Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Bé đi tiêu nhiều lần, mỗi lần rất ít

Bé đi tiêu nhiều lần, mỗi lần rất ít

Thứ sáu, 22/02/2013, 12:05 PM (GMT+7) Tôi rất lo lắng khi con đi tiêu nhiều lần, mỗi lần 'sản phẩm' rất ít và có bọt.
Hãy để Eva giúp bạn giải đáp những thắc mắc về nuôi dưỡng, chăm sóc con nhé!
Hỏi: Bé nhà tôi được gần 8 tuần tuổi và bú mẹ hoàn toàn. Mấy ngày nay bé đi ngoài nhiều lần nhưng mỗi lần đi rất ít. Mỗi khi bé rặn thì 'sản phẩm' hoa cà hoa cải được một tí và có nước, đôi khi có cả bọt và ít nhớt. Xin hỏi bác sĩ có phải bé bị tiêu chảy hay không?

Câu hỏi gửi từ địa chỉ email: vancong...@...
Bé đi tiêu nhiều lần, mỗi lần rất ít - 1
Tôi rất lo lắng khi con đi tiêu nhiều lần, mỗi lần 'sản phẩm' rất ít và có bọt. (Ảnh minh họa).
Trả lời:
Trước tiên, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Eva.vn
Bạn không nêu cụ thể số lần bé đi ngoài một ngày là bao nhiêu lần nên rất khó 'chẩn bệnh' cho bé.
Thông thường, bé dưới 6 tháng tuổi nếu bú mẹ hoàn toàn vẫn có thể đi tiêu 2-3 lần/ngày, phân sền sệt lẫn ít nước hoa cà hoa cải, đôi khi có bọt vẫn là bình thường.
Mỗi bé bú mẹ có tần số đi ngoài khác nhau, có bé 1 lần/ngày, bé 3-4 lần/ngày, bé 5-7 lần/ngày... nhưng nếu bé không sốt, bú, ngủ và lên cân đều thì cha mẹ không cần lo lắng quá, không cần cho bé uống men tiêu hóa mà chính đường tiêu hóa của bé sẽ tự điều chỉnh dần.
Nếu có điều kiện, bạn nên đưa bé đến bác sĩ Nhi khoa khám trực tiếp để nhận được những tư vấn thỏa đáng hơn.
Ths. Bs Hoàng Hoa

Rhota Virus

âu hỏi:
Kính thưa các Bác sỹ Nhi đồng II, tôi cho con gái uống ngừa tiêu chảy Rotavirus, sau khi uống khoảng 10 phút, tôi có cho con tôi bú một ít nhưng khoảng 15 phút sau cháu bị ọc sữa, nhưng không nhiều, rồi sau đó cháu tiếp tục bú và cũng ọc một ít sữa. Cháu cứ ọc sữa như vậy có ọc luôn phần thuốc đã uống không, vậy thuốc có còn tác dụng nữa không, tôi có nên cho cháu uống lại không?  Con gái tôi sanh non, lúc 34 tuần tuổi, nặng 2kg. Nên đến khi cháu được 2 tháng tôi mới cho cháu tiêm ngừa lao, nhưng đến nay 3 tuần rồi mà vết tiêm vẫn chưa lên sẹo. Như vậy tôi có nên tiêm ngừa lại không? Ai Van

Tôi xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào chị Ái Vân,
Thời gian thức ăn, sữa, nước uống cũng như thuốc ở trong dạ dày thay đổi phụ thuộc vào trạng thái bệnh lý hay bình thường, tùy theo số lượng và tính chất thức ăn khác nhau. Nhưng thông thường chỉ  khoảng 1 giờ. Với trẻ uống sữa sau uống Rotarix, sau đó bị ói ra chút xíu sữa dù 3 lần như mô tả thì cũng không ảnh hưởng hiệu quả phòng ngừa của thuốc, và chị an tâm cho cháu uống theo lịch đã quy định mà không cần uống thêm hay bổ sung vì ói.
 Bé sanh non 34 tuần, cân nặng 2kg lúc sanh, khi 2 tháng tuổi, sức khỏe cho phép đã chích ngừa lao thì vẫn hiệu quả như những trẻ khác. Hình dáng, kích thước sẹo khác nhau  thời gian hình thành sẹo lao khác nhau ở mỗi trẻ. Vì vậy chị an tâm, chờ đến khi  trẻ 6 tháng tuổi nếu chị chưa thấy sẹo, chị nên cho trẻ đến gặp bác sĩ xác định có sẹo lao hay không và có hướng giải quyết phù hợp tiếp theo.
 Thân ái

