Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

Thuốc Podophyllin

Điều tri sùi mào gà nếu không biết cách sẽ rất khó khăn và tốn chi phí…hơn nữa lại làm ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh. Điều trị không đúng bệnh rất dễ tái phát và bội nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến bạn và những người bạn yêu thương. Thuốc podophyllin của thái lan là thuốc đặc trị bệnh sùi mào gà tuy nhiên thuốc này rất khó kiếm đặc biêt ở các tỉnh lẻ. Thuốc đặc biệt hiệu quả với những ai mới bị sùi mào gà.
I.Bệnh sùi mào gà là gì?
- Bệnh sùi mào gà là do virus Human papilloma (HPV) gây nên có thể bắt gặp ở cả nam lẫn nữ giới và nguyên nhân chủ yếu là lây nhiễm qua đường ********, một số nguyên nhân khác như sử dụng chung các đồ dùng vệ sinh (khăn tắm, quần lót…), tiếp xúc trực tiếp ở những nơi chấn thương với người mắc bệnh.

[​IMG]
- Triệu chứng của bệnh sùi mào gà thường rất lâu sau khi lây nhiễm mới biểu hiện rõ rệt. Thường là phải từ 2 đến 9 tháng. Ban đầu sẽ người bệnh sẽ xuất hiện một vài nốt sùi nhỏ, mềm, cao lên như những nhú gai đường kính từ 1-2 mm màu hồng nhạt, không có cảm giác đau và dễ chảy máu, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu hồng. Sau đó các nốt sùi này có thể phát triển lên tới vài cm. Ở phụ nữ thì sùi mào gà thường xuất hiện ở xung quanh bộ phận sinh dục, môi lớn, môi bé… Còn ở nam giới thì xuất hiện ở phần bao quy đầu, rãnh quy đầu và xung quanh *********.
II. Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?
[​IMG]
- Ban đầu bệnh sùi mào gà không gây đau đớn hay ảnh hưởng gì nhiều nhưng nếu không được điều trị sau này sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn cũng như ảnh hưởng tới người thân.
- Người mắc Bệnh sùi mào gà thường có tâm lý ngại ngùng lo sợ vì thế ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống sinh hoạt vợ chồng của bạn.
- Đây là một bệnh có tính lây nhiễm cao vì thế nếu không cẩn thận sẽ ảnh hưởng tới những người thân quanh bạn.
- Tỉ lệ nam và nữ giới bị ung thư bộ phận sinh dục do mắc Sùi mào gà là rất cao.
III.Phương pháp truyền thống (đốt laser, quang lạnh).


+ Điều trị lâm sàng: Nhanh chóng loại bỏ triệu chứng, nhưng khả năng tái phát cao.
+ Tính an toàn: Tính an toàn không cao, gây tổn thương đến các tế bào mô bên cạnh, để lại sẹo sau khi điều trị, ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản…
Phương pháp này không hiệu quả làm tổn thương bộ phận sinh dục mà khả năng tái phát lại cực cao dẫn tới nguy cơ gây bội nhiễm. Về lý thuyết thi nếu nốt sùi lặn cơ thể sẽ tự đào thải virus sau 2 3 năm…vì vậy không có thuốc nào loại bỏ được virus mà chỉ có thể làm nó yếu và lặn đi. Thuốc podophyllin sẽ làm tốt nhiệm vụ này làm lặn nốt sùi không làm tổn thương da.

Việc điều trị sùi mào gà chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương sùi chứ không thể tiêu diệt được virus. Tùy theo vị trí và độ rộng của tổn thương mà có thể lựa chọn một trong những cách điều trị sau:

- Chấm dung dịch (Axid trichloaxetic 80-90%): Dùng một que nhỏ hoặc một cái tăm bông, chấm rất cẩn thận một ít dung dịch trichloactic acid lên những nốt sùi cho đến khi sùi này trắng ra. Khi có thai cũng có thể dùng thuốc này, nhưng không được chấm vào cổ tử cung, lỗ niệu đạo hoặc phía trong hậu môn.

- Bôi dung dịch podophyllin 20-25% theo cách trên cho đến khi sùi mào gà trở thành màu nâu. Chú ý: podophyllin thường chỉ dùng cho những tổn thương nhỏ. Chấm mỗi ngày 1 đến 2 lần và phải rửa sạch thuốc sau 3 đến 4 giờ (để lâu quá sẽ gây loét da).
[​IMG]

Hiện nay chưa có thuốc điều trị sùi mào gà khỏi hoàn toàn
Trong khi dùng thuốc, nếu thấy phản ứng tại chỗ mạnh thì có thể dùng cách quãng lâu hơn rồi mới chữa tiếp. Với sùi mào gà ở nam giới, cách chữa và dùng thuốc cũng như trên nhưng không được dùng để chữa những tổn thương sùi mào gà bên trong quy đầu.
IV.Cách sử dụng podophyllin.

  1. Dùng nước muối sinh lý rửa vết sùi sau đó lau khô.
  2. Bôi thuốc mỡ mắt tetracyclin xung quanh nốt sùi để tránh podophylin nhiễm vào vùng da lành.
  3. Dùng bông ngoáy tai chấm podophylin lên nốt sùi đợi cho thuốc khô.
  4. Sau 1 đến 4h thi rửa sạch bằng nước muối sinh lý.
Bôi 1 đến 2 lần / ngày

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Ăn hải sản Hãy coi trừng

Sau khi ăn cua suối nướng trên than hoa, anh Nguyễn Văn D. trú tại Đống Đa, Hà Nội đã bị ho ra máu. Anh tưởng bị viêm phổi, lao phổi vào bệnh viện khám chữa nhưng bệnh không thuyên giảm.

