Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Ảnh năm 2012

The Big Picture] Tổng kết năm 2012 qua ảnh (P1)

Tinhte.vn - 2 giờ trước 55 lượt xem
Thấm thoắt năm 2012 đã sắp kết thúc. Năm vừa qua có khá nhiều sự kiện từ lớn đến nhỏ, thu hút được sự quan tâm của nhiều người như Olympic London 2012, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, tổng thống Nga, đến các cuộc xung đột ở Trung Đông và châu Phi. Tình hình tài chính khó khăn và sự phục hội chậm chạp khiến chính phủ nhiều nước phải thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng, khiến người dân phản đối và biểu tình. Bộ ảnh này sẽ tổng hợp lại một số sự kiện nổi bật trong 4 tháng đầu năm 2012. Tất nhiên sẽ không thể đầy đủ hết được. Mời các bạn đón xem các phần tiếp theo trong những ngày tới.



Ảnh chụp con tàu Costa Concordia vào ngày 14/01/2012, một ngày sau khi nó bị va vào đá ngầm và lật ngang ở ngoài khơi đảo Giglio, Italy. Tàu Costa Concordia đang trên hành trình đi quanh biển Địa Trung Hải khi bất ngờ gặp nạn chỉ vài giờ sau khi khởi hành, mọi người trên tàu lúc này mới chỉ ổn định chỗ ngồi để ăn tối. Có 32 hành khách và thủy thủ đoàn đã thiệt mạng. Vị thuyền trưởng Francesco Schettino, người được thông báo là đã rời bỏ tàu rất nhanh sau khi nó gặp nạn, đã bị mất việc và vẫn phải đối mặt với tội ngộ sát.


Một người đàn ông cưỡi ngựa qua đống lửa đang cháy hừng hực ở ngôi làng nhỏ thuộc thị trấn San Bartolome de Pinares, Tây Ban Nha, 16/01/2012. Để tôn kính Thánh Anton, vị thánh bảo trợ cho các loài động vật, các con ngựa được cưỡi qua những đống lửa vào đêm trước ngày dành cho động vật chính thức được bắt đầu ở Tây Ban Nha.


Vũ công Amber Scott (phải) thuộc vũ đoàn balê The Australian Ballet và nghệ sĩ Patrick Thaiday thuộc nhà hát Bangarra, trong một buổi chụp ảnh trên nóc Nhà hát Opera Sydney nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập vũ đoàn balê, ở Sydney, Australia, 22/01/2012.


Ứng cử viên tổng thổng của Đảng Cộng hòa, cựu thống đốc bang Utah, Jon Huntsman, đứng trên một tủ hàng trong lúc vận động bầu cử ở cửa hiệu Bean Towne Coffee House, tại Hampstead, New Hampshire, 08/01/2012.


Ánh nắng mặt trời chiếu qua tấm phủ tạo ra hiệu ứng gợn sóng trên một con ngựa tại trường đua Plumpton, Anh, 02/01/2012.


Một con báo đốm tấn công và làm bị thương anh Pintu Dey, một nhân viên kiểm lâm ở khu vực Silphukhuri, thuộc bang Guwahati, Ấn Độ, 07/01/2012. Con báo này đã tấn công 3 người và khiến họ bị thương nặng, trước khi nó bị bắt và đưa về sở thú bang Assam. Hiện anh Pintu Dey đã bình phục hoàn toàn, còn con báo đã được trả về với thiên nhiên hoang dã.


Tay vợt người Thụy Sĩ Roger Federer thực hiện một cú trái tay trong trận tứ kết gặp Juan Martin Del Potro tại giải Australia Open, ở Melbourne Park, Australia, 24/01/2012.


Các thành viên của CLB United Kennel Club Japan (UKC Japan) chăm sóc các con thú cưng được cứu từ khu vực cách ly quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, tại khu vực tạm trú dành cho động vật ở thị trấn Samukawa, quận Kanagawa, 25/01/2012.


Xác chết của một tay súng, bên trong một chiếc xe ô tô bị lủng kính bởi vết đạn ở Jungapeo, bang Michoacan, Mexico, 19/01/2012. Trong một trận đấu súng giữa các tay súng và các binh lính, 2 tay súng đã bị giết chết trong khi 3 kẻ khác trốn thoát. Mặc dù tình trạng bạo lực trong cuộc chiến chống ma túy đã có dấu hiệu giảm bớt trong năm 2012, nhưng các vụ giết người vẫn thường xuyên xảy ra.


Một đoàn tàu quá tải chuẩn bị rời thành phố sau buổi cầu nguyện cuối cùng tại lễ hội Bishwa Ijtema, ở Tongi, ngoại ô Dhaka, Bangladesh, 15/01/2012. Hàng ngàn tín đồ Hồi giáo tham dự buổi lễ Akheri Munajat, nghi lễ cuối cùng tại lễ hội đầu tiên trong năm của đạo Hồi gồm việc cầu xin tha thứ và phù hộ cho con người.


Một người dân Hà Lan đứng trong ngôi nhà bị ngập nước sâu tới cửa sổ ở Dordrecht, Hà Lan, 05/01/2012. Gió mạnh cùng với mưa lớn đã tấn công các vùng bờ biển của Hà Lan, vốn có đến 1/4 lãnh thổ thấp hơn mực nước biển.


Bà Aung San Suu Kyi, biểu tượng dân chủ của đất nước Myanmar, in bóng dưới ánh nắng mặt trời cuối ngày khi có bài nói chuyện trong chiến dịch vận động tranh cử ở làng Thongwa, cách thủ đô Yangon chừng 50km, 26/02/2012.


Một người đàn ông bị thương sau vụ nổ bom mang lại chiếc giày trước khi được đưa đến bệnh viện ở Khyber, gần Peshawar, Pakistan, 10/01/2012. Sau khi Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Pakistan, tình hình an ninh ở nước này vẫn chưa có nhiều tiến triển khi lực lượng phiến quân Taliban bắt đầu tấn công trở lại.


Các cột đèn bị phủ băng ở bờ biển Adriatic thuộc thị trấn Senj, Croatia, 07/02/2012. Khắp châu Âu đã phải trả qua một mùa Đông lạnh giá, với hàng ngàn người bị cô lập trong các làng xa, các vùng núi ở Balkan.


Nữ diễn viên Angelina Jolie tạo dáng cho các phóng viên chụp ảnh trên thảm đỏ lễ trao giải Oscar lần thứ 84, ở Hollywood, California, 26/02/2012.


Một con tê giác đen đang được chuyển đi bằng máy bay trực thăng ở Nam Phi. Con tê giác đen thứ 7 được xác định bởi dự án WWF Black Rhino Range Expansion Project đã được thả trở về thiên nhiên sau một chuyến đi quanh đất nước. 19 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng đã được di chuyển từ Eastern Cape đến một nơi ở mới tại tỉnh Limpopo.


Một người phụ nữ bị khuyết tật ngồi trên xe lăn đụng độ với cảnh sát chống bạo động ở trung tâm La Paz, Bolivia, 23/02/2012. Hàng trăm người khuyết tật đã đến La Paz sau một cuộc tuần hành qua hơn 1.600km để yêu cầu chính phủ Bolivia đưa ra một khoản hỗ trợ trị giá 3.000 bolivianos (434 USD) cho mỗi người Bolivia bị thật nguyền, theo truyền thông địa phương.


Julian, một con khỉ 2 tháng tuổi, cắn tai của cô Kan, một nghệ sĩ chuyển giới, ở sau màn sân khấu tại buổi biểu diễn Tiffany’s Show, Pattaya, cách thủ đô Bangkok 150km về phía Đông, Thái Lan, 10/02/2012. Tiffany’s Show lần đầu tiên được tổ chức như là buổi biểu diễn của một người đàn ông cho bạn bè vào dịp năm mới năm 1974. Giờ đây nó trở thành một trong những buổi biểu diễn của người chuyển giới nổi tiếng nhất thế giới với hàng chục nghệ sĩ trình diễn mỗi đêm.


Một VĐV lướt ván tập luyện trước giải Australian Surfing Open 2012 ở Manly, Australia, 16/02/2012.


Cảnh sát biên giới Afghanistan và binh sĩ Mỹ lên một chiếc máy bay trực thăng CH-53D Sea Stallion gần tiền đồn Tobert trước khi bắt đầu chiến dịch Operation Shahem Tofan (Eagle Storm), ở Afghanistan, 10/02/2012.


Một cảnh sát chống bạo động bị ngọn lửa bao trùm trong cuộc đụng độ với người biểu tình ở Athens, Hy Lạp, 12/02/2012. Cảnh sát Hy Lạp đã dùng hơi cay để chống lại những người biểu tình ném bom xăng bên ngoài tòa nhà nghị viện nơi các nhà lập pháp thảo luật về một kế hoạch thắt lưng buộc bụng để tránh tình trạng vỡ nợ.


Một cậu bé Myanmar đứng bên cạnh đống đổ nát của trại tị nạn Um-Piam sau một trận hỏa hoạn thiêu rụi cả một phần lớn của khu trại, ở gần Mae Sot, 24/02/2012. Theo quan chức địa phương, khoảng 5.000 người đã bị mất nhà ở trại Um-Piam, trại tị nạn lớn nhất dọc biên giới Thái Lan – Myanmar, nơi ở của hơn 17.600 người tị nạn. Các khu trại tị nạn dọc biên giới Thái Lan – Myanmar có hơn 140.000 người đến Myanmar đang sinh sống, những người phải rời bỏ đất nước do tình trạng khó khăn về kinh tế, ngược đãi, phân biệt chủng tộc và cuộc chiến giữa quân đội và các nhóm vũ trang thiểu số. Nhiều người đã sống ở các khu trại tị nạn trong hàng thập kỷ.


Cảnh sát, binh lính và các phóng viên nấp cùng nhau trong cuộc đụng độ xảy ra sau khi một nhà tù ở Comayagua, Honduras bị cháy, 15/02/2012. Ít nhất 360 tù nhân và người đến thăm đã bị thiệt mạng trong vụ cháy, theo các nhà chức trách.


Một nông dân vác bó dưa chuột từ cánh đồng nhà anh đem bán tại khu chợ ở thành phố Allahabad phía Đông Ấn Độ, 22/03/2012.


Ông Greg Cook ôm chú chó Coco sau khi tìm thấy nó trong căn nhà đổ nát ở East Limestone, Alabama, 02/03/2012. Một vài trận lốc xoáy đã quét qua khu vực này, gây ra thiệt hại lớn ở hạt Limestone và Madison.


Bà Huang Sufang la hét sau khi thấy một phần ngôi nhà của bà bị phá dở bởi các công nhân ở làng Yangji, trung tâm thành phố Guangzhou, tỉnh Guangdong, Trung Quốc, 21/03/2012. Bà Huang là một cư dân của thành phố Yangji, đã đụng độ với các công nhân tháo dỡ khi họ phá nhầm một phần căn nhà của bà, vốn không nằm trong diện giải tỏa, theo truyền thông địa phương.


Một chai bom xăng được ném đi trong vụ đụng độ giữa các sinh viên và chính phủ khi họ phản đối kế hoạch tăng giá xăng dầu ở Jakarta, Indonesia, 27/03/2012. Người biểu tình đã tuần hành ở khắp Indonesia để phản đối đề xuất tăng giá xăng dầu lên 1/3 trong lúc nghị viện chuẩn bị bỏ phiếu về khoản trợ giá có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á 18 tỉ USD mỗi năm.


Đội trưởng đội cricket Những chiến binh Maasai, Nissan Jonathan Ole Meshami (bên phải) cùng một đồng đội tham gia buổi tập luyện trên bãi biển ở Mombasa, 06/03/2012. Meshami sinh năm 1986 tại một ngôi làng nhỏ ở thung lũng Rift, Kenya. Anh là con út trong một gia đình có 8 người con. Không được đi học, Meshami phụ giúp gia đình với việc chăn dê và cừu. Đội cricket Những chiến binh Maasai được thành lập với hy vọng to lớn là: cải thiện sức khỏe, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh cho sự bình đẳng giới, và đặc biệt là trở thành những hình mẫu trong cộng đồng của họ, cũng như đại sứ cho bộ lạc Massai và đất nước Kenya.


Một chú chó chạy trên con đường mà các tín đồ Thiên Chúa giáo đang xếp hàng để chờ đón Đức Giáo Hoàng Benedict XVI ở Guanajuato, Mexico, 24/03/2012.


Thủ tướng và ứng viên tổng thống Nga Vladimir Putin, nước mắt lăn trên má, nói chuyện tại một cuộc tuần hành của những người ủng hộ ông ở quảng trường Manezh, ngoại ô Kremlin, Moscow, Nga, 04/03/2012. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đứng sau lưng ông. Ông Vladimir Putin đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, dù phe đối lập và các nhà quan sát độc lập nói rằng đó là một sự vi phạm trên diện rộng.


Chân dung của một chiến binh “quân đội Syria tự do” ngồi trên yên ngựa ở làng Al-Shatouria gần khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, phía Tây Syria, 16/03/2012, một năm sau cuộc nổi dậy chống lại tổng thống Bashar al-Assad nổ ra.


Cô Aida bật khóc khi cô được cứu chữa vì bị thương bởi đạn pháo của quân đội Syria bắn vào nhà cô ở Idlib, Bắc Syria, 10/03/2012. Chồng của cô và 2 đứa con đã thiệt mạng ngay tại nhà.


Một người đàn ông Tây Tạng vừa chạy vừa hét lớn với ngọn lửa lớn phát ra trên chính cơ thể của anh sau khi tự thiêu tại một cuộc biểu tình ở New Delhi, Ấn Độ, trước thềm chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến nước này, 26/03/2012. Nhà hoạt động người Tây Tạng đã tự thiêu tại cuộc biểu tình đông người và được đưa vào bệnh viện.


Tàu con thoi Discovery của NASA nằm trên lưng chiếc máy bay chuyên dụng Boeing 747 trong chuyến bay cuối cùng trước khi đến Bảo tàng quốc gia Hàng không và Vũ trụ thuộc viện Smithsonian. Trong bức ảnh này, tàu Discovery bay ngang qua Washington, 17/04/2012.


Sát thủ người Na Uy Anders Behring Breivik giơ nắm đấm khi đến tòa án xét xử anh vì tội giết người và khủng bố tại Oslo, 16/04/2012. Breivik đã giết chết 77 người hồi mùa Hè năm ngoái, giơ nắm đấm như là một lời chào đến những kẻ cuồng tín cánh hữu lúc phiên tòa chuẩn bị bắt đầu. Breivik, 33 tuổi, đã đặt bom xe trước trụ sở chính phủ ở Oslo giết chết 8 người hồi cuối tháng 07/2011, sau đó xả súng giết 69 người khác tại một cuộc cắm trại trên đảo cho các thanh niên thuộc Đảng Lao động. Ngày 24/08/2012, một tòa án ở thủ đô Ôxlô của Na Uy đã tuyên án 21 năm tù giam có thể gia hạn, đối với tên Anders Behring Breivik, hung thủ "máu lạnh" có quan điểm cực hữu, bị buộc tội khủng bố và sát hại 77 người hồi năm ngoái.


Snoop Dogg trình diễn với ảnh ảo của ca sĩ Tupac Shakur, người đã qua đời vào năm 1996, nhưng được tái hiện lại nhờ công nghệ trình chiếu hologram, tại Lễ hội âm nhạc Coachella 2012, ở Indio, California, 15/04/2012.


Tổng thống Mỹ Barack Obama ngồi trên chiếc xe buýt Rosa Parks nổi tiếng tại bảo tàng Henry Ford trong một sự kiện ở Dearborn, Michigan, 18/04/2012.


Một cái cây bị tuyết bao phủ sau một trận tuyết rơi ở công viên Ritan, Bắc Kinh, Trung Quốc, 18/03/2012.


Cầu thủ Lukasz Piszczek (phải) đổ bia lên người HLV Juergen Klopp sau trận thắng đầu tiên tại giải vô địch quốc gia Đức Bundesliga trước đối thủ Borussia Moenchengladbach, ở Dortmund, 21/04/2012.


Một bức ảnh lớn hơn thực tế của tổng tư lệnh tối cao Triều Tiên, Kim Jong Un, chiếu trên màn ảnh lớn tại buổi hòa nhạc nhân dịp lễ kỷ niệm 80 năm thành lập quân đội Triều Tiên ở Bình Nhưỡng, 24/04/2012.


Các thanh niên tham dự biểu biểu diễn âm nhạc trong dịp lễ hội nước tại một quán bar ở Yangon, Myanmar, 11/04/2012. Lễ hội té nước mừng năm mới ở Myanmar được gọi là Thingyan, lễ hội là kỳ nghỉ quan trọng nhất của người Myanmar. Tại lễ hội này người dân Yangon té nước vào nhau, hình thức té nước có nhiều dạng như té nước từ những cái chậu, súng nước cho đến những cái ống tre.

Nguồn: The Atlantic

Ngắm dung nhan dàn mỹ nhân trong Tây Thi Bí Sử

Ngắm dung nhan dàn mỹ nhân trong Tây Thi Bí Sử

(2Sao) - Tây Thi Bí Sử quy tụ dàn diễn viên nữ gồm nhiều mỹ nhân thế hệ cuối 8X, đầu 9X.

Dù gây nhiều tranh cãi nhưng Tây Thi Bí Sử vẫn tạo cơn sốt khi đồng thời phát sóng trên nhiều kênh truyền hình lớn của Trung Quốc trong thời gian qua. Nếu như tuyến nhân vật nam của bộ phim được giao cho dàn diễn viên lão luyện như Mã Cảnh Đào, Trần Hạo Dân, Mã Đức Chung... thì các nhân nữ phần lớn do những diễn viên cuối 8X, đầu 9X thể hiện. Cùng điểm qua dàn mỹ nhân trong Tây Thi Bí Sử.

Ô Tĩnh Tĩnh trong vai Tây Thi
















Dù nhiều khán giả vẫn phàn nàn rằng Ô Tĩnh Tĩnh chưa đủ đẹp để vào vai Tây Thi. Tuy nhiên, nữ diễn viên này lại ghi điểm bởi vẻ trong sáng, thánh thiện.

Triệu Chí Dao trong vai Trịnh Đán






Trịnh Đán là mỹ nhân được Việt quốc dâng cho nước Ngô. Cũng như Tây Thi, Trịnh Đán có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, làm đắm say lòng người. Ngoài ra, cô cũng là người rất tâm cơ, nhiều mưu kế, thủ đoạn.

Trình Hiểu Yến trong vai Nhã Ngư






Trong Tây Thi Bí Sử, Trình Hiểu Yến vào vai hoàng hậu Nhã Ngư - vợ của Việt vương Câu Tiễn.

Tần Tuyết trong vai Thu Thiền














Thu Thiền là nô tì Việt quốc tiếng cống cho Ngô quốc. Thu Thiền sau này cùng vương tử của nước Ngô nảy sinh tình cảm nhưng do khác biệt quá xa về thân phận nên chuyện tình của hai người không có cái kết hạnh phúc.

Thôi Bảo trong vai Ninh Phi








Ninh Phi (Thôi Bảo thể hiện) là mẫu thân của nhị điện hạ Ngô quốc.

Trương Dương trong vai Mộng Dao














Trong Tây Thi Bí Sử, Trương Dương vào vai cô nàng ngây thơ, trong sáng, tốt bụng Mộng Dao. Vẻ đẹp và sự sự đáng yêu của nhân vật này chiếm được cảm tình của đông đảo khán giả.

Nhược Anh

Gia đình sinh con toàn nữ được hưởng ưu đãi gì?

Gia đình sinh con toàn nữ được hưởng ưu đãi gì?

Ưu tiên nhập học, miễn giảm các khoản phí, chỗ ở ký túc xá, dạy nghề, giải quyết việc làm, vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh… là những ưu đãi đề xuất dành cho các em gái trong gia đình sinh con một bề là con gái.

Ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Bộ Y tế khẳng định: Để kiểm soát việc mất cân bằng giới tính khi sinh cần áp dụng các giải pháp như ưu tiên nữ giới, các gia đình sinh con một bề là nữ.
 
Ảnh minh họaẢnh minh họa

Đặc biệt, Bộ Y tế vừa đề nghị Ban Bí thư xem xét ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam. Đồng thời, Bộ cũng kiến nghị Thủ tướng sớm xem xét, phê duyệt Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2012-2020.

Theo đề án này, một giải pháp quan trọng để kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh là các biện pháp hỗ trợ đối với các em gái sinh trong gia đình 1 bề toàn nữ.

Theo đó, chủ động xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái trong các gia đình sinh con một bề là con gái và cha mẹ của các em. Các gia đình có con một bề là con gái được sự hỗ trợ của nhà nước.

Theo đó, sẽ ưu đãi các em gái trong việc đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo nghề, việc làm, cơ hội lập nghiệp và phát triển kinh tế gia đình. Ưu tiên nhập học, miễn giảm các khoản phí, chỗ ở ký túc xá, dạy nghề, giải quyết việc làm, vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh…

Ông Trọng phân tích, mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam sẽ dẫn đến thừa nam giới trong độ tuổi kết hôn. Ước tính Việt Nam sẽ thiếu khoảng 2,3 - 4,3 triệu phụ nữ vào năm 2050. Do đó, một bộ phận nam giới sẽ phải trì hoãn kết hôn, nhiều người không thể kết hôn.

Các hệ quả kéo theo là gia tăng các hành vi bạo lực, mãi dâm, cưỡng dâm, bắt cóc, buôn bán phụ nữ, trẻ em. Phụ nữ sẽ càng bị đối xử bất bình đẳng, bạo hành về thể chất lẫn tinh thần.

Ông Trọng còn cảnh báo: Bất bình đẳng giới sẽ ngày càng gia tăng, tỉ lệ tội phạm liên quan đến tình dục sẽ ngày càng cao hơn và trong một chừng mực nào đó, người con gái dễ trở thành món hàng bị buôn bán. Tỉ lệ kết hôn của phụ nữ sẽ sớm hơn, sự tranh giành giữa những người đàn ông để có được người phụ nữ và tỉ lệ phụ nữ tái hôn sẽ cao hơn.

Các quốc gia và vùng lãnh thổ mất cân bằng giới tính như Trung Quốc, Hàn Quốc… đã phải “nhập khẩu” cô dâu. Và phần lớn trong số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đã trở thành cô dâu ở các nước và vùng lãnh thổ nói trên.

Tuy nhiên, có thể nhìn thấy rõ rằng, đến khi Việt Nam phải đối mặt với sự thiếu hụt phụ nữ thì chúng ta khó có thể “nhập khẩu” được cô dâu từ nước láng giềng và sẽ đối mặt với vấn đề này khó khăn hơn các nước rất nhiều.

Theo Điều tra dân số của Tổng cục thống kê, giai đoạn 1999 - 2005, xu hướng biến động tỷ số giới tính khi sinh của nước ta không rõ ràng, dao động từ 104 - 109 bé trai/100 bé gái. Nhưng từ năm 2006 đến nay, tỷ số này bắt đầu tăng đáng kể từ 109,8 đến 111,9 trai/100 gái,. Đặc biệt ở lần sinh thứ ba, tỉ lệ này cao đến 120 trai/100 gái.

Chênh lệch nam nữ diễn ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước và liên tục biến động. Ví như vào năm 2009, Hưng Yên và Hải Dương đứng đầu cả nước về mất cân bằng giới tính thì đến năm 2011, Quảng Bình và Bắc Ninh lại vượt lên dẫn đầu, tất cả đều vượt tỷ lệ 120 bé trai/100 bé gái, thậm chí lên đến 130/100.

Phân tích số liệu thông kế chuyên ngành Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2012 tính đến 8 tháng đầu năm 2012 tỷ số giới tính khi sinh ở cả nước đã ở mức 112,67.

Đây là lý do tháng hành động quốc gia về dân số và ngày dân số Việt Nam năm nay lấy chủ đề "Kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh vì tương lai hạnh phúc của mỗi gia đình, vì sự phát triển bền vững của đất nước".

Để đạt được những kết quả này, theo ông Trọng ngoài các biện pháp tuyên truyền, tăng cường nhận thức, siết chặt các văn bản quy phạm pháp luật cấm lựa chọn thai nhi, cũng cần đến các giải pháp tình thế, như ưu tiên gia đình sinh toàn con gái, ví dụ miễn viện phí, miễn giảm học phí, ưu tiên công việc...

Hỗ trợ cho gia đình sinh con 1 bề là con gái là một chủ trương hợp lý bên cạnh việc nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi.

Từ đó, mục tiêu của Bộ Y tế là khống chế tỷ số giới tính khi sinh dưới mức 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2015 và dưới mức 115/100 vào năm 2020.

Ở 10 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất giảm bình quân ít nhất 0,5 điểm phần trăm vào năm 2015 và 2 điểm phần trăm vào năm 2020.

Theo Nguyễn Tâm
VTCnews