Men tiêu hóa Antibio

Men tiêu hóa Antibio

Như mentieuhoa.org đã đề cập, trong ống tiêu hóa có 3 nhóm vi khuẩn chính: loại có hại (trực tiếp gây bệnh), loại cơ hội (chờ yếu tố phối hợp để gây bệnh) và vi khuẩn có lợi, đóng vai trò tích cực trong quá trình tiêu hóa. Thông thường, ít ai biết được rằng các loại thuốc kháng sinh sẽ làm mất đi các vi khuẩn có lợi, dẫn tới trẻ em bị rối loạn tiêu hoá. Trong trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định sử dụng các sinh phẩm với các vi khuẩn có lợi để bù đắp và lập lại sự cân bằng khuẩn ruột như men tiêu hóa antibio. Như vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh đồng thời với men tiêu hoá là hoàn toàn không có lợi.
Men tiêu hóa antibio hợp lý
Men tiêu hóa antibio hợp lý
Bên cạnh đó, men tiêu hoá thực ra là những dịch được sản sinh tại các tuyến rồi đổ vào thức ăn, giúp biến đổi thức ăn thành nhũ tương để cho mao ruột hấp thụ vào máu, nuôi dưỡng cơ thể. Mỗi tuyến có vai trò chức năng riêng. Tuyến nước bọt tiết men giúp tiêu hóa tinh bột như mantaza, amilaza. Dạ dày tiết dịch vị và men pepsin giúp tiêu hóa protid. Dịch gan, mật giúp tiêu hóa lipid. Tuyến tụy tiết dịch tụy để hoàn chỉnh việc tiêu hóa thức ăn ở ruột non. Việc thiếu các men kể trên sẽ khiến cho trẻ tiêu thụ thức ăn chậm và không tốt, dẫn tới rối loạn tiêu hoá. Chỉ khi gặp tình huống này, phụ huynh hãy cho các em uống men tiêu hóa antibio. Bởi vì nếu lạm dụng nhiều quá thì trẻ em sẽ quá phụ thuộc vào thuốc, khiến cho các dịch vị tự nhiên sẽ bị hạn chế.
Men tiêu hóa antibio hiệu quả
Men tiêu hóa antibio hiệu quả

Có thể nói, các loại men tiêu hoá như men tiêu hóa antibio sẽ rất có lợi cho trẻ em trong việc ăn uống. Tuy nhiên, theo lời khuyên của mentieuhoa.org thì tốt nhất nên sử dụng chúng một cách hợp lý và hiệu quả.
 

ANTIBIO

Antibio


ANTIBIO
Organon
Bột đông khô đường uống 1 g : gói 1 g, hộp 10 gói và hộp 100 gói
Thành phần
Cho 1 gói
Lactobacillus acidophilus (monograph) 75 mg
ứng với : vi sinh sống 1 x 108
Tính chất
Thông thường sự cân bằng vi sinh ở ruột người là do sự cân bằng vi khuẩn giữa nhóm saccarolytique flora và nhóm protéolytique flora.
Các yếu tố tấn công vào vi sinh saccarolytique (như rượu, kích thích mạnh, sự nhiễm trùng, kháng sinh, các hóa liệu pháp) sẽ làm đảo lộn sự cân bằng trên, do đó gây tăng sinh vi sinh protéolytique, đưa đến tình trạng bệnh lý như tiêu chảy, táo bón, trướng bụng,...
Antibio là loại Lactobacillus acidophilus sống, là thành phần thường trực của hệ lên men đường ruột. Nó ngăn ngừa hay loại bỏ những xáo trộn đường ruột nhờ cấy thẳng một khối lượng lớn vi sinh vật vào đường ruột giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột một cách lâu dài.
1. Antibio là môi trường cấy đông khô của Lactobacillus acidophilus.
- L. acidophillus có khả năng sống 2 ngày trong dịch vị, sống 5 ngày trong mật tinh khiết và 8 ngày trong dịch ruột.
- L. acidophillus tổng hợp acide lactique và những chất diệt khuẩn như lactocidine và acidophylline.
- L. acidophillus còn tham gia trong việc duy trì trạng thái sinh lý bình thường nhờ khả năng tổng hợp các vitamine.
2. Antibio được điều chế bằng cách đông khô toàn bộ môi trường cấy : sau khi cấy, toàn bộ môi trường sẽ được làm đông khô mà không tách biệt giữa vi sinh vật và môi trường cấy ; nhờ vậy khả năng sống của Lactobacillus acidophilus được duy trì lâu dài và khi vào ống tiêu hóa chúng tái sinh nhanh gấp bội.
3. Antibio đề kháng với kháng sinh : Antibio đề kháng với 40 chủng loại kháng sinh. Tính đề kháng này của Antibio được truyền sang các thế hệ sau một cách tự động nhưng nó không truyền được sang các vi khuẩn khác trong cơ thể.
4. Antibio có tính bền vững và an toàn. Antibio không cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh vì đã được làm đông khô và có thể được sử dụng lâu dài do tính vô hại của nó.
Dược lực
Khi uống vào ống tiêu hóa, Antibio gắn vào thành ruột, phát triển và chống lại vi khuẩn gây bệnh qua cơ chế sau :
- thay đổi pH đường ruột ;
- tiết các chất có tính kháng khuẩn và kháng sinh ;
- tác động kháng enterotoxine ;
- kích thích hệ miễn nhiễm.
Dược động học
Antibio tồn tại trong ống tiêu hóa khoảng 15 ngày.
Chỉ định
Được chỉ định sử dụng khi sự cân bằng vi sinh ruột bị phá vỡ do dùng kháng sinh và hóa liệu pháp như sự lên men bất thường ở ruột, chứng táo bón, trướng bụng, viêm ruột cấp tính hay mạn tính, rối loạn tiêu hóa và sự thối rữa ở ruột.
Tương tác thuốc
Chống chỉ định phối hợp :
- Tétracycline : ngăn sự hấp thu tétracycline.
Liều lượng và cách dùng
Liều thông thường :
- Người lớn : 1 gói, 3 lần/ngày.
- Trẻ em : 1-2 gói/ngày.
Tiêu chảy : 4-8 gói/ngày, bên cạnh cần có chế độ bù nước và trị liệu chuyên biệt.
Táo bón : 6 gói/ngày.
Rối loạn tiêu hóa do điều trị bằng kháng sinh :
- Liều dự phòng : 2 gói/ngày.
- Liều điều trị : 4-8 gói/ngày cho đến khi hết triệu chứng bện

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Có con sau 19 lần sảy thai

Có con sau 19 lần sảy thai

Sau 15 năm dài đằng đẵng kiếm con với 19 lần sảy thai, cuối cùng chị Jo Short, 37 tuổi, người Anh đã sinh hạ được một bé gái khỏe mạnh. 
lacnoimactucung1-1369715423_500x0.jpg
Sau 19 lần sảy thai chị mới Jo mới sinh được bé Emily. Ảnh: The Sun. 
Theo The Sun, chị Jo đặt tên thiên thần bé nhỏ của mình là Emily. Trước đó, chị gần như đã từ bỏ ước mơ sinh con cho đến lần mang thai gần đây. 
"Tôi đã tự hỏi không biết bao lần rằng vì sao mình lại sảy thai liên tiếp như thế. Tại tôi uống quá nhiều trà hay quá nhiều cafe?", chị Jo kể lại. 
Từ năm 1997, vợ chồng chị đã bắt đầu lên kế hoạch có em bé. Năm đó, chị có bầu và sảy thai lần đầu. Sau đó là quãng thời gian 15 năm, hết lần này đến khác chị có thai rồi lại sảy. Không biết bao nhiêu chuyên gia tư vấn đã nói rằng chị không thể có con được. 
lacnoimactucung2_1369715248[1160088494].
Vợ chồng chị Jo và cô con gái bé bỏng Emily. Ảnh: The Sun. 
Jo chỉ là một trong số 1,5 triệu phụ nữ tại Anh bị lạc nội mạc tử cung, một bệnh phụ khoa thường dẫn đến vô sinh. 
Năm ngoái, chị quyết định thử vận may với cách phẫu thuật tiên phong do chuyên gia Richard Penketh, ở thành phố Cardiff thực hiện. Ông đã tiến hành phẫu thuật trong 4 giờ để cắt hết tất cả các vết sẹo để lại do căn bệnh lạc nội mạc tử cung. 
Không ngờ, 2 tháng sau thì chị có bầu lần thứ 20. Mọi thứ diễn ra suôn sẻ cho đến ngày chị chuyển dạ. Lúc này, thậm chí chị từ chối dùng thuốc giảm đau vì sợ ảnh hưởng đến em bé. 
"Được làm mẹ thật là điều tuyệt vời. Bé là điều chúng tôi ao ước bấy lâu nay", chị Jo nói. 
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh khá phổ biến trong các bệnh phụ khoa ở chị em. Đây là tình trạng lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà di cư đến những chỗ khác như bụng, bàng quang thậm chí là buồng trứng... Ngoài việc gây đau, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ở một số chị em bệnh có thể dẫn tới vô sinh.
Phương Trang