MRKH) - không có âm đạo, cổ tử cung và dạ con.
Đây cũng là cơ hội chữa trị cho những phụ nữ là nạn nhân của ung thư
hoặc chấn thương vùng kín, theo tiến sĩ Anthony Atala, Giám đốc Viện Y học tái sinh tại Trung tâm y tế Wake Forest Baptist (Mỹ).
Trong nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí The Lancet, tiến sĩ Atala và các cộng sự cho biết, 4 cô gái ở thành phố Mexico (Mexico) mắc hội chứng MRKHS đã được cấy ghép âm đạo từ tháng 6/2005 và tháng 10/2008.
Tiến sĩ Anthony Atala, Giám đốc Viện Y học tái sinh tại Trung tâm y tế Wake Forest Baptist (Mỹ). Ảnh: Wake Forest Institute for Regenerative Medicine.
|
Các nhà khoa học đã lấy một mảnh mô từ một cơ quan thô của bệnh nhân, có kích thước nhỏ hơn con tem thư. Sau đó, họ nuôi dưỡng các tế bào tại
phòng thí nghiệm trong 4 tuần. Những tế bào này được xếp lớp và tạo
hình khuôn giống như hình dạng âm đạo, phù hợp với từng bệnh nhân. Các
âm đạo sau khi tạo hình được đưa vào lồng ấp có điều kiện
phù hợp với cơ thể sống của con người, để phát triển đến khi đạt tiêu
chuẩn đưa vào cơ thể bệnh nhân.
Các bệnh nhân, ở độ tuổi từ 13 đến 18 được phẫu thuật cấy âm đạo, và sau đó được theo dõi trong 8 năm để phát hiện khả năng biến chứng và kiểm tra chức năng của bộ phận được cấy ghép.
Kết quả sinh thiết mô, chụp cộng hưởng từ, khám bên
trong cho thấy âm đạo mới của cả 4 cô gái đều thực hiện các chức năng
bình thường. Các kiểm tra về chức năng tình dục nữ cho thấy chúng có
phản ứng bình thường, bao gồm có ham muốn, hưng phấn và giao hợp không
đau. Hai trong số 4 cô gái đã bắt đầu có kinh nguyệt. Theo lý thuyết, họ
có thể có con, nếu muốn, các nhà khoa học cho biết.
"Điều đó đã thay đổi cuộc sống của họ. Nó không chỉ là lấp đầy những
khiếm khuyết về giải phẫu, mà còn giúp họ có cuộc sống tình cảm cân
bằng", tiến sĩ Atala nói.
Một trong số cô gái được phẫu thuật cấy ghép âm đạo thành công. Ảnh: Wake Forest Institute for Regenerative Medicine.
|
Một trong số phụ nữ trẻ được cấy âm đạo khi 18 tuổi, vào tháng 10/2008, hiện 24 tuổi, xuất hiện trong một đoạn video do Wake Forest cung cấp, nắm tay đi dạo với một chàng trai và nói về nghiên cứu đột phá. "Khi
tôi biết bệnh của mình có cách chữa, tôi đã rất hạnh phúc. Điều quan
trọng là tôi muốn những cô gái khác ở hoàn cảnh tương tự biết rằng không
phải là kết thúc khi bạn bị mắc bệnh này vì có cách chữa và bạn có thể
có cuộc sống bình thường", cô gái chia sẻ.
Theo tiến sĩ Atala, khoảng 1/1.500 tới 1/4.000 phụ nữ sinh ra bị
hội chứng MRKHS, nhưng trường hợp nghiêm trọng khá hiếm. Hầu hết trường
hợp mắc bệnh không phát hiện họ có vấn đề cho đến khi bước vào tuổi dậy
thì và không có kinh nguyệt hay không thể giao hợp. Các thăm khám thường
cho thấy những cô gái này có âm đạo kém phát triển hoặc hoàn toàn không
có
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét