Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Y khoa, cảm tính và lý tính

Chăm sóc thì cần tình thương và sự ân cần, còn cứu chữa thì đòi buộc lý trí tỉnh táo. Công chúng luôn tán dương sự ân cần đầy tình cảm trong chăm sóc, nhưng mấy ai hiểu được khía cạnh lý tính lạnh lùng khi cứu chữa. Và con người y khoa, không phải khi nào cũng duy trì được sự cân bằng cần thiết giữa lý tính và cảm tính khi hành nghề.

Y khoa, cảm tính và lý tính 1
 
Hai cách nhìn trái ngược
S. là một đồng nghiệp trẻ của tôi. Cậu ấy thông minh, lễ phép, lại chịu khó đọc sách. Đàn em như vậy, ai mà không thương? Nên tôi đã dành hết sức mình để kèm cặp S., với tình huynh đệ mang tính truyền thống của ngành Y. S. sẽ là một thầy thuốc tài năng, nếu cậu ta không có một khuyết điểm chết người: nhạy cảm thái quá! Cậu ta run bần bật khi chọc dò tuỷ sống, vã mồ hôi như tắm (và như... bệnh nhân) khi khám một ca nặng, thậm chí rươm rướm nước mắt khi thấy bệnh nhân đau quằn quại. Do đó, mặc dù quý gã đàn em thông minh, hiếu học, không ít đàn anh đã gắt gỏng, quát tháo S. trong những đêm trực bệnh viện. Dưới mắt đàn anh, S. là một thầy thuốc “gà mờ” vì đã để quá nhiều cảm xúc chi phối việc hành nghề của mình. Ngược lại, nhiều bệnh nhân và gia đình của họ không ngớt lời khen ngợi S. như một thầy thuốc trẻ, giàu y đức và “không vô cảm”, biết chia sẻ nỗi đau của đồng loại. Không ai biết, trong cái sự tình cảm của bác sĩ S., luôn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro nghề nghiệp.

Bệnh viện đâu phải sân khấu

Dù đọc từ năm thứ tư đại học, tôi vẫn chưa quên những lời căn dặn được viết trong một giáo trình nhi khoa của đại học Y Johns Hopkins: “Khi bệnh nhân của mình ra đi, không một người thầy thuốc nào không cảm thấy đau buồn. Nhưng nhiệm vụ tiên quyết của người thầy thuốc là phải gác nỗi đau buồn của bản thân lại, cho đến khi những nhu cầu của gia đình và bệnh nhân đã được giải quyết!”. Lời căn dặn đó, quả thực đã làm cho y khoa trở thành một nghề tuy đẹp đẽ, nhưng vô cùng khó nhọc. Một cách chuyên nghiệp, sinh viên y khoa phải được huấn luyện để biết kiềm chế cảm xúc, không để cảm xúc chi phối khi hành nghề. Một bác sĩ lành nghề sẽ không hốt hoảng, không run rẩy, không hớt hơ hớt hải, không phí thời gian ân cần... khi bệnh nhân trở nặng. Người bác sĩ đó phải tỉnh táo, thậm chí lạnh lùng để nhanh chóng giải bài toán cấp cứu trong đầu mình, càng nhanh càng tốt. Không có chỗ cho cảm xúc ở đây! Càng nhiều cảm xúc chi phối, con người đang thoi thóp trước mặt càng ít có cơ may được cứu sống. Những thầy thuốc lâu năm đều biết rõ sự lúng túng, rối trí của bản thân khi trực tiếp cứu chữa cho chính người thân của mình.

Tiếc thay, đôi khi sự tỉnh táo nghề nghiệp tối cần thiết đó lại bị ném đá dưới hai từ “vô cảm”. Ít người hiểu rằng, nghĩa vụ cao nhất của người thầy thuốc vẫn là cứu chữa, hơn là biểu lộ cảm xúc. Bệnh viện không phải là sân khấu, nên cách biểu lộ cảm xúc của người thầy thuốc đôi khi không phù hợp với lòng mong đợi của công chúng. Một công chúng đã mệt mỏi vì sự quá tải triền miên ở các bệnh viện, vì nghi hoặc với một nền y tế còn quá nhiều tiêu cực và nhũng nhiễu. Cộng thêm với những thông tin, không phải khi nào cũng khách quan và công bằng từ giới truyền thông, một số người trong đám đông ấy, hoàn toàn thừa bạo lực và hiếu sát để đập phá bệnh viện, đâm chết nhân viên y tế… Tất nhiên, thái độ chuyên nghiệp, không bộc lộ cảm xúc không đồng nghĩa với sự bỏ mặc, thô lỗ, kém lễ độ, hách dịch, vòi vĩnh... rất đáng bị nguyền rủa, khinh ghét. Công chúng hoàn toàn có lý, và có quyền mạt sát những thái độ như thế. Nhưng lắm khi, có những tình huống mà ngay chính những bậc tôn sư vẫn phải lưỡng lự khi phán quyết đúng sai. Y khoa là hữu hạn, con người y khoa cũng thế. Càng lâu năm trong nghề, càng thấu hiểu điều đó, một thầy thuốc có tư cách sẽ rất thận trọng khi nói về những rủi ro của đồng nghiệp. Chỉ có những thầy thuốc kém cỏi về chuyên môn và tự ti về nhân cách mới cao giọng chỉ trích một đồng nghiệp không may. Vì ai dám chắc y nghiệp của mình sẽ không tì vết sai sót, lỡ lầm?

Do đó, phán quyết về số phận của một người thầy thuốc rủi ro nào đó phải đến từ một hội đồng các chuyên gia y tế độc lập, khách quan, có uy tín về chuyên môn. Không thể chôn sống một thầy thuốc không may mà chỉ dựa vào cảm tính, “nghe kể”, “nghe đồn” hay một vài mẩu tin đầy ác ý. Hãy nhớ lại cái chết do quá liều thuốc an thần của siêu sao nhạc pop Michael Jackson. Cho đến khi được toà kết tội ngộ sát sau một cuộc điều tra độc lập, nghiêm túc, nhiệm vụ của báo chí chỉ là đưa tin, không bình luận chuyên môn, không phân tích bệnh án, không giật tít đầy ác ý… Và trong hàng triệu triệu người ái mộ Michael Jackson, không thấy ai đòi trả thù bác sĩ Conrad Murray cả. Rõ ràng, những thông tin đầy ác cảm và thù nghịch, khi được gieo trồng trên một nền tảng đang cổ suý việc “mắt đền mắt, răng đền răng”, việc chém giết nhau từ một cái nhìn là điều dễ hiểu, nói chi đến việc “hạ thủ” thầy thuốc trong bệnh viện.

Càng không phải là sàn đấu

Ở Mỹ, vì khả năng lây nhiễm bệnh từ bệnh nhân hay các nguy cơ sinh học khác, nghề thầy thuốc được xếp vào một nghề nguy hiểm, bên cạnh nghề cứu hoả, cảnh sát. Sự nguy hiểm ấy, chắc không thấm tháp gì nếu cộng thêm cái hoạ bị hành hung, bị giết chết của người thầy thuốc Việt Nam. Không thể, và không bao giờ có một nền y khoa tiến bộ, nhân bản mà được xây dựng trên lòng thù hận, nghi kỵ. Điều ấy, chỉ gây tổn hại cho cả hai bên, y giới lẫn bệnh nhân. Vì vậy, hoàn toàn xác đáng khi công chúng luôn mong đợi từ nhân viên y tế một thái độ thấu cảm, chia sẻ. Và hữu lý không kém, khi những nhân viên y tế đó cũng cần sự thấu hiểu, khoan thứ cho những sai sót, bất trắc trong nghề nghiệp gian nan của mình, thay cho thái độ miệt thị, lấy ân trả ân, oán đền oán vẫn thấy!

Y khoa là khoa học của sự sống. Khoa học ấy là bất toàn. Khoa học ấy, từ thời cổ đại đã phải ngậm ngùi nhìn lại những thất bại của mình, từ sự chết của những đồng loại không may, để học cách đẩy lùi cái chết cho những người sau. Nếu không, câu cách ngôn cổ xưa mà người ta viết trong nhà xác bệnh viện – “Mortui vivos docent!” (người chết dạy kẻ sống) – mãi mãi là điều vô nghĩa.

Vụ việc bác sĩ bệnh viện Hà Tĩnh bị hành hung: Bình tĩnh nghĩ lại

Vụ việc bác sĩ bệnh viện Hà Tĩnh bị hành hung: Bình tĩnh nghĩ lại

Thứ Năm, 17/10/2013 20:28
Thời gian qua, cộng đồng mạng xôn xao về vụ người nhà bệnh nhân hành hung thầy thuốc tại bệnh viện Hà Tĩnh nhưng do bận rộn hôm nay mới có đôi lời chia sẻ cùng cộng đồng mạng.
Vụ việc bác sĩ bệnh viện Hà Tĩnh bị hành hung: Bình tĩnh nghĩ lại 1
Người nhà bệnh nhân ở Hà Tĩnh đã xông vào tấn công các y bác sỹ và đập phá phòng cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh. Hậu quả, 4 y bác sỹ bị đánh trọng thương, nhiều tài sản có giá trị bị hư hỏng, trong đó có một chiếc máy sốc tim trị giá hàng trăm triệu đồng. Lực lượng công an phải tới bảo vệ cho các y bác sĩ. Ảnh: NLĐ.
Theo tôi vụ việc trên cần được xem xét thành 2 vấn đề riêng biệt:
Thứ nhất, bệnh nhân mất sau khi tiêm thuốc. Đây là vấn đề chuyên môn cần được xem xét nghiêm túc dưới góc độ chuyên môn: chỉ định, phát hiện, chất lượng cấp cứu, hồi sức, chất lượng thuốc… Sốc phản vệ mặc dù hiếm gặp nhưng chưa có cách nào tránh được 100%. Thử test trước khi tiêm hầu như không có tác dụng vì sốc có thể xảy ra ngay cả khi thử test nên không còn được khuyến cáo.
Thứ hai, việc người nhà đánh đập thầy thuốc có 2 luồng ý kiến:
- Cộng đồng đa số lên án cán bộ y tế
- Cán bộ y tế thấy bị xúc phạm, tủi nhục…
Việc cộng đồng không đứng về phía các thầy thuốc là dễ hiểu vì gần đây nhiều vụ việc không hay trong ngành y liên tiếp xảy ra. Đâu đó còn có các bác sĩ hành nghề không đúng với đạo đức nghề nghiệp tạo nên một hình ảnh phản cảm chung về ngành y tế.
Tuy nhiên việc thầy thuốc vô cớ bị đánh đập, bị làm nhục trong khi đang thi hành công vụ lại không nhận được sự đồng cảm của cộng đồng, người đánh đập thầy thuốc, đập phá bệnh viện không bị lên án là một biểu hiện nguy hiểm của đạo đức xã hội.
Thầy thuốc và Thầy giáo là hai người Thầy được tôn trọng nhất theo truyền thống văn hóa và đạo đức của người Việt Nam. Nhưng khi ngay cả những người Thầy này cũng không còn được tôn trọng thì ai và cái gì còn được tôn trọng?
Hành động hành hung thầy thuốc là cách ứng xử trong một xã hội mà pháp luật không được tôn trọng. Gần đây báo chí lên án rất nhiều cách hành xử theo kiểu luật rừng khi xảy ra va chạm xích mích như đâm chém, bắn nhau… nhưng tại sao hành động hành hung thầy thuốc theo kiểu luật rừng như vậy lại không bị lên án?
Phong bì là vấn đề được cộng đồng lên án rất nhiều. Tuy nhiên đây đâu phải là vấn đề riêng của ngành y tế. Mặc dù không ai cân đo đong đếm nhưng biết đâu phong bì dùng trong ngành y tế lại là nhẹ nhất và mỏng nhất?
Một giáo sư đáng kính có lần đã vỗ vai tôi bảo: cậu tưởng nhận phong bì là sướng lắm sao! Nhục lắm chứ! Ông kể có lần một bệnh nhân từ nông thôn ra lần mãi từ cạp quần lấy ra mấy chục nghìn dúi vào túi áo blouse của ông, mắt lấm lét nhìn quanh thầm thì: Bác cứ nhận đi không ai nhìn thấy đâu mà sợ! Họ xem mình cứ như là đi ăn cắp vậy!
GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm

Chuyện ở những phòng khám... nhạy cảm

Chuyện ở những phòng khám... nhạy cảm

Chủ nhật 13/10/2013 07:15
ANTĐ - Hiện nay, tại các đơn vị khám và điều trị sản phụ khoa, số bác sĩ nam không ít, từ bộ phận chẩn đoán hình ảnh đến khám phụ khoa và cả đỡ đẻ nữa… Bác sĩ nữ khám sản, phụ khoa đã đành, nhưng bác sĩ nam thì lại có nhiều chuyện… cười ra nước mắt, nhất là trong khi văn hóa Á đông còn chưa cởi mở, nhiều người còn ngại đi khám phụ khoa.


Sau tấm rèm phòng khám phụ khoa

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân hiện đang công tác tại Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng đã có kinh nghiệm hơn 20 năm tại các phòng khám sản phụ khoa, chứng kiến bao chuyện buồn vui của bệnh nhân, có những chuyện còn là bí mật “sống để dạ, chết mang theo” mà chỉ chị và bệnh nhân biết. Mỗi ngày trung bình chị khám cho vài ba chục bệnh nhân, có khi còn nhiều hơn thế, mỗi bệnh nhân là một câu chuyện khác nhau. Buồn nhất là những trường hợp đến xin đình chỉ thai nghén với đủ các lý do, thôi thì bệnh nhân yêu cầu thì bác sĩ phải làm, nhưng có những trường hợp thấy “có vấn đề”, chị phải nhỏ to tâm sự để có hướng giải quyết tốt hơn.

Có trường hợp cô sinh viên ở ký túc xá, có quan hệ với bạn trai đến khi có thai mà vẫn không biết. Bạn bè thấy nghi ngờ, đưa đến phòng khám thì cái thai đã trên 20 tuần. Cô bé khóc lóc xin được “phá thai”, nhưng bác sĩ Vân phải động viên giải thích rất lâu để cô bé hiểu với thai to như vậy thì pháp luật không cho phép phá, ở khía cạnh đạo đức cũng không cho phép. Chị hướng cô bé đến một số phương án, hoặc là nếu bạn trai không cưới và không đủ khả năng nuôi con thì có thể đẻ rồi cho người khác nhận làm con nuôi, còn trường hợp tốt nhất là nói chuyện với gia đình hai bên để được cưới. Sau một đêm suy nghĩ, hôm sau cô sinh viên vẫn đến và nằng nặc xin phá thai vì “nếu biết, bố mẹ sẽ giết cháu”. Lúc này, chị đành làm nhà tâm lý bất đắc dĩ, chị cầm điện thoại và gọi về cho mẹ cô bé tâm sự, đồng thời bảo cô bé đưa người yêu đến để giải thích, động viên hai bạn nên cưới nhau.

Lại có trường hợp chị nọ đến xin phá thai. Sau khi bác sĩ hỏi han, chị bật khóc tu tu bảo vì hai vợ chồng cãi nhau nên đi bỏ thai. Lúc này, bác sĩ lại phải giải thích rằng đứa con không có tội gì và khuyên chị bình tĩnh suy nghĩ lại. “Về sau bệnh nhân này đã giữ lại thai và tôi là người chăm sóc thai nghén cho chị ta. Thi thoảng chị vẫn bế con đến phòng khám và còn đùa: Ngày ấy nếu bác sĩ không đuổi em về thì lấy đâu có thằng cu này mà bế” - Bác sĩ Vân kể. Rồi cũng có trường hợp đặc biệt, vừa bi, vừa hài. Có chị người quen đến xin phá thai, mới đầu thì nói dối là không muốn đẻ vì điều kiện không cho phép. Chị khuyên can các kiểu không được, sau chị này mới ghé vào tai bác sĩ nói nhỏ: Chị ơi, không phải của chồng em đâu, em mà để đẻ thì tan cửa nát nhà. Hay có chị bạn thân phải “ngậm bồ hòn” dẫn cô giúp việc trẻ măng đến nhờ chị “giải quyết” vì “nó là của chồng chị đấy, để vỡ lở ra thì còn ra thể thống gì nữa, có mà mất ghế luôn”. Lại có chị giúp việc trung niên bị đau lưng, chủ dẫn đi khám đau lưng lại phát hiện có thai. Hóa ra chị này có quan hệ với cả… mấy anh thợ xây gần đấy, khi thì tranh thủ lúc đi “thể dục buổi tối”, khi thì chủ đi vắng còn dẫn cả tình nhân về “vui vẻ”. Dù đó là công việc, là trách nhiệm của người bác sĩ sản khoa nhưng không ít lần chị cảm thấy xót xa.



Nam bác sĩ khám… phụ khoa

Một bác sĩ sản khoa cho biết, có lần, một anh chồng đưa vợ đi khám phụ khoa. Khi vợ vào phòng khám, lúc bắt đầu nằm lên bàn thì anh chồng xồng xộc đẩy cửa xông vào bắt vợ xuống bàn đi về làm mấy chị bệnh nhân xung quanh được phen tím tái mặt mày. Hóa ra anh chồng ngó trộm qua cửa, thấy bác sĩ nam khám cho vợ nên “ghen” không thể chịu được mới xông vào lôi vợ ra. Trong khi chị vợ luống cuống chưa hiểu chuyện gì thì anh chồng liên tục chửi bới ầm ĩ về cái tội bệnh viện gì mà để bác sĩ nam khám phụ khoa cho bệnh nhân. Lại có lần bệnh nhân đến khám đúng phải cô vợ người bạn. Khi phát hiện bác sĩ là bạn chồng, chị này nhất quyết đòi về không khám nữa. Theo các nam bác sĩ công tác tại bộ phận sản, phụ khoa thì, tác phong, thái độ của nam bác sĩ khi khám cho nữ giới là rất quan trọng. Bác sĩ cần nhẹ nhàng, vui vẻ nhưng phải có tác phong nghiêm túc, không sỗ sàng để bệnh nhân tin tưởng và tôn trọng.

Và nữ bác sĩ khám… nam khoa

Ngày nay xã hội đã cởi mở trong nhiều vấn đề liên quan đến tình dục song chuyện các quý ông đến phòng khám nam khoa vẫn rất… tế nhị. Bất đắc dĩ lắm thì anh em mới phải lui tới những phòng khám nam khoa, mà nếu có đến thì cũng phải nhìn trước ngó sau, đeo kính che mũ các kiểu kẻo nhỡ ai nhìn thấy. Chẳng thế mà các phòng khám nam khoa hiện nay vẫn thường chọn những địa điểm kín đáo một chút để bệnh nhân đỡ ngại.

Với những bệnh nhân như vậy, bác sĩ phải thật gần gũi, thân thiện để họ nói thật về tình trạng, nguyên nhân bệnh. Bác sĩ nam khoa Nguyễn Ngọc Tú tại Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng nói đùa: Bác sĩ nam khoa không chỉ là bác sĩ mà còn phải là một “chuyên gia tâm lý” nữa, bởi đa phần bệnh nhân đến phòng khám nam khoa đều có những câu chuyện buồn của họ. Có người đàn ông trung niên giàu có đến phòng khám buồn bã kể rằng vợ ông vừa “ôm” mấy tỷ bỏ đi theo người tình, mà ông cũng không dám hé răng kể với ai vì bản thân mình bị “yếu” cái khoản đó. Hay có vợ chồng nọ đưa nhau đến khám bệnh phụ khoa, tình trạng bệnh khá nặng. Anh chồng biết thừa nguyên nhân do mình quan hệ với gái mại dâm về lây cho vợ nên trước khi khám phải ghé tai nói nhỏ: Bác sĩ cứu em, nói thế nào chứ vợ em mà biết thì em chết. Thế là bác sĩ phải hướng qua nguyên nhân khác để chị vợ đỡ nghi ngờ.

Khám nam khoa vốn đã khiến nhiều quý ông ngượng nghịu nhưng nữ bác sĩ khám nam khoa thì thực sự mới có nhiều chuyện. Bác sĩ L là một trong những bác sĩ nữ hiếm hoi trong đội ngũ bác sĩ nam học kể: Đa phần quý ông đến khám nam khoa mà gặp bác sĩ nữ đều ngượng chín mặt và không ít anh đã bỏ về không khám nữa. Có anh đến phòng khám lần đầu gặp bác sĩ nữ ngượng quá bỏ về, đến mấy hôm sau quay lại thì bộ phận sinh dục đã bị sưng phù. Lúc này, anh thanh niên thì xấu hổ nhưng bác sĩ thì phải tận tình khám, để bệnh nhân hiểu những điều khó nói của họ là một loại bệnh, cần phải được khám và điều trị kịp thời. Thậm chí đôi khi bác sĩ lại còn phải nói đùa: “Anh mà còn ngại thì mấy hôm nữa có khi chẳng còn cái gì để mà ngại ý chứ”.

Những tình huống hài hước ở phòng khám đã đành, các bác sĩ nữ khám cho nam còn gặp không ít trường hợp phiền toái. Chả là sau này bác sĩ L chuyển sang khám tại một phòng khám tư vấn sức khỏe sinh sản. Tại đây chị vẫn tiếp xúc với nhiều bệnh nhân nam. Bệnh nhân nam bình thường đã đành nhưng cũng có không ít trường hợp “bất bình thường”. Có một anh cứ thấy đến “tái khám” phụ khoa thường xuyên, mà điều đáng nói là những trường hợp khác gặp bác sĩ thì ngại ngùng, còn anh này thì mặt mày cứ hớn hở, rất thích nói chuyện về sex. Tiếp xúc vài lần, chị biết hóa ra anh chàng bị bệnh “tình dục lộ thân”. Lại có bệnh nhân xin số điện thoại bác sĩ để “có gì nhờ tư vấn”, thế mà nhiều đêm chị bị dựng dậy bởi tiếng chuông điện thoại của những kẻ nghiện sex tưởng tượng với những ngôn từ “kinh khủng”, thiếu văn hóa.

Đấy chỉ là những câu chuyện về những tình huống bi hài nơi phòng khám sản phụ khoa. Dù phải làm cái công việc nhạy cảm, song các bác sĩ ở đây đều cho biết họ đã và vẫn luôn sẵn sàng chấp nhận, bởi với họ đó là nghề nghiệp. Họ là những người thầy thuốc, mà đã là thầy thuốc thì phải chữa bệnh cho bệnh nhân dù đó là bệnh gì, bệnh tế nhị, hay bệnh khó nói. Còn đôi khi gặp phải tình huống khó xử thì các bác sĩ cũng coi như đó là “tai nạn nghề nghiệp” như nhiều ngành nghề khác. Điều này, các bác sĩ đã được chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chấp nhận mọi tình huống ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

LadyBalance giá rẻ, Giao hàng tận nhà và hướng dẫn sử dụng tận tình liên hệ 01266200777

  • LadyBalance

    Với thành phần chính là lactose, được phát triển dựa trên một triết lý khoa học và vi sinh vật hoàn toàn độc đáo, viên đặt âm đạo LadyBalance® có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng như: Viêm nhiễm âm đạo, âm đạo có khí hư và mùi hôi khó chịu, âm đạo khô, ngứa, rát và đau nhức, giúp phái đẹp thêm tự tin để tận hưởng cuộc sống và tình yêu.

    Theo TS Cung Thu Thủy - Chủ nhiệm phòng khám - BV Phụ sản Trung ương cho biết: “Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là bệnh chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh phụ khoa, trong đó viêm âm đạo và cổ tử cung trước mắt không ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân nhưng là nguyên nhân chủ yếu gây ra khí hư làm phiền toái và khó chịu cho bạn gái”. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới chiếm đến 70-80% phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản. Viêm nhiễm âm đạo có nguy cơ lây lan đến cổ tử cung, đến lớp niêm mạc tử cung và vòi trứng, gây nên viêm nhiễm vùng chậu, làm tắc vòi trứng gây ra vô sinh,…
    Việc khó khăn trong điều trị viêm nhiễm đường âm đạo tại Việt Nam hiện nay, cũng theo Tiến sĩ Cung Thu Thủy, là do chúng ta không giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Khi đã viêm nhiễm, việc vệ sinh hằng ngày chỉ mang đến tác dụng “làm sạch” vùng kín, tác dụng diệt khuẩn thấp, không giải quyết được tận gốc “ổ” viêm nhiễm phát sinh từ bên trong âm đạo. Rất nhiều trường hợp khi sử dụng thuốc kháng sinh đường uống hay đặt điều trị theo nguyên nhân gây bệnh có thể không đúng liều, không đủ thời gian, hoặc không điều trị cả hai, hoặc điều trị lạm dụng kháng sinh, dùng kéo dài với khả năng diệt khuẩn mạnh sẽ đồng thời diệt cả vi khuẩn có ích và tình trạng xấu thường xuất hiện trởlại, khả năng bệnh tái diễn là rất cao.

    Khác biệt hoàn toàn với các sản phẩm truyền thống bảo vệ sức khoẻ âm đạo hiện nay, LadyBalance® được phát triển dựa trên triết lý độc đáo, hướng về tự nhiên với sự hiểu biết sâu sắc về thế giới vi sinh khi tiến hành bổ sung lactose, tức chất dinh dưỡng của nhóm vi khuẩn axit lactic - loại vi khuẩn có lợi trong âm đạo - để vi khuẩn này sinh ra chất kháng khuẩn và tăng cường hàng rào bảo vệ tự nhiên, giúp ngăn ngừa và hỗ trị hiệu quả việc điều trị bệnh viêm nhiễm âm đạo, phục hồi độ pH tự nhiên và duy trì âm đạo khoẻ mạnh.
    Với LadyBalance®, phụ nữ không còn phải sống trong tình trạng âm đạo có mùi hôi khó chịu, nấm âm đạo, âm đạo khô, ngứa, rát và đau nhức. LadyBalance® mang lại cảm giác sạch sẽ, tươi mát, thoải mái cho phần sâu kín nhất của phụ nữ, giúp phụ nữ nhiệt huyết, đam mê và cống hiến hơn trong cuộc sống.

    LadyBalance® là sản phẩm hữu ích góp phần nâng cao sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là sức khoẻ phái đẹp với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. .
    Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm âm đạo, duy trì âm đạo khoẻ mạnh, bạn có thể dùng LadyBalance® hàng ngày, mỗi ngày 1 viên hoặc ½ viên.
    LadyBalance®dùng cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi, bao gồm phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú (trừ trẻ em và những người dị ứng với sữa).
    Với những tính năng an toàn, độc đáo và nổi bật, sản phẩm viên đặt âm đạo LadyBalance® đã được Cơ quan y tế Đan Mạch - đất nước ở Bắc Âu với những tiêu chuẩn kiểm định chất lượng khắt khe nhất - cấp giấy chứng nhận EC theo chỉ dẫn số 93/42/EEC của Liên minh Châu Âu. Tại Việt Nam, sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành từ ngày 24/3/2012.

Những khả năng đáng ngạc nhiên của trẻ sơ sinh

Những khả năng đáng ngạc nhiên của trẻ sơ sinh

Thứ Tư, 16/10/2013 13:08
Ngủ cả ngày, khóc váng lên khi đói, tè dầm và đại tiện bất cứ khi nào không báo trước... là những điều bạn nghĩ về trẻ sơ sinh? Đó không phải là tất cả. Các nhà khoa học vừa công bố những thú vị bất ngờ đến từ những thiên thần tí hon ấy, họ gọi là những khả năng kỳ lạ ẩn chứa trong hình hài bé nhỏ.
Phân biệt tốt xấu
Chúng ta vẫn nghĩ trẻ em sinh ra như tờ giấy trắng và trong quá trình lớn lên "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình đạo đức tốt, môi trường sống lành mạnh, khi lớn lên chúng sẽ trở thành người tốt và ngược lại những đứa trẻ sinh ra trong môi trường xấu ắt lớn lên sẽ trở thành người xấu. Sự thực có phải như vậy?
Trong Tam tự kinh, câu đầu tiên, Khổng Tử viết: Nhân chi sơ, tính bản thiện nghĩa là con người sinh ra, tính vốn thiện. Và khoa học đã chứng minh, trước khi lững chững tập đi và nói những tiếng đầu tiên, trẻ sơ sinh đã biết phân biệt phải trái, tốt xấu. Các nhà khoa học Đại học Yale (Hoa Kỳ) tiến hành nghiên cứu trẻ từ 6 - 10 tháng tuổi. Những đứa trẻ này cùng được xem một chương trình múa rối về những hình dạng, màu sắc tương phản. Hình tam giác màu vàng đang trợ giúp một quả bóng màu đỏ lên ngọn đồi, trong khi đó, hình vuông màu xanh cố gắng đẩy quả bóng đỏ xuống. Sau đó, các bé được lựa chọn hình khối đã xem, kết quả, 80% trẻ với tay lấy hình tam giác màu vàng.
Những khả năng đáng ngạc nhiên của trẻ sơ sinh 1
 Trẻ sơ sinh có thể nâng toàn bộ cơ thể chỉ với 1 bàn tay nắm chặt vào thanh gỗ.
Phản xạ nắm lòng bàn tay
Trẻ sơ sinh thường rất mong manh, yếu ớt nhưng thật khó lý giải tại sao chúng lại có khả năng nâng toàn bộ trọng lượng cơ thể lên không trung trong vòng ít nhất hơn 10 giây, nhiều nhất là hơn 2 phút chỉ với 1 bàn tay nắm chặt vào thanh gỗ. Đây là thí nghiệm của một nhà nghiên cứu tiến hành với 60 đứa trẻ vào năm 1891. Điều này là một bằng chứng cho thấy sự gần gũi giữa hai họ hàng loài người và loài khỉ. Những con khỉ con có khả năng đu bám cành cây trong vòng hơn 8 phút và bám chặt vào mẹ trong những cuộc trốn chạy để sinh tồn.
Bản năng tìm được vú mẹ
Trong suốt 9 tháng thai kỳ, tất cả nguồn dinh dưỡng ấu nhi nhận được là thông qua dây rốn. Khi ra đời, trẻ sơ sinh không chỉ biết nằm đó và hét toáng lên mỗi khi đói. Nếu đặt chúng giữa hai bầu sữa mẹ, em bé sẽ từ từ chuyển đến bầu sữa và bắt đầu bú. Để đến được bầu sữa mẹ, cơ thể của trẻ sơ sinh phải dịch chuyển, chân đạp vào bụng mẹ và tay quờ quạng đón lấy đầu vú. Bạn thắc mắc, làm thế nào trong đêm tối, trẻ nhỏ cũng vẫn biết đâu là hướng có bầu sữa mẹ đề quay sang và rúc vào? Các nhà nghiên cứu cho rằng, ngực của người mẹ phát ra một mùi bí mật mà chỉ có đứa con của họ mới có thể cảm nhận được. Và chính mùi ấy hấp dẫn đứa trẻ sơ sinh hành động.
Trẻ có thể đọc khẩu hình môi
Mất 6 tuần để trẻ sơ sinh có thể nhìn thẳng vào mắt mẹ và từ thời điểm này, cả một thế giới giao tiếp mở ra giữa người mẹ và con trẻ. Bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi, trẻ ngừng nhìn vào mắt mẹ mà chăm chú nhìn vào những chuyển động của môi người chăm sóc để đoán biết ý. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu giai đoạn trẻ 4, 6, 8, 10 tháng tuổi để phân tích quá trình hiểu nghĩa và học nói của trẻ: 4 tháng tuổi, trẻ nhìn chăm chú vào nhãn cầu người đang nói; 6 tháng tuổi, trẻ nhìn vào cả mắt và dịch chuyển xuống miệng người đang nói; 8-10 tháng tuổi, trẻ tập trung nhìn vào miệng để đoán biết ý nghĩa người muốn nói và tập bắt chước những âm thanh đơn giản. Thật tài tình, trẻ có thể nhìn khẩu hình môi của người chăm sóc để đoán biết được nội dung lời nói và từ đó, trẻ bắt chước bằng những âm thanh đơn giản nhất.
Trẻ có khả năng phát hiện nói dối
Bạn không tin ư? Hãy thử nói với trẻ đừng ăn bim bim, bim bim cay lắm không ngon trong khi bạn làm điệu bộ khuôn mặt nhăn nhó, lắc đầu. Trẻ có làm theo bạn không? Chắc chắn là không, trẻ vẫn sẽ túm lấy miếng bim bim và cho vào miệng vì chúng biết bạn đang nói dối.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu hai nhóm trẻ gồm 60 bé từ 13 - 16 tháng tuổi. Nhóm thứ nhất ngồi trước mặt một chiếc hộp sặc sỡ và một người lớn mở chiếc hộp ra làm điệu bộ thích thú nhưng trong hộp không có món quà nào. Nhóm thứ hai ngồi trước mặt chiếc hộp sặc sỡ và người mở chiếc hộp reo lên thích thú vì món quà trong hộp. Phần tiếp theo của thí nghiệm, hai nhóm này được hướng dẫn dùng trán để bật công tắc điện, 61% bé trong nhóm có người lớn nói dối, bằng những cách vui nhộn đã không bật công tắc điện bằng trán. Trong khi đó, 34% bé trong nhóm 2 có người lớn thành thật, đã dùng trán bật công tắc điện.
Vì vậy, lần sau khi cố gắng nói dối con bạn rằng món bột thơm ngon như món kem thì hãy cẩn trọng vì chúng biết bạn đang nói dối.
Huệ Hương (Theo Cracked

