Chăm sóc thì cần tình thương và sự ân cần, còn cứu chữa thì
đòi buộc lý trí tỉnh táo. Công chúng luôn tán dương sự ân cần đầy tình
cảm trong chăm sóc, nhưng mấy ai hiểu được khía cạnh lý tính lạnh lùng
khi cứu chữa. Và con người y khoa, không phải khi nào cũng duy trì được
sự cân bằng cần thiết giữa lý tính và cảm tính khi hành nghề.
Bệnh viện đâu phải sân khấu
Dù đọc từ năm thứ tư đại học, tôi vẫn chưa quên những lời căn dặn được viết trong một giáo trình nhi khoa của đại học Y Johns Hopkins: “Khi bệnh nhân của mình ra đi, không một người thầy thuốc nào không cảm thấy đau buồn. Nhưng nhiệm vụ tiên quyết của người thầy thuốc là phải gác nỗi đau buồn của bản thân lại, cho đến khi những nhu cầu của gia đình và bệnh nhân đã được giải quyết!”. Lời căn dặn đó, quả thực đã làm cho y khoa trở thành một nghề tuy đẹp đẽ, nhưng vô cùng khó nhọc. Một cách chuyên nghiệp, sinh viên y khoa phải được huấn luyện để biết kiềm chế cảm xúc, không để cảm xúc chi phối khi hành nghề. Một bác sĩ lành nghề sẽ không hốt hoảng, không run rẩy, không hớt hơ hớt hải, không phí thời gian ân cần... khi bệnh nhân trở nặng. Người bác sĩ đó phải tỉnh táo, thậm chí lạnh lùng để nhanh chóng giải bài toán cấp cứu trong đầu mình, càng nhanh càng tốt. Không có chỗ cho cảm xúc ở đây! Càng nhiều cảm xúc chi phối, con người đang thoi thóp trước mặt càng ít có cơ may được cứu sống. Những thầy thuốc lâu năm đều biết rõ sự lúng túng, rối trí của bản thân khi trực tiếp cứu chữa cho chính người thân của mình.
Tiếc thay, đôi khi sự tỉnh táo nghề nghiệp tối cần thiết đó lại bị ném đá dưới hai từ “vô cảm”. Ít người hiểu rằng, nghĩa vụ cao nhất của người thầy thuốc vẫn là cứu chữa, hơn là biểu lộ cảm xúc. Bệnh viện không phải là sân khấu, nên cách biểu lộ cảm xúc của người thầy thuốc đôi khi không phù hợp với lòng mong đợi của công chúng. Một công chúng đã mệt mỏi vì sự quá tải triền miên ở các bệnh viện, vì nghi hoặc với một nền y tế còn quá nhiều tiêu cực và nhũng nhiễu. Cộng thêm với những thông tin, không phải khi nào cũng khách quan và công bằng từ giới truyền thông, một số người trong đám đông ấy, hoàn toàn thừa bạo lực và hiếu sát để đập phá bệnh viện, đâm chết nhân viên y tế… Tất nhiên, thái độ chuyên nghiệp, không bộc lộ cảm xúc không đồng nghĩa với sự bỏ mặc, thô lỗ, kém lễ độ, hách dịch, vòi vĩnh... rất đáng bị nguyền rủa, khinh ghét. Công chúng hoàn toàn có lý, và có quyền mạt sát những thái độ như thế. Nhưng lắm khi, có những tình huống mà ngay chính những bậc tôn sư vẫn phải lưỡng lự khi phán quyết đúng sai. Y khoa là hữu hạn, con người y khoa cũng thế. Càng lâu năm trong nghề, càng thấu hiểu điều đó, một thầy thuốc có tư cách sẽ rất thận trọng khi nói về những rủi ro của đồng nghiệp. Chỉ có những thầy thuốc kém cỏi về chuyên môn và tự ti về nhân cách mới cao giọng chỉ trích một đồng nghiệp không may. Vì ai dám chắc y nghiệp của mình sẽ không tì vết sai sót, lỡ lầm?
Do đó, phán quyết về số phận của một người thầy thuốc rủi ro nào đó phải đến từ một hội đồng các chuyên gia y tế độc lập, khách quan, có uy tín về chuyên môn. Không thể chôn sống một thầy thuốc không may mà chỉ dựa vào cảm tính, “nghe kể”, “nghe đồn” hay một vài mẩu tin đầy ác ý. Hãy nhớ lại cái chết do quá liều thuốc an thần của siêu sao nhạc pop Michael Jackson. Cho đến khi được toà kết tội ngộ sát sau một cuộc điều tra độc lập, nghiêm túc, nhiệm vụ của báo chí chỉ là đưa tin, không bình luận chuyên môn, không phân tích bệnh án, không giật tít đầy ác ý… Và trong hàng triệu triệu người ái mộ Michael Jackson, không thấy ai đòi trả thù bác sĩ Conrad Murray cả. Rõ ràng, những thông tin đầy ác cảm và thù nghịch, khi được gieo trồng trên một nền tảng đang cổ suý việc “mắt đền mắt, răng đền răng”, việc chém giết nhau từ một cái nhìn là điều dễ hiểu, nói chi đến việc “hạ thủ” thầy thuốc trong bệnh viện.
Càng không phải là sàn đấu
Ở Mỹ, vì khả năng lây nhiễm bệnh từ bệnh nhân hay các nguy cơ sinh học khác, nghề thầy thuốc được xếp vào một nghề nguy hiểm, bên cạnh nghề cứu hoả, cảnh sát. Sự nguy hiểm ấy, chắc không thấm tháp gì nếu cộng thêm cái hoạ bị hành hung, bị giết chết của người thầy thuốc Việt Nam. Không thể, và không bao giờ có một nền y khoa tiến bộ, nhân bản mà được xây dựng trên lòng thù hận, nghi kỵ. Điều ấy, chỉ gây tổn hại cho cả hai bên, y giới lẫn bệnh nhân. Vì vậy, hoàn toàn xác đáng khi công chúng luôn mong đợi từ nhân viên y tế một thái độ thấu cảm, chia sẻ. Và hữu lý không kém, khi những nhân viên y tế đó cũng cần sự thấu hiểu, khoan thứ cho những sai sót, bất trắc trong nghề nghiệp gian nan của mình, thay cho thái độ miệt thị, lấy ân trả ân, oán đền oán vẫn thấy!
Y khoa là khoa học của sự sống. Khoa học ấy là bất toàn. Khoa học ấy, từ thời cổ đại đã phải ngậm ngùi nhìn lại những thất bại của mình, từ sự chết của những đồng loại không may, để học cách đẩy lùi cái chết cho những người sau. Nếu không, câu cách ngôn cổ xưa mà người ta viết trong nhà xác bệnh viện – “Mortui vivos docent!” (người chết dạy kẻ sống) – mãi mãi là điều vô nghĩa.
Hai cách nhìn trái ngược
S. là một đồng nghiệp trẻ của tôi. Cậu ấy thông minh, lễ phép, lại
chịu khó đọc sách. Đàn em như vậy, ai mà không thương? Nên tôi đã dành
hết sức mình để kèm cặp S., với tình huynh đệ mang tính truyền thống của
ngành Y. S. sẽ là một thầy thuốc tài năng, nếu cậu ta không có một
khuyết điểm chết người: nhạy cảm thái quá! Cậu ta run bần bật khi chọc
dò tuỷ sống, vã mồ hôi như tắm (và như... bệnh nhân) khi khám một ca
nặng, thậm chí rươm rướm nước mắt khi thấy bệnh nhân đau quằn quại. Do
đó, mặc dù quý gã đàn em thông minh, hiếu học, không ít đàn anh đã gắt
gỏng, quát tháo S. trong những đêm trực bệnh viện. Dưới mắt đàn anh, S.
là một thầy thuốc “gà mờ” vì đã để quá nhiều cảm xúc chi phối việc hành
nghề của mình. Ngược lại, nhiều bệnh nhân và gia đình của họ không ngớt
lời khen ngợi S. như một thầy thuốc trẻ, giàu y đức và “không vô cảm”,
biết chia sẻ nỗi đau của đồng loại. Không ai biết, trong cái sự tình cảm
của bác sĩ S., luôn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro nghề nghiệp.Bệnh viện đâu phải sân khấu
Dù đọc từ năm thứ tư đại học, tôi vẫn chưa quên những lời căn dặn được viết trong một giáo trình nhi khoa của đại học Y Johns Hopkins: “Khi bệnh nhân của mình ra đi, không một người thầy thuốc nào không cảm thấy đau buồn. Nhưng nhiệm vụ tiên quyết của người thầy thuốc là phải gác nỗi đau buồn của bản thân lại, cho đến khi những nhu cầu của gia đình và bệnh nhân đã được giải quyết!”. Lời căn dặn đó, quả thực đã làm cho y khoa trở thành một nghề tuy đẹp đẽ, nhưng vô cùng khó nhọc. Một cách chuyên nghiệp, sinh viên y khoa phải được huấn luyện để biết kiềm chế cảm xúc, không để cảm xúc chi phối khi hành nghề. Một bác sĩ lành nghề sẽ không hốt hoảng, không run rẩy, không hớt hơ hớt hải, không phí thời gian ân cần... khi bệnh nhân trở nặng. Người bác sĩ đó phải tỉnh táo, thậm chí lạnh lùng để nhanh chóng giải bài toán cấp cứu trong đầu mình, càng nhanh càng tốt. Không có chỗ cho cảm xúc ở đây! Càng nhiều cảm xúc chi phối, con người đang thoi thóp trước mặt càng ít có cơ may được cứu sống. Những thầy thuốc lâu năm đều biết rõ sự lúng túng, rối trí của bản thân khi trực tiếp cứu chữa cho chính người thân của mình.
