Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Phẫu thuật nội soi ổ bụng

Phẫu thuật nội soi ổ bụng
Khoa Nội soi - BV Từ Dũ
Phẫu thuật nội soi (PTNS) là gì?
PTNS được mô tả là phẫu thuật trong đó bác sĩ dùng ống soi có gắn vào máy quay phim và nguồn sáng để nhìn vào trong bụng bệnh nhân.
So với mổ hở, PTNS có nhiều ưu điểm: sẹo mổ nhỏ, ít đau sau mổ, rút ngắn thời gian nằm viện, hồi phục sức khỏe nhanh, trở lại công việc và sinh hoạt hàng ngày sớm.
Phẫu thuật nội soi được áp dụng trong những trường hợp nào?
Thông thường PTNS chia làm 2 loại:
1. Nội soi chẩn đoán:
Sau các xét nghiệm X - quang, siêu âm, nội soi chẩn đoán có thể được xem như là 1 biện  pháp chẩn đoán có thể được xem như là 1 biện pháp chẩn đoán nhờ nhìn trực tiếp vào bên trong bụng, nhờ đó các bác sĩ có thể biết nguyên nhân gây bệnh và tổn thương ở đâu.
2. Nội soi phẫu thuật:
Nhiều bệnh lý có thể được điều trị PTNS:
- Thai ngoài tử cung.
- Khối u buồng trứng.
- U xơ tử cung.
- Bệnh lý lạc nội mạc TC.
- Vô sinh do vòi trứng, do buồng trứng đa nang.
- Cắt tử cung.
- Són tiểu, nạo hạch ung thư,…
- Vòng xuyên cơ.
  ….
Phẫu thuật nội soi được thực hiện như thế nào?
1. Nội soi chẩn đoán:
Bệnh nhân được gây mê, bác sĩ rạch 1 vết khoảng 8mm trên da vùng quanh rốn, qua đó đưa ống soi và khí CO2 vào làm căng bụng, giúp nhìn rõ các nội tạng bên trong, sau đó rạch thêm 1 vết khoảng 5mm đưa dụng cụ hỗ trợ vào thăm dò các cơ quan trong bụng.
2. Nội soi phẫu thuật:
Sau khi biết nội tạng bị bệnh, cùng lúc bác sĩ sẽ thực hiện luôn việc điều trị nội tạng đó.
Ví dụ:
Có khối u ở buồng trứng thì bác sĩ sẽ tiến hành bóc lấy khối u sau khi rạch thêm 2 vết rạch da khoảng 5mm.
Chăm sóc sau mổ nội soi như thế nào?
1. Chăm sóc vết thương:
- Vết thương nhỏ, được băng bằng băng dán thoáng không thấm nước.
- Giữ sạch, khô vết thương.
- Cắt chỉ sau mổ 5 ngày.
2. Một số triệu chứng sau mổ: 
- Đau vai, đau lưng, đau bẹ sườn 1 – 2 ngày đầu.

- Căng đau ít ở vết mổ.

- Đôi khi cảm giác tức bụng, sình bụng 1 – 2 ngày đầu sau mổ.

- Chảy máu lượng ít, hay ra dịch nhày hồng ở âm đạo trong 1 –  2 tuần sau mổ (tùy loại phẫu thuật).Các triệu chứng này không đáng ngại, có thể điều trị bằng thuốc giảm đau, đắp túi ấm lên vết thương, dùng băng vệ sinh sạch…

  3. Hoạt động sau mổ:
- Vận động ngồi dậy đi lại càng sớm càng tốt tránh dính ruột, trung tiện lại sớm.

- Uống nước sau khi tỉnh.

- Ăn uống lại bình thường sau khi đã trung tiện.

- Tránh các hoạt động thể lực nặng (cử tạ, hít đất, khuân vác nặng…) trong 1 – 2 tuần đầu tiên sau mổ.

- Hạn chế hoạt động giao hợp trong 4 -6 tuần đầu sau mổ (tùy loại phẫu thuật).

- Có thể đi làm lại sau 1 – 2 tuần nghỉ ngơi (tùy loại phẫu thuật)
Phẫu thuật nội soi có thể có tai biến gì không? 
- Thông thường PTNS được xem là an toàn. Tuy nhiên, cũng như các loại phẫu thuật khác vẫn có nguy cơ và tai biến.

- Trước mổ bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân, cân nhắc giữa lợi ích của nội soi và các nguy cơ tai biến để chọn phương pháp mổ.

- Tai biến chung giống như trong các loại mổ khác:
+  Do gây mê, đặt ống thở khó khăn, dị ứng thuốc, bệnh tim phổi.
+  Nhiễm trùng vết thương.
+  Chảy máu.
+  Viêm tắc tĩnh mạch, tắc mạch phổi do có cục máu đông trong lòng mạch.
- Các tai biến đặc biệt trong nội soi:

+ Tổn thương thành bụng: chảy máu, thoát vị thành bụng.

+ Tổn thương cơ quan trong bụng (ruột, bàng quang, mạch máu lớn...)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét