Nỗi thống khổ của nạn nhân 'thảm họa y tế thế giới'
Dị tật bẩm sinh, mù lòa, thiểu năng, không có chân tay
hoặc chân tay co rút do mẹ uống Thalidomide (thuốc trị chứng ốm nghén)
khi mang thai; các nạn nhân này đang lên tiếng Công ty dược Grunenthal
phải bồi thường thiệt hại.
> Thảm họa y tế khiến 10.000 trẻ dị tật
Brett Nielsen bẩm sinh không có tay nên phải dùng cánh
tay nhân tạo để viết. Cậu bé là một trong hàng chục nghìn trẻ bị dị tật
bẩm sinh do mẹ uống Thalidomide được quảng cáo là thuốc an thần, trị
chứng ốm nghén khi mang thai.
Ông Christian Lohr, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Thụy Sĩ cũng là nạn nhân Thalidomide. Ảnh chụp ông đang tranh luận đòi quyền lợi cho những bệnh nhân của "thảm họa y tế thế giới". |
Eddie Freeman bị dị tật chân tay co rút lại. Cha mẹ
phải cột một sợi dây ở cánh cửa phòng để cậu bé kéo mở cửa mỗi khi ra
vào. Ảnh chụp năm 1973 khi Eddie 13 tuổi.
Elizabeth Buckle "không chân" do ảnh hưởng của
Thalidomide. Ảnh chụp bé đang chơi đàn xylophone vào ngày 15/11/1968 khi
Elizabeth lên 7 tuổi.
Ông Freddie Astbury (sinh năm 1959), công tác tại Hiệp
hội nạn nhân Thalidomide, bị ảnh hưởng bởi loại thuốc này. Ông cho rằng
các công ty dược cần có một hành động thiết thực hơn để chuộc lỗi lầm mà
họ đã gây ra. Họ cần "đặt tiền ở nơi cửa miệng" (ý nói bồi thường) thay
vì chỉ nói lời xin lỗi suông.
Bà Freddie Astbury nói rằng những người khuyết tật như bà đã chịu quá nhiều khốn khó do Thalidomide gây ra. Vì thế Công ty Grunenthal phải trả giá cho những sai lầm của họ bằng việc hỗ trợ tài chính để cuộc sống của những bệnh nhân được thoải mái hơn. |
Lynette Rowe, 50 tuổi (Melbourne, Australia) đã giành
chiến thắng trong vụ kiện Công ty dược phẩm Đức Grunenthal và 2 công ty
chịu trách nhiệm tiếp thị Thalidomide tại Australia là Distillers và
Diageo. Rowe sinh ra không có tay chân do mẹ cô dùng Thalidomide để điều
trị ốm nghén. Người phụ nữ này đã rơi nước mắt khi Tòa án bang Victoria
công bố cô sẽ được bồi thường thiệt hại và hưởng trợ cấp chăm sóc y tế
trong suốt quãng đời còn lại.
Những đứa trẻ là nạn nhân Thalidomide chạy nhảy trên
những chiếc lốp xe tại sân chơi của trung tâm thành phố trong dịp kỷ
niệm "thảm họa Thalidomide" ở Cologne, Đức, ngày 24/3/1968.
Thalidomide được bán ra thị trường từ những năm 1950 trên gần 50 quốc gia. Nhiều sản phụ đã dùng thuốc này trị chứng ốm nghén và kết quả là con cái của họ bị dị tật bẩm sinh: mù lòa, cụt chân tay hoặc chân tay co rút... Đến đầu thập niên 1960 các bác sĩ sản khoa mới chứng minh Thalidomide gây ra dị tật thai nhi. Khi ấy, con số nạn nhân đã lên đến 10.000 người. |
Phillipa Bradbourne - một nạn nhân bị khuyết tay phải
sử dụng đôi chân để làm mọi việc. Đại diện Công ty dược phẩm Grunenthal
đã chính thức lên tiếng xin lỗi sau 50 im lặng về thảm họa y tế đã gây
ra, đồng thời xây một tượng đài trị giá 5.000 Euro để tưởng niệm nạn
nhân Thalidomide. Đại diện hiệp hội nạn nhân Thalidomide không chấp
thuận lời xin lỗi suông này và yêu cầu công ty có hành động hỗ trợ tài
chính hợp tình hợp lý hơn.
Bị phản đối dữ dội nhưng hiện nay Thalidomide vẫn được
một số nước cho phép sử dụng trong điều trị một số bệnh như phong, HIV,
ung thư tủy xương. Tổ chức Y tế thế giới vẫn không ngừng khuyến cáo về
tác dụng phụ của loại thuốc này gây dị tật ở thai nhi.