Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

So sánh hiệu quả khởi phát chuyển dạ của prostaglandin E2 và ống thông foley ở thai ≥37 tuần thiểu ối

TÓM TẮT
Mở đầu và mục tiêu
Khởi phát chuyển dạ (KPCD) là một can thiệp lâm sàng thường gặp trong sản khoa, trong đó thiểu ối là một chỉ định thường gặp. Có 2 phương pháp khởi phát chuyển dạ là cơ học và dược học. Mục tiêu chính là so sánh hiệu quả KPCD của prostaglandin E2 (PGE2) gel với thông foley đặt kênh cổ tử cung ở thai ≥37 tuần thiểu ối. Mục tiêu phụ là so sánh kết cục chuyển dạ của giai đoạn I-II; so sánh tác dụng không mong muốn và biến chứng giữa 2 phương pháp.
Đối tượng và phương pháp
Trong thời gian từ 15/10/2011 đến 15/02/2012, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng ở thai phụ ≥37 tuần thiểu ối, tại Bệnh viện Từ Dũ. Với mỗi nhóm 50 thai phụ, nhóm thử nghiệm: KPCD bằng PGE2 gel, nhóm chứng: KPCD bằng foley, thể tích bóng bơm 60ml.
Kết quả và kết luận
Hiệu quả KPCD thành công của phương pháp PGE2 và foley (80% và 76%) với p>0,05. Một số điểm khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết cục chuyển dạ giữa 2 phương pháp (p<0,05): thay đổi điểm Bishop sau KPCD bằng PGE2 cao hơn foley; thời gian từ khi KPCD đến khi sinh của PGE2 ngắn hơn foley; tăng co bằng oxytocin sau KPCD nhóm PGE2 thấp hơn foley; cơn gò nhiều hơn ở nhóm PGE2 so với foley. Tác dụng không mong muốn sau KPCD bằng PGE2: sốt (2%), buồn nôn-nôn (10%), tiêu chảy (2%), vỡ ối (4%), nhiễm trùng (2%), cơn gò cường tính (6%). Foley không ghi nhận trường hợp nào. Sự khó chịu khi KPCD bằng foley 30%, PGE2 14%.
Từ khóa: Khởi phát chuyển dạ, prostaglandin E2 gel, thông foley
MỞ ĐẦU
Khởi phát chuyển dạ là một can thiệp lâm sàng thường gặp trong sản khoa. Trong 2 thập kỷ qua, tỉ lệ khởi phát chuyển dạ ngày càng tăng. Theo thống kê của Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Từ Dũ, từ năm 2010-2011, mỗi năm có khoảng 4.204-7.060 trường hợp khởi phát chuyển dạ [1].
Có nhiều chỉ định khởi phát chuyển dạ, trong đó thiểu ối là một chỉ định thường gặp trong sản khoa. Khi lượng nước ối giảm sẽ có tình trạng chèn ép dây rốn làm giảm lượng máu nuôi thai, thai suy dinh dưỡng, thai lưu hoặc chết lúc chuyển dạ. Vì vậy cần phải chấm dứt thai kỳ thiểu ối bằng phương pháp nào để có thể mang lại kết cục tốt cho cả mẹ lẫn con, không phải chỉ mổ lấy thai mà còn có thể sinh được ngả âm đạo.
Có 2 phương pháp khởi phát chuyển dạ là phương pháp cơ học và dược học. Tại Việt Nam nói chung và Bệnh viện Từ Dũ nói riêng, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào so sánh hiệu quả khởi phát chuyển dạ của phương pháp cơ học và dược học.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “So sánh hiệu quả khởi phát chuyển dạ của prostaglandin E2 dạng gel và ống thông foley đặt kênh cổ tử cung ở thai ≥37 tuần thiểu ối” với câu hỏi nghiên cứu: Sử dụng prostaglandin E2 dạng gel đặt kênh cổ tử cung trong khởi phát chuyển dạ ở thai ≥37 tuần thiểu ối cho hiệu quả như thế nào so với khởi phát chuyển dạ bằng ống thông foley?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính
So sánh hiệu quả KPCD của PGE2 dạng gel với ống thông foley đặt kênh cổ tử cung trong khởi phát chuyển dạ ở thai ≥37 tuần thiểu ối có chỉ định sinh ngả âm đạo.
Mục tiêu phụ
- So sánh kết cục chuyển dạ của giai đoạn I và giai đoạn II giữa 2 phương pháp KPCD.
- So sánh tác dụng không mong muốn và biến chứng giữa 2 phương pháp KPCD.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng không mù, ngẫu nhiên, có nhóm chứng.
Đối tượng nghiên cứu
- Dân số mục tiêu: thai phụ có chỉ định khởi phát chuyển dạ chấm dứt thai kỳ mà cổ tử cung không thuận lợi hay chỉ số Bishop<5.
- Dân số nghiên cứu: thai phụ ≥37 tuần thiểu ối nhập Khoa Sản A, Bệnh viện Từ Dũ có chỉ định khởi phát chuyển dạ.
- Dân số chọn mẫu: Thai phụ ≥37 tuần thiểu ối nhập Khoa Sản A, Bệnh viện Từ Dũ có chỉ định KPCD, hội đủ điều kiện các tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu trong thời gian từ 15/10/2011 đến 15/02/2012. Với nhóm thử nghiệm: KPCD bằng PGE2 dạng gel, nhóm chứng: KPCD bằng thông foley số 20, thể tích bóng bơm 60ml.
- Tiêu chuẩn chọn mẫu: thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu, thai ≥37 tuần, thiểu ối AFI≤5, Bishop<5, có khả năng sinh ngả âm đạo, con so hoặc con rạ, đơn thai-ngôi đầu, Nonstresstest có đáp ứng, siêu âm Doppler cho các chỉ số Doppler bình thường, ước lượng con: 2.500-3.500g.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
  • Mẹ: sẹo mổ trên cơ tử cung, đã sử dụng một biện pháp KPCD trước đó, viêm nhiễm đường sinh dục cấp, tiền căn dị ứng PGE2 và Latex, bệnh lý nội khoa nặng (tim, suyễn, glaucoma, tăng nhãn áp), đã có chuyển dạ: cổ TC mở ≥2 cm, xóa ≥60%, có 3 cơn gò trong 10 phút.
  • Con: ngôi bất thường, nhau tiền đạo, nhau bám thấp, vỡ ối, rỉ ối.
- Tiêu chuẩn chấm dứt nghiên cứu: khi sản phụ thay đổi ý kiến không tiếp tục tham gia nghiên cứu hoặc khi có cơn gò cường tính ≥6 cơn trong 10 phút [4,6] kèm theo thay đổi bất thường tim thai, thai suy, nhau bong non, vỡ tử cung.
Cỡ mẫu
hinh8
Với: Nguy cơ tương đối cần kiểm định: Ro=1, xác xuất thất bại của phương pháp Foley (Bùi Ngọc Phượng, 2009): P2=34% [3], nguy cơ tương đối (ước tính): RRa=0,5, mức ý nghĩa: α=0,05, lực của test: (1–β) =0,90, giả thuyết có (HA), kiểm định 2 phía: nguy cơ tương đối ≠1.
→ N=45. Ước tính 10% chấm dứt nghiên cứu giữa chừng nên cỡ mẫu dự trù mỗi nhóm là 50.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
Trình tự phân bố ngẫu nhiên được tạo theo phương pháp chia nhóm block chuyển vị ngẫu nhiên, với cỡ block là 4, có 6 chuyển vị của block là: 1-AABB, 2-ABAB, 3-ABBA, 4-BBAA, 5-BABA, 6-BAAB. Với: nhóm A đặt PGE2 (Cerviprime gel), nhóm B đặt ống thông foley.
Phương pháp tiến hành
Phương tiện thu thập số liệu: bảng thu thập số liệu, ống thông foley loại 2 nhánh số 20, thuốc prostaglandin E2 (Cerviprime gel 0,5mg).
Tiến trình thu thập số liệu
hinh6
Tiêu chuẩn đánh giá khởi phát chuyển dạ [2,3,4]
- KPCD thành công: là khi chỉ số Bishop tăng ≥3 điểm [3,5] sau 24 giờ KPCD bằng PGE2 hoặc sau 24 giờ KPCD bằng Foley.
- KPCD thất bại: là khi không đạt tiêu chuẩn thành công hoặc khi tử cung không có 1 chút đáp ứng nào đối với các kích thích hoặc khi TC gò ≥6 cơn trong 10 phút mà cổ TC không mở.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tóm lược các bước thu thập số liệu
Thu thập số liệu
Trong thời gian nghiên cứu, có 107 thai phụ thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và được mời tham gia nghiên cứu. Loại khỏi nghiên cứu 7 trường hợp gồm: 2 trường hợp không đồng ý tham gia vì muốn mổ lấy thai; 1 trường hợp ối vỡ non sau khi đồng ý tham gia; 2 trường hợp có Bishop thay đổi ≥6 điểm sau khi đồng ý tham gia; 1 trường hợp mồng gà cổ tử cung; 1 trường hợp thay đổi ý kiến không đồng ý đặt tiếp liều PGE2 thứ 2. Kết quả chúng tôi thu nhận 100 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu, đồng ý tham gia và hoàn tất nghiên cứu. Trong đó có 50 ca tính đến thời điểm phân tích giữa kỳ.
Kết quả phân tích giữa kỳ
Với kết quả phân tích giữa kỳ ghi nhận khi KPCD bằng PGE2, khả năng thành công tăng lên 1,27 lần so với KPCD bằng đặt thông foley (RR=1,27; KTC 95% 0,91-1,78), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Với qui trình chọn mẫu ngẫu nhiên chúng tôi nhận mẫu một cách thuận lợi, dễ dàng, thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu. Chưa ghi nhận trường hợp nào có tác dụng phụ trầm trọng cũng như có biến chứng khi được KPCD bằng PGE2. Không ghi nhận than phiền về tiến trình nghiên cứu từ thai phụ và đồng nghiệp.
Chúng tôi đã trình kết quả phân tích giữa kỳ lên Hội đồng Y đức, Hội đồng Nghiên cứu khoa học của Bệnh viện Từ Dũ và cho phép chúng tôi tiếp tục tiến hành tiếp nghiên cứu theo đề cương gốc.
Đặc điểm dịch tễ của đối tượng tham gia nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ học của đối tượng tham gia nghiên cứu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét