Những điều cần biết về bệnh xoắn tinh hoàn
Xoắn
tinh hoàn là căn bệnh không quá nguy hiểm, nhưng nếu chủ quan đi khám
muộn thì khả năng tinh hoàn bị hoại tử, phải cắt bỏ rất cao.
Xoắn tinh hoàn là gì?
Xoắn tinh hoàn là
trạng thái tinh hoàn bị đau do ống dẫn tinh bị xoắn lại làm cho máu
không thể lưu thông đến tinh hoàn một cách bình thường. Tình trạng này
nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ có thể dẫn đến việc phải cắt bỏ
tinh hoàn bị xoắn vì máu không thể cung cấp oxy cho các tế bào tinh
hoàn.
Thời gian vàng để giữ
được tinh hoàn là từ 4-6 giờ sau khi có triệu chứng đau cấp tính ở tinh
hoàn. Nếu bệnh nhân đến vào thời gian này, BS sẽ cho siêu âm Doppler
mầu để chẩn đoán xác định là xoắn tinh hoàn. Khi đã xác định là xoắn
tinh hoàn, bệnh nhân sẽ được mổ để tháo các vòng xoắn và cứu được tinh
hoàn.
Bệnh xoắn tinh hoàn là một bệnh cấp cứu, có thể để lại hậu quả đáng tiếc
Bệnh xoắn tinh hoàn là một bệnh cấp cứu, có thể để lại hậu quả đáng tiếc. (Ảnh: Inmagine)
Nguyên nhân gây ra xoắn tinh hoàn
Do sự bất thường của
cấu tạo tinh hoàn. Sự bất thường này sẽ khiến cho ống dẫn tinh dễ bị
xoắn hơn và cản trở sự lưu thông của máu đến tinh hoàn. Tình trạng này
có thể tự phát hoặc do bị chấn thương. Theo thống kê có khoảng 40% nam
giới có vấn đề về mặt cấu tạo tinh hoàn.
Với một đặc điểm là
bệnh xẩy ra ở lứa dậy thì (khoảng 67% trong độ tuổi từ 16-25), người
bệnh thường e ngại không muốn đến các bệnh viện có uy tín để khám và do
không nhân thức được tầm quan trong của bệnh đối với sức khỏe sinh sản
nên người bệnh thường mua thuốc về nhà tự điều trị hoặc đến khám chiu
lủi tại các phòng khám tư nhân. Tại các phòng khám tư nhân, bệnh nhân
thường được chẩn đoán nhầm với viêm tinh hoàn và điều trị bằng kháng
sinh, sau vài tuần điều trị bệnh vẫn không đỡ bệnh nhân mới đến khám
bệnh. Đây là hai lí do chính khiến người bệnh đến khám bệnh muộn. Khi
đến khám bệnh muộn, cắt bỏ tinh hoàn là điều tất yếu.
Bệnh xoắn tinh hoàn biểu hiện như thế nào?
- Đau dữ dội, đột ngột
ở một bện hoặc hai bên bùi, một số trẻ có kèm theo đau bụng dưới, buồn
nôn và nôn. Trẻ sơ sinh chỉ có quấy khóc, bỏ bú phù nề và đỏ da bìu.
- Đau, sưng vùng nếp bẹn bên không có tinh hoàn kèm đau vùng bụng dưới (ở bệnh nhân tinh hoàn ẩn).
- Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn bệnh nhân có thể có sưng, đau và đỏ da vùng bìu, không cho sờ vùng bìu.
Xoắn tinh hoàn rất nguy hiểm nếu chủ quan
Bệnh xoắn tinh hoàn
nguy hiểm ở chỗ là các triệu chứng của bệnh này rất dễ nhầm với viêm
tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn... và ít phụ huynh có hiểu biết về bệnh
nên không ít người đưa con đi khám, chữa muộn.
Trong trường hợp, nếu
bệnh nhân đã bị xoắn một bên thì bên kia cũng có nguy cơ bị xoắn. Vì
thế, sau khi phẫu thuật, phần tinh hoàn còn lại sẽ được cố định vào mạc
bìu. Với trường hợp đã từng bị cắt bỏ một tinh hoàn thì phải thận trọng
với những va chạm mạnh ở vùng nhạy cảm để tránh tổn thương. Nếu lỡ bị
vỡ nốt tinh hoàn còn lại mà không đến bệnh viện điều trị kịp thời cũng
sẽ làm tinh hoàn bị hoại tử và không còn khả năng sinh sản.
Bệnh xoắn tinh hoàn là
một bệnh cấp cứu, có thể để lại hậu quả đáng tiếc, nên bác sĩ khuyến
cáo, các bậc phụ huynh ngay khi nghe con kêu đau hay tỏ ra đau vùng bẹn
bìu thì lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn
đoán và xử trí kịp thời.