Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Biểu hiện mắc bệnh lậu ở phụ nữ

Biểu hiện mắc bệnh lậu ở phụ nữ

Thứ Bảy, 29/08/2009 08:05

Lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục là chủ yếu. Đối với phụ nữ, bệnh lậu đôi khi là kẻ thù giấu mặt, bởi triệu chứng không điển hình, âm thầm phát triển và tới khi có những triệu chứng điển hình thì người bệnh mới biết mình đã mắc. Vì vậy, lậu là bệnh dễ bị bỏ qua. Ở nữ giới, niệu đạo tương đối ngắn so với nam giới, khoảng 3cm, do đó bệnh ít rầm rộ hơn. Sau khi lậu cầu xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo, vi khuẩn có khuynh hướng ưa thích tế bào mô bì trụ ở niêm mạc đường tiết niệu, đưa đến phản ứng viêm tại chỗ, kéo theo bạch cầu đa nhân đến để thực bào; từ đó trở thành tổ chức hoại tử trong quá trình viêm, thoát ra ngoài theo nước tiểu, màu trắng hơi vàng gọi là tiểu ra mủ. Vi khuẩn tiếp tục phát triển và đi dọc theo chiều dài của niệu đạo, đi đến đâu gây viêm đến đó, viêm ống dẫn trứng, buồng trứng. Thời gian nung bệnh trung bình 3-5 ngày, nhưng có thể kéo dài 2-3 tuần. Biểu hiện lậu không có hội chứng là viêm niệu đạo có vi khuẩn lậu, miệng niệu đạo sung huyết, ấn vào thấy đau hoặc có chảy mủ, đi tiểu đau, rát; viêm đau tuyến tiền đình do vi khuẩn lậu có biểu hiện đau rát, sưng đỏ, sốt cao. Hội chứng chủ yếu của bệnh lậu ở phụ nữ là viêm khung chậu do vi khuẩn lậu, viêm nội mạc tử cung... Nếu không điều trị sớm, dứt điểm, bệnh lậu gây nên những hậu quả nghiêm trọng như dính ống dẫn trứng, tắc vòi trứng, không có thai, có thai ngoài tử cung. Điều trị lậu đòi hỏi cả người tiếp xúc sinh lý và người bệnh cùng hợp tác, chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh thích hợp và các biện pháp phòng tránh. Khuyến cáo đầu tiên là hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, nhất là với đối tác mới, lạ; nếu biết mình mắc bệnh thì không được quan hệ tình dục. Nên tới bác sĩ thăm khám ngay cả khi bạn đang dùng thuốc điều trị để bảo đảm rằng vi khuẩn lậu đã được tiêu diệt hoàn toàn.        
BS. Trần Phương Thu

Bệnh Lậu Mủ

Bệnh lậu mủ (hay lậu) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hàng đầu trên thế giới, do vi khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra.
 [

a] Dịch tễ học

[sửa] Triệu chứng

Dịch trắng ở âm hộ của bệnh nhân lậu
Viêm niệu đạo do lậu có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày. Đa số nam giới bị bệnh lậu mủ thường có triệu chứng ra mủ nhiều, màu vàng hoặc vàng xanh, tại niệu đạo, kèm theo đái buốt, đái dắt. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến lậu mạn tính với các biến chứng thường gặp như viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, có thể dẫn tới trạng vô sinh.
Biểu hiện bệnh cấp tính ở nữ có những triệu chứng như đái buốt, mủ chảy ra từ trong niệu đạo, cổ tử cung, mầu nâu, vàng hoặc xanh, số lượng nhiều, có mùi hôi. Nhưng vì 50-80% trường hợp bệnh lậu ở nữ không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng, bệnh nhân nữ hay lậu mạn tính viêm vùng chậu, bị các biến chứng như viêm ống dẫn trứng đến vô sinhchửa ngoài tử cung. Phụ nữ đang có thai bị lậu không được điều trị có thể bị xẩy thai và gây lậu mắt trẻ sơ sinh. [1]

[sửa] Chẩn đoán

Khởi bệnh cấp tính, rầm rộ, đái buốt dữ dội kèm theo có nhiều mủ do đó người bệnh thường đi khám ngay. Thời gian ủ bệnh ngắn (khoảng 2 - 6 ngày). Dịch niệu đạo số lượng nhiều, nhiều mủ vàng đặc hoặc vàng xanh.
Xét nghiệm: nhuộm Gram thấy song cầu khuẩn Gram âm nằm trong tế bao bạch cầu đa nhân, lậu mạn tính vi khuẩn nằm cả trong và ngoài tế bào bạch cầu đa nhân.

[sửa] Điều trị

1. Lậu không biến chứng
- Ceftriaxone (rocephin) 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
- Spectinomycin (trobicin) 2g liều duy nhất.
- Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.
Phối hợp với một trong các loại thuốc sau để điều trị đồng thời nhiễm Chlamydia trachomatis, rất thường gặp cùng với bệnh lậu.
- Doxycyclin 100mg uống 2viên/ ngày x 7 ngày
- Tetraxyclin 500mg uống 4 viên/ ngày x 7 ngày
- Erythromycin 500mg, uống 4 viên/ ngày x 7 ngày
- Azithromycin (zithromax) 500mg, uống 2 viên liều duy nhất
(Không dùng doxycyclin và tetracyclin cho phụ nữ có thai và cho con bú, và trẻ dưới 7 tuổi)

[sửa] Phòng ngừa

  • Phát hiện sớm và điều trị kịp thời
  • Không quan hệ tình duc với người bị bệnh
  • Không dùng chung các dụng cu vệ sinh như chậu tắm, khăn...
  • Luôn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục

Có phải tôi bị bệnh lậu?

Có phải tôi bị bệnh lậu?

"Cách đây 2 tháng, tôi có quan hệ với gái mại dâm. Hôm trước, khi quan hệ vợ chồng tôi thấy hơi buốt, đầu dương vật ngứa, nặn ra thấy có mủ. Có phải tôi bị bệnh lậu không? Triệu chứng của bệnh này thường xuất hiện từ bao giờ, kể từ khi nhiễm bệnh?".
Trả lời:
Gần 90% nam giới mắc bệnh lậu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên trong vòng 3-5 ngày kể từ khi nhiễm bệnh; sớm nhất là 1 ngày, chậm nhất là 2 tuần lễ sau khi quan hệ tình dục với người bị bệnh.
Lúc đầu, bệnh nhân cảm thấy buốt khi đi tiểu, sau đó thấy mủ chảy ra ở lỗ miệng sáo, mủ lúc đầu loãng, sau đặc dần, có màu trắng đục. Nếu không được điều trị kịp thời, lậu cầu sẽ ăn sâu vào niệu đạo sau, tuyến tiền liệt, túi tinh, ống dẫn tinh, tinh hoàn, dẫn đến vô sinh.
Những dấu hiệu bạn mô tả cho thấy bạn đã mắc bệnh lậu, mặc dù thời gian ủ bệnh 2 tháng là hơi dài. Bạn và cả vợ bạn nên đến khám tại các chuyên khoa da liễu để xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị.
ThS Đỗ Xuân KhoátSức Khỏe & Đời Sống

Bệnh lậu

Bệnh lậu: Cách phòng và điều trị

Bệnh lậu: Cách phòng và điều trị


Benh lau: Cach phong va dieu tri
Bệnh lậu là một trong năm bệnh hoa liễu cổ điển như giang mai, hạ cam mềm, hột xoài và u hạt bẹn, bệnh lây truyền qua đường tình dục, cấp tính hay mạn tính, do song cầu trùng gây nên, có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae.
>> Bệnh lậu cũng có thể làm… chết người!
Bệnh lậu được biết từ lâu, được các thầy thuốc Hi Lạp quan niệm là bệnh của những người ăn chơi, chìm đắm trong lạc thú của thần vệ nữ. Năm 1300 người ta cho rằng bệnh lậu là bệnh đáy nóng (Chaude Pisse), trong đại chiến thứ nhất bệnh lậu thực sự bùng nổ trở thành đại dịch, đến đại chiến thứ hai và sự ra đời của Pénicilline bệnh lậu chính thức được ngăn chặn và giảm dần đến ngày hôm nay.
Năm 1897 bệnh được Neisser tìm ra, đó là vi khuẩn có hình hạt cà phê xếp thành từng cặp nên còn gọi là song cầu, có chiều dài 1,6cm, rộng 0,8cm, trên kính hiển vi, vi khuẩn bắt màu Gram âm. Lậu cầu rất yếu khi ra ngoài cơ thể, và chết nhanh ở nhiệt độ thường, ngược lại lậu cầu sống rất mãnh liệt ở môi trường ẩm của cơ thể, cho nên giao hợp vẫn là cách lây bệnh chủ yếu. Tuy nhiên, lậu cầu cũng có thể lây qua vật dụng dùng chung.
Cơ thể học và sinh lý bệnh
Cơ thể học nam giới: niệu đạo của nam giới tương đối dài hơn nữ giới, vì vậy bệnh lậu ở nam giới biểu hiện rầm rộ hơn, niệu đạo chia làm 2 phần gồm niệu đạo trước và niệu đạo sau, được ngăn cách bởi cơ thắt niệu đạo, có chiều dài từ 14 – 16cm.
Niệu đạo trước có nhiều hang, nhiều ngõ ngách đó là nơi trú ẩn của lậu cầu.
Niệu đạo sau càng phức tạp hơn cũng có nhiều ngóc ngách, xuyên qua tuyến tiền liệt, thông với túi tinh, ống dẫn tinh, mao tinh và tinh hoàn.
Ngoài ra, còn có tuyến Morgagni và tuyến Littre cũng thuận lợi cho lậu cầu sinh sôi và phát triển.
Cơ thể học nữ giới: niệu đạo của nữ giới tương đối ngắn so với nam giới, khoảng 3cm, vì vậy bệnh lậu ít rầm rộ hơn, có nnhiều tuyến quanh niệu đạo là nơi ẩn náu của vi khuẩn như tuyến Skene, tuyến Bartholine ở 1/3 trước của môi lớn và môi bé.
Sau khi lậu cầu xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo, vi khuẩn có khuynh hướng ưa thích tế bào mô bì trụ ở niệu mạc đường tiết niệu, đưa đến phản ứng viêm tại chỗ, kéo theo bạch cầu đa nhiễm đến để thực bào, từ đó trở thành tổ chức hoại tử trong quá trình viêm, được thoát ra ngoài theo nước tiểu, màu trắng hơi vàng gọi là tiểu ra mủ, vi khuẩn tiếp tục phát triển và đi dọc theo chiều dài của niệu đạo, đi đến đâu gây viêm đến đó gây viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh, viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm ống dẫn trứng, buồng trứng ở nữ giới.
Triệu chứng lâm sàng
Về triệu chứng lâm sàng lậu ở nam và nữ có khác nhau, do niệu đạo của nam giới dài gấp 5 lần, giai đoạn cấp tính lậu ở nam giới có tính chất rầm rộ, còn ở nữ thì âm thầm dễ bỏ qua, vì thế là nguồn lây nhiễm rất đáng quan tâm. Thời gian nung bệnh trung bình 3 – 5 ngày, nhưng có thể kéo dài 2 – 3 tuần, thời gian nung bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng và thời gian càng dài bệnh nhẹ hơn.
Lậu ở nam:
Giai đoạn cấp tính:
Sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân thấy hơi ngứa, nhồn nhột ở đường tiểu, sau vài giờ thì tiết ra chất dịch trong, sau đó đục dần rồi thành mủ, màu vàng hơi trắng. Tiếp theo đó, hai mép miệng sáo đỏ, sưng nề, khi đi tiểu bệnh nhân có cảm giác tiểu nóng rát, tiểu gắt, tiểu bốt, đau như dao cắt, mủ chảy ngày càng nhiều, trường hợp nặng có thể tiểu ra máu.
Toàn thân giai đoạn này bệnh nhân có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, đau mình mẩy.
Giai đoạn mạn tính:
Ở giai đoạn cấp tính nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, triệu chứng trên cũng giảm dần, nhưng vi khuẩn vẫn còn và chuyển sang giai đoạn mạn tính, vi khuẩn từ niệu đạo trước, xâm nhập sâu dần đến các tuyến và niệu dạo sau, để tiếp tục sinh sôi và phát triển, các triệu chứng trên sẽ mất dần chỉ còn lại là tiểu ra giọt đục buổi sáng, và tăng lên khi lao động nặng, thức khuya, uống rượu bia…
Lậu ở nữ: Thời gian ủ bệnh thường rất khó xác định.
Giai đoạn cấp tính:
Triệu chứng thường âm thầm, không rõ như nam giới. Theo thống kê có khoảng 97% không có triệu chứng, chỉ có 3% còn lại mới có triệu chứng tiểu rát, tiểu buốt, khó chịu.
Giai đoạn mạn tính:
Không có triệu chứng gì đặc biệt, thường chỉ có huyết trắng, hoặc có những biểu hiện của biến chứng mà thôi.
Lậu ở trẻ sơ sinh: Trẻ bị viêm kết mạc mắt do tiếp xúc với dịch ở âm đạo của mẹ bị nhiễm lậu cầu lúc sanh, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 21, mắt bé bị sưng phù, đỏ và có mủ vàng. Tình trạng này có thể phòng, bằng cách nhỏ mắt bằng Nitrat bạc lúc sanh. Ngoài ra lậu ở đường sinh dục nam và nữ, lậu còn gây bệnh ở các cơ quan khác như lậu ở tim, khớp, cổ họng, amidan, hậu môn, trực tràng…
Điều trị
Nguyên tắc điều trị: Lậu cầu cứ 15 phút phân chia một lần do đó lan nhanh. Vì vậy cần điều trị sớm.
Điều trị đúng thuốc – đủ liều.
Điều trị cả với người tiếp xúc sinh lý.
Điều trị cho nữ bao giờ cũng dùng thuốc và thời gian gấp đôi liều nam giới.
Chỉ được kết luận là khỏi bệnh khi cấy hai lần liên tiếp âm tính hoặc không còn tiết dịch niệu đạo với nghiệm pháp kích thích, (cho bệnh nhân lao động nặng, thức khuya, uống rượu bia. Sáng hôm sau lấy dịch xét nghiệm lúc bệnh nhân chưa đi tiểu).
Điều trị: có thể dùng một trong các thuốc sau:
Thuốc tiêm:
Spectionmycine (Trobicin, Kirin) 2gr đói với nam, 4gr đối với nữ tiêm bắp một liều duy nhất. Trường hợp bệnh mạn tính tiêm liên tiếp 2 ngày.
Ceftriaxime (Claforan) 1gr tiêm bắp duy nhất.
Ceftriaxone (Rocephine) 250mg tiêm bắp duy nhất.
Cefoxitine 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
Thuốc uống:
Unasyn 375mg uống 6 viên liều duy nhất.
Azithromycin (Zithromax) 250mg X 4 viên uống liều duy nhất.
Tequin 200mg uống 2 viên (400mg) uống liều duy nhất.
Điều trị lậu ở trẻ sơ sinh: Ceftriaxone 50mg/kg thể trọng, tiêm bắp liều duy nhất, tối da không quá 125mg. Đồng thời bôi mắt bằng mỡ Tetracycline 1% cách mỗi giờ một lần/ngày đầu, sau đó 8 giờ 1 lần trong 10 ngày.
Riêng điều trị lậu đối với trẻ em, nếu trên 45kg thì điều trị như người lớn. Nếu dưới 45kg thì dùng ceftriaxone 125mg tiêm bắp liều duy nhất, hoạc spectionmycin 40mg/kg thể trọng tiêm bắp liều duy nhất.
Theo dõi điều trị: Nếu điều trị đúng thuốc, đủ liều thì triệu chứng tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần sẽ giảm nhanh sau 24 – 48 giờ, riêng tiểu ra mủ sẽ hết chậm hơn sau 48 – 72 giờ. Các triệu chứng chung sẽ biến mất hoàn toàn sau 5 – 7 ngày.
Phòng bệnh
Cho đến nay phương pháp dùng bao cao su được xem như là phương tiện duy nhất để phòng bệnh lậu, tuy nhiên đó chưa phải là phương pháp đảm bảo tuyệt đối.
Theo BS.CKI Trần Quốc Long

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Hà Nội: Bé 8 tháng tuổi tử vong do ngộ độc chì từ thuốc cam

Hà Nội: Bé 8 tháng tuổi tử vong do ngộ độc chì từ thuốc cam
(Dân trí) - Ngày 19/4, BV Nhi TƯ cho biết, một bé gái 8 tháng tuổi ở Hà Nội vừa tử vong tại viện do bị ngộ độc chì có trong thuốc cam.
Bệnh nhi này là cháu Nguyễn Thị Ngọc H. (8 tháng tuổi, ở Hà Nội) và đã sử dụng thuốc cam lâu ngày. Khi bệnh nhi này được chuyển tới BV Nhi TƯ đã ở trong trạng thái co giật, hôn mê và được điều trị cấp cứu. Sau gần 1 ngày dù được các BS nỗ lực cấp cứu, hồi sức nhưng bé vẫn không qua khỏi.
Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhi bị ngộ độc chì rất nặng, với hàm lượng chì trong máu lên tới hơn 200microgam/ 100ml, tức là gấp 10 lần hàm lượng cho phép.
TS Cao Huy Hùng, Trưởng khoa Thần kinh, BV Nhi TƯ cho biết, hiện nay, bệnh nhi ngộ độc chì đến khoa khám đã giảm hơn do qua thông tin đại chúng, cha mẹ các bé biết và đến thẳng BV Bạch Mai khám. Còn các trường hợp được phát hiện ngộ độc chì tại viện đều kịp thời chuyển sang Trung tâm chống độc Bạch Mai điều trị.
Tú Anh

Siêu âm thai màu 4 Chiều

Xem mặt con sớm bằng máy siêu âm 4 chiều
Siêu âm bằng máy 4 chiều ở Hà Nội.
Ảnh: Anh Tuấn.
Loại máy có thêm chiều thời gian này có thể "quay phim" các hoạt động của bé trong tử cung. Từ khi thai được 3 tháng, bố mẹ đã được xem rõ mặt con, biết con mình bình thường hay không. Nếu thích, họ có thể mang đĩa ghi "video clip" đầu tiên của bé về làm kỷ niệm.
"Mẹ ơi, em bé đang mút tay kìa" - cậu bé đi cùng mẹ đến phòng siêu âm Trung tâm khám chữa bệnh Phòng Khám Đa khoa Hữu Nghị Việt Pháp112 Phố Mai dịch, Hà Nội, reo lên khi nhìn thấy hình ảnh thai nhi 18 tuần trên màn hình. Đó là hình ảnh 3 chiều có chuyển động như một cuốn phim, lại rất nét nên những người không có chuyên môn vẫn nhìn rõ mà không cần bác sĩ thuyết minh "đây là đầu, đây là chân". Vị bác sĩ này chỉ tỉ mỉ xem xét từng bộ phận của thai nhi để nhận biết những bất thường, nếu có.
Ông Bùi Quang Thắng, Giám đốc Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị Việt Pháp, nơi sở hữu chiếc máy siêu âm 4 chiều đầu tiên ở Hà Nội, cho biết, chiếc máy này có 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian. 3 chiều không gian giúp tạo khối cho hình ảnh, còn chiều thời gian giúp hình ảnh ấy chuyển động như thực tế xảy ra. "Nói cho dễ hiểu thì hoạt động của máy 3 chiều giống như chụp ảnh, còn máy 4 chiều thì như quay phim" - ông Sơn nói. Các máy siêu âm 3 chiều chỉ tạo ra hình ảnh khối mà không chuyển động được, còn máy 2 chiều thì có hình ảnh động nhưng không có chiều sâu. Mặt khác, máy 4 chiều có độ phân giải cực lớn nên hình ảnh rõ hơn rất nhiều so với các loại máy kia. Nhờ đó, bác sĩ siêu âm dễ dàng phát hiện sớm những bất thường của thai nhi.
Chị Thanh Hằng, một thai phụ đến siêu âm bằng máy 4 chiều kể: "Những lần đi siêu âm bằng máy 2 chiều, bác sĩ nói cháu đang lấy tay che mặt, rồi trông cháu giống mẹ quá, tôi cứ vâng thôi chứ thực ra chẳng nhìn thấy gì, máy 3 chiều thì có hình dung ra hình hài của con nhưng cũng mơ hồ lắm. Lần siêu âm này, tôi thấy cháu rõ và sống động tựa như nó đã ra đời và đang đùa nghịch trước mắt. Thật sung sướng khi bác sĩ khẳng định nó bình thường như bao trẻ khác".
Bác sĩ Cường, người phụ trách chiếc máy 4 chiều cho biết, thiết bị này không chỉ để phát hiện dị tật thai nhi mà còn giúp chẩn đoán nhiều lĩnh vực khác. Máy có 20 đầu dò tương ứng với các bộ phận trong cơ thể. Hiện Phòng Khám Đa khoa Hữu Nghị Việt Pháp chỉ có 4 đầu dò giúp siêu âm thai, tim mạch, hệ thống sinh dục... Tuy nhiên, nếu thay đổi tần số siêu âm thì vẫn có thể chẩn đoán bệnh ở nhiều cơ quan. Chẳng hạn, vài hôm trước có người đến đây sau khi đã được chẩn đoán ung thư gan ở một cơ sở siêu âm khác; nhưng khi xem bằng máy 4 chiều thì thấy đó chỉ là nhiễm mỡ cục bộ. Có người hốt hoảng vì một vị bác sĩ siêu âm phán là bị sỏi quá lớn, phải cắt bỏ túi mật, nhưng máy 4 chiều lại cho biết thực ra đó chỉ là polyp thôi, không nguy hiểm.
Tại Phòng Khám  nói trên, giá mỗi lần siêu âm bằng máy 4 chiều là 200.000 đồng.

Thai kỳ sớm

Thai kỳ sớm

Thứ Năm, 05/04/2012 11:05
Thai kỳ sớm là cột mốc đầu tiên của sự mang thai, xảy ra trong 4 tuần lễ đầu tiên của thai kỳ, tương đương với giai đoạn trứng đã được thụ tinh và phát triển để hình thành lên phôi thai.
Các biến cố ở giai đoạn sớm này rất dễ xảy ra do sự phát triển mong manh của trứng thụ tinh ở giai đoạn đang di chuyển từ ống dẫn trứng đến buồng tử cung để làm tổ.
Hiểu rõ được giai đoạn đầu mong manh này, các bà mẹ tương lai cần có sự sự chăm sóc cho đứa con yêu quý của mình đang dần dần lớn lên trong cơ thể của người mẹ.
 Khi thai được 4 tuần tuổi sẽ phát hiện được bằng các test nhanh
Bào thai trong giai đoạn sớm

Trong khoảng hai tuần lễ đầu sau khi thụ thai, trứng lớn lên dần, thoạt đầu tiên trứng lưu lại trong vòng 48 giờ tại tai vòi, đây là nơi trứng và tinh trùng “kết duyên”. Trong thời gian này, trứng thực hiện các hoạt động phân bào, từ 2 tế bào thành 8 tế bào có tên gọi là phôi dâu. Sau 3 - 4 ngày sau trứng thụ tinh di chuyển đến buồng tử cung để làm tổ và phát triển. Khi phôi dâu đến buồng tử cung, đã đạt đến 8 - 16 tế bào. Trong vòng 48 giờ sau phôi dâu định vị cố định trong buồng tử cung dưới một lớp niêm mạc tử cung đã được sửa soạn để lót cho trứng làm tổ, trong thời gian này phôi dâu tiếp tục hoạt động phân bào, lớn lên về thể tích, khi phôi dâu đạt số lượng 50 tế bào và trở thành phôi nang. Phôi nang gồm có một lớp tế bào đơn nhân bao bọc ở ngoài, rồi đến 10 tế bào tập trung xung quanh tạo nên cúc phôi, ở trung tâm là nang.
Từ tuần thứ ba trở đi phôi nang phát triển trở thành phôi thai, và hoàn toàn lệ thuộc vào cơ thể mẹ. Hoàng thể chu kỳ trở thành hoàng thể thai kỳ dưới tác dụng kích hoạt của bêta-HCG, đảm nhận duy trì cho phôi thai phát triển, cho đến khi nhau thai có thể đảm nhiệm vụ chế tiết progesterone giúp cho phôi thai phát triển.
Trong giai đoạn phôi thai, người ta phân biệt thành ba vùng, vùng đầu ở phía trước, vùng giữa, nhô về phía bụng, lưng có rãnh thần kinh, vùng sau là phần đuôi. Vùng trước và vùng sau dần dần phình ra cho những phác họa của chân và tay thai nhi. Cũng ở phần đầu phôi, to một cách không cân đối đã có phác hình rõ dần của mắt, mũi, miệng và tai ngoài. Tứ chi có những chồi ngón. Những bộ phận chính của cơ thể như tuần hoàn, tiêu hóa bắt đầu thành lập ở giai đoạn này.
Cảm nhận của người mẹ
Ở giai đoạn đầu tiên sau khi trứng đã được thụ tinh, cơ thể người mẹ có cảm giác lạ ban đầu thấy ăn uống thay đổi, có người mẹ lại thích ăn những thức ăn lạ và thèm ăn có thể ăn liên tục một loại thức ăn đó mà không thấy chán như thích ăn trái cóc xanh, thích ăn chè… Nhưng đồng thời khi ngửi một loại thức ăn khác thì nôn ói nhiều.
Ngoài các dấu hiệu trên là những triệu chứng khác cũng đến bất ngờ, đau trằn nhẹ vùng bụng dưới, đặc biệt khi vận động hay đi lại nhiều. Cảm giác hai vú căng và đau nhẹ, người mệt mỏi, đau lưng, táo bón, tăng tiết nước bọt và ra nhiều huyết trắng không hôi và không nóng rát ở âm hộ âm đạo. Dấu hiệu rõ nhất là trễ kinh, người mẹ không thấy hiện tượng ra kinh theo đúng chu kỳ.
Các dấu hiệu xác định có thai
Người mẹ đến khám với bác sĩ sản khoa vì dấu hiệu trễ kinh và ăn uống nôn ói. Có thử Quick stick hay còn gọi que thử thai bắng nước tiểu, xuất hiện hai vạch đỏ trên que thử lúc đầu vạch trên đỏ đậm, vạch dưới đỏ lợt, 4 ngày sau thử lại hai vạch đỏ ngay nhau.
Trên cơ thể người mẹ, thấy bầu vú lớn, trên quầng vú thâm lại và có những hạt gọi là hạt Montgomery. Vùng âm hộ và âm đạo sẫm màu hơn bình thường, khám bằng mỏ vịt thấy cổ tử lớn và tím lớn và mềm, khi khám bằng tay thấy tử cung lớn.
Siêu âm tử cung và hai phần phụ: ở giai đoạn trước hai tuần lễ thấy tử cung lớn, có thể thấy túi thai với kích thước đường kính dưới 12mm cấu trúc bên trong túi thai là hình ảnh ECHO trống, hay chỉ thấy nội mạc tử cung dày trên 12mm. Sau 7 ngày, siêu âm lại thấy túi thai rõ và kích thước đường kính trên 12mm, tương đương với tuổi thai từ 4 - 5 tuần, bên trong túi thai xuất hiện một vòng tròn nhỏ ta gọi là yolksac. Đây là yếu tố quyết định sự hoàn tất của một phôi dâu và chuyển thành phôi thai, cả bác sĩ và người mẹ cũng yên tâm rằng túi thai đã nằm trọn trong buồng tử cung, không sợ và lo lắng là thai nằm ngoài tử cung.
Những lưu ý
Ở giai đoạn thai kỳ sớm, người phụ nữ rất lo lắng, đặc biệt là những người có thai lần đầu tiên. Giai đoạn này cơ thể có sự thay đổi sức đề kháng có giảm sút, do người mẹ đang mang một mầm sống, biểu hiện một sự rối loạn hệ thần kinh giao cảm gây ra những xáo trộn như nôn ói, lạt miệng, tăng tiết nước bọt, mệt mỏi, có thể sốt…
Một số ít phụ nữ khả năng chịu đựng kém nên tự ý sử dụng thuốc uống mà không có sự tư vấn của bác sĩ nên đưa đến nguy hiểm cho thai. Trong giai đoạn này không nên sử dụng bất kỳ các loại thuốc nào kể cả thuốc thông thường như thuốc giảm đau, hạ sốt, ngoại trừ các loại thuốc giúp cho sự phát triển của thai được mạnh khỏe theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Giai đoạn này nên ngưng chơi thể thao, kể cả đi bộ, hạn chế đi lại nhiều, hạn chế lên xuống cầu thang. Không nên đi du lịch, đi xa và không giao hợp. Một số loại thức ăn khi sử dụng sẽ không có lợi cho thai, như rau bồ ngót, rau cần tây, rau răm và đu đủ vì trong thành phần của những loại thức ăn này có một số chất gây nên sự co bóp của tử cung. Những thức uống như bia, rượu, cà phê, cũng không nên sử dụng. Hút thuốc lá ở người phụ nữ có thai hay trong giai đình mà luôn tiếp xúc với người đang hút thuốc lá, tỉ lệ sảy thai tăng gấp 3,6 lần so với những người không tiếp xúc khói thuốc lá.
Những điều nên thực hiện
Điều đầu tiên nên đi khám thai sau khi có dấu hiện trễ kinh 5 - 7 ngày.
Thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Sắp xếp để có thời gian nghỉ ngơi, những công việc mang tính căng thẳng, thức đêm, làm việc nặng nhọc, tiếp xúc những chất độc hại.
Nên tạm ngưng hay đề nghị chuyển sang những công việc nhẹ, chia sẻ công việc cho người khác. Không nên làm việc quá sức, vì đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự không thành công của phôi thai ở giai đoạn hình thành và phát triển thành.
Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, nên ăn thức ăn dễ tiêu, vì ở người có thai dễ bị táo bón, nên bổ sung thêm sữa, đặc biệt là sữa dành cho bà mẹ mang thai.
Nên để tinh thần được thư thái, có thể nghe nhạc và sự quan tâm động viên chăm sóc của ông xã và người thân. Tất cả điều đó là nguồn thuốc bổ quý giá mang lại cho người mẹ vượt qua ở giai đoạn ban đầu khó khăn này.

Nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén

Thứ Năm, 12/06/2008 14:49
Nhiễm độc thai nghén là một chứng bệnh chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén. Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu, thai phụ có biểu hiện nghén nặng, ở thời kỳ cuối thai nghén (3 tháng cuối) thai phụ có triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu... Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị có thể dẫn tới tiền sản giật, sản giật. Ở sản phụ có nhiễm độc thai nghén, trẻ sơ sinh thường bị ngạt khi đẻ.
Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu

 Tư vấn về sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mang thai.
Nhiễm độc thai nghén nhẹ: Sau khi có thai, nhiều chị em thấy xuất hiện các triệu chứng mà dân gian thường gọi là “ốm nghén”. Ốm nghén thường biểu hiện bằng tình trạng mệt mỏi, gầy, xanh, lợm giọng, buồn nôn, ứa ra nước dãi hoặc nôn ọe thực sự. Người có thai thường sợ cơm và thức ăn mà trước đây họ rất ưa thích nhưng lại rất thích ăn vặt. Thích các thức ăn chua và ngọt. Hiện tượng nhiễm độc thai nghén nhẹ ở 3 tháng đầu thai kỳ bắt đầu từ khi có thai khoảng gần 1 tháng và thường kéo dài đến 3 tháng. Sau đó, các triệu chứng ốm nghén giảm dần rồi mất hẳn, thai phụ trở lại tình trạng bình thường. Tình trạng thai nghén có khả năng làm cho người phụ nữ hơi gầy sút đi nhưng không bị gầy yếu nặng. Nhiễm độc thai nghén nặng ở 3 tháng đầu kỳ thai diễn biến khác hẳn. Lúc đầu, thai phụ cũng có triệu chứng của nhiễm độc nhẹ nhưng thường xảy ra sớm hơn. Tình trạng nhiễm độc mỗi ngày một nặng hơn, đặc biệt là nôn mửa. Thai phụ nôn nhiều, ăn thứ gì vào là nôn hết ra thức ấy, thậm chí nôn hết thức ăn rồi vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi hoặc nôn khan. Do nôn nhiều và không ăn uống được gì nên cơ thể thai phụ bị mất nước, gầy sút trông thấy.
Đối với tình trạng nhiễm độc thai nghén nhẹ, thai phụ chỉ cần nghỉ ngơi, nên ăn nhẹ và chia ra làm nhiều bữa trong ngày. Có thể sử dụng một ít thuốc an thần để chống nôn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ, bao gồm các triệu chứng sau:
Phù: Phù 2 chân, thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai nghén. Phát hiện bằng cách ấn ngón tay vào mắt cá chân có dấu hiệu lõm của ngón tay. Ở những người bị phù nặng, có thể phù cả ở mặt và hai tay. Những thai phụ bị phù do thai nghén chèn ép thì chỉ cần nằm nghỉ ngơi, gác cao chân lên sẽ hết phù. Còn ở những bà mẹ bị nhiễm độc thai nghén thì phù ở chân không giảm sau nghỉ ngơi. Cân nặng tăng nhanh tới 500 gam mỗi tuần là do hiện tượng giữ nước trong cơ thể.
Protein niệu: Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho protein niệu lớn hơn 0,3g/l là không bình thường, cần theo dõi nhiễm độc thai nghén.
Tăng huyết áp: Thai phụ có nhiễm độc thai nghén, ở thời kỳ cuối của thai nghén huyết áp tối đa tăng lên khoảng 30mmHg và huyết áp tối thiểu tăng khoảng 15mmHg so với trước khi có thai, hoặc có huyết áp trên 140/90mmHg thì cần được theo dõi và điều trị nhiễm độc thai nghén.
Biến chứng của nhiễm độc thai nghén
Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến tiền sản giật và giản giật.
Tiền sản giật: Sản phụ choáng váng, có hiện tượng mắt mờ, có khi buồn nôn, nước tiểu có protein tăng đến 0,5g/l, phù không giảm mà nặng hơn và nước tiểu ít hơn, nhưng chưa có cơn giật.
Nếu huyết áp trên 160/100mmHg mà điều trị không giảm phải lấy thai ra ngay nếu không có thể dẫn đến cơn sản giật.
Sản giật: Thường xảy ra ở thời kỳ cuối của thai nghén, trong khi chuyển dạ và sau đẻ. Sản phụ lên cơn giật và hôn mê có kèm theo phù, tăng huyết áp, protein niệu. Thường xảy ra ở thai phụ mang thai con so nhiều hơn con rạ và thường xảy ra từ tuần thứ 30 trở đi.
Khi bị sản giật, toàn thân co cứng, mắt đảo, đầu ưỡn ra sau, mắt đảo lên trời, rồi ngừng thở, sau đó chuyển rất nhanh sang giật run, co giật ở mặt, giật mạnh ở tay chân. Có thể cắn phải lưỡi và sùi bọt mép, mặt xanh tái rồi chuyển sang thành xám xịt, sau đó co giật giảm dần, sản phụ bị hôn mê rồi thở rống lên. Mạch nhanh, cơn co tăng lên khi giật. Hiện tượng này nếu không được xử lý thì dẫn đến suy tim, phù phổi, chảy máu não thậm chí tử vong.
Đối với sản giật trước đẻ, những cơn giật có thể dẫn đến đẻ non, thai nhi thường chết. Nếu được điều trị tốt, sản phụ có thể chuyển dạ đẻ thường và thai nhi sống.
Đối với sản giật trong khi chuyển dạ, cơn giật sẽ làm cơn co tử cung mạnh. Vì vậy nếu cổ tử cung của sản phụ mở chậm phải xử trí bằng mổ lấy thai ngay.
Sản giật sau đẻ thường nhẹ hơn, cơn giật thường xảy ra vài giờ sau đẻ. Vì vậy đối với sản phụ sinh tại trạm y tế có cơn giật cần phải theo dõi từng cơn giật, đo huyết áp, thử nước tiểu thường xuyên và cần phải cấp cứu nhanh chóng, đồng thời phải chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa sản để điều trị.
Để phòng sản giật
Cần theo dõi, quản lý thai nghén tốt. Khi có thai cần chú ý đủ chất dinh dưỡng một cách hợp lý (đường, đạm, vitamin, các chất vi lượng, uống bổ sung viên sắt, axit folic...). Chú ý đi khám thai định kỳ, nếu thấy phù cần đi khám thai ngay dù chưa đến hẹn để được kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu. Nếu tại trạm y tế phát hiện sản phụ có phù, tăng huyết áp, protein niệu phải kịp thời chuyển bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa sản để điều trị và sinh đẻ cho an toàn.
Cách xử trí
Dùng một cái nẹp dài hoặc một que to bản như cái đè lưỡi cuốn băng ở bên ngoài để ngáng miệng, đề phòng sản phụ trong cơn sản giật cắn vào lưỡi. Nếu là mùa đông, cần giữ ấm cho sản phụ. Tiêm ngay một trong các thuốc an thần như morphin 0,01mg x 1 ống, hoặc thuốc như barbituric, seduxen rồi nhanh chóng chuyển sản phụ lên bệnh viện có chuyên khoa sản.
Cần lưu ý, những sản phụ có lên cơn giật thì phải đề phòng chảy máu nhiều sau đẻ. Nhiễm độc thai nghén không được điều trị, theo dõi có thể dẫn đến tiền sản giật và sản giật. Những thai phụ ở tháng thứ 7 hoặc tuần thứ 30 mà huyết áp tối đa tăng thêm 30mmHg và huyết áp tối thiểu tăng thêm 15mmHg so với trước khi có thai và những thai phụ có huyết áp trên 140/90mmHg thì phải được theo dõi và điều trị ngay để phòng tránh tai biến sản giật.

Bệnh Chân tay lạnh

Triệu chứng lạnh tay chân

Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền sẽ trả lời thắc mắc của ông Bùi Phú Hải ở Hải Phòng về triệu chứng lạnh tay chân.


Bác sĩ Hồ văn HiềnBác sĩ Hồ văn Hiền
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Ông Bùi Phú Hải ở Hải Phòng có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:
Ông Hải 26 tuổi tay chân lạnh lúc làm việc nặng và từ bé tay chân vẫn hay lạnh. Thử máu bình thường, tuy chúng ta không biết thử máu gồm những thử nghiệm nào. Bịnh nhân trẻ, không có triệu chứng gì khác, chúng ta sẽ không đi sâu vào những căn bịnh hiếm có.

Chúng ta có thể nêu một số điểm tổng quát sau đây với mục đích thông tin:

1) Một số người cảm thấy tay chân lạnh lúc họ tập thể thao, làm việc nặng nhọc. Có thể nghĩ tới những yếu tố sau đây giải thích hiện tượng này:

Lúc làm việc nặng, máu ưu tiên đến những bộ phận như cơ bắp, tim, óc để cung cấp năng lượng. Mạch máu chạy dưới da bàn tay, bàn chân ít được ưu tiên hơn, và do đó các mạch máu này có thể co thắt lại, nhất là nếu nhiệt độ bên ngoài thấp, làm cảm giác lạnh tay chân càng rõ rệt hơn. Hơn nữa làm việc nặng gia tăng nhiệt độ trung ương (core temperature), sai biệt nhiệt độ giữa ngoại biên và trung ương càng lớn, càng cho giảm giác lạnh nhiều hơn ở chân tay.

Trường hợp người hay lạnh tay chân từ nhỏ, có thể bịnh nhân đã có cơ địa hệ thần kinh tự động (autonomic nervous system) thiên về phía kích thích thần kinh giao cảm (sympathetic nervous system), thường có những triệu chứng như dễ xúc động, hồi hộp, tim đập nhanh, tay chân ướt mồ hôi. Lúc làm việc nặng, ở những người này, mạch máu dưới da có thể co thắt lại nhiều hơn người bình thường. Nếu người đó làm việc quen dần, có thể cơ thể sẽ thích ứng từ từ và không có bị lạnh tay chân nữa.

Một số người, phần lớn là đàn bà trẻ, mắc chứng tên là hiện tượng Raynaud (Raynaud’s phenomenom): Bình thường lúc ở môi trường lạnh, cơ thể chúng ta tự động làm co các mạch máu nhỏ ở ngoại biên (tay chân, đầu ngón tay, ngón chân, mũi, vành tai) để bảo vệ nhiệt lượng cho phần trung tâm cơ thể (óc, phổi, bụng). Hiện tượng này làm tay chân lạnh và tái. Trong trường hợp chứng Raynaud, phản xạ tự nhiên này trở nên quá lố, quá nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của nhiệt độ bên ngoài. Ngón tay ngón chân dễ trở nên tái hoặc tím ngắt, lúc bớt lạnh thì trở nên đỏ và sưng. Trường hợp nhẹ, bịnh nhân có thể chỉ thấy lạnh tay chân, khám không thấy gì đặc biệt và bịnh nhân cần mang găng tay, vớ, mặc áo ấm. Hiện tượng Raynaud cũng có thể thứ phát đi kèm theo bịnh phong thấp.

Trong trường hợp một người đàn ông trẻ tuổi tương đối khỏe mạnh, chúng ta có thể thử áp dụng những biện pháp sau đây:

1. "Máu xấu" là một quan niệm bình dân nay không dùng trong y khoa. Nếu thử máu, có thể xem bịnh nhân có thiếu máu hay không (đếm hồng cầu [RBC count], đo hematocrit); người thiếu máu (anemia) có thể dễ bị lạnh hơn. Ngày xưa, từ “máu xấu” để chỉ những người bị giang mai (syphilis), hay những người bị ngứa, bị phong, dị ứng ngoài da, mà người ta nghi là do yếu gan, nên máu không được lọc sạch. Quan niệm "máu xấu" theo lối này, có thể là một cách nói cho bịnh nhân dễ hiểu, không có gì chính xác, không được dùng trong y khoa chính quy hiện nay.

2. Nếu bịnh nhân quá gầy, có thể ăn uống đầy đủ hơn, để tăng lớp mỡ dưới da chống lạnh tốt hơn.

3. Nếu bịnh nhân không quen vận động thể dục, ít làm việc nặng, nếu bs cho phép, có thể tập luyện, làm việc nặng thường xuyên hơn để tăng sức chịu đựng và tính cường cơ (muscular tone).

4. Tránh cà phê, thuốc lá vì những món này làm giảm lưu thông trong các mạch máu

5. Tránh giày quá chật cản trở lưu thông máu dưới chân, nhúc nhích các ngón chân thường xuyên nếu phải ngồi, đứng một chỗ. Nếu cần mang vớ, găng tay loại dày để giữ nhiệt.

6. Có thể uống các viên dầu cá omega 3, ăn các cá có nhiều dầu như cá tuna (cá ngừ), cá mòi (sardine), cá thu (mackerel), ăn đậu nành, tàu hũ có linoleic acid, là những chất giúp máu huyết lưu thông. Nếu bịnh nhân thích, một chút rượu nho (red wine) cũng giúp các mạch máu dãn nở.

7. Các biện pháp thư giản, giảm lo âu cũng có thể có ích cho lưu thông ngoại biên, giảm lạnh tay chân.

Chúc bịnh nhân may mắn.

Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã

Viêm ống tai ngoài

13 tuổi bị viêm tai ngoài.

Bác sĩ Hồ văn HiềnBác sĩ Hồ văn Hiền
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Ông Thời ở Vũng Tầu có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:
External otitis
Viêm tai giữa tái hồi kèm với viêm da (recurrent otitis media with atopic dermatitis)
Bé gái 13 tuổi bị viêm da ngứa ở chân và ngứa ở tai. Tai chảy mủ và các bác sĩ tai mũi họng định bịnh là viêm tai ngoài, chữa bằng thuốc trụ sinh và corticoid uống và thuốc nhỏ tai nhưng không khỏi hẳn.
Tai ngoài là phần tai phía ngoài màng nhĩ, gồm vành tai và ống tai. Lúc bị nhiễm trùng, do vi trùng (bacteria) hoặc nấm (fungal infection), lớp da lót ống tai cũng như mặt ngoài của màng nhĩ bị sưng và đỏ, thường kèm theo mũ như trường hợp bàn ở đây. Nếu thấy được màng nhĩ, bs sẽ ghi nhận là màng nhĩ cón nguyện vẹn, hoặc daỳ lên nhưng không bị lũng. Ở đây, Bs Tai mũi họng đã khám và định bịnh, chúng ta sẽ loại bỏ trường hợp chảy mủ do viêm tai giữa (otitis media), căng mủ nên làm lũng màng nhĩ (perforation of the tympanic membrane).
Những yếu tố làm da ống tai yếu đi có thể làm viêm tai ngoài xảy ra hoặc tái đi tái lại:
- viêm da dị ứng (atopic dermatitis, eczema) làm da trong tai dễ viêm, bịnh nhân gãi ngứa, hoặc lấy đồ móc tai thường xuyên làm da trầy trụa dễ nhiễm trùng
- bịnh nhân tắm hồ, tắm biển thường xuyên có thể làm da lỗ tai bị ướt át, mất tác dụng che chỡ của ráy tai (cerumen, ear wax), nên vi trùng, nấm dễ mọc trong đó, gây nhiễm trùng
- ở người có sức đề kháng yếu (immunodeficient), người tiểu đường (diabetes), viêm tai ngoài có thể lan ra gây viêm xương sàn sọ (osteomyelitis of the skull base) gọi là viêm tai ngoài ác tính (malignant external otitis).

Chữa trị:

1. Tránh gãi, móc lỗ tai, giữ da trong lỗ tai khô (chậm bằng Q tip (đừng ngoáy), hoặc dùng chéo khăn để chậm khô sau khi tắm). Nên để ý nếu bị lũng màng nhĩ, trước khi lặn xuống nước phải dùng dụng cụ bít ống tai lại [ear plugs] để cho nước đừng vào tai giữa).

2. Dùng thuốc kem (cream) hay nhõ (drops) vào tai loại có acid nhẹ (acetic acid) hay trụ sinh loại aminoglycoside hay fluoroquinone, có thể kèm theo chất corticoid (ví dụ thuốc “neomycin sulfate, polymyxin B sulfate and hydrocortisone” (Cortisporin); TobraDex (not FDA approved for ears, possible ototoxicity), Ciprodex). Để ý cần nhỏ thuốc khá nhiếu (mỗi lần 5 giọt, 3-4 lần mỗi ngày, nghiêng đầu qua một bên, kéo vành tai lên, ra phia sau, để thuốc ngấm vào trong, nghieng 5 phut, nếu cần bs phải lấy bớt các chất debris làm tắt nghẽn ống tai, không cho thuốc ngấm vào).

3. Các trường hợp nặng bs có thể cho trụ sinh mạnh uống trong một tuần.

Đề nghị bịnh nhân:
1) Tránh móc tai, gãi tai, tránh ống tai ẩm ướt, nếu bơi lội, nên chặm cho khô sau khi bơi
2) Có thể cần dùng thuốc nhõ tai mới hơn mạnh hơn (đắt tiền hơn), nhõ thuốc đúng cách, đủ liều, nhiều lần trong ngày.
3) Nếu, nặng hơn hoặc dai dẵng, có thể đi đến bs tai mũi họng khám lại, theo dõi kỹ kưỡng (không nên nhảy từ bs này qua bs khác), và khám thêm bs da (dermatologist) nếu cần.
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.

Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.