Một tuần, “tự xử” mấy lần?

Một tuần, “tự xử” mấy lần?

GiadinhNet - Vợ tôi đang đi công tác xa, mỗi tháng về nhà một lần. Tuy nhiên, nhu cầu sinh lý lại khiến tôi không thể “khắt khe” với bản thân.

Tôi đã rất nhiều lần “tự sướng” để thỏa mãn nhưng đôi lúc “cậu nhỏ” bị khô tạo nên cảm giác đau rát hoặc có lúc lại bị trầy xước hay rất mệt mỏi. Tôi 34 tuổi, tôi đang thủ dâm khoảng 5-6 lần/tuần. Mong chuyên mục cho biết, số lượng như vậy có nhiều không? Nếu giảm thì khoảng bao nhiêu là vừa?
          Mạnh Dũng (Bỉm Sơn, Thanh Hóa)
Vợ đang ở xa, nhu cầu sinh lý đòi hỏi, bạn phải “tự sướng” cũng là việc bất đắc dĩ và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, bạn thường xuyên làm việc ấy đến 5-6 lần/ tuần là quá nhiều.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nam giới khi ở độ tuổi từ 30 trở xuống thì tần suất thủ dâm thích hợp là 2-3 lần/tuần là hợp lý. Từ 30 tuổi trở lên chỉ nên “tự sướng” 1-2 lần/tuần. Thủ dâm nhiều không tốt cho sức khỏe vì tác hại lâu dài của nó là có thể gây ảnh hưởng tới việc đạt khoái cảm khi “yêu” vợ. Thủ dâm quá nhiều còn có thể khiến bạn bị vô sinh.
Còn việc bạn bị “đau rát”, “trầy xước” “cậu nhỏ” là những tác hại trước mắt mà bạn đã và đang gặp phải. Nguyên nhân là do thủ dâm không đúng cách (bị “trầy xước” có thể là do bạn để móng tay quá dài. “Đau rát” là do “cậu nhỏ” bị khô, còn nếu bạn đã dùng vũ lực quá nhanh, mạnh khi gần “lên đỉnh” còn có thể khiến “cậu nhỏ” bị gãy). Vì vậy, khi thủ dâm bạn nên cư xử với “cậu nhỏ” nhẹ nhàng. Trong trường hợp bị khô, rát, bạn có thể sử dụng một số loại kem bôi trơn để di chuyển “cậu bé” dễ dàng hơn.