Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Lấy cao răng, ráy tai mắc các bệnh truyền nhiễm?

Lấy cao răng, ráy tai mắc các bệnh truyền nhiễm?

12/11/2012, 05:15 pm
Một thời gian rất dài, nam thanh nữ tú, người trung cao tuổi... đua nhau đi lấy cao răng, ráy tai để thể hiện mình là người sạch sẽ, biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Tuy nhiên, việc làm này có thật sự tốt hay không lại..

Một thời gian rất dài, nam thanh nữ tú, người trung cao tuổi... đua nhau đi lấy cao răng, ráy tai để thể hiện mình là người sạch sẽ, biết tự chăm sóc cho bản thân. Tuy nhiên, việc làm này có thật sự tốt hay không lại là vấn đề còn tranh cãi.

Mất tiền mua nỗi sợ hãi
Anh Nguyễn Huy Lâm, nhân viên văn phòng (ở Hà Nội) kể: "Tôi là khách thường xuyên của phòng khám răng trên phố Phủ Doãn. 2 tháng/lần, tôi đến làm vệ sinh răng miệng. Lần nào đến phòng khám, trước khi thực hiện lấy cao răng, rửa răng miệng, bác sỹ cũng yêu cầu tôi uống 1 liều thuốc kháng sinh. Họ bảo rằng, uống kháng sinh để chống viêm, nhiễm... Tôi cũng không hỏi kỹ vấn đề này, vì thấy mình chưa mắc thêm bệnh gì".
Anh Lâm tâm sự: "Mới đây, tôi hốt hoảng khi biết người bạn chuyên đi lấy cao răng cùng mình, bị viêm lợi. Theo chẩn đoán sau khám của bác sỹ, vi khuẩn viêm lợi đó không phải là loại thông thường mà nghi lây truyền từ dụng cụ y tế bẩn do lấy cao răng mà có. Tôi bắt đầu cảnh giác và để ý chi tiết hơn ở lần đi lấy cao răng sau. Quả thật, nhiều bác sỹ rất bẩn, họ vừa dùng dụng cụ lấy cao răng cho người này, thậm chí dụng cụ ấy còn dính máu, lại quay sang lấy cao răng cho người khác mà không thực hiện vệ sinh dụng cụ”. Anh Tính thừa nhận: "Bác sỹ cứ vứt một đống dụng cụ y tế trên cái khay i-nox. Với người này, họ lấy dụng cụ A, rồi để lại đó. Người kia, họ dùng dụng cụ B, để đó, rồi quay vòng...".
Lay cao rang ray tai mac cac benh truyen nhiem
Lấy ráy tai ở phòng khám.
Theo anh Lâm, vì tin tưởng nên nhiều khi đi khám, người bệnh cứ qua quýt cho xong, chứ để ý, thấy nhiều bác sỹ dùng dụng cụ nhộm nhoạm lắm. Về nguyên tắc dụng cụ y khoa sau khi sử dụng đều bắt buộc phải tiệt trùng nhưng với một số phòng khám nhỏ, thiếu trang thiết bị, bác sỹ thiếu y đức thì rất dễ bị sử dụng lại đồ không qua khử trùng.
Có thể mang bệnh
Bác sỹ Nguyễn Hải Yến - chuyên Khoa răng, Viện Răng hàm mặt Hà Nội cho biết: Trước khi thực hiện các thao tác liên quan đến dụng cụ y tế thì bác sỹ phải kiểm tra độ tiệt trùng của dụng cụ. Nếu dụng cụ đó được khử trùng rồi thì mới sử dụng. Với răng, ngay từ cái cốc súc miệng cũng phải dùng riêng chứ không nói đến dụng cụ khám khác. Thực tế, dịch vụ lấy cao răng hiện nay rất hiện đại, chi phí mỗi lần lấy cao răng ở bệnh viện là 50.000 - 100.000 đồng/lần; còn ở phòng khám thì giá không cố định. Chi phí cao như vậy thì dụng cụ không thể không tiệt trùng trước khi sử dụng.
Cũng theo bác sỹ Yến, chỉ có bác sỹ tay nghề kém thì lấy cao răng mới để chảy máu lợi. Cao răng là những mảng bám vào lợi, rất rõ ràng, chỉ cần gắp đúng vào nó, đưa ra khỏi lợi, thế là xong, chẳng có lý do gì làm lợi chảy máu cả. Bác sỹ Yến khẳng định: Nếu dụng cụ y tế chưa được vô trùng, nguy cơ người lấy cao răng bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng rất cao. Có người lấy cao răng xong, về sưng lợi, viêm lợi, sốt, phải đi cấp cứu; nhẹ thì phải đến bệnh viện khám, uống thuốc kháng sinh điều trị vài ngày mới khỏi. Trường hợp anh Nguyễn Hồng Thanh (ở Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) là ví dụ điển hình. Anh Thanh lấy cao răng ở phòng khám tư, bị chảy máu lợi. Ba hôm sau, lợi sưng to, cộng với sốt, anh Thanh đến viện Răng hàm mặt khám, điều trị nhưng vẫn sốt liên tục không giảm. Các bác sỹ chẩn đoán, ngoài viêm lợi, anh Thanh mắc một căn bệnh khác do vi khuẩn từ dụng cụ y tế bẩn lây truyền sang.
Bác sỹ Trần Viết Hoàn, chuyên khoa tai mũi họng, viện Tai mũi họng, bệnh viện Bạch Mai phản ánh: "Rất nhiều trường hợp đến viện khám đã trong tình trạng điếc hoặc viêm nặng một hoặc cả 2 bên tai. Người bệnh khai rằng, chuyên đi lấy ráy tai ở tiệm gội đầu, thấy đau nhưng cho là bình thường. Sau đó, thấy đau bên trong tai, ù tai, đến bệnh viện khám thì tai đã bị tổn thương nặng, có trường hợp điếc, không thể phục hồi được".
Cũng theo bác sỹ Hoàn thì ngoài thủng màng nhĩ, nhiều người cũng bị viêm tai rất nặng do lấy ráy tai không đúng cách. Tai bị đau nhức do nhiễm trùng, nhiễm nấm ngứa. Nhiễm trùng và nhiễm nấm ngứa lâu ngày không được điều trị dẫn đến điếc tai là chuyện thường gặp. Các bác sỹ khuyến cáo, người đi lấy cao răng, ráy tai hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn trước khi thực hiện tiểu phẫu. Nó rất đơn giản nhưng nếu không đảm bảo vệ sinh y tế, rất dễ lây nhiễm bệnh truyền nhiễm khác. tintuconline.com (Theo NĐT)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét