Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai

InEmail

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa.

Viêm quanh khớp vai (pericapsulitis shoulder) là bao gồm tất cả các trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương phần mềm quanh khớp gồm: gân, cơ, dây chằng, bao khớp, (không do tổn thương phần đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch).

1.2. Đặc điểm giải phẫu khớp vai.

- Có 5 khớp nhỏ tham gia vào vận động khớp vai là:
+ Khớp vai chính: giữa chỏm xương cánh tay và ổ chảo xương bả.
+ Khớp mỏm cùng cánh tay: gồm cả túi thanh dịch dưới mỏm cùng xương bả và cơ delta.
+ Khớp mỏm cùng - xương đòn.
+ Khớp ức đòn.
+ Bả vai - lồng ngực.
- Khớp xương và bao khớp là tổ chức rất lỏng lẻo, vận động rộng rãi. Phía trên, phía trước và phía sau được tăng cường bởi một số gân cơ tạo nên một bao dịch-gân-cơ:
+ Phía trước có gân cơ ngực lớn và cơ nhị đầu cánh tay.
+ Phía trên có gân cơ trên gai, gân cơ tam đầu cánh tay.
+ Phía sau có gân cơ dưới gai và cơ tròn nhỏ.

Các dây chằng khớp vai
- Khớp vai có liên quan nhiều đến các rễ thần kinh vùng cổ và phần trên của lưng, liên quan đến các hạch giao cảm cổ. Khi có tổn thương kích thích ở vùng đốt sống cổ, vùng trung thất, ở lồng ngực đều có thể gây ra các triệu chứng ở khớp vai. Biểu hiện bằng: viêm gân, viêm và co thắt bao khớp gây đau và hạn chế vận động khớp vai.

Bao khớp và hoạt dịch

1.3. Nguyên nhân.

Nguyên nhân gây viêm quanh khớp vai rất phức tạp, đôi khi không rõ:
- Nguyên nhân tại chỗ: chấn thương, vi chấn thương do nghề nghiệp, viêm gân, kéo giãn khớp vai quá mức, hoặc vận động khớp vai nhanh mạnh đột ngột quá mức.
- Nguyên nhân xa: bệnh cột sống cổ (hay gặp, nhất là thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ), bệnh ở phổi, màng phổi, trung thất...

2. Triệu chứng.

Có 3 thể lâm sàng:

2.1. Viêm quanh khớp vai đơn thuần.

- Đau là triệu chứng chính: đau ở mỏm cùng vai, mặt trước và mặt ngoài vai. Đau tăng khi vận động, nhất là khi động tác dạng tay ra ngoài, giơ tay lên trên, và động tác gãi lưng (xoay cánh tay ra trước vào trong).
- Khám tại chỗ không thấy sưng nóng đỏ. Khi ấn vào mỏm cùng vai, mặt trước xương cánh tay, gân cơ nhị đầu trong rãnh cơ nhị đầu cánh tay, gân cơ tam đầu cánh tay thấy đau. Khớp vai không hạn chế vận động, nếu có thì thường nhẹ do phản ứng đau.
- Các xét nghiệm máu và sinh hóa, X quang khớp vai không có gì đặc biệt.
- Diễn biến lành tính, đau giảm dần rồi khỏi trong vài tuần, hay tái phát.

2.2. Viêm quanh khớp vai thể đông cứng (frozen shoulder).

- Đau và hạn chế vận động khớp vai do co cứng bao khớp, diễn biến qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn đau: đau khớp vai đơn thuần, kéo dài vài tuần.
+ Giai đoạn nghẽn tắc: đau giảm dần, nhưng hạn chế vận động tăng, các động tác đều hạn chế. Khám khớp thấy gần như bình thường, nếu bệnh lâu ngày có thể thấy teo cơ nhẹ do giảm vận động, nhất là nhóm cơ trên gai và cơ dưới gai. Giai đoạn tắc nghẽ kéo dài khá lâu từ vài tháng đến hàng năm.
+ Giai đoạn hồi phục: hạn chế vận động giảm dần rồi không để lại di chứng.
- X quang khớp vai không có gì đặc biệt, chụp khớp vai có bơm thuốc cản quang hoặc bơm khí thấy bao khớp bị co cứng, siêu âm khớp vai có thể thấy đứt hoặc rách dây chằng, bong điểm bám của gân cơ nhưng ít gặp.

2.3. Hội chứng vai - tay.

Bao gồm viêm quanh khớp vai thể nghẽn tắc và rối loạn thần kinh vận mạch ở bàn tay.
- Đau và hạn chế vận động khớp vai kiểu nghẽn tắc. Bàn tay biểu hiện rối loạn thần kinh vận mạch: phù bàn tay lan lên một phần cẳng tay, phù cứng, màu đỏ tía hoặc tím, da lạnh. Đau nhức toàn bộ bàn tay cả ngày và đêm. Móng tay mỏng, giòn, dễ gãy. Các cơ vùng bàn tay teo rõ, vận động bàn tay, ngón tay hạn chế.
- X quang bàn tay thấy mất vôi nặng toàn bộ khối xương cổ tay, bàn tay, ngón tay. Chụp X quang khớp vai thấy bao khớp teo, co thắt.
- Diễn biến kéo dài 6 tháng đến 2 năm, các triệu chứng giảm dần rồi khỏi, nhưng để lại di chứng teo cơ, giảm trương lực cơ và hạn chế vận động bàn tay. Có khoảng 20% tái phát.
InEmail
Mục lục bài viết:
Viêm quanh khớp vai
Điều trị
Tập với dụng cụ
Toàn trang

3. Điều trị.

3.1. Điều trị nội khoa.

- Sử dụng các thuốc nhóm non-steroid, đường uống hay tiêm toàn thân.
- Phong bế tại chỗ hoặc hạch giao cảm cổ, hạch sao để cắt phản xạ thần kinh.
- Phong bế thần kinh trên gai.
- Tiêm vào khớp vai hydrocortisol acetat.
- Tìm nguyên nhân để điều trị nhất là các nguyên nhân xa.

3.2. Điều trị bằng vật lý.

- Nhiệt nóng tại chỗ: paraffin để chống đau mềm gân, sóng ngắn để chống viêm, siêu âm để chống dính cứng tắc nghẽn.
- Điện di novocain, salicylat để giảm đau chống viêm, INaIK để làm mềm khớp.
- Điện xung để giảm đau.
- Kéo nắn trị liệu: Là phương pháp có hiệu quả tốt, nhất là với thể đông cứng tắc nghẽn. Khám xác định vùng bao khớp co cứng nhiều, kỹ thuật viên vừa kéo giãn khớp vai vừa đẩy chỏm xương cánh tay về cùng phía bao khớp co cứng với lực 7-10kg để làm giãn phần bao khớp co cứng giải phóng tình trạng kẹt khớp. Chú ý khi kéo nắn, bệnh nhân phải không đau mới đúng, nếu đau cần chuyển hướng kéo nắn cho thích hợp. 

3.3. Vận động trị liệu.

Tập vận động khớp vai là phương pháp quan trọng, gồm tập chủ động, thụ động, tập có dụng cụ như dây ròng rọc, thang tường, gậy, chuỳ.
3.3.1. Tập vận động thụ động:
- Tư thế bệnh nhân nằm ngửa:
+ Tập gấp: KTV đứng sát mép giường bên phải bệnh nhân, tay trái giữ cổ tay, tay phải đỡ khuỷu tay bệnh nhân, sau đó từ từ nhẹ nhàng đưa tay bệnh nhân thẳng lên quá đầu, rồi lại từ từ đưa tay ngược lại về vị trí ban đầu (Hình 6.27).

+ Tập dạng khép: KTV dùng tay phải đỡ khuỷu tay bệnh nhân, để cẳng tay bệnh nhân nằm trên cẳng tay của mình, tay trái giữ khớp vai bệnh nhân để không cho khớp vai di chuyển lên phía tai bệnh nhân. KTV từ từ đưa cánh tay bệnh nhân di chuyển ngang song song với mặt giường đến vị trí khớp vai 900. Sau đó KTV chuyển tay trái đang giữ khớp vai đến nắm vào cổ tay bệnh nhân, tiếp tục vận động tay lên phía đầu đến hết tầm vận động của khớp vai. Hết động tác, tiến hành đưa tay bệnh nhân ngược về vị trí ban đầu (Hình 6.28).

+ Tập xoay: đầu tiên KTV vận động khớp vai bệnh nhân dạng 900 như trên rồi đưa tay phải đang đỡ khớp khuỷu về nắm cổ tay bệnh nhân, tay trái đang giữ khớp vai về đỡ dưới khuỷu tay bệnh nhân, sau đó gập khớp khuỷu bệnh nhân đến 900. Tiến hành vận động cẳng tay bệnh nhân đổ về phía đầu (xoay khớp vai ra ngoài) và đổ về phía chân bệnh nhân (xoay khớp vai vào trong) trong khi khớp khuỷu và khớp vai vẫn ở tư thế 900 (Hình 6.29).

- Tư thế bệnh nhân nằm sấp: tập động tác nâng và duỗi khớp vai (Hình 6.30).



3.3.2. Tập vận động chủ động và tập với dụng cụ.
- Tập chủ động: bệnh nhân tự tập vận động khớp vai theo tầm vận động của khớp gồm các động tác: đưa khớp vai ra trước lên trên, duỗi khớp vai ra sau, dạng khớp vai ra ngang lên trên, khép khớp vai vào trong.
+ Tập động tác xoay ngoài ở tư thế nằm: Bệnh nhân nằm ngửa, với 2 khớp khuỷu để sát thân, hai tay hướng lên trên sau đó ngả ra ngoải để thực hiện động tác xoay ngoài của khớp vai. Động tác có thể thực hiện ở các tư thế khớp vai khép ( vị trí 1), hay vị trí khớp vai dạng ở các mức độ khác nhau  (từ vị trí 2 đến 4) (Hình 6.31).

- Tập với gậy:
+ Tập động tác gấp: hai tay nắm lấy gậy ở phía trước bụng rồi từ từ đưa gậy ra trước lên trên đến hết tầm (Hình 6.32).
 
+ Tập động tác xoay ngang: như tập động tác gấp, nhưng chỉ đưa cánh tay lên 900, rồi làm động tác đưa gậy sang bên tay bệnh (xoay ngang dạng) và bên tay lành (xoay ngang khép) (Hình 6.33).
+ Tập động tác duỗi và xoay trong: hai tay nắm lấy gậy ở phía sau lưng rồi đưa gậy ra sau, kéo gậy lên trên (Hình 6.34).
+ Tập động tác dạng: tay bên bệnh để dọc thân và nắm lấy đầu dưới của gậy, tay kia vòng ra sau gay nắm lấy đầu trên của gậy rồi kéo ấn đầu gậy trên xuống sao cho thân gậy tỳ lên vai gáy như đòn bẩy và làm cho đầu gậy kia cùng với cánh tay bệnh từ từ nâng lên đến 900 (Hình 6.35).
- Tập với sợi dây: tay lành nắm một đầu dây, sợi dây vắt ngang qua vai bên tay lành ra sau lưng, tay bên bệnh nắm lấy đầu kia của sợi dây. Tiến hành dùng tay lành kéo sợi dây xuống làm cho tay bệnh di chuyển lên trên ở phía lưng giống như động tác gãi lưng.
- Tập vận động với thang tường:
+ Tập động tác gấp (vịn thang): bàn tay bệnh nhân ở tay có khớp vai đau nắm chặt vào một bậc thang trên thang tường, người quay về phía thang rồi làm động tác ngồi xuống đến hết tầm vận động của khớp vai và giữ nguyên ít phút rồi đứng lên. Lúc đầu khi ngồi xuống sẽ đau tăng ở khớp vai thì có thể bám ở các bậc thang thấp, sau đó tập bám ở các bậc thang cao dần (Hình 6.36).
+ Tập động tác dạng: cũng làm như trên nhưng người quay ra bên để khớp vai dạng.
+ Tập động tác xoay ngang: bám tay vào bậc thang, thân người quay về phía thang rồi làm động tác xoay dần thân người quay ra bên và ra trước.
+ Tập động tác duỗi xoay ngoài (bài tập chống đẩy): bệnh nhân đứng quay lưng vào thang, hai tay đưa ra sau nắm lấy một bậc thang, tiến hành ngồi xuống đến hết tầm vận động thì giữ vài giây rồi đứng lên. Lúc đầu khi đứng lên có sự trợ giúp của chân, sau chuyển dần lực chống đến tay để tăng sức cơ. Bài tập tương tự có thể thực hiện với hai tay chống vào cạnh bàn ở phía sau (Hình 6.37).
- Tập với ròng rọc: tập động tác gấp và dạng khớp vai. Thực hiện với một ròng rọc treo ở trên cao, cánh tay bị bệnh đặt thụ động trên ròng rọc và được nâng lên một cách thụ động bởi tay lành bên kia. Ròng rọc phải đặt ở vị trí sau đầu để tay lành sẽ mở rộng góc hoạt động từng chút một của tay bị bệnh (Hình 6.38).
- Bài tập đung đưa khớp vai: Bài tập đung đưa thụ động do Codman mô tả là cánh tay cánh tay hoàn toàn thụ động trong trạng thái đung đưa, không có hiện tượng co cơ chủ động ở khớp vai, không có trọng lượng thêm vào ở bàn tay, cũng không có co cơ nào ở bàn tay, cổ tay và cánh tay: bệnh nhân cúi ra trước, thân gấp, cánh tay bị đung đưa không có hiện tượng co cơ khớp ổ chảo. Cơ thể thì đung đưa chủ động, như vậy sẽ tạo nên động tác đụng đưa thụ động của cánh tay sát thân ra trước, ra sau, sang bên và xoay. Cơ thể cần thiết phải có sự trợ giúp bằng cách đặt tay lia trên bàn hoặc ghế tựa. Cánh tay vung thụ động không có vật nặng ở bàn tay vì nó là nguyên nhân gây co cơ cho chi trên và khớp vai (Hình 6.39-a).

Bài tập đung đưa chủ động được Codman phát triển thêm để điều trị đau tắc nghẽn khớp vai: Tư thế như bài tập đung đưa thụ động, nhưng ở đây cánh tay được cho phép vung chủ động trong các bình diện, có thể được cầm một vật nặng trong tay và sức nặng cũng được phép tăng dần nhằm kéo giãn khớp vai trong lúc vận động, để đảm bảo an toàn tốt nhất nên sử dụng một cái can nhựa dung tích khoảng 10 lít có thể điều chỉnh trọng lượng bằng cách thêm bớt thể tích nước trong can (Hình 6.39-b)

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Tìm hiểu về bệnh Herpes sinh dục

Herpes sinh dục là một bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục cao. Nguyên nhân là do virus Herpes simplex (HSV). Các virus này xâm nhập vào cơ thể qua những lỗ hổng trên da hoặc trên màng nhầy của bạn.
Bệnh đặc trưng với những triệu chứng như đau, ngứa, khó chịu ở vùng cơ quan sinh dục. Đường lây truyền chủ yếu là do quan hệ tình dục. Virus này hầu như không thể lây truyền qua bàn cầu ngồi, khăn tắm hoặc những vật sử dụng chung với người bị nhiễm, do chúng rất dễ bị chết trong vòng 1 giờ sau khi rời khỏi cơ thể ký chủ.
HSV gây nhiễm ở cả nam và nữ. Chưa có liệu trình điều trị cụ thể cho các trường hợp nhiễm virus tái phát, thường gây ra những nỗi đau khổ tế nhị cho người mắc bệnh. Nhiễm Herpes sinh dục hầu như luôn luôn có liên quan với quan hệ tình dục. Nếu bạn hoặc người phối ngẫu bị nhiễm HSV, bạn có thể kiểm soát được sự lây truyền của virus bằng cách thực hiện các bước bảo vệ cho chính bạn và người phối ngẫu của bạn.
Dấu hiệu và triệu chứng
- Đau và ngứa da vùng cơ quan sinh sinh dục.
- Những mụn nước, bọng nước hoặc những vết loét da.
Các dấu hiệu khởi đầu là đau và ngứa, thường xảy ra sau 2-7 ngày sau khi nhiễm virus. Vài giờ đến vài ngày sau giai đoạn đầu này thì vết loé bắt đầu xuất hiện. Ở nữ, vết loét có thể xuất hiện ở vùng âm đạo, cơ quan sinh dục ngoài, mông, hậu môn, hoặc bên trong cổ tử cung. Ở nam, vết loét có thể ở dương vật, bìu, mông, hậu môn, đùi, niệu đạo,…
Các vết loét gây ra đau đớn rất nhiều khi đi tiểu. Vết loét đầu tiên chỉ là một chỗ sưng đỏ nhỏ, mềm, đau, rồi trở nên mọng nước trong vòng một vài ngày. Sau đó chúng vỡ miệng ra trở thành vết loét, gây rỉ dịch hoặc chảy máu.
Sau 3-4 ngày vết loét đóng mài (vảy) và dần dần lành lại. Bạn phải chịu đựng những đau đớn và nhiều cảm giác khó chịu khác ở vùng sinh dục cho đến khi sạch virus. Trong giai đoạn bộc phát, có thể có các triệu chứng nhiễm virus thông thường giống bệnh cúm, gồm sốt, nhức đầu và nổi hạch bẹn.
Chu kỳ bị Herpes sinh dục rất đặc biệt. Các dấu hiệu và triệu chứng trên có thể tái phát qua hàng năm. Có những người bị tái phát hàng tháng. Tuy vậy hầu hết bệnh nhân bị bộc phát không thường xuyên.
Một số yếu tố có thể gây bộc phát trở lại, bao gồm:
- Stress
- Kinh nguyệt (nếu là nữ, tất nhiên)
- Suy nhược cơ thể
- Bệnh tật
- Kích ứng hay dị ứng da
- Phẫu thuật
- Quan hệ tình dục quá mạnh
Một số trường hợp, virus nhiễm vào rất hoạt động và có thể lây truyền ngay cả khi không hề có triệu chứng. Tuy nhiên trường hợp này không phổ biến lắm.
Nguyên nhân
Có hai loại virus Herpes simplex. HSV type 1 (HSV-1) gây tổn thương vùng da và niêm mạc miệng, môi. HSV type 2 (HSV-2) là loại gây Herpes sinh dục. Virus lây truyền trực tiếp từ da qua da trong quá trình quan hệ tình dục. HSV-2 có tính lây nhiễm rất cao nếu bạn đang có những vết loét do herpes trên da (giai đoạn hoạt động), nhưng nếu bạn không ở giai đoạn này vẫn có thể lây nhiễm cho người khác. Nhiễm HSV-2 rất thường gặp trong cộng đồng.
Hàng triệu người Việt nam hiện nay đang bị nhiễm Herpes sinh dục, trong đó có không ít người không có triệu chứng hoặc vì lý do tế nhị không đến khám và chẩn đoán ở bệnh viện.
Biến chứng
Ở người trưởng thành, ngoài vết loét da, Herpes sinh dục không gây ra các biến chứng gì nặng nề khác. Khi mẹ mang thai bị Herpes sinh dục với các vết loét da có thể lây qua cho con trong quá trình đứa trẻ được sinh ra qua ngã âm đạo.
Trường hợp này, Herpes sinh dục có thể gây tổn thương não, mờ mắt hoặc tử vong cho trẻ. Nhiễm Herpes sinh dục từ mẹ qua con thường gặp hơn nếu mẹ bị nhiễm và bộc phát lần đầu khi mang thai hoặc đang ở trong giai đoạn hoạt động của herpes sinh dục.
Điều trị
Hiện chưa có liệu trình điều trị cho herpes sinh dục. Tuy nhiên có thể dùng thuốc ức chế virus như Acyclovir (Zovirax), Famciclorvir (Famvir) và Valacyclovir (Valtrex) có thể giúp vết loét lành nhanh chóng hơn cũng như hạn chế tái phát. Có thể dùng trong đợt bộc phát hoặc sau khi bộc phát (phòng ngừa đợt kế tiếp).
Phòng ngừa
Tương tự như với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Mấu chốt là ở chỗ tránh sự lây lan của virus HSV, nhất là trong giai đoạn có sang thương loét. Một khi bị herpes sinh dục, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, kể cả HIV và AIDS.
Để phòng tránh Herpes sinh dục, tốt nhất là bạn nên quan hệ tình dục với chỉ một người chắc chắn không bị nhiễm. Nếu không, bạn nên:
- Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Quan hệ tình dục an toàn trong những lúc không có triệu chứng.
- Giới hạn số người phối ngẫu.
Hãy cẩn thận
Nếu bạn đang bị Herpes sinh dục thể hoạt động, cần:
- Tránh quan hệ tình dục
- Giữ cho vết loét sạch sẽ và khô ráo
- Tránh đụng chạm đến vết loét, và rửa tay kỹ sau khi tiếp xúc với vết loét.
Hãy ghi nhớ rằng, virus cũng có thể lây truyền gay cả khi bạn hoàn toàn không có triệu chứng bệnh. Hãy đợi đến khi các vết loét hoàn toàn lành lặn trước khi quan hệ tình dục trở lại. Tốt nhất là nên bảo vệ bằng bao cao su.
Theo 24h

Có nên dùng kháng sinh khi bị rối loạn tiêu hóa?

Tôi thường xuyên phải đi công tác cơ sở vùng sâu, vùng xa nên hay phải ăn cơm hàng quán không đảm bảo vệ sinh. Tôi đã dự trữ một số thuốc trị rối loạn tiêu hóa như loperamid, motilium, men tiêu hóa… Mới đây, một người bạn bảo tôi khi bị rối loạn tiêu hóa cần phải uống thêm kháng sinh thì mới dứt điểm được. Vậy xin hỏi khi bị đi ngoài có nên uống thuốc kháng sinh không?
Lê Nam (Ngõ Tức Mạc, Hà Nội)
Rối loạn tiêu hóa (RLTH) dẫn đến bị tiêu chảy có nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy tùy từng nguyên nhân mà có thuốc khác nhau để điều trị. Một số thuốc trị tiêu chảy chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng chứ không giải quyết được căn nguyên của bệnh nên có thể người bệnh bị tiêu chảy kéo dài. Do đó nếu bị tiêu chảy thường xuyên, cần đến cơ sở khám bệnh để làm đầy đủ các xét nghiệm mới có hướng điều trị đúng bệnh.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh để trị tiêu chảy là cần thiết nếu xác định đúng nguyên nhân gây tiêu chảy là do nhiễm khuẩn đường ruột. Các loại thuốc kháng sinh hay dùng trong các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa có nhiều loại với các cách dùng khác nhau. Sau đây chỉ giới thiệu một số thuốc kháng sinh hay dùng đường uống cho người bị RLTH và tiêu chảy:
 Vibrio cholerae gây bệnh tả.
Tetraxyclin và doxicylin:
Kháng sinh có tác dụng tốt với tiêu chảy do Vibrio cholerae. Vì thức ăn ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc nên phải uống thuốc một giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau ăn. Tránh uống sữa khi dùng thuốc này vì sữa tương kỵ với các tetraxyclin. Nên uống thuốc với nhiều nước, uống ít nhất với 1 cốc nước to để tránh kích ứng thực quản. Cần uống thuốc ở tư thế đứng và không nên nằm ngay sau khi uống thuốc. Không dùng chung tetraxyclin với penicillin, thuốc giảm đau opioid, vitamin nhóm B, các thuốc có ion kim loại như calci, magiê, mangan, nhôm, sắt… Vì lý do đó nên không được uống nước khoáng đóng chai khi dùng nhóm kháng sinh này. Không dùng tetraxyclin cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 8 tuổi vì gây biến màu răng vĩnh viễn và ảnh hưởng tới sự phát triển của xương. Khi dùng thuốc dài ngày cần thực hiện các xét nghiệm định kỳ đánh giá chức năng gan, thận và tạo huyết.
Co-trimoxazol (biseptol, TM, berlocid): Đây là thuốc nhóm sulfamid mà thực chất là hai kháng sinh phối hợp gồm sulfamethoxazol và trimethoprim với tỷ lệ 5/1. Trên thị trường có nhiều dạng bào chế với nồng độ tương ứng là 400/80 hoặc 200/40 hoặc 100/20 với các dạng viên nén hoặc hỗn dịch. Thuốc ức chế 2 giai đoạn liên tiếp của chuyển hóa acid folic, có tác dụng diệt vi khuẩn. Thận trọng với bệnh nhân suy thận nặng, suy gan nặng, trẻ em dưới 2 tuổi. Không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, thiếu máu hồng cầu do thiếu acid folic. Thuốc cũng có nhiều tác dụng không mong muốn: như buồn nôn, nôn, viêm lưỡi, ngứa, nổi ban da…
Ciprofloxacin (ciprobay, ciplox): Là một đại diện của kháng sinh nhóm quinolon rất nhiều dạng bào chế để uống hoặc tiêm, dạng viên nén có rất nhiều loại với hàm lượng khác nhau từ 100mg đến 1g. Thuốc hấp thụ nhanh và dễ dàng ở ống tiêu hóa. Thức ăn và các thuốc trung hòa acid làm ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc. Thuốc có tác dụng với các vi khuẩn gây bệnh đường ruột nhưng cần dùng đúng bệnh, đúng liều để tránh kháng thuốc. Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Không dùng cho trẻ dưới 14 tuổi vì thuốc gây thoái hóa sụn ở trẻ đang lớn. Thận trọng dùng thuốc đối với người cao tuổi, người bị động kinh, người bị thương tổn thần kinh trung ương. Nên uống thuốc 2 giờ sau bữa ăn, uống nhiều với nước. Không dùng đồng thời với thuốc có nhôm, magiê, sắt, kẽm, sucrafat, theophyllin … vì những thuốc này làm giảm hấp thụ ciprofloxacin.
Metronidazol (flagyl, klion): Thuốc có tác dụng tốt trong điều trị tiêu chảy kéo dài do nhiễm Giardia, lỵ cấp tính, áp-xe gan nặng do amip. Khi uống, thuốc hấp thu nhanh, độ khả dụng sinh học là 100%. Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Khi tiêm thuốc hấp thụ tương tự như khi uống. Không dùng thuốc khi mang thai (nhất là 3 tháng đầu) và khi đang cho con bú (ngừng cho con bú khi điều trị bằng metronidazol). Không uống rượu khi đang dùng thuốc. Tác dụng phụ thường gặp: buồn nôn, nhức đầu, chán ăn, khô miệng, đau thượng vị, táo bón. Ngừng điều trị khi thấy chóng mặt, lú lẫn tinh thần, bệnh nhân bị bệnh thần kinh trung ương và ngoại biên bệnh có thể nặng thêm.
Trên đây là một số thuốc kháng sinh đường uống hay dùng khi bị RLTH. Tuy nhiên, đối với mỗi trường hợp bị tiêu chảy hay RLTH có sự lựa chọn khác nhau tùy tình trạng bệnh. Cũng như tất cả các thuốc kháng sinh khác, người bệnh không được tự ý dùng mà phải có chỉ định của thầy thuốc trong trường hợp xác định đúng các nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn gây ra. Cần sử dụng đúng loại, theo liều lượng được chỉ định để tránh kháng thuốc.
Theo DS. Quốc Anh – Suckhoedoisong

Lời khuyên cho những mẹ bầu nghén mặn

Lời khuyên cho những mẹ bầu nghén mặn

3:51 16/07/2012 Chưa có bình luận
Thông thường thì các mẹ hay nghén chua và ngọt, tuy nhiên, cũng có người lại thích ăn mặn. Đáng ngại là việc ăn mặn khi bầu bí sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi nên cần có một quyết tâm để giảm bớt độ nghén ấy và có chế độ ăn uống khoa học hơn.Tổng quan Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn có sự thay đổi hormone đáng kể và thường dự trữ nhiều nước hơn khiến nhu cầu về muối natri tăng lên cùng với tình trạng ốm nghén làm bạn thường hay cảm giác nhạt miệng. Bởi vậy, hiện tượng nghén mặn trong thời gian mang bầu là hoàn toàn tự nhiên nên bạn không cần quá lo lắng. Và triệu chứng này sẽ chấm dứt khi quý 2 của thai kỳ.
Như bạn đã biết, khi mang thai, nhu cầu về muối có thể tăng lên. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cần thêm nhiều muối vào thức ăn của mình mà ngược lại chứng thèm ăn mặn thiếu kiểm soát sẽ đem tới những hậu quả nghiêm trọng. Đó là bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị phù nề, tăng huyết áp bất thường, mất cân bằng lượng nước trong cơ thể và thường xuyên bị mệt mỏi. Hơn nữa, thói quen ăn mặn còn làm giảm sự bài tiết của nước bọt, tạo môi trường cho các loại vi trùng sinh sôi trong đường hô hấp, khiến bạn dễ bị viêm họng.
Biết được hậu quả nghiêm trọng của việc nghén mặn trong thời kỳ bầu bí thì chị em cần thiết lập một chế độ ăn uống riêng để hạn chế tối đa việc hấp thụ quá nhiều muối. Quá trình khó khăn này mà thành công được cũng rất cần có sự hỗ trợ của cả gia đình.

Lời khuyên cho những mẹ bầu nghén mặn
- Để sự thay đổi trong chế độ ăn không quá đột ngột, hãy từ từ loại bỏ các món mặn trong thực đơn hàng ngày và thích nghi dần với chế độ ăn nhạt hơn. Trước hết, bạn cần hạn chế dùng nước chấm trong bữa ăn hoặc pha nước chấm loãng hơn và không cho nhiều muối trong các món ăn. Thay vì cho nhiều muối cho nồi cháo hay súp thì bạn nên thêm một lượng vừa đủ các loại rau xanh để tăng chất xơ và các vitamin cần thiết mà lại góp phần dung hòa bớt vị mặn của muối. Những món luộc hay hấp thường được đưa vào thực đơn thay cho các món xào, rang, kho trước đây và hạn chế ăn dưa muối, hành củ, củ cải muối… Danh sách thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp sườn, pho mát… và các loại cá khô cũng cần được loại bỏ khỏi bữa ăn hàng ngày. Do các đồ ăn này thường được dùng nhiều muối trong chế biến để bảo quản được lâu hơn nên chúng có chứa hàm lượng muối cao hơn rất nhiều so với những món được chế biến từ thực phẩm tươi sống trong ngày.
- Mẹ bầu nghén mặn nên tự lên một thời khóa biểu dành cho các bữa ăn trong ngày: chia thành nhiều bữa nhỏ với những khẩu phần khác nhau sao cho cân bằng lượng chất dinh dưỡng thật khoa học. Bạn không thể loại bỏ hoàn toàn chất mặn ra khỏi thực đơn của mình. Các loại bánh mặn hay nước chanh muối vẫn được mình sử dụng nhưng với liều lượng phù hợp và không lạm dụng quá nhiều như thời gian trước.
- Để tránh việc không kiểm soát được sở thích ăn mặn trong thai kỳ, bạn nên tuyệt đối không để các loại thức ăn mặn, khô ở bên người. Thay vào đó, nên chia thành từng lượng nhỏ một và chỉ mang theo khi có trong khẩu phần ăn trong ngày. Bạn nên ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh hơn (chú ý là ăn trái cây không chấm muối).
- Bạn cũng cần tích cực uống nhiều nước hơn như một thói quen hàng ngày mà không phải chỉ khi khát mới uống. Những lúc thấy lượng nước bọt tiết ra nhiều và có cảm giác nhạt miệng thì việc uống một cốc nước hoặc ăn thêm quả tươi sẽ hỗ trợ tốt cho quyết tâm của bạn. Làm như vậy vừa hạn chế được sự háo nước của cơ thể lại vừa bổ sung các chất dinh dưỡng hữu ích từ hoa quả.
- Cũng cần rèn cho bản thân thói quen ăn chậm và nhai kỹ vì khi ăn như vậy bạn sẽ cảm nhận được mùi vị của món ăn rõ hơn mà lại tốt cho hệ tiêu hóa và cũng thấy đậm đà hơn, không còn thấy nhạt miệng nữa.
Việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn và con yêu. Bạn hãy kiên trì để triệu chứng nghén mặn dần giảm bớt và có được một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Chúc bạn thành công!
Theo MYC

Mobic

Thuốc Mobic 7,5mg

SĐK:    VN-6784-02
Dạng thuốc:    Viên nén
Đóng gói:    Hộp 2 vỉ x 10 viên; tuýp 10 viên
Giá kê khai:
- Bán buôn:    chờ cập nhật
- Bán lẻ:    chờ cập nhật
Nhà sản xuất:     Boehringer Ingelheim pharma GmbH & Co., KG
Nhà đăng ký:     Boehringer Ingelheim International GmbH
Nhóm Dược lý:    Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Thành phần:    Meloxicam
Hàm lượng:    7,5mg
Phần thông tin tham khảo – Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Chỉ định:
Ðiều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm đốt sống dạng thấp & các tình trạng viêm & đau khác.
Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành phần thuốc. Tiền sử hen, phù mạch, mề đay khi dùng aspirin. Loét dạ dày tá tràng. Suy gan, suy thận nặng. Trẻ < 15 tuổi. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
Tương tác thuốc:
- Lithium, methotrexat.
- Thuốc tránh thai.
- Thuốc lợi tiểu.
- Thuốc trị tăng HA, cyclosporin.
Tác dụng phụ:
- Khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy.
- Hiếm: viêm thực quản, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hoá, thủng, viêm ruột kết.
Chú ý đề phòng:
Tiền sử bệnh đường tiêu hóa. Ðang dùng chống đông. Người cao tuổi.
Liều lượng:
- Viêm khớp dạng thấp & viêm đốt sống cứng khớp 15 mg/ngày, tùy theo đáp ứng, có thể giảm còn 7,5 mg/ngày.
- Viêm xương khớp 7,5 mg/ngày, khi cần tăng lên 15 mg/ngày. Liều tối đa 15 mg/ngày.
Bảo quản:
Thuốc độc bảng B

Syria những ngày đẫm máu

Chủ nhật 24/06/2012 08:07
Toàn cảnh cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra tại Syria
(GDVN) - Cuộc nổi dậy bắt đầu từ tháng 3/2011 tại Syria đã cướp đi sinh mạng của khoảng 14.000 người. Một số chuyên gia và ít nhất một quan chức hàng đầu của LHQ đã mô tả cuộc xung đột leo thang tại nước này như là một cuộc nội chiến. Một loạt các cuộc nổi dậy chống lại quân chính phủ Syria chính thức và không chính thức đã lan ra toàn quốc.


Một đàn chim bay qua ngọn tháp bị phá hủy của một nhà thờ Hồi giáo ở thị trấn Ariha, ngoại ô thành phốIdlib, Syria, ngày 10 tháng 6 năm 2012.
Một tòa nhà đổ nát do các cuộc xung đột bạo lực tại Bab Amro của Homs, Syria, ngày 2 tháng 5 năm 2012.
Một phần của chiếc xe tăng quân sự đã bị phá hủy với dòng chữ được viết bằng tiếng Ả Rập có nghĩa là "tự do" bị bỏ lại trên đường phố hoang tàn ở Ariha, vùng ngoại ô của Idlib ngày 10/6/2012.
Một khu phố bị phá hủy nặng nề gần Amro Bab, tỉnh Homs, ngày 2 tháng 5 năm 2012
Người dân tụ tập tại một ngôi mộ tập thể dành cho các nạn nhân được cho là đã bị thiệt mạng trong một cuộc pháo kích của lực lượng chính phủ tại  Houla ngày 26 tháng 5 năm 2012.
Thành viên của Mugaweer - lực lượng biệt kích của quân đội Syria tưởng niệm đồng đội  tại nghĩa trang chôn cất 100 binh sĩ đã thiệt mạng trong các cuộc xung đột tại thị trấn Qusayr ngày 12/5/2012.
Một người đàn ông Syria cho xem các vết thương tại thành phố Rastan, tỉnh Homs ngày 27/4/2012.
Xe tăng quân đội Syria tại lối vào khu phố Baba Amr ở Homs ngày 10 tháng 1 năm 2012.
Người biểu tình tiễn đưa các nạn nhân thiệt mạng trong các cuộc xung đột tại Syria ngày 9/6/2012.
Một người phụ nữ Syria giữ một khẩu AK-47 trong cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Bashar Assad tại vùng ngoại ô của Idlib, Syria, ngày 8 tháng 6 năm 2012.
Các bé trai Syria đứng trong một tòa nhà bị phá hủy bởi đạn pháo tại Damascus ngày 6/4/2012.
Người biểu tình tại Kfar Nebel, trong đó có 1 khẩu ngữ nói Nga, Trung Quốc bảo vệ chính quyền của Tổng thống Syria tại tỉnh Idlib  ngày 8 tháng 6 năm 2012.
Người biểu tình chống chính phủ Syria tập trung xung quanh các quan sát viên Liên Hợp Quốc trong làng Azzara, tỉnh Homsngày 4 tháng 5 năm 2012.
Một người biểu tình giơ tấm ảnh thân nhân đã thiệt mạng khi mọi người tụ tập xung quanh các quan sát viên Liên Hợp Quốc tại làng Azzara, tỉnh Homs ngày 4 tháng 5 năm 2012.
Khói bốc lên từ Al Khalidieh, Homs ngày 8/6/2012.
Một phiến quân Syria ngồi bên trong chiếc xe đã được chuyển thành một chiếc xe chiến đấu bọc thép trong khu phố Khaldiyeh, tỉnh Homs ngày 15 tháng 5 năm 2012.
Các thành viên "Tự do cho lữ đoàn sông Assi" bỏ chạy khi quân đội Syria tấn công vào vị trí chiếm đóng của họ tại Nizareer, tỉnh Homs, gần các biên giới Lebanon ngày 12/5/2012.
Một chiếc xe bị hư hỏng sau các cuộc tấn công trên đường phố ở Homs ngày 20/4/2012.
Một phiến quân Syria cưỡi xe đạp đi qua khu phố Khaldiyeh, tỉnh Homs ngày 14 tháng 5 năm 2012.
Các tay súng Syria ngồi trong một ngôi nhà tại Aleppo, Syria, ngày 12 tháng 6 năm 2012.
Thành viên của "Tự do cho lữ đoàn sông Assi " của quân đội Syria tự do quay trở lại Qusayr sau một cuộc tấn công nhằm vào lực lượng chính phủ tại làng Nizareer, ngày 12 tháng 5 năm 2012.
Thành viên lực lượng quân sự Syria tự do chụp ảnh lưu niệm bên chiếc xe tăng đang cháy sau khi đánh bại quân đội chính phủ tại Rasten, Homs ngày 14 tháng 5 năm 2012.
Các tòa nhà của phe đối lập bị hư hại sau một cuộc tấn công của quân chính phủ Syria tại Homs ngày 4 tháng 5 năm 2012.
Ảnh từ một đoạn video nghiệp dư do các nhà hoạt động Syria cung cấp ngày 28/5/2012  được coi là bằng chứng về cuộc thảm sát tại Houla khiến hơn 100 người thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em.
Thi thể của những người biểu tình được cho là đã bị giết bởi lực lượng an ninh của chính phủ nằm trên mặt đất tại nhà thờ Hồi giáo Al Bin Al Hussein gần Homs ngày 26/5/2012.
Thi thể của một người đàn ông và trẻ em mà những người biểu tình nói rằng họ đã bị giết bởi lực lượng an ninh chính phủ được đặt trên một chiếc xe của các nhà quan sát Liên hợp quốc tại Houla, Syria ngày 26 tháng 5 năm 2012.
Một tay súng Sunni đứng gần tòa nhà đang bốc cháy trong một cuộc đụng độ nổ ra tại thành phố cảng phía bắc Tripoli, Lebanon ngày 2 tháng 6 năm 2012. Các cuộc đụng độ giữa những nhóm ủng hộ và phản đối cuộc biểu tình tại Syria ở Lebanon đã giết chết 1 người và làm bị thương ít nhất 9 người khác.
Một phiến quân Syria đi trong khu phố Khaldiyeh ở tỉnh Homs, miền trung Syria, ngày 15 tháng 5 năm 2012.
Một cuộc biểu tình ở thành phố Deir el-Zour, Syria ngày 8 tháng 6 năm 2012.
Một cậu bé Syria nằm trong đống đổ nát của ngôi nhà đã bị phá hủy do một hoạt động quân sự được lực lượng ủng hộ tổng thống Syria tiến hành vào tháng 4 năm 2012, ở thị trấn Taftanaz, cách phía đông Idleb 15 km.
Một binh lính quân đội Syria bị thương sau khi một quả bom phát nổ ngay kề xe tải quân sự của mình tại thành phố Daraa, Syria, ngày 9 tháng 5 năm 2012.
Người dân tập trung quanh hiện trường một vụ nổ tại Damascus ngày 10 tháng 5 năm 2012.
Một người đàn ông bị thương được đưa đi cấp cứu sau một vụ nổ ở Damascus, ngày 10 tháng 5 năm 2012.
Một tòa nhà bị hư hỏng sau cuộc pháo kích tại khu vực Talbisah trong thành phố Homs ngày 13 tháng 6 năm 2012.
Những người biểu tình phản đối Tổng thống Syria Bashar al-Assad vỗ tay sau lễ Ngày thứ 6 Cầu Nguyện tại khu phố Erbeen, gần Damascus, vào ngày 8 tháng 6 năm 2012.
Một người đàn ông bế bé gái bị thương tới chỗ các xe cứu thương sau một vụ nổ nhằm vào một xe buýt quân sự gần Qudssaya, một khu phố của thủ đô Damascus ngày 8/6/2012.
Người Syria bước đi trong một con hẻm bị phá hủy bởi pháo kích tại Bab Sbaa, tỉnh Homs ngày 21/4/2012.
Những người biểu tình phản đối Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại Kfr Suseh, Damascus ngày 12/6/2012.
Một đôi dép nằm trên mặt đất đẫm máu sau cuộc pháo kích tại khu vực Talbisah trong thành phố Homs ngày 13/6/2012