Tiếc thay, đôi khi sự tỉnh táo nghề nghiệp tối cần thiết đó lại bị ném đá dưới hai từ “vô cảm”. Ít người hiểu rằng, nghĩa vụ cao nhất của người thầy thuốc vẫn là cứu chữa, hơn là biểu lộ cảm xúc. Bệnh viện không phải là sân khấu, nên cách biểu lộ cảm xúc của người thầy thuốc đôi khi không phù hợp với lòng mong đợi của công chúng. Một công chúng đã mệt mỏi vì sự quá tải triền miên ở các bệnh viện, vì nghi hoặc với một nền y tế còn quá nhiều tiêu cực và nhũng nhiễu. Cộng thêm với những thông tin, không phải khi nào cũng khách quan và công bằng từ giới truyền thông, một số người trong đám đông ấy, hoàn toàn thừa bạo lực và hiếu sát để đập phá bệnh viện, đâm chết nhân viên y tế… Tất nhiên, thái độ chuyên nghiệp, không bộc lộ cảm xúc không đồng nghĩa với sự bỏ mặc, thô lỗ, kém lễ độ, hách dịch, vòi vĩnh... rất đáng bị nguyền rủa, khinh ghét. Công chúng hoàn toàn có lý, và có quyền mạt sát những thái độ như thế. Nhưng lắm khi, có những tình huống mà ngay chính những bậc tôn sư vẫn phải lưỡng lự khi phán quyết đúng sai. Y khoa là hữu hạn, con người y khoa cũng thế. Càng lâu năm trong nghề, càng thấu hiểu điều đó, một thầy thuốc có tư cách sẽ rất thận trọng khi nói về những rủi ro của đồng nghiệp. Chỉ có những thầy thuốc kém cỏi về chuyên môn và tự ti về nhân cách mới cao giọng chỉ trích một đồng nghiệp không may. Vì ai dám chắc y nghiệp của mình sẽ không tì vết sai sót, lỡ lầm?
Do đó, phán quyết về số phận của một người thầy thuốc rủi ro nào đó phải đến từ một hội đồng các chuyên gia y tế độc lập, khách quan, có uy tín về chuyên môn. Không thể chôn sống một thầy thuốc không may mà chỉ dựa vào cảm tính, “nghe kể”, “nghe đồn” hay một vài mẩu tin đầy ác ý. Hãy nhớ lại cái chết do quá liều thuốc an thần của siêu sao nhạc pop Michael Jackson. Cho đến khi được toà kết tội ngộ sát sau một cuộc điều tra độc lập, nghiêm túc, nhiệm vụ của báo chí chỉ là đưa tin, không bình luận chuyên môn, không phân tích bệnh án, không giật tít đầy ác ý… Và trong hàng triệu triệu người ái mộ Michael Jackson, không thấy ai đòi trả thù bác sĩ Conrad Murray cả. Rõ ràng, những thông tin đầy ác cảm và thù nghịch, khi được gieo trồng trên một nền tảng đang cổ suý việc “mắt đền mắt, răng đền răng”, việc chém giết nhau từ một cái nhìn là điều dễ hiểu, nói chi đến việc “hạ thủ” thầy thuốc trong bệnh viện.
Càng không phải là sàn đấu
Ở Mỹ, vì khả năng lây nhiễm bệnh từ bệnh nhân hay các nguy cơ sinh học khác, nghề thầy thuốc được xếp vào một nghề nguy hiểm, bên cạnh nghề cứu hoả, cảnh sát. Sự nguy hiểm ấy, chắc không thấm tháp gì nếu cộng thêm cái hoạ bị hành hung, bị giết chết của người thầy thuốc Việt Nam. Không thể, và không bao giờ có một nền y khoa tiến bộ, nhân bản mà được xây dựng trên lòng thù hận, nghi kỵ. Điều ấy, chỉ gây tổn hại cho cả hai bên, y giới lẫn bệnh nhân. Vì vậy, hoàn toàn xác đáng khi công chúng luôn mong đợi từ nhân viên y tế một thái độ thấu cảm, chia sẻ. Và hữu lý không kém, khi những nhân viên y tế đó cũng cần sự thấu hiểu, khoan thứ cho những sai sót, bất trắc trong nghề nghiệp gian nan của mình, thay cho thái độ miệt thị, lấy ân trả ân, oán đền oán vẫn thấy!
Y khoa là khoa học của sự sống. Khoa học ấy là bất toàn. Khoa học ấy, từ thời cổ đại đã phải ngậm ngùi nhìn lại những thất bại của mình, từ sự chết của những đồng loại không may, để học cách đẩy lùi cái chết cho những người sau. Nếu không, câu cách ngôn cổ xưa mà người ta viết trong nhà xác bệnh viện – “Mortui vivos docent!” (người chết dạy kẻ sống) – mãi mãi là điều vô nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét