Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Bệnh HIV

HIV

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
HIV
Classification and external resources

Sơ đồ của HIV
ICD-10 B20-B24
ICD-9 042-044
OMIM 609423
MedlinePlus 000602
eMedicine article/783434
MeSH D006678
HIV (tiếng Anh: human immunodeficiency virus, có nghĩa virus suy giảm miễn dịch ở người) là một lentivirus (thuộc họ retrovirus) có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS),[1][2] một tình trạng làm hệ miễn dịch của con người bị suy giảm cấp tiến, tạo điều kiện cho những nhiễm trùng cơ hội làm đe dọa mạng sống và ung thư phát triển mạnh. HIV lây nhiễm thông qua truyền dẫn máu, truyền dẫn tinh dịch, dịch âm đạo, tiền phóng tinh (rò rỉ tinh dịch trên đầu dương vật) hoặc sữa mẹ. Trong các chất dịch này của cơ thể, HIV hiện diện dưới cả 2 dạng: hạt virus (virion) tự do và virus trong tế bào miễn dịch đã nhiễm bệnh. HIV truyền qua bốn đường chính là tình dục không an toàn, sử dụng kim tiêm bị nhiễm, sữa mẹ, và truyền từ người mẹ bị nhiễm sang con trong quá trình sinh (lây truyền chu sinh). Đối với các nước phát triển, thì việc lây nhiễm HIV qua đường máu đã được loại trừ ở mức độ lớn.
Nhiễm HIV ở người được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem như là đại dịch. Việc chủ quan đối với HIV càng làm tăng nguy cơ bị lây bệnh.[3][4] Từ khi phát hiện ra HIV vào năm 1981 cho đến năm 2006, AIDS đã giết chết hơn 25 triệu người.[5] Khoảng 0,6% dân số thế giới bị nhiễm HIV.[5] Năm 2009, toàn thế giới có 1,8 triệu người mắc bệnh AIDS, giảm so với mức đỉnh là 2,1 triệu người trong năm 2004.[6] Khoảng 260.000 trẻ em chết vì AIDS trong năm 2009.[6] Một con số không cân xứng của số người tử vong do AIDS ở vùng tiểu Sahara Châu Phi đã làm chậm tăng trưởng kinh tế và làm trầm trọng thêm gánh nặng của nghèo đói.[7] Trong năm 2005, ước tính ở châu Phi có khoảng 90 triệu người bị nhiễm HIV, kết quả là một ước lượng tối thiểu sẽ có 18 triệu trẻ mồ côi.[8] Điều trị bằng thuốc kháng retrovirus có thể làm giảm cả hai tỉ lệ tử vong và bệnh tật ở người nhiễm HIV.[9] Mặc dù thuốc kháng retrovirus vẫn không có sẵn để dùng rộng rãi, nhưng việc mở rộng các chương trình điều trị bằng thuốc kháng retrovirus từ năm 2004 đã làm giảm số lượng các ca tử vong ở người mắc bệnh AIDS và số ca nhiễm mới ở nhiều nơi trên thế giới.[6] Tăng cường việc nhận thức và các biện pháp phòng ngừa đối với người dân, cũng như quá trình diễn tiến tự nhiên của dịch bệnh, cũng đóng một vai trò quan trọng. Thế mà, ước tính vẫn có khoảng 2,6 triệu người mới bị nhiễm HIV trong năm 2009.[6]
HIV tấn công vào các tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người như lympho bào T có tính bổ trợ (cụ thể là những tế bào T - CD4+), đại thực bàotế bào tua.[10] Nhiễm HIV làm giảm mạnh số lượng tế bào CD4+ thông qua 3 cơ chế chính: đầu tiên, virus trực tiếp giết chết các tế bào mà chúng nhiễm vào, sau đó làm tăng tỷ lệ chết rụng tế bào ở những tế bào bị nhiễm bệnh, bước 3 là các lympho bào T độc (CD8) giết chết những lympho bào T - CD4+ bị nhiễm bệnh. Khi số lượng các tế bào CD4+ giảm xuống dưới một mức giới hạn nào đó, sự miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu và cơ thể dần dần yếu đi tạo điều kiện cho các nhiễm trùng cơ hội.
Hầu hết những người nhiễm HIV-1 nếu không được chữa trị sẽ tiến triển sang giai đoạn AIDS.[11] Người bệnh thường chết do nhiễm trùng cơ hội hoặc do các bệnh ác tính liên quan đến sự giảm sút của hệ thống miễn dịch.[12] HIV tiến triển sang AIDS theo một tỷ lệ biến thiên phụ thuộc vào sự tác động của các virus, cơ thể vật chủ, và yếu tố môi trường; hầu hết sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS trong vòng 10 năm sau khi nhiễm HIV: một số trường hợp chuyển rất sớm, một số lại lâu hơn.[13][14] Điều trị bằng kháng retrovirus (ARV) có thể kéo dài tuổi thọ của người bị nhiễm HIV. Ngay cả khi HIV chuyển sang giai đoạn AIDS với những triệu chứng đặc trưng, thì việc điều trị bằng kháng retrovirus cũng có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân ước tính trung bình là hơn 5 năm (thống kê năm 2005).[15] Trong khi đó, nếu không điều trị bằng kháng retrovirus thì bệnh nhân AIDS thường sẽ chết trong vòng 1 năm.[16]

Mục lục

 [ẩn

[sửa] Phân loại

So sánh giữa các loài HIV
Loài Độc lực Khả năng lây truyền Mức độ lây lan Nguồn gốc (suy đoán)
HIV-1 Cao Cao Toàn cầu Tinh tinh thông thường
HIV-2 Thấp hơn Thấp Tây Phi khỉ Sooty Mangabey
Vi rút HIV
Hình kính hiển vi điện tử quét HIV-1 (màu xanh lá cây) nụ ra từ tế bào lympho bị cấy. Những cục tròn trên mặt tế bào là nơi lắp ráp và nụ của các virion.
Hình kính hiển vi điện tử quét HIV-1 (màu xanh lá cây) nụ ra từ tế bào lympho bị cấy. Những cục tròn trên mặt tế bào là nơi lắp ráp và nụ của các virion.
Phân loại virus
Nhóm: Nhóm VI (ssRNA-RT)
Họ (familia): Retroviridae
Chi (genus): Lentivirus
Các loài
  • HIV 1
  • HIV 2
HIV là virus thuộc chi Lentivirus,[17] họ Ritrovirus.[18] Các Lentivirus có nhiều đặc tính hình thái và đặc tính sinh học giống nhau. Lentivirus có thể truyền bệnh cho nhiều loài, với đặc trưng là thời gian nhiễm và ủ bệnh rất dài.[19]
Dòng di truyền của nó là dòng di truyền ngược chiều từ RNA sang DNA chứ không phải thuận chiều DNA sang RNA. Lentivirus truyền đi dưới dạng virus mang RNA chuỗi đơn dương (single-stranded, positive-sense) có màng bao bên ngoài. Khi xâm nhập vào tế bào đích, bộ gen trong RNA của virus được chuyển đổi (phiên mã ngược) thành DNA mạch kép bởi enzym phiên mã ngược đã được vận chuyển cùng với bộ gen của virus trong các hạt virus. DNA của virus được tạo ra sau đó được đưa vào nhân tế bào và tích hợp vào DNA của tế bào nhờ enzym integrase của virus và các cofactor của tế bào chủ.[20] Sau khi tích hợp, virus trở thành tiềm ẩn, cho phép virus và tế bào chủ của nó có thể tránh bị hệ thống miễn dịch phát hiện. Ngoài ra, virus này có thể được sao chép, sản sinh bộ gen RNA và protein của virus, sau đó đóng gói và phát tán từ tế bào dưới dạng các hạt virus mới và bắt đầu vòng tái tạo tiếp tục.
Hai loại HIV đã được định rõ đặc điểm: HIV-1 và HIV-2. HIV-1 là loại virus ban đầu được phát hiện và đặt tên là LAV và HTLV-III. HIV-1 độc hơn HIV-2,[21] và là nguyên nhân của phần lớn các ca nhiễm HIV trên toàn cầu. HIV-2 có khả năng lây nhiễm thấp hơn HIV-1 cho nên nó chỉ hạn chế ở Tây Phi.[22]

[sửa] Dấu hiệu và triệu chứng

Đồ thị tổng quát về mối quan hệ giữa số lượng các bản sao chép của HIV (tải lượng virus) và số lượng tế bào T-CD4+ trung bình các ca nhiễm HIV không được điều trị, tất nhiên đối với từng cá nhân cụ thể có thể khác nhau đáng kể.
         số lượng tế bào T-CD4+ (tế bào/µL)
         Bản sao RNA của HIV mỗi mL huyết tương
Nhiễm HIV-1 dẫn đến sự suy giảm cấp tiến số lượng tế bào T-CD4+ và tăng tải lượng virus cũng như nồng độ HIV trong máu. Có thể xác định giai đoạn nhiễm bệnh bằng cách đo số lượng tế bào T-CD4+ và tải lượng virus của bệnh nhân.
Nhiễm HIV có 3 giai đoạn: giai đoạn nhiễm trùng cấp tính (còn gọi là nhiễm trùng tiên phát), giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn AIDS. Nhiễm trùng cấp tính kéo dài trong vài tuần và có thể bao gồm các triệu chứng như nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), sốt, viêm họng, phát ban, đau cơ, khó chịu, lở loét miệngthực quản. Giai đoạn tiềm ẩn không có triệu chứng và có thể kéo dài từ hai tuần đến hai mươi năm hoặc hơn, tùy thuộc vào từng cá nhân. Giai đoạn AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIV, được xác định bởi số lượng tế bào T-CD4+ thấp (ít hơn 200 trong một mircolit), những bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các tình trạng khác.
Một tỷ lệ nhỏ các cá thể bị nhiễm HIV-1 vẫn giữ số lượng tế bào T-CD4+ ở mức cao mà không cần liệu pháp kháng ritrovirus. Tuy nhiên, hầu hết vẫn có thể phát hiện thông qua tải lượng virus và cuối cùng cũng sẽ tiến triển thành AIDS, mặc dù chậm hơn so với những người khác. Những người này được phân loại là những HIV controller hoặc long-term nonprogressor (LTNP). Những bệnh nhân có thể duy trì số lượng tế bào T-CD4+ đồng thời có tải lượng virus thấp hoặc không thể phát hiện được trên lâm sàng mà không cần điều trị kháng retrovirus được gọi là những elite controller hoặc elite suppressor (ES).[23][24]

[sửa] Giai đoạn cấp tính

Những triệu chứng chính của giai đoạn nhiễm HIV cấp tính.
Nhiễm HIV thường xảy ra bằng cách đưa các chất dịch cơ thể từ người bị nhiễm bệnh vào cơ thể của một người không bị nhiễm bệnh. Giai đoạn virus nhân lên một cách nhanh chóng xảy ra ngay sau đó, dẫn đến có nhiều virus trong máu ngoại biên. Ở giai đoạn này, mức HIV có thể lên đến vài triệu hạt virus trong mỗi ml máu.[25]
Phản ứng này đi kèm với việc lưu lượng tế bào T-CD4+ bị giảm đáng kể. Trong tất cả các bệnh nhân, mức virus này thực tế là do sự hoạt hóa của các tế bào T-CD8+ đã giết chết những tế bào bị nhiễm HIV, sau đó sản sinh các kháng thể hoặc biến đổi huyết thanh. Phản ứng của tế bào T-CD8+ được cho là quan trọng trong việc kiểm soát mức virus từ mức cao trở thành suy giảm dần, và phục hồi số lượng tế bào T-CD4+. Phản ứng của tế bào T-CD8+ tốt sẽ làm tiến triển bệnh chậm hơn và việc dự đoán bệnh tốt hơn, mặc dù nó không thể loại trừ được virus.[26]
Trong thời gian này (thường là 2-4 tuần sau khi phơi nhiễm), hầu hết các bệnh nhân (80-90%) sẽ mắc bệnh cúm hoặc bệnh gần giống như bệnh bạch cầu đơn nhân, gọi chung là nhiễm HIV cấp tính, có thể với các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt, nổi hạch, viêm họng, phát ban, đau cơ, khó chịu, lở miệng và thực quản, và ít phổ biến hơn còn có các triệu chứng như nhức đầu, buồn nônnôn, sưng gan/lá lách, giảm cân, bệnh tưa miệng, và các triệu chứng thần kinh. Từng cá thể bị nhiễm bệnh có thể có 1 hoặc vài triệu chứng này, cũng có trường hợp không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Thời gian của các triệu chứng là khác nhau, trung bình kéo dài 28 ngày và ngắn nhất thường là một tuần.[27]
Do tính chất không rõ ràng của những triệu chứng này, cho nên bệnh nhân thường không nhận ra các dấu hiệu của nhiễm HIV. Ngay cả khi bệnh nhân đến bác sĩ hay bệnh viện, họ thường sẽ được chẩn đoán nhầm là bị một trong các bệnh nhiễm khuẩn thông thường với các triệu chứng tương tự. Hệ quả là, những triệu chứng tiên phát này không được sử dụng để chẩn đoán nhiễm HIV, vì không phải tất cả các trường hợp nhiễm HIV đều xuất hiện những triệu chứng này và phần lớn lại giống triệu chứng của các bệnh thông thường khác. Tuy nhiên, nhận biết hội chứng có thể quan trọng, bởi vì bệnh nhân có thể dễ lây bệnh cho nhiều người trong giai đoạn này.[28]

[sửa] Giai đoạn mạn tính

Sự bảo vệ mạnh mẽ của hệ miễn dịch sẽ làm giảm số lượng của các hạt virus trong máu, chuyển sang giai đoạn nhiễm HIV mạn tính. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 2 tuần cho đến 20 năm tùy theo từng trường hợp. Trong suốt giai đoạn mạn tính, HIV hoạt động trong các hạch bạch huyết, làm cho các hạch này thường bị sưng do phản ứng với một số lượng lớn virus bị kẹt trong mạng lưới các tế bào tua hình nang (FDC).[29] Các mô giàu tế bào CD4+ xung quanh cũng có thể bị nhiễm bệnh, các hạt virus tích tụ cả trong các tế bào bị nhiễm và ở dạng virus tự do. Trong giai đoạn này bệnh nhân vẫn có khả năng lây bệnh, tế bào T CD4+ CD45RO+ mang theo tải lượng virus nhiều nhất[30], và việc bắt đầu sớm điều trị kháng retrovirus sẽ cải thiện đáng kể thời gian sống.[31]

[sửa] Giai đoạn AIDS

Bài chi tiết: AIDS
Khi số lượng các tế bào CD4+ giảm xuống dưới một mức 200 tế bào trên 1µL máu, sự miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu và xuất hiện nhiễm trùng do một loạt các vi sinh vật cơ hội gây ra. Các triệu chứng đầu tiên thường bao gồm giảm cân vừa phải và không giải thích được, nhiễm trùng đường hô hấp tái phát (như viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm họng), viêm tuyến tiền liệt, phát ban da, và loét miệng.
Nhiễm trùng cơ hội và các khối u phổ biến ở người bình thường sẽ bị tế bào miễn dịch trung gian CD4+ khống chế sau đó chúng mới ảnh hưởng đến người bệnh. Đặc trưng của mất sức đề kháng là sẽ nhanh chóng bị nhiễm vi nấm Cadila species gây nên bệnh nấm miệng (còn gọi là đẹn trắng hay tưa miệng) hoặc nhiễm vi khuẩn hiếu khí Mycobacterium tuberculosis (MTB) gây bệnh lao. Sau đó, các virus herpes tiềm ẩn sẽ được kích hoạt gây tái phát ngày càng nặng hơn các tổn thương đau đớn phun trào do herpes simplex, bệnh zona, ung thư hạch bạch huyết do virus Epstein-Barr và ung thư Kaposi's sarcoma.
Viêm phổi do nấm Pneumocystis jirovecii cũng phổ biến và thường gây tử vong. Trong giai đoạn cuối của AIDS, đáng chú ý là những bệnh nhiễm cytomegalovirus (một loại virus herpes) hoặc nhiễm Mycobacterium avium complex. Không phải tất cả các bệnh nhân AIDS đều bị tất cả các bệnh nhiễm trùng hoặc các khối u trên, nhưng có các loại khối u và các bệnh nhiễm trùng khác ít nổi bật hơn nhưng vẫn đáng kể.

[sửa] Lây truyền

Ước tính cho mỗi hành động có nguy cơ bị lây virus HIV[32][33]
Đường tiếp xúc Dự kiến bị lây nhiễm tính trên
10.000 tiếp xúc
với một nguồn bệnh.
Truyền máu 9,000[34]
Sinh sản 2,500[35]
Dùng chung kim chích ma túy 67[36]
Kim châm qua da 30[37]
Người nhận trong giao hợp qua đường hậu môn. (nghiên cứu năm 2009 và 2010) 170 [30–890][38] / 143 [48-285][33]
Người nhận trong giao hợp qua đường hậu môn. (dựa trên cở sở dữ liệu của nghiên cứu năm 1992) 50[39][40]
Người cho trong giao hợp qua đường hậu môn chưa cắt bao quy đầu (số liệu 2010) 62a [7-168][33]
Người cho trong giao hợp qua đường hậu môn đã cắt bao quy đầu (số liệu 2010) 11a [2–24][33]
Người cho trong giao hợp qua đường hậu môn (số liệu năm 1992) 6.5[39][40]
Nữ truyền cho nam trong quốc gia có thu nhập thấp. 38 [13–110][38]
Nam truyền cho nữ trong quốc gia có thu nhập thấp. 30 [14–63][38]
Người nhận (nữ ) trong giao hợp âm đạo - dương vật 10[39][40][41]
Người cho (nam) trong giao hợp âm đạo - dương vật 5[39][40]
Dùng miệng để quan hệ tình dục với một người đàn ông 1b[40]
Đàn ông để người khác quan hệ tình dục bằng miệng với mình 0.5b[40]
Các dữ liệu được hiển thị đại diện cho tỷ lệ lây truyền khi bao cao su không được sử dụng. Lưu ý rằng tỷ lệ rủi ro có thể thay đổi do các yếu tố khác như tiếp xúc với gái mại dâm, giai đoạn nhiễm HIV, bị nhiễm trùng hoặc có tiền sử loét bộ phận sinh dục, và mức thu nhập quốc gia.[38]
Giá trị trong ngoặc vuông [] đại diện cho độ tin cậy khoảng 95%
"ước đoán tốt nhất"
Ước tính xác suất lây truyền đã được gộp lại.
a Các nghiên cứu khác tìm thấy đủ bằng chứng chứng minh rằng nam giới cắt bao quy đầu bảo vệ chống lại sự lây nhiễm HIV đối với những người đàn ông có quan hệ tình dục với nam giới [42][43]
b Có vết thương, lở loét, viêm ở răng miệng, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, xuất tinh trong miệng, hoặc bị ức chế hệ thống miễn dịch có thể làm tăng tỷ lệ lây truyền HIV.[44]
Ba đường lây truyền chính của HIV đã được xác định. HIV-2 có xác suất truyền qua đường mẹ sang con và quan hệ tình dục ít hơn HIV-1.

[sửa] Tình dục

Tình trạng nhiễm HIV trong năm 2007.
Phần lớn HIV lây qua đường quan hệ tình dục không được bảo vệ (quan hệ tình dục không an toàn). Việc chủ quan đối với HIV đóng một vai trò quan trọng trong nguy cơ bị lây bệnh.[3][4] Lây truyền qua đường tình dục có thể xảy ra khi chất tiết sinh dục của một bạn tình có chứa virus, tiếp xúc với niêm mạc sinh dục, miệng, hoặc trực tràng của người còn lại. Ở các quốc gia có thu nhập cao, nguy cơ nữ lây truyền cho nam là 0.04% cho mỗi lần quan hệ và nam truyền cho nữ là 0.08%. Vì những lý do khác nhau, nguy cơ này cao hơn từ 4 đến 10 lần ở các nước có thu nhập thấp.[38] Người nhận trong giao hợp qua đường hậu môn có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn nhiều, 1.7% cho mỗi lần quan hệ.[38]
Các phân tích của các nghiên cứu năm 1999 về việc sử dụng bao cao su cho thấy rằng nếu sử dụng bao cao su đúng cách sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền qua đường tình dục của HIV khoảng 85%.[45] Tuy nhiên, chất diệt tinh trùng thực sự có thể làm tăng tỷ lệ lây truyền.[46][47][48]
Những thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, trong đó, nam giới chưa cắt bao quy đầu được phân ngẫu nhiên để được giải phẫu cắt bao quy đầu trong điều kiện vô trùng và được tư vấn đã được thực hiện tại Nam Phi,[49] Kenya,[50]Uganda,[51] kết quả cho thấy mức độ lây nhiễm HIV trong đường tình dục nữ truyền cho nam giảm xuống 60%, 53%, và 51%, tương ứng với từng quốc gia. Từ kết quả này, WHO và Ban Thư ký UNAIDS đã triệu tập một nhóm chuyên gia để "khuyến cáo rằng nam giới cắt bao quy đầu được công nhận như là một sự can thiệp bổ sung quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong quan hệ tình dục dị tính luyến ái đối với nam giới".[52] Đối với trường hợp nam có quan hệ tình dục với nam, không có đủ bằng chứng để chứng minh nam giới cắt bao quy đầu sẽ bảo vệ chống lại nhiễm HIV hoặc nhiễm những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.[42]
Các nghiên cứu về lây truyền HIV ở phụ nữ đã cắt bộ phận sinh dục (FGC) đã báo cáo các kết quả khác nhau, nhưng với một số bằng chứng cho rằng việc này làm tăng nguy cơ lây truyền.[53][54][55][56]
Theo báo cáo về các nghiên cứu trong năm 2007 của Cochrane Collaboration, thì các chương trình nhằm mục đích khuyến khích việc tiết chế tình dục trong giới trẻ ở những nước phát triển, đồng thời cũng thực hiện các chiến lược cổ động và giáo dục về tình dục an toàn cho những đối tượng đã có quan hệ tình dục, có thể làm giảm trong ngắn hạn và dài hạn những hành vi có rủi ro lây nhiễm HIV.[57]

[sửa] Các sản phẩm máu

Nói chung, nếu vết thương hở tiếp xúc với máu bị nhiễm HIV thì sẽ bị lây truyền. Các đối tượng dễ bị lây nhiễm qua đường máu là những người tiêm chích ma túy, những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn đông máu di truyền (bệnh ưa chảy máu), người nhận trong quá trình truyền máu (mặc dù hầu hết ở các nước thì máu khi dùng để truyền đều được xét nghiệm HIV) và các sản phẩm máu. Lây truyền HIV qua đường máu cũng là vấn đề lo ngại đối với những người được chăm sóc y tế tại các khu vực có vệ sinh không đạt tiêu chuẩn thông thường trong việc sử dụng các dụng cụ tiêm chích, chẳng hạn như việc tái sử dụng kim tiêm ở các nước thế giới thứ ba. Nhân viên y tế như y tá, nhân viên phòng thí nghiệm, và các bác sĩ cũng là đối tượng rủi ro cao, mặc dù hiếm xảy ra hơn. Kể từ khi việc lây nhiễm HIV qua đường máu được phát hiện thì các nhân viên y tế cần thiết phải bảo vệ mình không tiếp xúc với máu bằng cách sử dụng các biện pháp dự phòng phổ quát. Trong quá trình xăm, xâu khuyên, và rạch da thì cả người thực hiện lẫn người được làm cũng đều dễ bị lây nhiễm HIV qua đường máu.
HIV được tìm thấy với nồng độ thấp trong nước bọt, nước mắt, và nước tiểu của các cá nhân bị nhiễm bệnh, nhưng không có trường hợp nào bị lây nhiễm bởi những chất tiết này được ghi nhận và nguy cơ tiềm năng lây truyền là không đáng kể.[58] Muỗi không thể truyền HIV.[59]

[sửa] Mẹ truyền sang con

Việc lây truyền virus từ mẹ sang con có thể xảy ra trong tử cung (trong thời kỳ mang thai), trong quá trình chuyển dạ (sinh con), hoặc thông qua việc cho con bú. Trong trường hợp không điều trị, tỷ lệ lây truyền giữa mẹ và con lên đến khoảng 25%.[35] Tuy nhiên, với sự kết hợp điều trị bằng thuốc kháng virusmổ lấy thai thì nguy cơ này có thể được giảm xuống thấp khoảng 1%.[35] Sau khi sinh thì có thể ngăn ngừa lây truyền bằng cách tránh hoàn toàn nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên, điều này liên quan đáng kể đến các bệnh khác. Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và cung cấp điều trị dự phòng kháng virus mở rộng cho trẻ sơ sinh cũng có hiệu quả trong việc tránh lây truyền.[60] UNAIDS ước tính có 430.000 trẻ em bị nhiễm HIV trên toàn thế giới trong năm 2008 (19% là các ca nhiễm mới), chủ yếu là từ đường mẹ sang con, và thêm 65.000 ca lây nhiễm đã được ngăn chặn thông qua việc cung cấp điều trị dự phòng kháng virus cho phụ nữ nhiễm HIV dương tính.[61]

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Bệnh hoa liễu
Classification and external resources

Áp phích tuyên truyền nhằm vào các binh lính và thủy thủ của Mỹ trong thế chiến thứ 2, kêu gọi họ tự bảo vệ mình tránh các chứng bệnh hoa liễu. Lời kêu gọi có nội dung: "Bạn không thể đánh bại thế lực liên minh Berlin-Rome-Tokyo (axis) nếu bạn mắc bệnh hoa liễu".
ICD-10 A64.
ICD-9 099.9
DiseasesDB 27130
MeSH D012749
Bệnh lây truyền qua đường tình dục còn gọi là bệnh hoa liễu, bệnh phong tình hay nhiễm trùng lây qua đường tình dục là bệnh có xác suất truyền từ người sang người thông qua các hành vi tình dục, bao gồm cả giao hợp âm đạo, quan hệ tình dục bằng miệng hay hậu môn.

Mục lục

 [ẩn

[sửa] Phân loại

Cho đến những năm 1990, bệnh lây truyền qua đường tình dục thường được gọi là bệnh phong tình, hoặc uyển ngữ thường gọi là bệnh xã hội.
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là một thuật ngữ rộng hơn so với bệnh lây truyền qua đường tình dục[1] . Nhiễm trùng là sự xâm chiếm của các loài ký sinh trùng mà có thể không gây tác hại gì, trong khi đó một căn bệnh nhiễm trùng thường dẫn đến suy giảm chức năng hoặc bất thường. Trong cả hai trường hợp điều kiện không có thể biểu hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng.

[sửa] Nguyên nhân

[sửa] Bệnh do vi khuẩn

[sửa] Bệnh do nấm

[sửa] Bệnh do virus

(Lưu ý: Bệnh viêm gan A và viêm gan E được truyền qua đường tiêu hóa, viêm gan C hiếm khi lây lan qua đường tình dục[2], viêm gan D có thể lây qua đường tình dục (không chắc chắn[3][4][5]).

[sửa] Bệnh do ký sinh trùng

[sửa] Xác suất lây truyền

Các nguy cơ và xác suất lây truyền của các bệnh lây truyền qua đường tình dục được tóm tắt trong những hành vi ở bảng dưới đây.[6][7][8][9][10][11][12]
Tỷ lệ có thể bị truyền nhiễm đối với một lần quan hệ tình dục không an toàn với một người bị nhiễm bệnh.

Những nguy cơ đã được biết Những nguy cơ có thể xảy ra hoặc chưa được biết
Quan hệ tình dục bằng miệng với đàn ông Thực hiện hành vi quan hệ bằng miệng với hậu môn:
Quan hệ tình dục bằng miệng với phụ nữ
Người nam (nhận) trong quan hệ tình dục bằng miệng
Người nữ (nhận) trong quan hệ tình dục bằng miệng
Người nam trong quan hệ tình dục
Người nữ trong quan hệ tình dục
Người cho trong quan hệ tình dục qua hậu môn
Người nhận trong quan hệ tình dục qua hậu môn
Tình dục miệng - hậu môn

[sửa] Sinh lý bệnh

Nhiều bệnh hoa liễu dễ dàng truyền nhiễm thông qua các màng nhầy của dương vật, âm hộ, trực tràng, đường tiểu một số đường khác nhưng ít phổ biến hơn (tùy thuộc vào loại nhiễm trùng): miệng, họng, đường hô hấp và mắt. Màng nhầy khác với làn da ở chỗ chúng cho phép một số tác nhân gây bệnh vào cơ thể, các tác nhân gây bệnh cũng có thể đi qua những chỗ da bị rách hoặc tổn thương. Dương vật đặc biệt dễ bị tổn thương do ma sát trong quá trình quan hệ tình dục. [13]
Mặc dù, màng nhầy cũng có trong miệng như trong bộ phận sinh dục, nhưng sự truyền nhiễm bệnh thông qua đường tình dục dễ xảy ra hơn qua đường từ miệng sang miệng, ví dụ như hôn. Theo thống kê về tình dục an toàn, nhiều bệnh nhiễm trùng có thể dễ dàng lây truyền từ miệng qua bộ phận sinh dục hoặc từ bộ phận sinh dục qua miệng, việc truyền từ miệng sang miệng ít xảy ra. Với HIV, chất dịch sinh dục là tác nhân gây bệnh dễ dàng hơn so với nước bọt.[14] Một số bệnh lây qua đường tình dục cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc da trực tiếp, ví dụ như : Herpes simplexHPV. Virus Herpes dòng Kaposi có thể được truyền qua nụ hôn sâu,hoặc khi nước bọt được sử dụng như một chất bôi trơn tình dục.
Mọi hành vi tình dục có liên quan đến liên hệ với các chất dịch cơ thể của người khác cần phải rất cẩn thận vì nó có chứa một số nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường tình dục. Hầu hết người ta chỉ chú ý tập trung vào HIV, tuy nhiên mỗi bệnh hoa liễu đều tiềm ẩn một mối nguy hiểm riêng.
Các chuyên gia y tế cho thấy tình dục an toàn, chẳng hạn như việc sử dụng bao cao su, là phương pháp đáng tin cậy nhất để giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình hoạt động tình dục, nhưng tình dục an toàn không có nghĩa là một sự bảo vệ tuyệt đối.

[sửa] Dịch tễ học

Số người nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục (không bao gồm HIV) trên toàn thế giới, xét trên 100.000 người vào năm 2004.[15]
   không có số liệu
   < 60
   60-120
   120-180
   180-240
   240-300
   300-360
   360-420
   420-480
   480-540
   540-600
   600-1000
   > 1000
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn chiếm số lượng cao trên toàn thế giới, nhiều nền văn hóa gây khó khăn cho bác sĩ trong việc xử lý công khai và thẳng thắn với bệnh nhân về vấn đề tình dục. Ngoài ra, phát triển và lây lan của vi khuẩn kháng thuốc (ví dụ, kháng penicillin gonococci) làm cho một số bệnh khó chữa hơn. Du lịch được coi là nguyên nhân gây phát tán HIV từ châu Phi sang châu Âu và châu Mỹ cuối những năm 1970.[16] Năm 1996, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng hơn 1 triệu người đã bị nhiễm bệnh hằng ngày. Khoảng 60% các ca nhiễm bệnh ở những người trẻ <25 tuổi, và trong số này có 30% <20 tuổi. Trong độ tuổi từ 14 và 19, bệnh lây truyền qua đường tình dục thường lây cho các bé gái nhiều hơn bé trai với một tỷ lệ gần như 02:01. Một con số ước tính khoảng 340.000.000 trường hợp mới mắc bệnh giang mai, bệnh lậu, chlamydia, và trichomonas trên toàn thế giới vào năm 1999.[17][18]
AIDS là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất ngày nay ở Châu Phi khu vực hạ Sahara.[19] Phần lớn các ca nhiễm HIV là do không được bảo vệ trong quan hệ tình dục. Khoảng 1,1 triệu người đang sống với HIV / AIDS tại Hoa Kỳ, và AIDS vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ Mỹ gốc Phi ở độ tuổi từ 25 và 34.[20] Viêm gan siêu vi B cũng được phân loại như là một căn bệnh qua đường tình dục vì nó có thể được truyền qua đường tình dục. Căn bệnh này được tìm thấy trên toàn cầu, với tỷ lệ cao nhất ở châu Á và châu Phi và thấp hơn ở châu Mỹ, châu Âu. [21]

[sửa] Phòng ngừa

Bài chi tiết: Tình dục an toàn
Phòng ngừa là biện pháp chính trong việc phòng các bệnh lây qua đường tình dục không chữa được, chẳng hạn như HIVHerpes sinh dục. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây truyền bệnh qua đường tình dục là tránh tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận cơ thể hoặc chất dịch có thể mang mầm bệnh. Điều này không ám chỉ đến việc xem các hoạt động tình dục như làm tình qua điện thoại, làm tình ảo, hoặc thủ dâm là biện pháp để tránh tiếp xúc. Việc sử dụng bao cao su thích hợp có thể làm giảm tiếp xúc và nguy cơ lây bệnh. Mặc dù bao cao su là hiệu quả trong việc hạn chế tiếp xúc, nhưng một số bệnh vẫn có thể lây được ngay cả khi dùng bao cao su.[22]
Lý tưởng nhất là cả hai đối tác sẽ nhận được xét nghiệm trước khi bắt đầu quan hệ tình dục. Nhiều bệnh không phát hiện được ngay lập tức sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, mà chỉ có thể phát hiện bằng xét nghiệm sau một thời gian phơi nhiễm nhất định.

[sửa] Vắc xin

Vắc xin có sẵn có thể bảo vệ chống lại virus lây qua đường tình dục, chẳng hạn như viêm gan siêu vi B và một số loại HPV. Tiêm phòng trước khi bắt đầu quan hệ tình dục để đảm bảo được bảo vệ tối đa.

[sửa] Bao cao su

Bao cao su chỉ có thể bảo vệ như một rào cản khi sử dụng đúng cách. Khu vực không được che chắn bởi bao cao su vẫn có thể bị lây nhiễm nhiều bệnh. Trong trường hợp bệnh HIV, dương vật che chắn đúng cách với bao cao su có hiệu quả ngăn lây nhiễm HIV, mặc dù chất dịch sinh dục có thể lây nhiễm HIV cho vùng da bị thương về mặt lý thuyết vẫn có thể xảy ra trong quan hệ tình dục, điều này có thể tránh được chỉ đơn giản bằng cách không tham gia vào quan hệ tình dục khi có vết thương chảy máu.
Sử dụng bao cao su đúng cách:
  • Không mang bao cao su quá chặt ở cuối, và để lại 1,5 cm ở đầu bao dự phòng cho việc xuất tinh.
  • Không đeo bao cao su quá rộng so với kích cỡ dương vật.
  • Không được lật ngược bao cao su để sử dụng.
  • Không dùng bao cao su được làm bằng các chất không phảicao su hoặc nhựa tổng hợp, loại bao cao su này không thể bảo vệ chống lại HIV.

[sửa] Chẩn đoán

Không phải tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có triệu chứng, hoặc có triệu chứng ngay sau khi mắc bệnh, trong một số trường hợp, người bệnh mang mầm bệnh nhưng hoàn toàn không có bất kì triệu chứng đáng kể nào, điều này tăng nguy cơ lây bệnh cho người khác. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục không được điều trị sẽ dẫn đến vô sinh, đau mãn tính hoặc chết. Cần sớm được chuẩn đoán bệnh bằng các phương pháp xét nghiệm để tiến hành điều trị và hạn chế việc lây truyền dịch bệnh.

[sửa] Lịch sử

Phá thai không đau


Những điều cần biết về phá thai

V
( 1 Vote ) Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ làm dụng biện pháp phá thai như một cách giải quyết nhanh chóng và hiệu quả nhất mà không cấn quan tâm tới hậu quả hay tác hại của việc phá thai gây ra cho sức khỏe bản thân và đe dọa cho khả năng mang thai sau này. Phá thai cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh hiếm muộn nhiều như hiện nay. Khi phải phá thai, chị em nhất định phải có những hiểu biết đầy đủ và chú ý chọn lựa địa chỉ uy tín cũng như biện pháp an toàn.
Những điều cần biết về phá thai

Làm thế nào để không phải phá thai?
- Phá thai chỉ là một biện pháp chữa cháy vì thế không được lặp đi lặp lại, vì số lần lặp lại cũng tỉ lệ thuận với khả năng tai biến càng lớn. Do đó, nếu có quan hệ tình dục mà chưa sẵn sàng có thai, các bạn cần sử dụng biện pháp tránh thai. Vậy phải tránh thai như thế nào? Một số đôi bạn tình quyết tâm "nằm riêng", nhiều đôi còn thề không bao giờ "gần" nhau nữa. Thực tế cho thấy phương án này ít khả thi. Vì vậy, các bạn hãy chọn một biện pháp tránh thai đáng tin cậy và sử dụng nó thường xuyên, liên tục.
- Hút, nạo thai không gây ung thư như một số người lầm tưởng. Ung thư xuất hiện là do sự đột biến tế bào; hút nạo thai không gây ra sự đột biến đó.
Những lưu ý trước khi phá thai:
- Trước khi phá thai các bạn cần trao đổi với nhau thật kỹ lưỡng và lường trước những "biến chứng" có thể xảy ra và khả năng đương đầu với chứng sau này. Và một điều rất quan trọng là trước khi đi hút, nạo thai, bạn cần xác định chắc chắn mình có thai hay không. Bạn hãy đi thử thai ở cơ sở y tế, hoặc tự thử bằng dụng cụ thử thai nhanh mua ở hiệu thuốc. Chậm kinh chưa chắc đã là có thai vì kinh nguyệt nhiều khi cũng dao động. Nếu chậm kinh, bạn nên thử cho chắc chắn, đừng vội vã hút ngay.
- Trên thực tế đã có một số bạn dù chậm kinh nhưng vẫn không muốn nghĩ là đã có thai, cứ ở nhà cầu trời là không phải, để đến khi rõ rồi thì thai đã lớn, không xử lý được nữa. Đối với những bạn có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng một biện pháp tránh thai có hiệu quả cao, nếu thấy đã chậm kinh nguyệt một tuần thì nhất thiết nên thử thai.
 Nếu biết chắc mình có thai mà không thể sinh con, bạn hãy đến cơ sở y tế trong khoảng thời gian có thể để hút hoặc nạo. Để chắc chắn được hút (an toàn hơn nạo), bạn hãy đến cơ sở y tế khi chậm kinh chưa quá 4 tuần. Tuy nhiên, cũng không nên hút quá sớm, vì có thể trứng đã thụ tinh nhưng chưa vào làm tổ trong tử cung và sẽ phải hút lại. Tốt nhất là hút thai khi chậm kinh 2-3 tuần và nên đi siêu âm trước khi hút để đảm bảo là phôi đã vào đến tử cung.
 Nhiều bạn lo lắng không biết liệu việc hút, nạo thai có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và có hại về sau hay không. Cần phải nói rằng hút, nạo thai là tác động trực tiếp vào buồng tử cung, dĩ nhiên có nguy cơ gây chảy máu, nhiễm trùng, viêm phần phụ, một số ít trường hợp thủng tử cung hay dính thành tử cung, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản về sau. Vậy nhưng hút nạo thai nếu đúng kỹ thuật và đảm bảo vô trùng thì an toàn hơn mang thai và sinh đẻ. Nếu cần phải hút nạo thai, các bạn hãy đến một trong các địa chỉ an toàn và đừng quá lo lắng.
 Khi đến cơ sở y tế, các bạn cần chuẩn bị trước một khoản tiền viện phí và mang sẵn băng vệ sinh. Trước khi thực hiện phá thai, bạn nữ sẽ được bác sĩ khám để kiểm tra sức khoẻ và tình hình thai nghén. Bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc hoặc tiêm thuốc giảm đau. Đau nhiều hay ít một phần cũng là do tâm lý của người tới phá thai. Đã có nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ lo lắng nhiều, sợ đau nhiều thường cảm thấy đau hơn người khác. Do đó điều quan trọng là bạn gái cần cố gắng thư giãn, loại bỏ nỗi sợ hãi. Việc này cũng qua nhanh thôi, bạn hãy tự tin, điều đó sẽ giúp bạn bớt đau.
 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa hữu nghị việt pháp chúng tôi về những điều cần biết trước khi phá thai. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0466741651  hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo: vietphapclinic@yahoo.com  hoặc gửi câu hỏi thắc mắc trên mục hỏi đáp  website : http:// Vietphapclinic.com

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Địa chỉ phá thai băng thuốc an toàn hiệu quả giảm thiểu nguy cơ vô sinh ở nữ

PHÁ THAI BẰNG THUỐC ƯU ĐIỂM TỶ LỆ THÀNH CÔNG CAO
Phá thai bằng thuốc (PTBT) là một phương pháp phá thai rất phổ biến trên thế giới bởi nó an toàn cho chị em. Tuy nhiên trên thực tế, việc PTBT chưa thực sự mặn mà với chị em bởi những yếu tố về kinh tế cũng như những rắc rối mà họ có thể gặp phải.

Báo KH&DT đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Đức Hinh (ảnh) - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương xung quanh vấn đề này.

Tiện lợi, tỷ lệ thành công cao

So với việc can thiệp bằng thủ thuật thì PTBT được xem là tiện lợi, nhanh chóng; tránh được những tai biến rách hay nhiễm trùng tử cung... do việc phải đưa dụng cụ vào buồng tử cung. Đặc biệt, phương pháp này có tỷ lệ thành công khá cao khoảng 92% cho thai dưới 49 ngày tuổi.

Theo dự kiến, việc PTBT đang được nghiên cứu để kéo dài tới 63 ngày. Để phá thai dưới 49 ngày tuổi, cần có 2 loại thuốc kết hợp là Mifepristone và Misoprostol (Cytotec). Tuy chỉ là uống thuốc để gây sẩy thai tự nhiên, nhưng quy trình uống phải được quản lý chặt: Bệnh nhân sẽ uống viên đầu (Mifepristone 200mg) dưới sự giám sát của bác sĩ, 15 phút sau khi uống thuốc bệnh nhân mới được rời cơ sở y tế. Sau 48 giờ phải quay trở lại để uống tiếp 2 viên Misoprostol (mỗi viên 200mg) và phải ở lại bệnh viện khoảng 4 giờ để theo dõi.

Mặc dù việc lưu hành thuốc chỉ được phép trong các cơ sở y tế ở tuyến tỉnh và trung ương nhưng trên thực tế, người dân vẫn có thể mua được ở ngoài thị trường loại thuốc Misoprostol (Cytotec). Nếu chỉ dùng thuốc Misoprostol (Cytotec) thì sẽ phá thai từ 13 tuần tuổi.

Còn thuốc Mifepristone thì được quản lý chặt chẽ hơn, chỉ có trong bệnh viện (BV). Theo quy định trong quyển “Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản“ từ năm 2002 đến nay vẫn còn giá trị: việc PTBT chỉ áp dụng cho thai dưới 49 ngày; chỉ được phép triển khai ở những BV tuyến trung ương, tuyến tỉnh và nhất thiết phải uống thuốc dưới sự hướng dẫn, giám sát chặt chẽ của bác sĩ ngay từ BV.

Tuy nhiên, hiện nay, không chỉ có các BV tuyến tỉnh và tuyến trung ương, mà còn có một số phòng khám tại Hà Nội và Hải Phòng thuộc Hội kế hoạch hóa gia đình (VINAFPA) cũng thực hiện việc phá thai này (theo dự án nghiên cứu phá thai). Trường hợp phá thai này áp dụng cho thai dưới 56 ngày tuổi.

... nhưng chị em không mặn mà

Mặc dù đây là một phương pháp rất tiện lợi, bớt ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của chị em so với biện pháp nạo hút, song trên thực tế, không phải ai cũng ưa thích. Lý do thứ nhất là tất cả những bệnh nhân khi dùng phương pháp này bao giờ cũng phải cam kết nếu thất bại, bắt buộc phải phá thai bằng hút, không được phép để lại, vì các thuốc phá thai này có nguy cơ gây dị dạng thai nhi.

Bên cạnh đó là vấn đề kinh phí. Nếu như một ca hút thai chỉ tốn khoảng 80 nghìn đồng thì việc PTBT sẽ phải mất từ 300 - 350 nghìn đồng. Đó cũng chính là lý do vì sao tỷ lệ sử dụng phương pháp PTBT chỉ chiếm từ 1/3 - 1/4 trường hợp đến phá thai tại BV.

Một vấn đề nữa là thời gian. Hút thai chỉ mất có 15 phút trong BV, trong khi uống thuốc phá thai thì phải đến BV 2-3 lần vì cần phải theo dõi kết quả sau khi uống thuốc. Hạn chế của PTBT còn là khách hàng lại phải chịu đau đớn trong một thời gian do thuốc gây ra hiện tượng sẩy thai tự nhiên.

Mặt khác, dù tỷ lệ tai biến do PTBT thấp hơn so với can thiệp bằng thủ thuật, nhưng không phải là không có. Tai biến thường gặp là xuất huyết ồ ạt sau khi uống thuốc, bắt buộc người sử dụng phương pháp này phải ở cách cơ sở y tế - nơi thực hiện PTBT - không quá 30 phút di chuyển. Hiện vẫn chưa có kết luận về sự ảnh hưởng của những trường hợp dùng quá nhiều thuốc phá thai.

Xu hướng thế giới hiện nay ngày càng nhiều người sử dụng PTBT, hạn chế phá thai bằng thủ thuật. Ở nhiều nước, người ta còn cho phép cả nữ hộ sinh cũng được thực hiện PTBT. Chính vì thế, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đang đề xuất cho điều chỉnh “chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản“ trong việc sử dụng PTBT. Cụ thể là BV tuyến huyện thực hiện PTBT dưới 49 ngày, tuyến tỉnh dưới 56 ngày và tuyến trung ương dưới 63 ngày. Còn việc nữ hộ sinh thì còn đang tranh luận.

  Đề tìm hiểu thông tin và được tư vấn chính xác :Bạn có thể đến Phòng  Khám  Đa Khoa Hữu  Nghị  Vệt Pháp Đt : 0466741651, mail : vietphapclinic@yahoo.com hoặc wsite : Vietphapclinic.com

Phòng và trị bệnh sùi mào gà


Trước kia, sùi mào gà được xem là một bệnh lành tính. Nhưng hiện nay, các nhà khoa học cho rằng trong một số trường hợp, bệnh có khuynh hướng trở thành ác tính, gây ung thư cổ tử cung hoặc dương vật.
Sùi mào gà chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, qua chỗ sây sát niêm mạc do loại virus thuộc nhóm papova gây nên. Lứa tuổi bị bệnh nhiều nhất là 20-25.
Sau khi nhiễm virus 2-9 tháng, bệnh nhân bắt đầu có những sùi nhỏ mềm, cao lên như những nhú gai, đường kính khoảng 1-2 mm; hoặc là những đĩa bẹt tròn nhỏ bề mặt ráp, màu hồng. Về sau, chúng phát triển thành những gai hoặc lá, chiều dài có thể đến vài cm, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ.
Với đàn ông, sùi mào gà thường xuất hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, miệng sáo, phần đầu của niệu đạo trước, da bìu. Phụ nữ thường có sùi mào gà ở vùng âm vật, môi lớn, môi bé, âm hộ, cổ tử cung. Có trường hợp tổn thương bao phủ cả bộ phận sinh dục, các nếp gấp bẹn, vùng quanh hậu môn và bên trong hậu môn. Một số trường hợp do vệ sinh kém, kèm theo có thai nghén hoặc có bệnh lậu kết hợp nên các sùi mào gà phát triển thành một khối lớn, to bằng nắm tay, màu đỏ tươi, tiết dịch mùi hôi thối.
Bình thường sùi mào gà không gây đau đớn gì. Trường hợp sùi phát triển to quá có thể gây khó chịu khi đi lại. Khi bị sang chấn, sờ nắn sùi mào gà có thể làm sây sát, chảy máu hoặc bội nhiễm, các hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to tạo các sùi có nhiều mủ. Một số trường hợp có thể bị sốt cao hoặc đau đớn.
Bệnh sùi mào gà có thể điều trị bằng cách đốt điện hoặc chấm dung dịch như podophyllin 25%, hoặc chấm acidtrichloracetic 80%. Ngoài ra có các phương pháp điều trị khác như nitơ lỏng, laser hoặc phẫu thuật, được tiến hành ở những trung tâm y tế có đủ trang thiết bị và kỹ thuật.
Để phòng bệnh, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân như rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước và xà phòng thích hợp trước và sau khi quan hệ tình dục. Việc dùng bao cao su có thể dự phòng được bệnh sùi mào gà và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Tuy nhiên, virus gây bệnh này cũng có thể xâm nhập vào vùng da và niêm mạc khác ngoài bộ phận sinh dục.
Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà cần tích cực điều trị trước khi sinh con, vì virus này có thể từ đường sinh dục của mẹ xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ sơ sinh, gây tử vong.
BS Hồng Hạnh, Sức Khỏe & Đời Sống