Bệnh tiểu đường: Những lưu ý đặc biệt trong mùa hè
Nhiệt độ cao và sức nóng của mùa hè có thể gây tổn hại cho bất cứ ai, nhưng nếu bạn đang bị tiểu đường thì cần thận trọng gấp hai lần so với những người không bị bệnh.
Với
những biện pháp đề phòng dưới đây, bệnh nhân tiểu đường sẽ không còn
phải quá lo lắng về những rắc rối có thể xảy ra trong mùa hè này:
Cẩn trọng trong ăn uống
Thời tiết nóng bức
chúng ta dễ có tâm trạng mệt mỏi chán ăn, ăn không ngon miệng. Ăn uống
không đủ chất và thiếu điều độ sẽ dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết, rất
nguy hiểm. Để tránh hiện tượng này người bệnh có thể chia nhỏ bữa ăn để
đảm bảo không bị tụt đường huyết.
Cần thận trọng khi chọn hoa quả ngày hè
Mùa hè cũng là mùa của
nhiều loại trái cây có hàm lượng đường lớn như nhãn, vải, quýt, vú sữa,
hồng xiêm, mít… Ăn quá nhiều các hoa quả này sẽ khiến đường huyết tăng
cao, nếu không được kiểm soát hợp lý sẽ gây nhiều biến chứng cấp tính
cũng như biến chứng mãn tính ở mắt, thận, thần kinh. Một số trái cây
tươi như cam, nho, dưa chuột, bưởi thích hợp cho người bệnh tiểu đường
trong mùa hè, vừa có hàm lượng đường không quá cao, vừa giúp cung cấp
đầy đủ các chất điện giải cho cơ thể.
Bệnh tiểu đường và mất nước
Mùa hè, nhiệt độ cao cơ
thể thường bài tiết ra mồ hôi gây mất nhiều nước và các chất khoáng.
Với người bệnh tiểu đường, nguy cơ mất nước tăng cao hơn nhiều lần.
Nguyên nhân là do khi lượng đường máu tăng cao dẫn tới sự gia tăng bài
tiết nước tiểu của cơ thể, dẫn tới mất nước nhanh hơn. Một số loại
thuốc, chẳng hạn như Metformin cũng làm tăng nguy cơ mất nước.
Vì vậy điều quan trọng
cho tất cả người bị tiểu đường trong mùa hè là phải bổ sung đầy đủ lượng
nước. Cách tốt nhất là bổ sung nước tinh khiết hoặc nước sôi để nguội,
hạn chế các loại nước uống chứa nhiều đường nước ngọt, chè hoa quả.
Bảo quản các thiết bị y tế
Nhiệt độ cao vào mùa hè có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc và thiết bị y tế của người bị tiểu đường.
Insulin không nên để trực tiếp dưới cánh sáng mặt trời
Thuốc tiêm Insulin đặc
biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Nếu bạn đi du lịch hè, cần chú ý
không bao giờ để Insulin ở nơi có nhiệt độ cao hay ánh sáng mặt trời
chiếu trực tiếp. Không nên để trong hộc xe hoặc trong cốp xe hoặc đặt
trên nước đá sẽ làm hỏng Insulin. Chỉ nên để Insulin trong túi giữ lạnh
đặc biệt.
Dụng cụ thử đường huyết
cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Tốt nhất nên để máy thử đường
huyết và que thử đường huyết ở nhiệt độ từ 15 - 35 ºC.
Đề phòng biến chứng trong mùa hè
Người bệnh tiểu đường
có biến chứng thận nếu để cơ thể thiếu nước vào mùa hè sẽ gia tăng nguy
cơ suy thận nhất là khi đang dùng thuốc lợi tiểu. Bên cạnh đó, thiếu
nước cũng khiến người mắc bệnh tiểu đường bị biến chứng huyết khối, tắc
mạch.
Với điều kiện nhiệt độ
và độ ẩm lý tưởng cho vi khuẩn phát triển trong mùa hè, biến chứng về
nhiễm khuẩn sẽ là nguy cơ không nhỏ và cần phải đề phòng cao ở người
bệnh tiểu đường. Trong đó nguy hiểm nhất là bệnh lý bàn chân, nguy cơ
gây hoại tử lan rộng thậm chí là cắt cụt chi. Để tránh các biến chứng
này, mùa hè người bệnh cần lưu ý:
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ giầy và tất, nên sử dụng tất bằng chất liệu mềm như cotton. Không được đi chân trần khi đi dạo.
- Không nên dùng dép xỏ ngón vì có thể gây tổn thương, loét kẽ chân.
- Cần kiểm tra kỹ đôi chân mỗi ngày xem có mụn rộp, bóng nước, vết thương không
Việc phòng ngừa các
biến chứng càng trở nên quan trọng với người bệnh trong mùa hè. Với các
biện pháp phòng ngừa thích hợp, những người bệnh hoàn toàn có thể sống
khỏe với căn bệnh này mà không phải lo lắng những biến chứng nguy hiểm
ghé thăm.