Chỉ cần một thủ thuật đơn giản nhẹ nhàng ở cánh tay, hiệu quả
tránh thai có tác dụng ngay, với tỷ lệ tránh thai trên 99%, kéo dài 4
năm. Nghĩa là, chị em hoàn toàn an tâm trong kế hoạch hóa gia đình
(KHHGĐ), toàn tâm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Đó là hiệu quả que cấy tránh thai mới Femplant của hệ thống Marie Stopes International (MSI) tại Việt Nam. Mới đây, Tổng cục Dân số - KHHGĐ tổ chức tập huấn về que cấy tránh thai này cho cán bộ dân số và bác sĩ sản khoa ở 20 tỉnh, góp phần nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị xã hội (TTXH) các phương tiện tránh thai (PTTT) đến cộng đồng, trong đó có que cấy tránh thai. Dịp này, khoảng 70 chị em được cấy miễn phí que tránh thai mới này. Bằng giọng vui vẻ, cởi mở, chị Nguyễn Thị Ngọc Hân (31 tuổi, ở phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt), cho biết, đây là lần thứ hai chị cấy que tránh thai. Khi con gái được 2 tuổi, chị thực hiện KHHGĐ bằng biện pháp thuốc uống tránh thai, đặt vòng nhưng không thoải mái vì cảm thấy nóng trong người, sợ tuột vòng, rong kinh… Từ khi thực hiện que cấy tránh thai, chị an tâm chuyện KHHGĐ, vợ chồng vui vẻ, ấm êm, tinh thần chị trở nên thoải mái, sức khỏe ngày càng tốt. Tuy nhiên, chị Hân cũng đề nghị, nên giảm giá sản phẩm hoặc có biện pháp hỗ trợ để đông đảo chị em, đặc biệt là chị em vùng nông thôn được tiếp cận, lựa chọn đa dạng các dịch vụ KHHGĐ.
Thời gian qua, ngành dân số - KHHGĐ TP Cần Thơ nỗ lực tiếp thị xã hội các PTTT nói chung, que cấy tránh thai nói riêng đến cộng đồng, nhằm giúp người dân quen dần với việc tự chi trả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – KHHGĐ. Bà Ngô Thị Thanh Nga, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ thành phố, cho biết: Hiện nay, trung bình cứ 1 phụ nữ bước ra, có 1,5 phụ nữ bước vào độ tuổi sinh sản. Do đó, cần có sự tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng áp dụng các BPTT, nhất là các biện pháp lâm sàng, trong đó có que cấy tránh thai. Tuy nhiên, tỷ lệ miễn phí PTTT hàng năm đều giảm, vì vậy cần tăng cường TTXH các PTTT nhằm đạt chỉ tiêu các BPTT hằng năm, góp phần duy trì, ổn định mức sinh thấp hợp lý. Riêng que cấy tránh thai, tỷ lệ miễn phí 10%, chỉ tiêu năm 2014 là 500 que, đến thời điểm 9 tháng, thực hiện 411 que (miễn phí 50 que, TTXH 361 que).
Ông Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ đánh giá: "Thời gian qua, nhờ hỗ trợ của tổ chức MSI cung ứng que cấy tránh thai có trợ giá cho chị em. Mặc dù mức chi trả thấp nhưng phần nào thay đổi tư duy của người dân, phải tự chi trả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – KHHGĐ, góp phần chia sẻ gánh nặng ngân sách. Do vậy, ngành chức năng cũng như các cơ quan truyền thông cần tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy từ việc tiếp nhận miễn phí đến việc tự chi trả dịch vụ KHHGĐ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính bản thân.
Đó là hiệu quả que cấy tránh thai mới Femplant của hệ thống Marie Stopes International (MSI) tại Việt Nam. Mới đây, Tổng cục Dân số - KHHGĐ tổ chức tập huấn về que cấy tránh thai này cho cán bộ dân số và bác sĩ sản khoa ở 20 tỉnh, góp phần nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị xã hội (TTXH) các phương tiện tránh thai (PTTT) đến cộng đồng, trong đó có que cấy tránh thai. Dịp này, khoảng 70 chị em được cấy miễn phí que tránh thai mới này. Bằng giọng vui vẻ, cởi mở, chị Nguyễn Thị Ngọc Hân (31 tuổi, ở phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt), cho biết, đây là lần thứ hai chị cấy que tránh thai. Khi con gái được 2 tuổi, chị thực hiện KHHGĐ bằng biện pháp thuốc uống tránh thai, đặt vòng nhưng không thoải mái vì cảm thấy nóng trong người, sợ tuột vòng, rong kinh… Từ khi thực hiện que cấy tránh thai, chị an tâm chuyện KHHGĐ, vợ chồng vui vẻ, ấm êm, tinh thần chị trở nên thoải mái, sức khỏe ngày càng tốt. Tuy nhiên, chị Hân cũng đề nghị, nên giảm giá sản phẩm hoặc có biện pháp hỗ trợ để đông đảo chị em, đặc biệt là chị em vùng nông thôn được tiếp cận, lựa chọn đa dạng các dịch vụ KHHGĐ.
Cán bộ y tế tư vấn sau khi cấy que tránh thai cho chị em.
Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Giám đốc Phòng khám Sản phụ khoa – KHHGĐ MSI
tại TP Cần Thơ, cho biết: Trước đây, MSI có 2 loại que cấy tránh thai,
đó là Implanon có tác dụng ngừa thai trong 3 năm, trong đó có một loại
được trợ giá 900.000 đồng, hỗ trợ người có thu nhập thấp. Hiện nay, tổ
chức MSI cho ra mắt sản phẩm que cấy tránh thai mới Femplant. Loại sản
phẩm mới này có thời gian sử dụng 4 năm. Cả 3 loại que cấy tránh thai có
tác dụng ngừa thai từ 3 đến 4 năm và tác dụng phụ chiếm từ 10% đến 20%.
Từ đầu năm 2014 đến nay, hệ thống MSI Việt Nam cung cấp trên 5.000 que
cấy tránh thai cho phụ nữ cả nước. Riêng ở TP Cần Thơ, đến giữa tháng 10
– 2014, được sự tài trợ của Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA), phòng
khám thực hiện gần 900 ca que cấy tránh thai dành cho người có thu nhập
thấp, trong đó thực hiện lưu động ở các địa phương vùng nông thôn trên
400 ca. Biện pháp cấy que tránh thai có nhiều ưu điểm, với hiệu quả
tránh thai đạt tỷ lệ trên 99%, giúp chị em thoát khỏi những lo sợ khi có
chu kỳ kinh kéo dài, đau bụng hoặc ra máu nhiều…. Nhiều chị em lo ngại
về việc khi cấy que tránh thai sẽ không có kinh nguyệt thời gian dài. Bà
Bích Thủy giải thích cặn kẽ: "Que cấy tránh thai được sản xuất theo cơ
chế mẹ cho con bú. Trong quá trình cấy que trong cơ thể phụ nữ, sẽ ức
chế sự phóng noãn, ngăn cản sự rụng trứng và ảnh hưởng nội mạc tử cung
dày lên, do đó việc kinh nguyệt không đều hoặc chị em thấy không ra kinh
là chuyện bình thường. Điều này một mặt rất có lợi, vì nếu không ra
kinh, phụ nữ sẽ giảm đi lượng máu mất hàng tháng, do chu kỳ kinh nguyệt
gây ra… Do đó, việc không có kinh nguyệt trong thời gian cấy que hoàn
toàn không ảnh hưởng sức khỏe của phụ nữ. Thời gian qua, ngành dân số - KHHGĐ TP Cần Thơ nỗ lực tiếp thị xã hội các PTTT nói chung, que cấy tránh thai nói riêng đến cộng đồng, nhằm giúp người dân quen dần với việc tự chi trả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – KHHGĐ. Bà Ngô Thị Thanh Nga, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ thành phố, cho biết: Hiện nay, trung bình cứ 1 phụ nữ bước ra, có 1,5 phụ nữ bước vào độ tuổi sinh sản. Do đó, cần có sự tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng áp dụng các BPTT, nhất là các biện pháp lâm sàng, trong đó có que cấy tránh thai. Tuy nhiên, tỷ lệ miễn phí PTTT hàng năm đều giảm, vì vậy cần tăng cường TTXH các PTTT nhằm đạt chỉ tiêu các BPTT hằng năm, góp phần duy trì, ổn định mức sinh thấp hợp lý. Riêng que cấy tránh thai, tỷ lệ miễn phí 10%, chỉ tiêu năm 2014 là 500 que, đến thời điểm 9 tháng, thực hiện 411 que (miễn phí 50 que, TTXH 361 que).
Ông Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ đánh giá: "Thời gian qua, nhờ hỗ trợ của tổ chức MSI cung ứng que cấy tránh thai có trợ giá cho chị em. Mặc dù mức chi trả thấp nhưng phần nào thay đổi tư duy của người dân, phải tự chi trả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – KHHGĐ, góp phần chia sẻ gánh nặng ngân sách. Do vậy, ngành chức năng cũng như các cơ quan truyền thông cần tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy từ việc tiếp nhận miễn phí đến việc tự chi trả dịch vụ KHHGĐ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính bản thân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét