Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Công ty dược phẩm Đức tạ lỗi về bi kịch Thalidomide

Công ty dược phẩm Đức tạ lỗi về bi kịch Thalidomide

Thuốc viên thalidomide, tháng 4/1998
CỠ CHỮ
Một công ty bào chế dược phẩm Đức đã đưa ra lời tạ lỗi đầu tiên về bi kịch thalidomide -- 50 năm sau khi loại thuốc chữa các triệu chứng ốm nghén mà các thai phụ sử dụng trong những năm của thập niên 1950 và đầu thập niên 1960 làm cho hàng ngàn em bé chào đời với những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.

Tổng Giám đốc Công ty Grunenthal Haral Stock đã tạ lỗi hôm thứ Sáu. Ông nói rằng “Bấy lâu nay chúng tôi đã giữ im lặng và chúng tôi rất hối hận về việc đó.”

Ông Stock phát biểu như vậy ở thành phố Stolberg của Đức tại buổi lễ khánh thành bức tượng đồng, tượng trưng một em bé bị tật, không có tay chân, vì hậu quả của thuốc thalidomide.

Ông nói rằng nhiều phụ nữ đã uống loại thuốc này “mà không có lý do gì để tưởng tượng là nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho những đứa con chưa chào đời của mình”. Ông Stock nói thêm rằng “chúng tôi xin quí vị xem sự im lặng rất lâu của chúng tôi như một dấu hiệu của sự bàng hoàng thầm lặng mà số phận của quí vị đã mang đến cho chúng tôi.”

Ông Stock cho biết công ty Grunenthal đã bắt đầu thực hiện những dự án với các nạn nhân của thuốc này để cải thiện điều kiện sinh hoạt của họ. Một số tổ chức tranh đấu cho quyền lợi của nạn nhân đã bác bỏ những dự án của Grunenthal. Họ cho rằng những dự án đó “quá ít và quá trễ.”

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hơn 10.000 ca dị tật bẩm sinh sau khi phô nhiễm với thuốc thalidomide đã được ghi nhận ở 46 nước

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Hà Nội: Phát hiện ca viêm màng não do nấm

Hà Nội: Phát hiện ca viêm màng não do nấm

Một bệnh nhân đến Bệnh viện 103 với biểu hiện viêm não, tổn thương nhiều cơ quan và tử vong. Kết quả xét nghiệm bệnh nhân viêm não do nấm penicillium marneffei, bệnh kết hợp với nhiễm nấm máu, nấm phổi và suy thận...

 Hình ảnh nấm não trên phim MRI.
Hình ảnh nấm não trên phim MRI.

Đó là bệnh nhân nam (53 tuổi, Lộc An, Nam Định) làm nông nghiệp, không có tiền sử HIV hay các bệnh lý mạn tính khác. Bệnh nhân có biểu hiện sốt kéo dài nhiều ngày, kèm theo gầy sút cân (12kg), ho khan, đau đầu, nôn, chân phù. Đặc biệt, biểu hiện nổi bật là các triệu chứng trên hệ thần kinh, lúc đầu là đau đầu, nôn, sau đó có giảm trí nhớ, liệt nửa người trái, rối loạn tâm thần, co giật động kinh và giai đoạn sau là rối loạn ý thức, hôn mê.

Bệnh diễn biến phức tạp với tổn thương nhiều cơ quan như viêm não, viêm phổi, nấm máu và suy thận. Đã điều trị tích cực bằng kháng sinh, nuôi dưỡng, thông khí nhân tạo, lọc thận, bù dịch điện giải... nhưng người bệnh bị suy hô hấp nặng và đã tử vong sau hơn 3 tháng mắc bệnh.

Tiếp tục xét nghiệm giải trình tự gen tại Trung tâm Nghiên cứu công nghệ cao, Học viện Quân y và Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ đều xác định là chủng nấm penicillium marneffei. Đây là trường hợp đầu tiên ở Việt Nam bệnh nhân không bị HIV/AIDS nhiễm loại nấm này.

Penicillium marneffei lần đầu tiên được phân lập tại Việt Nam vào năm 1956 từ một loài chuột tre (bamboo rat) có tên là Rhyzomys sinensis. Trường hợp nhiễm nấm penicillium marneffei xảy ra đầu tiên trên người được công bố đầu tiên năm 1973 ở một người Mỹ bị bệnh Hodgkin đã sống ở Đông Nam Á.

Sau đó, người ta phát hiện được một số trường hợp ở Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam nhưng đều ở người HIV/AIDS. Gần đây, nhiễm nấm penicillium marneffei được coi là nhiễm trùng cơ hội hay gặp trong những người nhiễm HIV/AIDS tại khu vực Đông Nam Á hoặc đi du lịch tới các nước Đông Nam Á.

Triệu chứng lâm sàng chung của nhiễm nấm penicillium marneffei thường biểu hiện lách to, gan to, hạch to, sốt trên 38 độ C, giảm cân, thiếu máu, nổi ban sẩn đỏ ngoài da và nấm họng, đau đầu, tiêu chảy, ho, khó thở... các biểu hiện về nhiễm nấm máu, nấm não - màng não ít gặp hơn. Đặc điểm lâm sàng chung của nấm não - màng não là đau đầu, buôn nôn, nôn, rối loạn tâm thần, co giật động kinh, có thể có liệt, hội chứng màng não, rối loạn ý thức, hôn mê...

Bệnh nhân đã bị nhiễm nấm máu, từ đó nấm lan rộng khắp cơ thể và xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương các cơ quan nội tạng quan trọng như viêm phổi, suy thận, nhiễm nấm máu... Bệnh khó được chẩn đoán đúng ngay từ đầu do tổn thương phức tạp, lan tỏa và không đặc hiệu, dễ nhầm với lao, viêm não virus, ung thư.

Theo BSCK I Nguyễn Văn Tuấn
Bộ môn Nội thần kinh, Bệnh viện 103
Khoa học & Đời sống

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Điểm G ở phụ nữ

“Giải ngố” về điểm G và cực khoái của chị em

17-05-2011 15:10:42 | In bài viết In bài viết này T. H - Theo PLXH
Người ta ví mỗi lần “làm chuyện ấy” ngang như xúc 3 tấn than. Khi “yêu”, tất cả các cơ quan đều phải vận động, cơ thể sẽ đốt cháy calo và giúp giảm cân hiệu quả.
Tôi lấy chồng được 5 năm và có hai con, một trai một gái xinh xắn, đáng yêu. Gia đình tôi luôn thuận hòa, vợ chồng hợp gu nên ít khi có chuyện to tiếng hay cãi cọ nhau. Kể cả chuyện “chăn gối”, hai vợ chồng đều cảm thấy hài lòng và vẫn còn ham muốn lẫn nhau.
Một lần, nhóm mấy đứa bạn gái thân hồi đi học chúng tôi tụ tập. Cùng là phụ nữ, lại có gia đình rồi nên cả đám buôn đủ mọi chuyện trên trời dưới biển. Quanh đi quanh lại rồi cũng đến chuyện vợ chồng, con gái. Một cô bạn than: “Không biết vợ chồng các cậu thế nào, chứ chồng tớ dạo này… chán lắm. Lâu rồi tớ không được “lên đỉnh” ở điểm G như trước đây”.
Nghe các bạn nói đến “lên đỉnh”, tôi ngẩn người. Không biết từ trước tới giờ tôi đã “lên đỉnh” và chồng tôi đã chạm vào điểm G của tôi lần nào chưa? Vậy là tôi quyết định tìm các thông tin liên quan đến “lên đỉnh” và điểm G.
 
Điểm G ở đâu?
Điểm G là một vị trí gần cơ quan sinh dục nữ, vị trí này khá nhạy cảm, và được coi là nhận nhiều kích thích nhất trong khi giao hợp. Nếu được chạm vào điểm này, người phụ nữ sẽ đạt được khoái cảm tột đỉnh (gọi là cực khoái). Tuy nhiên, cũng có một số chị em không cảm thấy hưng phấn gì hoặc cảm thấy hơi nhột khi điểm G của họ được kích thích. Đó chỉ là một số ít trường hợp điểm G… mất tác dụng.
Những điều cần lưu ý về “cực khoái”
Cực khoái là một cảm giác hưng phấn cực độ của thể xác do các kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại (còn gọi là “lên đỉnh”). Có 2 loại cực khoái: cực khoái nông và cực khoái sâu. Cực khoái nông là do kích thích âm vật, còn cực khoái sâu là cực khoái ở điểm G.
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ cần 15-40 phút để có thể đạt được cực khoái, và chị em có thể đạt 2-3 cực khoái trong cùng một lần “giao ban”.
- Phụ nữ có thể đạt được cực khoái khi được kích thích vào “cô bé” hoặc kích thích điểm G.
- Có một số phụ nữ không thể đạt cực khoái do bị mắc chứng rối loạn chức năng tình dục.
- Để dễ dàng đạt cực khoái khi quan hệ, chị em nên thư giãn, tránh căng thẳng, và cần được sự hỗ trợ chủ động từ phía “đối tác”.
Tác dụng của cực khoái đối với sức khỏe
Cực khoái không chỉ là yếu tố tinh thần trong “chuyện vợ chồng”, mà nó còn góp phần tăng cường sức khỏe. Chị em có thể tin vào 4 lợi ích sức khỏe dưới đây của cực khoái.
1. Giảm đau
Khi đạt đỉnh điểm của sự hưng phấn, cơ thể sẽ tiết ra chất endorphins. Chất này có tác dụng giảm đau đầu, chống viêm và tổn thương ở tử cung.
2. Tăng cường miễn dịch, cải thiện tiêu hóa
Cực khoái chính là tác động làm cho cơ thể sản sinh ra hormone DHEA và testosterone giúp cân bằng hệ miễn dịch, tăng cường hệ tiêu hóa và chống lại quá trình lão hóa ở phụ nữ.
3. Dễ ngủ
Sau mỗi lần “giao ban” và “lên đỉnh”, cả nam giới và phụ nữ cảm thấy thư giãn, tiêu tan mệt mỏi. Não bộ tiết ra endorphins có tác dụng như thuốc gây nghiện giúp tâm trí và cơ thể thả lỏng và dễ dàng đi vào giấc ngủ.
4. Giảm cân
Tình dục được coi là hình thức vận động tiêu tốn nhiều calo hơn cả việc đi bộ hay chạy bộ. Chẳng thế mà người ta ví mỗi lần “làm chuyện ấy” ngang như xúc 3 tấn than. Khi “yêu”, tất cả các cơ quan đều phải vận động và cơ thể sẽ đốt cháy calo. Do đó, duy trì lịch “sinh hoạt” 2-3 lần/ tuần, giúp chị em duy trì trọng lượng cơ thể và giảm cân hiệu quả.

Nghe chị em "trải lòng" về chuyện đạt cực khoái

Nghe chị em "trải lòng" về chuyện đạt cực khoái

08-09-2012 00:00:08 | In bài viết In bài viết này T. Liên - TTVN
Để giải tỏa băn khoăn "làm sao để đạt cực khoái", mời các chị em cùng tham khảo những kinh nghiệm dưới đây.
Nếu bạn không đạt cực khoái khi quan hệ tình dục thì đó cũng là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, đó cũng có thể là một thiệt thòi cho bạn vì ngoài tác dụng thắt chặt tình cảm của hai người, cực khoái cũng có khá nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.
 
Nếu thường xuyên đạt được cực khoái trong tình dục, chị em sẽ cảm thấy thư giãn hơn, tinh thần minh mẫn hơn, giảm chuột rút, đau đầu và rất có lợi cho giấc ngủ.
 
Đó là bởi vì khi lên cao trào, cơ thể của bạn sản xuất ra oxytocin, một loại hormone có tác dụng tạo cảm giác hưng phấn, thư giãn và giảm đau.
 
Mặc dù vẫn biết cực khoái có nhiều tác dụng như vậy nhưng điều làm chị em băn khoăn nhất là làm sao để đạt cực khoái. Để giải tỏa "khó khăn" này, chúng tôi đã tổng hợp một số kinh nghiệm của các chị em, những người thừa nhận mình đã và vẫn đạt cực khoái trong những lần quan hệ vợ chồng như dưới đây.

Nghe chị em "trải lòng" về chuyện đạt cực khoái
Cực khoái còn rất có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
 
1. Chị Hoàng Vân (24 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội): Hãy học cách thở
 
Một số phụ nữ cảm thấy ngại nếu như họ phát ra tiếng khi "yêu", chính vì vậy họ kìm giữ ngay cả hơi thở của mình.
 
Nhưng điều này thực ra lại có thể chính là thủ phạm phá vỡ con đường "lên đỉnh" của chị em. Đừng cố giữ nhịp thở của mình, hơi thở sâu và những tiếng rên rỉ nhiều khi lại càng tăng cường cực khoái cho chị em.
 
Nếu sợ tiếng ồn quá to, bạn có thể giữ một chiếc gối để chặn lại.
 
2. Chị Mỹ Hạnh (28 tuổi, Thanh Hóa): Tập thể dục cho các cơ ở âm đạo
 
Các cơ âm đạo mạnh mẽ không chỉ giúp chị em dễ dàng đạt cực khoái mà còn giúp các đức ông chồng cũng cảm thấy "sung sướng" lây.
 
Một cách để tăng cường các cơ bắp vùng này chính là "bài tập Kegel". Bài tập Kegel có thể hình dung như thể khi bạn đang đi tiểu thì ngưng dòng tiểu lại trong vài giây rồi lại thả lỏng ra bình thường. Các cơ bắp mà bạn sử dụng cho hành động này cũng chính là cơ bắp có nhiệm vụ co thắt lại khi "lên đỉnh".
 
Chính vì vậy, việc rèn luyện cho các cơ ở âm đạo là rất cần thiết. Ban đầu chưa quen thì chị em có thể cảm thấy khó thực hiện, nhưng sau đó sẽ rất đơn giản.
 
Bài tập này có ưu điểm là có thể tập được ở mọi nơi, mọi lúc, dù là chị em đang đứng, ngồi hay nằm. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, hãy tập trong lúc đi tiểu để tránh nhầm với việc co thắt các cơ bụng và mông. Mỗi ngày chị em nên tập 4-5 lần, mỗi lần khoảng 10 nhịp.
 
3. Chị Thu Minh (32 tuổi, Hà Nội): Thử nghiệm tư thế mới
 
"Chuyện ấy" mãi một tư thế, vị trí cũng có thể chán lắm chứ, vì vậy, thay đổi tư thế là điều hết sức cần thiết, nhất là với những chị em đã có "nhiều năm kinh nghiệm" trong tình trường này.
 
Thay đổi tư thế có thể tạo cho chị em lẫn anh ấy những cảm xúc mới, tò mò và muốn được khám phá những điều mới. Hơn nữa nó còn làm tăng ham muốn và hưng phấn để cả hai dễ dàng "về đích" cùng nhau.
 
Vậy thì, lý do gì mà chị em không thử thay đổi tư thế để "phục vụ" mình và chồng nhỉ?

Nghe chị em "trải lòng" về chuyện đạt cực khoái

Nghe chị em "trải lòng" về chuyện đạt cực khoái

08-09-2012 00:00:08 | In bài viết In bài viết này T. Liên - TTVN
Để giải tỏa băn khoăn "làm sao để đạt cực khoái", mời các chị em cùng tham khảo những kinh nghiệm dưới đây.
Nếu bạn không đạt cực khoái khi quan hệ tình dục thì đó cũng là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, đó cũng có thể là một thiệt thòi cho bạn vì ngoài tác dụng thắt chặt tình cảm của hai người, cực khoái cũng có khá nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.
 
Nếu thường xuyên đạt được cực khoái trong tình dục, chị em sẽ cảm thấy thư giãn hơn, tinh thần minh mẫn hơn, giảm chuột rút, đau đầu và rất có lợi cho giấc ngủ.
 
Đó là bởi vì khi lên cao trào, cơ thể của bạn sản xuất ra oxytocin, một loại hormone có tác dụng tạo cảm giác hưng phấn, thư giãn và giảm đau.
 
Mặc dù vẫn biết cực khoái có nhiều tác dụng như vậy nhưng điều làm chị em băn khoăn nhất là làm sao để đạt cực khoái. Để giải tỏa "khó khăn" này, chúng tôi đã tổng hợp một số kinh nghiệm của các chị em, những người thừa nhận mình đã và vẫn đạt cực khoái trong những lần quan hệ vợ chồng như dưới đây.

Nghe chị em "trải lòng" về chuyện đạt cực khoái
Cực khoái còn rất có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
 
1. Chị Hoàng Vân (24 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội): Hãy học cách thở
 
Một số phụ nữ cảm thấy ngại nếu như họ phát ra tiếng khi "yêu", chính vì vậy họ kìm giữ ngay cả hơi thở của mình.
 
Nhưng điều này thực ra lại có thể chính là thủ phạm phá vỡ con đường "lên đỉnh" của chị em. Đừng cố giữ nhịp thở của mình, hơi thở sâu và những tiếng rên rỉ nhiều khi lại càng tăng cường cực khoái cho chị em.
 
Nếu sợ tiếng ồn quá to, bạn có thể giữ một chiếc gối để chặn lại.
 
2. Chị Mỹ Hạnh (28 tuổi, Thanh Hóa): Tập thể dục cho các cơ ở âm đạo
 
Các cơ âm đạo mạnh mẽ không chỉ giúp chị em dễ dàng đạt cực khoái mà còn giúp các đức ông chồng cũng cảm thấy "sung sướng" lây.
 
Một cách để tăng cường các cơ bắp vùng này chính là "bài tập Kegel". Bài tập Kegel có thể hình dung như thể khi bạn đang đi tiểu thì ngưng dòng tiểu lại trong vài giây rồi lại thả lỏng ra bình thường. Các cơ bắp mà bạn sử dụng cho hành động này cũng chính là cơ bắp có nhiệm vụ co thắt lại khi "lên đỉnh".
 
Chính vì vậy, việc rèn luyện cho các cơ ở âm đạo là rất cần thiết. Ban đầu chưa quen thì chị em có thể cảm thấy khó thực hiện, nhưng sau đó sẽ rất đơn giản.
 
Bài tập này có ưu điểm là có thể tập được ở mọi nơi, mọi lúc, dù là chị em đang đứng, ngồi hay nằm. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, hãy tập trong lúc đi tiểu để tránh nhầm với việc co thắt các cơ bụng và mông. Mỗi ngày chị em nên tập 4-5 lần, mỗi lần khoảng 10 nhịp.
 
3. Chị Thu Minh (32 tuổi, Hà Nội): Thử nghiệm tư thế mới
 
"Chuyện ấy" mãi một tư thế, vị trí cũng có thể chán lắm chứ, vì vậy, thay đổi tư thế là điều hết sức cần thiết, nhất là với những chị em đã có "nhiều năm kinh nghiệm" trong tình trường này.
 
Thay đổi tư thế có thể tạo cho chị em lẫn anh ấy những cảm xúc mới, tò mò và muốn được khám phá những điều mới. Hơn nữa nó còn làm tăng ham muốn và hưng phấn để cả hai dễ dàng "về đích" cùng nhau.
 
Vậy thì, lý do gì mà chị em không thử thay đổi tư thế để "phục vụ" mình và chồng nhỉ?

Cô giáo chuyển giới được học trò ngưỡng mộ

Cô giáo chuyển giới được học trò ngưỡng mộ

Nguyễn Đức Đạo, sinh viên năm thứ hai trường Đại học công nghệ Sài Gòn, nói rằng "không có từ ngữ nào diễn tả hết sự ngưỡng mộ và kính trọng của em" khi kể về cô giáo Phạm Lê Quỳnh Trâm - người chuyển đổi giới tính đầu tiên được công nhận tại VN.
> Người chuyển giới đầu tiên được công nhận tại VN

Hơn 200 học sinh ở một vùng quê nghèo tỉnh Bình Phước đã thi đậu vào những trường đại học có tiếng ở TP HCM như: Y dược, Công nghệ Sài Gòn, Kiến trúc, Công nghiệp..., có sự góp công lớn của cô giáo Quỳnh Trâm - trước đây là một chàng trai mang tên Phạm Văn Hiệp.
Kể về cô giáo cũ, Đạo bảo: "Không có từ ngữ nào diễn tả hết sự ngưỡng mộ và kính trọng của em đối với cô. Nhà chúng em đứa nào cũng nghèo, cô thì chẳng giàu nhưng thấy học trò cần gì là giúp đỡ ngay. Bạn nào không có tiền, cô sẵn sàng dạy miễn phí. Ngày học trò đi thi đại học ở TP HCM cô cũng đưa đi, rồi lo cho chỗ ăn, chỗ ở".
Đạo là một trong những học trò thế hệ đầu tiên của cô giáo Phạm Lê Quỳnh Trâm - phẫu thuật xác định lại giới tính từ nam sang nữ từ năm 2006. Trâm khi ấy là một giáo viên dạy kèm tại gia. Về sau cô dạy ở một trung tâm luyện thi đại học tại TP HCM, cho đến khi tạm nghỉ 6 tháng trước để tập trung vào một kế hoạch ca hát.
Nam sinh viên quê Bình Phước cho biết, 7 năm trước em học lớp 10, yếu một số môn khối A nên muốn tìm một giáo viên dạy kèm tại nhà. Lúc đó cô Trâm - khi đó vẫn còn là thầy Hiệp - từ TP HCM trở về Bình Phước để chăm mẹ bệnh và đăng tin nhận dạy kèm các môn khối A (toán, lý, hóa). "Em thấy cô rất thân thiện và vui vẻ nên xin theo học luôn", cậu học trò nhớ lại.
Cô giáo Phạm Lê Quỳnh Trâm (người phẫu thuật lại giới tính đầu tiên được công nhận tại Việt Nam). Ảnh: QT.
Cô giáo Phạm Lê Quỳnh Trâm - người phẫu thuật xác định lại giới tính đầu tiên được công nhận tại Việt Nam. Ảnh: Q.T.
Nhan sắc và tâm sự của Quỳnh Trâm
Nghe Quỳnh Trâm hát Dấu chân kỷ niệm
Ngày đầu tiên đến nhà học trò dạy kèm, "thầy Hiệp" luôn cố tỏ ra dáng dấp của một thầy giáo, song những cử chỉ dịu dàng, cách ăn nói nhẹ nhàng của "thầy" đã không qua được cặp mắt tinh tường của cậu học trò ở tuổi 16.
Nhớ lại thời gian ấy, Đạo kể: "Em đã nhận ra điều đó ngay từ lần gặp đầu tiên rồi, nhưng đối với em thầy cô dạy mình kiến thức là quan trọng nhất, em không quan tâm giới tính của người giáo viên phải như thế nào. Ngày cô đến nhà dạy kèm, em nói với cô rằng 'em biết cô không phải là thầy nên cô cứ sống thật với mình, không việc gì phải che giấu'".
Từ đó hai cô trò trở nên thân thiện hơn, ngoài giờ học, cô giáo còn chia sẻ với Đạo về những vui buồn trong cuộc sống và luôn dặn dò cậu học trò phải cố gắng học vì "chỉ có con đường tri thức mong đưa các em thoát cảnh nghèo khó".
Nhờ sự động viên và tận tâm chỉ dạy của cô giáo mà lực học của Đạo về sau tiến bộ hẳn, kết quả tăng rõ theo từng học kỳ. Cậu học trò vẫn còn nhớ hồi thi tốt nghiệp lớp 12 em đạt 9,5 điểm môn hóa. "Đó là điều mà bản thân em cũng không thể tin được vì trước đó học lực của em chỉ ở mức trung bình - khá thôi". Cũng trong năm đó Đạo thi đậu vào trường Đại học Công nghệ Sài Gòn học rồi du học ở Singapore đến năm ngoái mới trở về Việt Nam học tiếp chương trình đại học.
Cũng là học trò cưng của cô giáo Quỳnh Trâm, Nguyễn Thị Phương Trinh (sinh viên năm hai trường Đại học Y dược TP HCM) kể, biết cô giáo này từ nhỏ học giỏi và sau này dạy giỏi có tiếng trong vùng. Em nói rằng ban đầu nghe mọi người xì xầm bàn tán về "giáo viên pê đê", em cũng sợ không dám đến nhà cô. "Nhưng bạn bè em đi học về kháo nhau là cô dạy dễ hiểu mà tận tâm với học sinh lắm. Thế là em tìm đến nhà cô xin học. Sau này nói chuyện em mới hiểu những khổ cực mà cô phải trải qua nên quý trọng cô hơn", Trinh nhớ lại.
Nơi Trinh sinh sống là một vùng quê nghèo, đa phần người dân làm rẫy trồng cao su, khoai từ. Hàng ngày ngoài giờ đến lớp, các em phải ra rẫy phụ cha mẹ lao động. Cuộc sống cơ cực thiếu ăn thiếu mặc nên nhiều trẻ em ở đây phải bỏ học sớm. Số lượng học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học chỉ đếm trên đầu ngón tay thì việc đậu đại học là ước mơ xa vời.
Vậy mà nhờ sự tận tâm hết mình của cô giáo Trâm, hơn 200 em đã thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng ở TP HCM. Trong số đó, Trinh thi đạt kết quả xuất sắc nhất, là người đầu tiên trong xã vào được trường Đại học Y dược TP HCM. "Em biết ơn cô Trâm nhiều lắm. Mặc dù cô không phải là giáo viên dạy trực tiếp ở trường nhưng chính sự tận tâm chỉ bảo và động viên của cô đã giúp chúng em có thêm nghị lực học tập để có được ngày hôm nay", nữ sinh 19 tuổi chia sẻ.
Giải thích tại sao các môn học khối A thường khô khan và khó hiểu nhưng các em luôn thích học, một trong số "đệ tử" của cô Trâm là nam sinh Chế Văn Việt (năm 3 trường Đại học Công nghệ Sài Gòn) cho rằng nhờ cách dạy vui tươi hóm hỉnh của cô giáo nên học trò rất dễ tiếp thu.
"Mỗi lần giảng giải công thức khó nhớ, cô thường pha trò vui lồng ghép vào đó là những phương pháp ghi nhớ đơn giản. Nhờ vậy mà chúng em hiểu bài nhanh và ghi nhớ lâu hơn. Còn bạn nào chưa hiểu thì cô gọi riêng lên giải thích cho đến khi nào hiểu thì thôi", chàng sinh viên tâm đắc.
Vốn học lực trung bình, Việt tâm sự, em không dám nghĩ là mình có thể đậu được đại học. Nhưng sau thời gian được cô giáo kèm, sức học của em tiến bộ hẳn. Năm đó toàn bộ gần 30 học sinh trong lớp của cô Trâm đều thi đậu vào các trường đại học và cao đẳng tại TP HCM, là niềm hãnh diện của cả làng.
Việt nhớ như in năm đó nhận được giấy báo kết quả đậu đại học đúng vào ngày sinh nhật của mình nên gia đình đã tổ chức một bữa tiệc linh đình và mời cô Trâm đến dự. "Hôm đó tụi em đứa nào cũng xúc động khi nghe cô tâm sự về cuộc đời cô và dặn dò chúng em phải nỗ lực phấn đấu sống tốt. Cô luôn nhắc nhở rằng tương lai của mình sau này ra sao là do chính mình quyết định, đừng ngồi đó mà chờ người khác ban cho", chàng trai bồi hồi kể.
Quỳnh Trâm phẫu thuật chuyển giới từ nam sang nữ đầu tiên tại Việt Nam được cơ quan chức năng công nhận là người xác định lại giới tính. Sinh ra với hình hài con trai và mang tên Phạm Văn Hiệp, cô là người lưỡng tính với phần nữ nhiều hơn. Mong muốn được sống thật với mình, cô sang Thái Lan phẫu thuật chuyển đổi, sau đó về một bệnh viện trong nước kiểm tra để có xác nhận y khoa, làm cơ sở xin cấp giấy chứng nhận xác định lại giới tính.

3 'độc tố' phá hủy sức khỏe đàn ông

3 'độc tố' phá hủy sức khỏe đàn ông

Đàn ông mạnh hơn phụ nữ không có nghĩa là họ "khỏe" hơn. Trái lại, họ thường ỷ vào sự "nam tính" mà quên luyện tập thân thể và cũng lười đi gặp bác sĩ hơn, do đó thường chỉ phát hiện khi bệnh đã nặng.

3 yếu tố sau đây sẽ khiến đàn ông mất đi sức khỏe:

1. Không tập thể dục:

Đi bộ là bài tập tốt nhất cho đàn ông. Duy trì đi bộ 30 phút mỗi ngày là cần thiết để bạn thực sự là phái mạnh.

2. Từ chối đến gặp bác sĩ:

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng 80% đàn ông mắc những bệnh nghiêm trọng thừa nhận họ không sẵn sàng đến bác sĩ, khiến cho những bệnh vặt phát triển thành bệnh nặng, vì thế bỏ lỡ thời điểm điều trị tối ưu.

3. Bỏ bữa sáng:

Ảnh: peopledaily.
Nghiên cứu cho thấy những người bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng, có tỷ lệ trao đổi chất thấp hơn, và là nguồn cơn phát sinh nhiều bệnh. Đàn ông ít coi trọng ăn uống đúng giờ, và bữa sáng cũng bị họ bỏ qua nhiều hơn.

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Nỗi thống khổ của nạn nhân 'thảm họa y tế thế giới'

Nỗi thống khổ của nạn nhân 'thảm họa y tế thế giới'

Dị tật bẩm sinh, mù lòa, thiểu năng, không có chân tay hoặc chân tay co rút do mẹ uống Thalidomide (thuốc trị chứng ốm nghén) khi mang thai; các nạn nhân này đang lên tiếng Công ty dược Grunenthal phải bồi thường thiệt hại.
> Thảm họa y tế khiến 10.000 trẻ dị tật

Brett Nielsen bẩm sinh không có tay nên phải dùng cánh tay nhân tạo để viết. Cậu bé là một trong hàng chục nghìn trẻ bị dị tật bẩm sinh do mẹ uống Thalidomide được quảng cáo là thuốc an thần, trị chứng ốm nghén khi mang thai.
Ủy viên Hội đồng Quốc gia Thụy Sĩ Christian Lohr
Ông Christian Lohr, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Thụy Sĩ cũng là nạn nhân Thalidomide. Ảnh chụp ông đang tranh luận đòi quyền lợi cho những bệnh nhân của "thảm họa y tế thế giới".
Eddie Freeman bị dị tật chân tay co rút lại. Cha mẹ phải cột một sợi dây ở cánh cửa phòng để cậu bé kéo mở cửa mỗi khi ra vào. Ảnh chụp năm 1973 khi Eddie 13 tuổi.
Elizabeth Buckle "không chân" do ảnh hưởng của Thalidomide. Ảnh chụp bé đang chơi đàn xylophone vào ngày 15/11/1968 khi Elizabeth lên 7 tuổi.
Ông Freddie Astbury (sinh năm 1959), công tác tại Hiệp hội nạn nhân Thalidomide, bị ảnh hưởng bởi loại thuốc này. Ông cho rằng các công ty dược cần có một hành động thiết thực hơn để chuộc lỗi lầm mà họ đã gây ra. Họ cần "đặt tiền ở nơi cửa miệng" (ý nói bồi thường) thay vì chỉ nói lời xin lỗi suông.
Bà Freddie Astbury nói rằng những người khuyết tật như bà đã chịu quá nhiều khốn khó do Thalidomide gây ra. Vì thế Công ty Grunenthal phải trả giá cho những sai lầm của họ bằng việc hỗ trợ tài chính để cuộc sống của những bệnh nhân được thoải mái hơn.
Lynette Rowe, 50 tuổi (Melbourne, Australia) đã giành chiến thắng trong vụ kiện Công ty dược phẩm Đức Grunenthal và 2 công ty chịu trách nhiệm tiếp thị Thalidomide tại Australia là Distillers và Diageo. Rowe sinh ra không có tay chân do mẹ cô dùng Thalidomide để điều trị ốm nghén. Người phụ nữ này đã rơi nước mắt khi Tòa án bang Victoria công bố cô sẽ được bồi thường thiệt hại và hưởng trợ cấp chăm sóc y tế trong suốt quãng đời còn lại.
Những đứa trẻ là nạn nhân Thalidomide chạy nhảy trên những chiếc lốp xe tại sân chơi của trung tâm thành phố trong dịp kỷ niệm "thảm họa Thalidomide" ở Cologne, Đức, ngày 24/3/1968.
Thalidomide được bán ra thị trường từ những năm 1950 trên gần 50 quốc gia. Nhiều sản phụ đã dùng thuốc này trị chứng ốm nghén và kết quả là con cái của họ bị dị tật bẩm sinh: mù lòa, cụt chân tay hoặc chân tay co rút... Đến đầu thập niên 1960 các bác sĩ sản khoa mới chứng minh Thalidomide gây ra dị tật thai nhi. Khi ấy, con số nạn nhân đã lên đến 10.000 người.
Phillipa Bradbourne - một nạn nhân bị khuyết tay phải sử dụng đôi chân để làm mọi việc. Đại diện Công ty dược phẩm Grunenthal đã chính thức lên tiếng xin lỗi sau 50 im lặng về thảm họa y tế đã gây ra, đồng thời xây một tượng đài trị giá 5.000 Euro để tưởng niệm nạn nhân Thalidomide. Đại diện hiệp hội nạn nhân Thalidomide không chấp thuận lời xin lỗi suông này và yêu cầu công ty có hành động hỗ trợ tài chính hợp tình hợp lý hơn.
Bị phản đối dữ dội nhưng hiện nay Thalidomide vẫn được một số nước cho phép sử dụng trong điều trị một số bệnh như phong, HIV, ung thư tủy xương. Tổ chức Y tế thế giới vẫn không ngừng khuyến cáo về tác dụng phụ của loại thuốc này gây dị tật ở thai nhi.

Nỗi thống khổ của nạn nhân 'thảm họa y tế thế giới'

Nỗi thống khổ của nạn nhân 'thảm họa y tế thế giới'

Dị tật bẩm sinh, mù lòa, thiểu năng, không có chân tay hoặc chân tay co rút do mẹ uống Thalidomide (thuốc trị chứng ốm nghén) khi mang thai; các nạn nhân này đang lên tiếng Công ty dược Grunenthal phải bồi thường thiệt hại.
> Thảm họa y tế khiến 10.000 trẻ dị tật

Brett Nielsen bẩm sinh không có tay nên phải dùng cánh tay nhân tạo để viết. Cậu bé là một trong hàng chục nghìn trẻ bị dị tật bẩm sinh do mẹ uống Thalidomide được quảng cáo là thuốc an thần, trị chứng ốm nghén khi mang thai.
Ủy viên Hội đồng Quốc gia Thụy Sĩ Christian Lohr
Ông Christian Lohr, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Thụy Sĩ cũng là nạn nhân Thalidomide. Ảnh chụp ông đang tranh luận đòi quyền lợi cho những bệnh nhân của "thảm họa y tế thế giới".
Eddie Freeman bị dị tật chân tay co rút lại. Cha mẹ phải cột một sợi dây ở cánh cửa phòng để cậu bé kéo mở cửa mỗi khi ra vào. Ảnh chụp năm 1973 khi Eddie 13 tuổi.
Elizabeth Buckle "không chân" do ảnh hưởng của Thalidomide. Ảnh chụp bé đang chơi đàn xylophone vào ngày 15/11/1968 khi Elizabeth lên 7 tuổi.
Ông Freddie Astbury (sinh năm 1959), công tác tại Hiệp hội nạn nhân Thalidomide, bị ảnh hưởng bởi loại thuốc này. Ông cho rằng các công ty dược cần có một hành động thiết thực hơn để chuộc lỗi lầm mà họ đã gây ra. Họ cần "đặt tiền ở nơi cửa miệng" (ý nói bồi thường) thay vì chỉ nói lời xin lỗi suông.
Bà Freddie Astbury nói rằng những người khuyết tật như bà đã chịu quá nhiều khốn khó do Thalidomide gây ra. Vì thế Công ty Grunenthal phải trả giá cho những sai lầm của họ bằng việc hỗ trợ tài chính để cuộc sống của những bệnh nhân được thoải mái hơn.
Lynette Rowe, 50 tuổi (Melbourne, Australia) đã giành chiến thắng trong vụ kiện Công ty dược phẩm Đức Grunenthal và 2 công ty chịu trách nhiệm tiếp thị Thalidomide tại Australia là Distillers và Diageo. Rowe sinh ra không có tay chân do mẹ cô dùng Thalidomide để điều trị ốm nghén. Người phụ nữ này đã rơi nước mắt khi Tòa án bang Victoria công bố cô sẽ được bồi thường thiệt hại và hưởng trợ cấp chăm sóc y tế trong suốt quãng đời còn lại.
Những đứa trẻ là nạn nhân Thalidomide chạy nhảy trên những chiếc lốp xe tại sân chơi của trung tâm thành phố trong dịp kỷ niệm "thảm họa Thalidomide" ở Cologne, Đức, ngày 24/3/1968.
Thalidomide được bán ra thị trường từ những năm 1950 trên gần 50 quốc gia. Nhiều sản phụ đã dùng thuốc này trị chứng ốm nghén và kết quả là con cái của họ bị dị tật bẩm sinh: mù lòa, cụt chân tay hoặc chân tay co rút... Đến đầu thập niên 1960 các bác sĩ sản khoa mới chứng minh Thalidomide gây ra dị tật thai nhi. Khi ấy, con số nạn nhân đã lên đến 10.000 người.
Phillipa Bradbourne - một nạn nhân bị khuyết tay phải sử dụng đôi chân để làm mọi việc. Đại diện Công ty dược phẩm Grunenthal đã chính thức lên tiếng xin lỗi sau 50 im lặng về thảm họa y tế đã gây ra, đồng thời xây một tượng đài trị giá 5.000 Euro để tưởng niệm nạn nhân Thalidomide. Đại diện hiệp hội nạn nhân Thalidomide không chấp thuận lời xin lỗi suông này và yêu cầu công ty có hành động hỗ trợ tài chính hợp tình hợp lý hơn.
Bị phản đối dữ dội nhưng hiện nay Thalidomide vẫn được một số nước cho phép sử dụng trong điều trị một số bệnh như phong, HIV, ung thư tủy xương. Tổ chức Y tế thế giới vẫn không ngừng khuyến cáo về tác dụng phụ của loại thuốc này gây dị tật ở thai nhi.

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Kiểm tra đường huyết

Tôi mới được tặng một chiếc máy đo đường huyết. Vậy xin hỏi thời điểm nào nên đo đường huyết sẽ cho kết quả tốt nhất, cách đo đường huyết ra sao và mức đường huyết bao nhiêu là chuẩn? Xin cảm ơn.
Thu Huyền (Hà Nội)
Trả lời:
Không có một khoảng thời gian chính xác nào để đo đường huyết vì nó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau ví như kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường của bạn, loại tiểu đường mà bạn đang mắc phải và cách bạn khống chế hàm lượng đường trong máu như thế nào.
 
Nếu bạn sử dụng insulin khi điều trị (cho cả tiểu đường tuyp 1 và tiểu đường tuyp 2) thì bác sĩ của bạn thường sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm mức đường huyết từ 3 – 10 lần mỗi ngày trước và sau khi ăn hoặc trước và sau khi tập luyện, hoặc cũng có thể trước và sau khi đi ngủ vào buổi tối.
Nếu bạn được chỉ định điều trị tiểu đường tuyp 2 bằng các loại thuốc hoặc thực hiện các chế độ ăn uống tập luyện thì có thể việc kiểm tra mức đường huyết trong cơ thể bạn phải diễn ra thường xuyên hơn.
Kết quả mức đường huyết trong máu sẽ là khác nhau nếu được tiến hành đo và thử nghiệm vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Thường thì mức đường huyết sẽ ở mức thấp nhất khi bạn mới thức giấc vì khi đó cơ thể bạn vừa trải qua một giấc ngủ dài sau từ 8 – 10 tiếng đồng hồ với chiếc bụng rỗng. 
Vào những thời điểm khác trong ngày ví như khi bạn vừa mới dùng bữa thì mức đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên. Dựa vào đó mức đường huyết chuẩn trong cơ thể được quy định như sau dựa trên cơ sở những thời điểm khác nhau.
Khi mới thức giấc: Mức đường huyết nên dao động từ 90 – 130 mg/dL (khoảng 5 – 7 mmol/L).
Trước khi ăn: Mức đường huyết nên ở mức 70 – 130 mg/dL (khoảng 4 – 7 mmol/L).
Khoảng 1 và 2 giờ sau bữa ăn: Mức đường huyết dưới 180mg/dL (khoảng 10mmol/L).
Trước lúc đi ngủ: Mức đường huyết từ 110 – 150mg/dl.
Chú ý: 1 mol tương đương 1,8mg.
Cả hai rắc rối hạ đường huyết và tăng đường huyết (dưới mức 70 và trên mức 150) đều nguy hiểm cần được phát hiện sớm và tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị để có thể kiểm soát tốt được bệnh tật.
Cách đo đường huyết bằng máy khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo những thao tác sau đây:
Bước 1: gắn kim vào bút phóng, đậy nắp bút phóng lại.
Bước 2: gắn que thử vào máy, để ở chế độ sẵn sàng (khi thấy biểu tượng giọt máu hiện lên trên thân máy).
Bước 3: sát trùng chỗ chích máu, thường là mặt bên của đầu ngón áp út ở tay không thuận. Đặt sát miệng bút phóng vào chỗ da đã sát trùng rồi bấm nút cho kim tự phóng ra đâm xuyên qua da và tự thu về trong thời gian rất ngắn.
Bước 4: để máu tự chảy và hứng que thử đã gắn sẵn trong máy vào, chỉ cần một giọt là đủ, chờ máy đọc kết quả. Đặt gòn đè lên vết thương để cầm máu.
Lưu ý: Trước khi làm xét nghiệm bạn cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh nơi trích máu trước và sau khi thử. Hãy thực hiện những thao tác đơn giản như rửa sạch tay với nước ấm và xà bông rồi lau cho thật khô trước khi làm xét nghiệm. 
Chỉ cần còn một chút thức ăn, đường, nước dính trên ngón tay là kết quả đã sai đi. Mỗi máy có chỉ dẫn nơi chích máu riêng, vì thế cần chích kim ở nơi mà máy chỉ định.