Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỊ RẮN CẮN

QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỊ RẮN CẮN

Email In PDF.
Chia sẻ
http://files.myopera.com/tuanhn1976/albums/567960/cobra-snake-plastic-f450.jpg
MỤC TIÊU
1. Nêu biểu hiện lâm sàng khi bi rắn độc cắn.
2. Liệt kê yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bệnh lý nặng nhẹ khi bị rắn cắn.
3. Kể 4 biến chứng lâu dài có thể có sau khi bị rắn cắn.
4. Nêu các biện pháp xử trí tại chỗ và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện.

ĐẠI CƯƠNG
Rắn độc cắn thường xảy ra vào mùa nước. Nộc độc là hợp chất gồm nhiều độc tố gây tổn thương thần kinh cơ, đông máu, ứ trệ tuần hoàn… Hấp thu toàn thân theo đường bạch huyết .
Có thể phân 2 loại tổn thương :
- Gây liệt cơ hô hấp
- Hoại tử tại chổ, chảy máu, suy thận

I. PHÂN LỌAI:
- Họ rắn hổ: hổ mang, hổ đất, cạp nong, cạp nia : Răng nanh ngắn, dựng lên, cố định ở phần trước xương hàm
- Họ rắn lục: Răng nanh dài, vuông góc, gấp theo 2 bên xoang hàm dưới, khi bị tấn công mới giương lên

II. TRIỆU CHỨNG:
- Họ rắn hổ:
· Đau nơi vết cắn.
· Choáng, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim.
· Liệt cơ hô hấp, ngừng thở.
· Nhức đầu, buồn ngủ, sụp mi, khó nuốt, giảm 5 giác quan.
· Suy gan cấp.
· Cạp nia cắn bệnh nhân ngủ không hay, dậy không dấu răng, không triệu chứng.
- Họ rắn lục:
· Tại chổ: sưng đau, loét hoại tử, chảy máu, bong nước, viêm. Lan mau, xa.
· Choáng, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, hạ đường huyết
· Xuất huyết, đông máu nội mạch lan tỏa, chảy máu.
· Đau bụng,ói, tiêu chảy.
· Viêm vi cầu thận, suy thận cấp.
· Cơ: đau, cứng, vỡ cơ,tiểu Myoglobin, tăng kali.
· Phù kết mạc, phổi
+ Thai phụ: thai chết do:
Hạ huyết áp tử cung
Co cơ tử cung
Xuất huyết vào nhau thai và thành tử cung -> bong nhau

III. MỨC ĐỘ BỆNH LÝ: Phụ thuộc
- Xuất hiện triệu chứng toàn thân /1 giờ đầu: nặng
- Rắn:
+ độc/ không độc
+ giận, sợ: tăng lượng nọc
+ kích thước rắn
+ túi nọc
- Nơi cắn
- Tuổi,trọng lượng, sức khỏe bệnh nhân
- Vi trùng/ miệng rắn, da bệnh nhân
- Sơ cứu

IV. BIẾN CHỨNG:
- Tại chổ: đoạn chi, loét, tổn thương, viêm cơ xương kéo dài-> biến dạng, loét da vài năm -> ung thư hóa.
- Suy thận mãn sau hoại tử vỏ thận 2 bên
- Suy tuyến yên mãn, tiểu đường
- Suy thần kinh mãn sau xuất huyết nội sọ.

V. SƠ CỨU:
- Chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Trấn an bệnh nhân.
- Rửa vết cắn, sát trùng, băng ép vết thương.
- Bất động chi bị cắn thấp hơn tim.
- Có thể hút bằng dụng cụ trong vòng 3-5’ đầu,tiếp tục ít nhất 30’
- Băng ép bất động:
+ Rắn hổ chúa, khoang, biển: mau liệt cơ hô hấp-> băng thun quấn từ nơi bị cắn lên, quấn quanh chi với nẹp gỗ, độ chặt đủ lách 1 ngón tay
+ Không áp dụng/ rắn lục.

VI. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC:
1. Nhận định:
1.1 Hỏi:
- Rắn gì cắn?
- Cắn khi nào?
- Cắn ở đâu?
- Đã xử trí gì chưa?
- Những triệu chứng?
- Nước tiểu: số lượng, màu sắc, máu ?
- Nơi cắn.
1.2 Khám:
- Tại vết cắn
- Toàn thân: DSH, xuất huyết, bụng, thần kinh.
- Thai: suy tim thai, xuất huyết âm đạo, dọa sẩy, cơn co tử cung, nhịp tim thai.
- Xét nghiệm: đông máu toàn bộ, Hct, Hb.
2. Chẩn đoán:
- BN suy hô hấp do nọc độc
- Xuất huyết do rối loạn đông máu
- Tổn thương da tại vết cắn
- BN thiếu kiến thức về phòng rắn cắn và sơ cứu ban đầu.
3. Lập và thực hiện KHCS:
3.1 Cải thiện hô hấp cho BN:
- Thông đường thở, thở oxy, phụ giúp BS đặt NKQ, MKQ thở máy khi cần.
- TD dấu sinh hiệu, tình trạng hô hấp, phát hiện liệt cơ hô hấp, suy hô hấp.
- Thực hiện thuốc theo y lệnh: Kháng nọc độc Antivenine
- Xét nghiệm: khí máu động mạch.
3.2 Duy trì chức năng đông máu:
- Truyền máu tươi, Fibrinogen
- Hạn chế tiêm chích
- Quan sát, theo dõi vết cắn, xuất huyết: xuất huyết rãi rác, mảng xuất huyết, bầm vết chích.
- TD nước tiểu có máu ?
- XN đông máu, Hct, Hb
3.3 Chăm sóc tại chỗ vết cắn:
- Thay băng vết thương, cắt lọc mô hoại tử
- TD da cơ nơi vết cắn, phát hiện hoại tử , nhiễm trùng
- Thực hiện thuốc kháng sinh, SAT, giảm đau.
3.4 GDSK:
- Phổ biến tập tính loài rắn:
+ Kiếm mồi ban đêm
+ An nơi hang, ẩm thấp, tối tăm
+ Khi gặp người thì lẩn trốn
=> Hạn chế đi lại nơi hoang vắng, bụi rậm về đêm. Nếu cần nên mang ủng, vừa đi vừa đánh tiếng động
- Những nơi chưa quan sát được thì không đặt tay chân vào, không ngồi trên gò đống, gốc cây có nhiều hang lỗ.
- Không dùng tay trần lật đá, thân cây đỗ.
- Không sờ vào răng dù rắn đã chết.
- Không ngủ dưới đất gần bụi rậm, ngủ có màng che.
- Hướng dẫn cách sơ cứu, nhất là những người có nguy cơ cao: thợ bắt rắn, đi rừng.
4. Tiêu chuẩn lượng giá
- Biểu hiện hô hấp cải thiện, hết khó thở
- Bồi hòan đủ lượng máu, không chảy máu, không vết bầm trên da
- Vết thương mau lành, không tổn thương thêm
- Biết cách phòng ngừa rắn cắn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét