bất thường [22].
Siêu âm có thể đánh giá mức độ trầm trọng của tắc ruột. Khi xuất hiện dịch giữa các quai ruột giãn, không có nhu động, thành dày (> 3mm) ở đoạn ruột non giãn chứa đầy dịch gợi ý nhồi máu ruột [10,22].
 F3.medium
Hình 3. Tắc hồi tràng do bệnh Crohn. Siêu âm thấy quai ruột giãn đường kính trên 3cm chứa đầy dịch (đường kẻ chấm). Không có hình hội tụ các van cho phép định vị đoạn tắc là hồi tràng. Thành ruột dày và có hình lớp tăng âm (mũi tên) và dịch ổ bụng (A).

Các dấu hiệu trên CT đa dãy đầu dò
CT đa dãy đầu dò có vai trò quan trọng nhất trong đánh giá bệnh nhân tắc ruột non cấp. Trước hết, nó là một phương pháp khảo sát nhanh, thường không cần cản quang đường uống do dịch trong lòng ruột có vai trò là chất cản quang âm tự nhiên, cho phép đánh giá các vùng ngoài ruột không thể nhìn thấy trong các phương pháp chụp cản quang đường ruột. Cuối cùng, các kết quả của CT đa dãy đầu dò có thể trả lời cho những vấn đề cụ thể có ảnh hưởng đến điều trị bệnh nhân. Những câu hỏi đó gồm có [13,14,18]: Có tắc ruột non không? Mức độ tắc ruột như thế nào? Vị trí của điểm chuyển tiếp ở đâu? Nguyên nhân của tắc ruột là gì? Có những biến chứng nào?

1.     Có tắc ruột không?
Tiêu chuẩn tắc ruột của CT là có các quai ruột non bị giãn (đường kính > 2,5 cm, đo từ thành ngoài tới thành ngoài đối diện) ở đoạn gần, các quai ruột đoạn xa (dưới chỗ tắc) có đường kính bình thường hoặc xẹp (Hình 4) (16).
Khi các dấu hiệu CT không rõ để chẩn đoán có tắc ruột hay không sau khi bệnh nhân uống thuốc cản quang, người ta thường chụp CT muộn để đánh giá sự lưu thông của thuốc cản quang [23]. Mặc dù không có bằng chứng y văn rằng kỹ thuật này (chụp CT muộn) có thể dùng để phân biệt tắc hoàn toàn với bán tắc, nhưng người ta có thể áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán của các phương pháp bơm cản quang đường ruột như thụt baryt (enteroclysis) và uống thuốc cản quang (small bowel follow-through study) có thể áp dụng cho CT.
Do đó, chẩn đoán là tắc ruột hoàn toàn khi không thấy thuốc cản quang vượt qua điểm tắc sau chụp CT lại từ 3 – 24 giờ (Hình 5).
Tắc ruột mức độ ít là khi dòng chảy chất cản quang vượt qua điểm tắc (Hình 6). Tắc ruột mức độ nhiều gây nên tình trạng ứ đọng thuốc cản quang trên điểm tắc, do đó thuốc cản quang bị dịch ruột tiết ra pha loãng nên xuất hiện ít ở các quai ruột xẹp sau đoạn tắc và tỷ trọng thuốc cản quang cũng loãng. Như đã nói ở trên, những tiêu chuẩn đánh giá mức độ tắc hoàn toàn và bán tắc giống với các phương pháp chụp X quang bơm thuốc cản quang đường ruột [24].
 F4.medium
Hình 4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán CT tắc ruột. Ảnh CT cắt ngang cho thấy sự chênh lệch khẩu kính giữa các quai ruột đoạn gần bị giãn (đường kính > 3 cm) (đường kẻ chấm) và các quai ruột đoạn xa bị xẹp (mũi tên).
 F5.medium
Hình 5. Tắc ruột hoàn toàn, đơn giản, do lồng ruột. Ảnh CT cắt ngang cho thấy các quai ruột non bị giãn có chất cản quang dương trong lòng ruột (mũi tên) gần tới đoạn lồng ruột có hình bia bắn (*). Các quai ruột bị xẹp hoàn toàn không có chất cản quang trong lòng (đầu mũi tên) nằm ở dưới đoạn lồng.
 F6.medium
Hình 6. Tắc ruột mức độ nhiều. Ảnh CT cắt ngang cho thấy các quai hỗng tràng (mũi tên) gần với đoạn lồng (*) chứa đầy dịch cản quang đường uống. Chất cản quang chảy qua chỗ lồng để lấp đầy các quai ruột đoạn xa (mũi tên).

2.     Mức độ tắc ruột như thế nào?
Tắc ruột mức độ nhiều so với tắc không hoàn toàn có thể được xác định bằng mức độ xẹp ruột đoạn xa, giãn ruột đoạn gần, và xuất hiện dấu hiệu “phân trong ruột non” khi không dùng cản quang đường uống, mặc dù dấu hiệu cuối cùng vẫn có ý kiến trái ngược.
Trong tắc ruột mức độ nhiều, đường kính của quai ruột giãn đoạn gần lớn hơn đường kính quai ruột xẹp ở đoạn xa 50% [25]. Ngoài ra, chênh lệch khẩu kính giữa đoạn gần và đoạn xa càng nổi rõ [26] sau tắc một vài ngày do các thành phần trong lòng ruột ở đoạn xa được tống ra ngoài.
Dấu hiệu phân trong ruột non xuất hiện ở trong quai ruột bị giãn (Hình 7). Nó ít xuất hiện trong tắc ruột (chỉ 7%-8% các trường hợp), và nó được một số tác giả cho là có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở những trường hợp tắc mức độ nhiều và trung bình [27]. Tuy nhiên, có quan điểm trái ngược bởi vì một số tác giả khác đã phát hiện dấu hiệu này liên quan nhiều với tắc ruột bán cấp mức độ ít. Vì lý do này, dấu hiệu phân trong ruột non không thể là một dấu hiệu tin cậy để đánh giá mức độ tắc ruột, mà chỉ để nhận ra vị trí chuyển tiếp [28].
Tắc ruột không hoàn toàn là khi dùng thuốc cản quang dương qua đường miệng, chất cản quang vượt qua điểm chuyển tiếp vào các quai ruột xẹp.
 F7.medium
Hình 7. Dấu hiệu phân ruột non ở một bệnh nhân tắc ruột mức độ nhiều do dính sau phẫu thuật. Ảnh CT cắt ngang cho thấy các bóng khí trộn lẫn với chất bã (*). Lưu ý các quai ruột bị xẹp (mũi tên) ở đầu xa (dưới) điểm tắc.
3.     Điểm chuyển tiếp ở đâu?
Điểm chuyển tiếp (transition point) được xác định bằng cách nhận ra vị trí thay đổi khẩu kính giữa quai ruột đoạn gần bị giãn và quai ruột đoạn xa bị xẹp (Hình 8). Có thể sử dụng một vài phương pháp để cải thiện việc phát hiện vị trí chuyển tiếp. Một trong những phương pháp đó liên quan đến thu nhận dữ liệu hình ảnh. Bằng cách yêu cầu dữ liệu CT lớp mỏng với các yếu tố thể tích gần như đẳng hướng (near-isotropic voxels), hiện nay sẵn có ở các máy CT đa dãy đầu dò, đa mặt phẳng và có khả năng tái tạo ba chiều có thể được khai thác để tìm điểm chuyển tiếp.
Một kỹ thuật khác dựa vào phương pháp đo các kết quả chụp CT. Mặc dù chế độ chiếu phim (cine mode) hoặc lưu trữ ảnh (ở màn hình làm việc – workstation) và hệ thống truyền thông cho phép lần theo đường đi của ruột non dễ hơn các hình tĩnh in ra phim, áp dụng phương pháp giản đồ để nhận ra điểm chuyển tiếp nhanh chóng và hiệu quả. Phương pháp này nên bắt đầu bằng cách xem ngược từ trực tràng, tiến về đoạn gần qua manh tràng, hồi tràng và hỗng tràng. Nếu điểm chuyển tiếp nằm ở đoạn gần (hỗng tràng hoặc tá tràng, vị trí nên được xác định theo chiều xuôi xuống bắt đầu từ dạ dày [23]. Cuối cùng, luôn tìm dấu hiệu phân trong ruột non bởi vì nó nằm ở vị trí chuyển tiếp.
 F8.medium
Hình 8. Xác định điểm chuyển tiếp trong tắc ruột non do dính sau mổ. Ảnh CT cắt ngang bộc lộ các quai ruột non giãn (S). Có sự thay đổi hẩu kính đột ngột (mũi tên) giữa các quai trên tắc bị giãn và các quai dưới chỗ tắc bị xẹp (C). Thay đổi khẩu kính trong trường hợp này là do dính.

4.     Nguyên nhân gây tắc ruột là gì?
Trước khi tìm nguyên nhân của tắc ruột non thì điều chủ chốt là phải loại trừ dứt khoát tắc đại tràng bởi vì nguyên nhân, triệu chứng và điều trị của nó khác với tắc ruột non. Sau đó, sử dụng cách tiếp cận hệ thống dựa vào tiền sử phẫu thuật và bệnh sử, dữ liệu dịch tễ để trợ giúp xác định nguyên nhân gây tắc (Hình 9).
h9
GIST = gastrointernal stromal tumor.

Một quy tắc theo kinh nghiệm (rule of thumb) không bao giờ được quên là câu giải đáp (nguyên nhân) hầu như luôn nằm ở điểm chuyển tiếp. Phần lớn các tổn thương tại thành ruột được thấy ở điểm chuyển tiếp và biểu hiện dưới dạng dày khu trú thành ruột. Phần lớn các nguyên nhân bên ngoài được phát hiện ra ở gần điểm chuyển tiếp và thường có các biểu hiện ngoài ruột. Phần lớn các nguyên nhân trong lòng ruột biểu hiện dưới dạng các “dị vật” trong lòng ruột với những đặc điểm hình ảnh khác với thành phần chứa trong lòng ruột.
Nguyên nhân gây tắc ruột đã thay đổi trong 5 thập kỷ qua từ thoát vị chiếm đa số đến dính ruột, bệnh Crohn, và bệnh ác tính là 3 nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở phương Tây. Thoát vị hiện vẫn là nguyên nhân nổi trội ở một số nước đang phát triển. Qua y văn người ta thấy bệnh Crohn là nguyên nhân dẫn đầu cần phẫu thuật [29].

4.1.         Nguyên nhân tắc tại thành ruột
Bệnh Crohn.-Tắc ruột trong bệnh Crohn có thể biểu hiện theo ba tình huống lâm sàng. Nó có thể xảy ra do biểu hiện cấp tính của bệnh. Trường hợp này đặc trưng bằng hẹp lòng ruột do tiến triển viêm cấp tính xuyên thành ruột (Hình 10). Nó có thể là biểu hiện của bệnh kéo dài, tình trạng này thường dẫn tới hẹp do sẹo ở các đoạn viêm (Hình 11). Cuối cùng, tắc ruột có thể do dính, thoát vị sẹo mổ (incisional hernia), hoặc tình trạng viêm tăng lên, hoặc hẹp sau phẫu thuật ở những bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật ruột [18, 30-33].
Phân biệt giữa các tình trạng bệnh nêu trên là cần thiết để có phương pháp điều trị thích hợp.
 F10.medium
Hình 10. Tắc ruột non do đợt cấp tính của bệnh Crohn. Ảnh CT cho thấy quai ruột giãn có đường kính trên 2,5 cm (S) gần với đoạn cuối hồi tràng có thành dày (mũi tên). Vòng tròn = điểm chuyển tiếp.
 F11a.medium
Hình 11a. Tắc ruột non do giai đoạn hẹp trong bệnh Crohn. (a) Ảnh CT cho thấy các quai ruột non giãn chứa đầy dịch cản quang trong lòng với mức độ pha loãng khác nhau (*). Ở đoạn cuối hồi tràng có điểm chuyển tiếp với thành ruột dày và các lớp trong thành (đầu mũi tên), cũng thấy tăng phân bố mạch ở quanh các quai ruột.
F11b.medium
Hình 11. (b) Ảnh chụp mảnh đại thể cho thấy lòng của đoạn ruột bị bệnh hẹp lại (đầu mũi tên) và quai ruột trên chỗ tắc bị giãn (*); quai ruột bị hẹp này tương ứng với một trong các quai ruột trong ảnh CT (đánh dấu * ở hình a).

Khối U.- Các nguyên nhân u nguyên phát gây tắc ruột non thì ít gặp. Các khối u thành ruột non chiếm dưới 2% các khối u ác tính dạ dày-ruột. Khi một khối ung thư biểu mô tuyến (adenocarcinoma) ruột non gây tắc ruột thì nó thường ở giai đoạn tiến triển (muộn) và xuất hiện dưới dạng dày thành không đều, khu trú, nổi rõ ở vị trí chuyển tiếp (Hình 12) [13,30]. U di căn đến ruột non phổ biến hơn u nguyên phát ở ruột non. U thường ở dạng di căn phúc mạc (peritoneal carcinomatosis), gợi ý bằng bệnh ngoài thanh mạc liên quan đến thành ruột ở vị trí chuyển tiếp. Tuy nhiên, tắc ruột do di căn riêng biệt tới ruột dường như là một sự kiện cực kỳ hiếm và đặt ra một thách thức chẩn đoán lớn cho bác sỹ chuyên khoa [34]. Các bệnh ác tính xảy ra ở manh tràng và đại tràng có thể gây tắc ruột non khi chúng liên quan đến van hồi manh tràng (Hình 13).
 F12.medium
Hình 12. Tắc ruột non do ung thư biểu mô tuyến (adenocarcinoma). Ảnh CT cho thấy các quai hồi tràng dày không đều và không cân xứng (mũi tên), giãn quai ruột đoạn gần (trên chỗ tắc) (S).
 F13a.medium
Hình 13. Tắc ruột non do ung thư biểu mô tuyến (adenocarcinoma) của manh tràng lan đến van hồi – manh tràng. (a) Ảnh CT cắt ngang cho thấy giãn các quai ruột non (S) và manh tràng (*) ở trên chỗ ung thư manh tràng gây hẹp (mũi tên).
F13b.medium
Hình 13. (b) Ảnh mảnh đại thể cho chứng minh sự liên quan của van hồi – manh tràng (mũi tên) do khối u (đường kẻ chấm). TI = đoạn cuối hồi tràng.

Lồng ruột (intussusception).– Lồng ruột là tình trạng tương đối hiếm xảy ra ở người lớn, chiếm dưới 5% tắc ruột non [35]. Chỉ có các lồng ruột có điểm dẫn (lead-point) do u, dính, hoặc dị vật là gây tắc ruột. Các trường hợp lồng ruột thoáng qua (transient intussusception) không gây nên tình trạng tắc ruột.
Trên CT, sự hiện diện của ruột – trong –  ruột có hoặc không có mạch máu và mỡ mạc treo là dấu hiệu đặc trưng của lồng ruột. Có thể tìm thấy một khối dẫn đường là nguyên nhân của lồng ruột, nhưng phát hiện này nên được diễn giải cẩn thận và phân biệt với giả u do chính bản thân khối lồng (Hình 14) [35-39].
 F14a.medium
F14b.medium
Hình 14. Tắc ruột non do lồng ruột và dải dính. (a, b) Ảnh CT cho thấy đoạn ruột lồng (mũi tên trong hình a) lồng vào đoạn ruột nhận lồng (* trong hình a) do khối u dưới niêm mạc (T trong hình b). Đoạn ruột nhận lồng bị giãn do dính (đầu mũi tên trong hình b).
F14c.medium
Hình 14. (c) Ảnh mảnh đại thể cho thấy khối u dưới niêm mạc hình khối lớn giống polyp (mũi tên).

Viêm ruột non do xạ trị (radiation enteritis).– Viêm ruột non do xạ trị gây tắc ruột ở giai đoạn muộn 1 năm sau xạ trị, thường là xạ trị vùng khung chậu. Do đó các quai hồi tràng thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Viêm ruột non do xạ trị gây tắc ruột non chủ yếu do tạo nên các thay đổi xơ hóa và dính ở mạc treo. Cũng có những thay đổi xảy ra bên trong ruột như hẹp lòng ruột và rối loạn nhu động do viêm thanh mạc xạ trị gây nên [40]. CT cho thấy hẹp lòng ruột do dày thành, thành ruột gấp góc do dính, co kéo mạc treo (Hình 15). Cũng có thể thấy ngấm thuốc cản quang bất thường hình đường thẳng ở đoạn ruột dày thành trong trường xạ trị [37-40].

F15.medium
Hình 15a. Tắc ruột non do bệnh lý ruột sau xạ trị. Ảnh CT cho thấy các quai ruột non giãn to (S trong hình a) do dày thành và chít hẹp xơ hóa (mũi tên) gây hẹp lòng ruột.
 F15b.medium
Hình 15b. Tắc ruột non do bệnh lý ruột sau xạ trị. Ảnh CT cho thấy các quai ruột non giãn to (S trong hình a) do dày thành và chít hẹp xơ hóa (mũi tên) gây hẹp lòng ruột.


Máu tụ trong thành ruột.– Máu tụ trong thành ruột có thể do điều trị chống đông, thủ thuật can thiệp, hoặc chấn thương. Nếu nghi ngờ máu tụ trong thành ruột thì chụp CT không tiêm hoặc uống thuốc cản quang bởi vì nó cho phép thấy rõ cục máu tăng tỷ trọng tự nhiên. Chụp CT bộc lộ thành dày, tăng tỷ trọng tự nhiên đồng nhất theo chu vi ruột  kèm thâm nhiễm nhẹ mạc treo (Hình 16) [41].
 F16.medium
Hình 16. Tắc ruột do tụ máu ruột tự phát ở bệnh nhân dùng chống đông quá mức. Ảnh CT không tiêm thuốc cản quang cho thấy dày theo chu vi, tăng tỷ trọng hồi tràng và hẹp lòng ruột (mũi tên), giãn quai ruột đoạn gần (S).

Các nguyên nhân mạch máu.– Tắc hoặc hẹp động mạch mạc treo hoặc tĩnh mạch ruột thường gây thiếu máu ruột cục bộ, tiếp theo là dày thành ruột dẫn tới tắc ruột. CT cho thấy huyết khối hoặc tắc các mạch máu mạc treo, dày thành ruột ở các quai ruột bị thiếu máu có thành ngấm thuốc không cân xứng hoặc không theo chu vi. Trong những trường hợp tiến triển, nhồi máu ruột có thể biểu hiện trên CT là khí trong thành ruột và khí trong hệ thống tĩnh mạch cửa (Hình 17-19) [42].
 F17a.medium
Hình 17a. Tắc ruột do huyết khối tĩnh mạch mạc tràng trên. (a) Ảnh CT đứng ngang cho thấy huyết khối tĩnh mạch mạc treo tràng trên (mũi tên) liên quan đến dày chu vi các quai hồi tràng (*) do phù dưới niêm mạc. S = quai ruột non giãn.
 F17b.medium
Hình 17b. Ảnh mảnh đại thể cho thấy quai ruột bị chảy máu do nhồi máu.
 F18a.medium
F18b.medium
Hình 18. Tắc ruột do thiếu máu cục bộ sau tắc động mạch. Ảnh CT dựng đứng ngang (maximum intensity projection) (a) và ảnh CT cắt ngang (b) cho thấy khuyết trong lòng mạch của động mạch mạc treo tràng trên (mũi tên) do huyết khối. S trong ảnh b = các quai ruột non đoạn gần bị giãn.
 F19.medium
Hình 19. Ruột non thiếu máu cục bộ do huyết khối động mạch mạc treo tràng trên (đầu mũi tên trong hình a) và khí thành ruột, khí trong các nhánh mạch của mạc treo (mũi tên trong hình b).

4.2.         Nguyên nhân bên ngoài gây tắc ruột
Dính (adhesions).- Dính là nguyên nhân chủ yếu của tắc ruột, chiếm từ 50%-80% các trường hợp. Phần lớn là sau phẫu thuật, một số ít là do viêm phúc mạc [36-39,43].
Chẩn đoán tắc ruột non do dính là một chẩn đoán loại trừ bởi vì các dải gây dính không nhìn thấy trên CT thông thường; chỉ có sự thay đổi đột ngột khẩu kính của ruột được phát hiện ra mà không thấy khối, viêm hoặc dày thành ruột ở vị trí chuyển tiếp. Dấu hiệu này kết hợp với tiền sử phẫu thuật bụng, sự thuôn nhỏ và ngoằn ngoèo của các quai ruột không bị tắc ở lân cận thường gợi ý tắc do dính (Hình 20) [36-39, 43].
 F20.medium
Hình 20. Tắc ruột non do dính sau phẫu thuật ổ bụng. Ảnh CT cho thấy thay đổi khẩu kính ruột đột ngột ở vùng chuyển tiếp (mũi tên). Mặt khác, thành ruột và lòng ruột, các tạng kề cận có hình thái bình thường cho phép loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây tắc ruột.

Thoát vị.- Theo một số tác giả, thoát vị là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tắc ruột, chiếm 10% các trường hợp. Ở các nước đang phát triển, thoát vị vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột; tuy nhiên kịch bản này đang có sự thay đổi [29].
Thoát vị được phân loại theo vị trí giải phẫu của lỗ thoát vị mà các quai ruột, tạng chui qua. Có hai loại thoát vị chính yếu là thoát vị trong và thoát vị ngoài. Thoát vị ngoài do khuyết ở thành bụng và khung chậu tại những vị trí yếu bẩm sinh hoặc sau phẫu thuật (Hình 21). Thoát vị trong hiếm, xảy ra khi tạng chui qua các lỗ phúc mạc hoặc mạc treo vào các ngăn khác trong ổ bụng.
Chẩn đoán thoát vị trong luôn luôn là chẩn đoán dựa vào hình ảnh, trong khi chẩn đoán thoát vị ngoài phần lớn các trường hợp rõ ràng khi thăm khám lâm sàng. Đôi khi các ảnh tái tạo (dựng hình lại) có ích trong đánh giá kích thước của khuyết thoát vị, mô tả các ảnh hưởng có hại và chứng minh giải phẫu của khối thoát vị [38,44].
 F21.medium
Hình 21. Tắc ruột non do thoát vị bẹn. Ảnh CT cắt ngang cho thấy giãn ruột non (S) do thoát vị bẹn (H). Điểm chuyển tiếp (mũi tên) ở phía ngoài động mạch thượng vị dưới (đầu mũi tên).


Bệnh lạc màng trong tử cung (endometriosis).– Bệnh lạc màng trong tử cung xảy ra ở khoảng 5% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, tỉ lệ chính xác của bệnh lạc màng trong tử cung đến ruột thì không biết.
Điển hình thì màng trong tử cung cấy vào bờ đối diện với bờ mạc treo ruột, hình dạng của chúng rất biến đổi. Hình ảnh điển hình của bệnh lạc màng trong tử cung đến ruột là một nốt đặc ngấm thuốc cản quang, nằm tiếp tuyến hoặc xuyên qua đoạn ruột có thành bị dày lên. Khi tổn thương lạc nội mạc tử cung thâm nhiễm lớp dưới niêm mạc, hình ảnh điển hình của nó là một lớp giảm tỷ trọng nằm giữa lớp cơ và lớp niêm mạc (Hình 22) [36-39,45].
 F22.medium
Hình 22. Tắc ruột non do lạc màng trong tử cung tại ruột. (a) Ảnh CT đứng ngang cho thấy các quai ruột non giãn, chứa đầy dịch (S). Điểm chuyển tiếp xuất hiện dưới dạng thành dày theo chu vi có lớp ngoài giảm tỷ trọng (mũi tên).
 F22b.medium
Hình 22. (b) Ảnh mảnh đại thể cho thấy hẹp do xơ hóa của lạc nội mạc tử cung cấy vào ruột (mũi tên).

4.3.         Các nguyên nhân trong lòng ruột gây tắc
Tắc ruột do sỏi mật (Gallstone Ileus) – Tắc ruột do sỏi mật là một biến chứng hiếm của viêm túi mật tái diễn, tạo nên sự di trú của sỏi mật có kích thước lớn qua lỗ rò mật-ruột, cuối cùng lèn chặt ở trong lòng ruột non. Các dấu hiệu CT là đặc trưng bệnh, tương ứng với tam chứng hình ảnh X quang khí đường mật, sỏi túi mật lạc chỗ và tắc ruột non (Hình 23) [46].
 F23a.medium
Hình 23. Tắc ruột do sỏi mật. (a) Ảnh CT cho thấy khí trong đường mật (mũi tên) và túi mật (gb) nằm sát hang vị.
F23b.medium
Hình 23. (b) Ảnh CT cho thấy một viên sỏi gây tắc (*) ở đoạn dưới của hỗng tràng, có giãn các quai ruột trên chỗ tắc (S).

Dị vật dạ dày (bezoar) – Tắc ruột non do dị vật dạ dày là hiếm, nhưng số lượng đang tăng lên do tần số phẫu thuật mở môn vị dạ dày ngày càng nhiều. Phẫu thuật này khiến quá trình tiêu hóa các sợi xơ thực vật không kỹ, chúng bị dồn lại gây tắc. Trên CT, dị vật dạ dày xuất hiện dưới dạng khối hình trứng trong lòng ruột và bên trong có rải rác các ổ khí xen kẽ [47].

Hội chứng tắc ruột đầu xa.- Hội chứng tắc ruột đầu xa là một nguyên nhân của tắc ruột thường xảy ra đối với trẻ lớn và người trưởng thành bị bệnh xơ nang (cystic fibrosis). Tắc là do nghẽn đặc phân, có lẽ liên quan đến sự hấp thu ruột được kiểm soát không đúng do suy tụy. Bởi vì tình trạng này chỉ điều trị nội khoa nên phát hiện đúng là rất quan trọng. Trên CT, có các dấu hiệu tắc ruột kèm theo lòng ruột non chứa đầy cặn phân (Hình 24) [30,48].
 F24.medium
Hình 24. Tắc ruột non ở bệnh nhân có hội chứng tắc ruột đầu xa. Ảnh CT cho thấy các quai ruột non giãn to chứa cặn phân bên trong (S). Các mũi tên = đại tràng.

Các nguyên nhân khác gây tắc trong lòng ruột.- Tắc ruột do dị vật thường xảy ra ở trẻ em hoặc những bệnh nhân tâm thần. Trên CT, các dấu hiệu tắc ruột kèm theo dị vật ở vị trí chuyển tiếp (Hình 25) [49].
 F25.medium
Hình 25. Tắc ruột do dị vật. Ảnh CT cho thấy các quai ruột non giãn (S) do luồn ống quá dài tại vị trí mở tá tràng (mũi tên). Các quai ruột xẹp (C) nằm sau (đầu xa) so với dị vật.

5.     Tắc ruột đơn giản hay có biến chứng?
Theo cơ sở sinh lý bệnh của tiến triển ở ruột non, tắc ruột có thể được chia thành hai loại: tắc đơn giản và tắc vòng kín (closed loop). Tắc đơn giản của ruột là ruột bị tắc ở một hoặc vài điểm dọc theo chiều dài của nó. Phần gần (trên chỗ tắc) có mức độ giãn ít hoặc nhiều, phụ thuộc mức độ tắc và thời gian tiến triển của tắc. Chẩn đoán là tắc vòng kín khi quai ruột có hai điểm tắc nằm sát nhau tạo thành một vòng khép kín, còn chiều dài đoạn ruột giữa hai điểm đó có thể ngắn hoặc dài. Tắc ruột có thể là bán phần hoặc hoàn toàn.
Trên CT, các dấu hiệu của tắc vòng kín phụ thuộc vào chiều dài, mức độ giãn và hướng của quai ruột tắc vòng kín. Các lớp cắt ngang bộc lộ phân bố hình tỏa tia (nan hoa) đặc trưng của một vài quai ruột giãn, thường chứa đầy dịch, có các mạch máu mạc treo nổi rõ hội tụ về điểm xoắn. Hình quai ruột tắc có thể hình chữ U hoặc chữ C, tùy thuộc vào hướng của vòng kín (Hình 26). Bởi vì có thắt hẹp của hai đoạn ruột gần nhau và mạc treo xen vào giữa nên có thể tạo ra một cuống hẹp gây xoắn các quai ruột. Trên CT, dấu hiệu hình mỏ (beak sign) được phát hiện ở vị trí xoắn giống như hình thoi thuôn nhỏ, đôi khi có thể thấy dấu hiệu vòng xoáy (whirl sign) do xoắn các quai ruột điểm tắc cố định (Hình 27) [50].
 F26a.medium
Hình 26. Tắc ruột vòng kín do dính sau phẫu thuật. (a) Ảnh CT cho thấy phân bố tỏa tia của các quai ruột non tạo hình chữ U (đường kẻ chấm) và các mạch máu mạc treo hội tụ hướng về vị trí xoắn.
F26b.medium
Hình 26. (b) Ảnh CT đứng chếch bộc lộ các ruột non bị túm lại tạo hình chữ C (đường kẻ chấm).
 F27.medium
Hình 27. Tắc ruột vòng kín ở bệnh nhân bị xoắn ruột. Ảnh CT cho thấy dấu hiệu vòng xoáy (whirl sign) do các mạch mạc treo và quai ruột xẹp tạo nên. Vị trí chuyển tiếp là vị trí xoắn.

Nghẹt ruột được định nghĩa là tắc vòng kín kết hợp với thiếu máu ruột cục bộ. Tình trạng này gặp trong khoảng 10% các bệnh nhân tắc ruột non, chủ yếu có sự chậm trễ trong chẩn đoán tắc ruột và tiếp theo là điều trị phẫu thuật. Nó kết hợp với tỉ lệ tử vong cao. CT có tỉ lệ phát hiện ra tình trạng nghẹt ruột từ 63%-100%. Các dấu hiệu biểu thị tình trạng nghẹt ruột gồm có dày thành và tăng tỷ trọng của thành ruột, dấu hiệu hình bia bắn (target sign) hoặc hình quầng, khí trong thành ruột, khí trong tĩnh mạch cửa (Hình 28), nhưng những dấu hiệu này không đặc trưng cho nghẹt ruột. Một dấu hiệu đặc trưng là thành ruột không ngấm thuốc cản quang; ngấm thuốc cản quang không đối xứng hoặc cũng có thể thấy chậm ngấm thuốc cản quang. Dịch khu trú hoặc xuất huyết ở mạc treo cũng có thể gặp trong nghẹt ruột [13,31,50].
 F28a.medium
Hình 28. Tắc nghẹt ruột do dính. (a) Ảnh CT bộc lộ khí ở tĩnh mạch cửa trong gan (mũi tên).
 F28b.medium
Hình 28 (b). Ảnh CT cho thấy các quai ruột non bị giãn (S) ở phần trên của đoạn ruột bị nhồi máu, các đoạn ruột nhồi máu có các ổ khí trong thành ruột (mũi tên).

Kết luận
Ngày nay chẩn đoán hình ảnh là điểm trung tâm trong các vấn đề quản lý tắc ruột non. Trong lịch sử, tắc ruột non cấp được phẫu thuật tương đối sớm do khó khăn để loại trừ tắc ruột có biến chứng trong lâm sàng và ngay cả chẩn đoán hình ảnh.
Hiện nay, với bằng chứng ngày càng tăng về sự thông ruột bằng điều trị bảo tồn và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất cho phép chẩn đoán và loại trừ tin cậy thiếu máu ruột cục bộ, thì phẫu thuật sớm ngày càng được thực hiện một cách chọn lọc hơn, không rộng rãi như trước kia. Trong bối cảnh này, vai trò chủ chốt của các bác sỹ X quang là cố vấn cho phẫu thuật viên. Do đó, hiểu biết đầy đủ về các phương tiện chẩn đoán hình ảnh cần sử dụng, khi nào sử dụng chúng, và các dấu hiệu hình ảnh nào cần tìm kiếm sẽ cho phép bác sỹ tiếp cận điều trị riêng biệt với mỗi người bệnh.