Hình ảnh con sán lá phổi.
Món tôm, cua đồng nướng nguy hiểm

Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương từng tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân bị sán phổi. Có những trường hợp ho lâu ngày, ho ra máu chỉ đi điều trị lao nên khi đến viện, những con sán đã ăn rỗng hết cả phổi.

Trường hợp của ông Nguyễn Văn D là điển hình. Ông D nhập viện trong tình trạng ho nhiều, ho ra máu kèm theo đờm. Có lần, ông ho ra cả cục máu tươi đỏ hỏn, có lúc máu màu đỏ rỉ sắt. Ông D đi khám ở bệnh viện lao phổi, bác sĩ nghi ngờ ông bị sán phổi vì chụp phim thấy phổi bị tổn thương.
Ông D được chuyển sang Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, tại đây, các bác sĩ làm xét nghiệm đờm và dịch màng phổi phát hiện ông D. bị sán lá phổi. Cả ổ sán nằm trong phổi ăn rỗng cả phổi khiến phối bị tổn thương gây ho ra máu và thi thoảng có triệu chứng sốt. Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, các bác sĩ đã soi đờm phát hiện rất nhiều trứng sản trong đờm và màng dịch phổi.
Ông D cho biết ông không ăn đồ sống, gỏi. Cách đây một thời gian, ông D đi công tác ở Ngổ Luông, Hòa Bình được bà con ở đây mời ăn món cua suối nướng. Khoảng 3 tuần sau, ông bắt đầu bị ho và xuất hiện ho ra máu.

Còn trường hợp của bé Bùi Thị M. trú tại Nghệ An được gia đình đưa ra bệnh viện điều trị với tình trạng ho ra máu. Soi đờm phát hiện nhiều trứng sán. Lúc này, bác sĩ phát hiện cả ổ sán trong phổi của em M. Gia đình M. cho biết họ thường sử dụng món tôm nướng than hoa cho bữa cơm gia đình. Có nhiều khả năng khi ăn tôm nướng, bé M. đã ăn phải con tôm có chứa nang sán chưa được nấu chín nên nhiễm sán phổi.

Không nên ăn các loại mắm cua sống 

Tôm, cua đồng là hai loại chứa nhiều sán lá phổi.
Thạc sĩ Hà cho biết sán lá phổi về hình thái thường có đặc điểm như dài 8-16 cm, chiều ngang 4-8 mm, dày 3-4 mm, có màu nâu đỏ và giống như hạt cà phê, vỏ sán có những gai nhọn, có hai hấp khẩu bụng và miệng, các ống ruột là những ống ngoằn ngoèo, lỗ sinh dục ở gần hấp khẩu bụng. Trứng sán có nắp màu sẫm dài 0,8-1mm.

Trứng của sán lá phổi có vỏ mỏng nên tồn tại ở môi trường bên ngoài rất kém, nhiệt độ ánh sáng mặt trời trên 70 độ C sẽ làm hỏng trứng. Tuy nhiên, trứng sán muốn phát triển thành ấu trùng phải có môi trường nước, nếu trên cạn trứng sẽ hỏng và không phát triển được, khả năng tồn tại của sán lá phổi trưởng thành ở ngoại cảnh cũng rất kém.
Tác nhân gây bệnh ngoài vật chủ chính là người, các động vật và gia súc khác cũng là nguồn chứa mầm bệnh sán lá phổi như chó, mèo, hổ, báo, chó sói, chồn, chuột...
Phương thức lây truyền của bệnh sán lá phổi  người hoặc động vật ăn phải tôm, cua có ấu trùng nang chưa được nấu chín như cua nướng, mắm cua. Sau khi ăn ấu trùng sán vào dạ dày và ruột, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ bụng, rồi từng đôi một xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào phế quản để làm tổ ở đó. Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng đến khi có sán trưởng thành khoảng 5-6 tuần.

Khi nhiễm sán lá phổi, khoảng 2 tuần sau nhiễm trong huyết thanh bệnh nhân đã xuất hiện kháng thể kháng sán lá phổi. Sán lá phổi trưởng thành ít đẻ trứng, khả năng phát hiện trứng trong đờm và dịch màng phổi rất khó khăn. Hiện nay, các bác sĩ chẩn đoán bệnh sán lá phổi bằng kỹ thuật miễn dịch ELISA.
Để phòng chống bệnh sán lá phổi, thạc sĩ Hà khuyên không ăn các loại tôm, cua sống. Các món ăn đều phải nấu chín. Vệ sinh môi trường, không khạc nhổ bữa bãi nhất là đờm của người bệnh.

Bệnh sán lá phổi được Kerbert tìm ra đầu tiên ở động vật là hổ. Năm 1995, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố sự lưu hành bệnh sán lá phổi ở 39 nước trên thế giới. Năm 1968, John Cross cho rằng có khoảng 194 triệu người trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh sán lá phổi, đặc biệt là Trung Quốc, Lào và Triều Tiên.
Ở Việt Nam, bệnh sán lá phổi được xác định lưu hành ít nhất ở 8 tỉnh phía Bắc như Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn, Nghệ An; có nơi tỷ lệ nhiễm tới 15% (Sơn La). Loài sán lá phổi mới chỉ xác định ở Việt Nam là Paragonimus heterotremus.