Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Các nhà khoa học báo cáo sử dụng HIV để ngăn ngừa bệnh AIDS

Các nhà khoa học báo cáo sử dụng HIV để ngăn ngừa bệnh AIDS

Một phụ nữ Uganda được xét nghiệm HIV/AIDS miễn phí
CỠ CHỮ
Phil Mercer

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Thịt ôi tẩm hóa chất thành đặc sản thịt khô

Thịt ôi tẩm hóa chất thành đặc sản thịt khô

Thịt trâu, bò, thú rừng khô là món ăn yêu thích của nhiều người, đặc biệt là dân nhậu. Vào dịp gần tết, mặt hàng này thường xuyên cháy hàng. Tuy nhiên, ít ai biết công nghệ sản xuất thịt khô rất bẩn, ẩn chứa những hiểm họa khôn lường.

Bẩn như thịt bò khô
Thịt bò khô ba không được bán với giá siêu rẻThịt bò khô "ba không" được bán với giá siêu rẻ

Một cán bộ thú y có nhiều năm công tác trên mặt trận VSATTP cho hay, bò khô được người ta áp dụng công thức: Phụ phẩm bò (hoặc thịt heo bệnh) sau khi được "luyện" các chất tẩy rửa công nghiệp (thuốc tẩy trắng, vôi...), sẽ được tẩm ướp các loại hóa chất công nghiệp để cho ra sản phẩm bò khô giá siêu rẻ.

Ngày 27/8/2012 vừa qua, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm huyện Bình Chánh, TPHCM đã kiểm tra và bắt quả tang một cơ sở chế biến bò khô siêu bẩn (tại nhà bà Bùi Thị Ngọc Hậu ở tổ 5, ấp 2, xã Vĩnh Lộc A). Toàn bộ quy trình sản xuất và đóng gói bò khô ở đây đều được thực hiện trên nền đất. Bò khô đen được để dưới nền nhà, nhiều thành phẩm đã lên mốc. Dụng cụsản xuất gồm các bao và rổ cáu bẩn, để trong nhà vệ sinh. Còn hai chiếc nồi to để nấu nguyên liệu đen ngòm, đặc sệt đang bốc khói nghi ngút.

Nguyên liệu được dùng để chế biến thịt bò khô ở đây là phế phẩm từ lòng bò, thu mua từ các chợ với giá rất rẻ. Phế phẩm này được ngâm tẩm hóa chất, trộn với nhiều loại nguyên liệu, gia vị, phụ gia không rõ nguồn gốc để chế biến thành khô bò.

Khu vực chợ đầu mối thực phẩm Bình Tây (phường 2, quận 6, TP.HCM) cung cấp rất nhiều thịt bò khô giá sỉ cho tất cả các tỉnh thành Đông Nam bộ, Tây Nguyên, miền Trung vàĐBSCL. Thịt bò khô được bán la liệt ở các sạp với giá chỉ từ 150 - 200 nghìn đồng/kg, tùy loại bò khô nguyên miếng, dạng que hay xé sợi nhỏ.
 
Bò khô được đựng trong các túi nylon loại lớn và không có bất cứ địa chỉ sản xuất, nhãn mác hay thông tin gì về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Theo một cán bộ thú y, có hai loại nguyên liệu chính để sản xuất các loại bò khô "3 không" - không nhãn mác, không xuất xứ và không thời hạn sử dụng- gồm: lòng bò bẩn và thịt heo bệnh, sau đó ngâm tẩm hóa chất, hương bò độc hại
Chất phụ gia hương vị bò có nguồn gốc Trung QuốcChất phụ gia hương vị bò có nguồn gốc Trung Quốc

Để thu hút "thượng đế", các cơ sở chế biến còn dùng rất nhiều hóa chất độc hại tẩm ướp. Để tạo màu đỏ nâu sẫm đẹp mắt và mùi bò khô "chính hiệu" cho bò khô làm từ thịt heo, người ta dùng chất tạo màu và mùi công nghiệp. Để tăng độ dai, các cơ sở chế biến còn ngâm thêm hàn the. Để tăng cân nặng, có cơ sở đã dùng bột biến tính và gia vị giá rẻ không nguồn gốc để tẩm ướp. Độc hại nhất, có nơi còn dùng chất bảo quản xuất xứ từ Trung Quốc để giữ cho bò khô cả năm không hỏng.
Với lòng bò, do nguyên liệu ban đầu rất dơ bẩn, các cơ sở sơ chế sẽ sử dụng vôi ngâm với tỷ lệ 100 kg lòng bò + 1 kg vôi + 160 lít nước. Một số hộcòn lét lút sử dụng chất tẩy trắng cực mạnh không nguồn gốc để đánh bật các vết thâm đen, nhớt và mùi hôi thối trên phụ phẩm lòng bò. Sau côngđoạn này, đến lượt các cơ sở chế biến bò khô tiếp tục phối trộn nhiều loại hóa chất tạo độ dai, giòn, thơm, ngậy cho sản phẩm.

Ẩn họa từ món khoái khẩu thịt khô
Các mặt hàng khô, đặc biệt là thịt trâu, bò, thú rừng khô dù không nhãn mác, không hạn sử dụng, không nơi sản xuất vẫn đắt khách. Vào dịp cận Tết, nhiều nơi còn "cháy" hàng

Tại Hà Nội, mặt hàng bò khô, trâu khô, nai khô, đà điểu, ... ăn sẵn được bày bán nhiều và cũng kháđắt hàng. Ở chợ Đồng Xuân, những mặt hàng này được bán tràn lan, với giá khá rẻ và đa dạng. Bò khô nguyên miếng, bò khô dạng viên, dạng que hay xé sợi đều có.

Tại các kiot của chợ này, mặt hàng bò khô, nai khô đều dựng trong một túi nilong trắng tinh không có nhãn mác, bên ngoài chỉ ghi riêng hai chữ "bò khô" để giới thiệu sản phẩm. Các loại thịt bò khô được bán với giá từ 300.000 - 450.000 đồng/kg, nai khô từ400.000 - 550.000 đồng/kg, đà điểu khô từ 80.000- 120.000 đồng/ kg.

Còn sản phẩm đà điểu khô được đóng gói bằng bao bì nhựa, nhãn in toàn chữ Trung Quốc, giá bán từ 18.000- 30.000 đồng mỗi bịch 300g. Ngoài ra, những gói thịt hổ "make in Trung Quốc" cũng được bày bán.

Tại chợ Vinh, Nghệ An, nhiều ki-ốt cũng bày bán thịt bò khô "3 không". Sản phẩm thịt bò khô được chia làm 3 loại: loại sợi có màu sậm giá từ175-200.000 đồng/kg; loại màu sắc sáng hơn có giá 250.000 đồng/kg, loại thịt bò khô dạng tấm có giá từ 300-350.000 đồng/kg. Các sản phẩm nàyđều được đựng trong túi bóng kính và được các chủ hàng giới thiệu có xuất xứ từ Quảng Nam.
Những miếng thịt bò khô như thế này lấy gì làm đảm bảo chất lượng?Những miếng thịt bò khô như thế này lấy gì làm đảm bảo chất lượng?
Mặt hàng dăm bông được đóng thành từng túi to nhỏ khác nhau hoặc đựng trong các thùng nhựa. Có loại dăm bông với màu loang lổ, được chủ hàng giới thiệu là dăm bông thịt bò. Tất cả các sản phẩm trên đều không có nhãn mác.

Trên thị trường, hiện thịt bò tươi có giá từ 180.000-250.000 đồng/kg. Mà để làm ra 1kg thịt bò khô cần khoảng gần 3kg thịt bò tươi, tức là phải mất ít nhất gần 600.000 đồng mới có được 1kg thịt bò khô, đó là chưa kể chi phí về nguyên liệu, máy móc.

Vậy mà giá thịt bò khô lại chỉ có chỉ từ 150 - 200 nghìn đồng/kg. Thịt đà điểu khô bán có 80.000/kg là điều không tưởng. Lý giải về điều này, nhiều người cho rằng, các sản phẩm thịt khô có thể là dạng thịt "phù phép",đó có thể là thịt một loại động vật khác hoặc là một loại nguyên liệuđộng vật khác.

Một người chuyên bán buôn, bán lẻ các loại thịt bò khô bật mí: Bằng cảm quan rất khó để phân biệt thịt bò nguyên chất hay thịt bò khô được phù phép từ thịt lợn khô, bởi chỉ cần tẩm các hương liệu là giống y như thật. Khi ăn, thịt bò có vị đằm và dai hơn thịt lợn khô.

Điều đáng nói, loại thịt khô "3 không" này vẫnđược bày bán một cách ngang nhiên ở các chợ lớn, nhỏ. Với loại thực phẩm khô mà chất lượng bị thả nổi như thế này thì sức khỏe của người tiêu dùng lấy gì để đảm bảo?
Theo Hạnh Giang

“WHO không phải cấp trên Bộ Y tế”

“WHO không phải cấp trên Bộ Y tế”

Đó là ý kiến của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Văn Bình khi chúng tôi tiếp tục hỏi về loại vắc xin được nghi vấn có liên quan cái chết của 5 đứa trẻ trước văn bản cho rằng Quinvaxem an toàn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

  Chích ngừa vắc xin cho trẻ tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM  - Ảnh: N.C.T.
Chích ngừa vắc xin cho trẻ tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM - Ảnh: N.C.T.

 
Ông Bình nói: “WHO không phải cấp trên của Bộ Y tế, mà là cơ quan hỗ trợ, tư vấn về mặt kỹ thuật (thuốc, sức khỏe, vắc xin, dịch bệnh...) phạm vi toàn cầu. Bộ Y tế có thể tham khảo khi có vấn đề chưa rõ về kỹ thuật xảy ra ở VN. Tuy nhiên Bộ Y tế vẫn có quyền của mình, kể cả đây là vắc xin viện trợ”.

Thưa ông, một số trường hợp tai biến sau tiêm vắc xin ở Sri Lanka, Ấn Độ... đều rất giống hiện tượng đã xảy ra ở VN. Tuy nhiên những quyết định của Bộ Y tế lại chưa thấy đủ độ mạnh mẽ và rõ ràng?

Bộ Y tế đã có những hành động của mình. Chúng tôi dự định gửi mẫu vắc xin đi kiểm định độc lập (không thông qua WHO và các bên liên quan) tại Nhật Bản nhưng gặp khó khăn vì Nhật Bản không nhận kiểm định vắc xin sản xuất ngoài Nhật, vì thế chúng tôi đang chuẩn bị gửi mẫu đi kiểm định tại Hà Lan. Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) và các sở y tế khu vực có tai biến sau tiêm đã có thông báo tạm ngừng sử dụng 3 lô vắc xin liên quan tai biến. Cho đến nay, dù chưa có căn cứ chất lượng vắc xin liên quan đến tai biến, nhưng cũng chưa có căn cứ để loại trừ, ba lô này vẫn đang bị tạm dừng.

Tuy nhiên VN vẫn tiếp tục cho tiêm ngừa bằng Quinvaxem thuộc năm lô còn lại, trong khi Sri Lanka và Bhutan rất mạnh mẽ khi cho ngừng vắc xin này sau một số trường hợp tai biến sau tiêm. Ông có thấy như vậy là chưa đủ quyết liệt như “quyền” mà Bộ Y tế có?
 
Như cuộc họp hội đồng chuyên môn xử lý tai biến sau tiêm vắc xin cách đây một tuần, đã có những yêu cầu quan trọng được đặt ra, như cử đoàn đi thẩm định lại điều kiện sản xuất Quinvaxem, gửi mẫu đi kiểm định độc lập, tổ chức đối chất với các bên liên quan về chất lượng vắc xin trên cơ sở tài liệu và hồ sơ.

Khi chưa có bằng chứng về chất lượng vắc xin thì các lô vắc xin ngoài lô liên quan tai biến vẫn đang được sử dụng. Nhưng trong trường hợp có thêm phản ứng sau tiêm, vấn đề chuyển đổi sang loại vắc xin khác nhất thiết phải đặt ra.

Các thông tin từ nguồn chính thức của WHO cho thấy đã có nhiều ca tai biến sau tiêm Quinvaxem, nhưng trong văn bản mới nhất gửi Bộ Y tế, WHO cho rằng  Quinvaxem là an toàn, ông thấy WHO trả lời liệu đã thỏa đáng?

WHO trả lời dựa trên hồ sơ và kỹ thuật của WHO, cho vắcxin này là an toàn. Nhưng như tôi đã nói ở trên là VN cũng có quyền của mình, vì sử dụng quyền này Bộ Y tế mới gửi vắc xin đi kiểm định độc lập. Bộ Y tế đang tích cực tìm kiếm tài liệu để có những quyết định chính xác liên quan đến Quinvaxem.
  
 Có 3 loại vắc xin tương tự

Ngày 20/1, ông Nguyễn Nhật Cảm, phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, cho hay ngoài vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng ngừa năm bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm màng não mủ do Hib, tại VN đang có hai loại vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 lưu hành. Đó là vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Hãng Sanofi, Pháp ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hib; vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa của Hãng GSK ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và Hib, giá tiêm phòng từ trên 500.000 đến trên 600.000 đồng/mũi/tùy loại.

Theo thống kê của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, tỉ lệ gặp phản ứng nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem là 0,69/1 triệu mũi tiêm, trong đó tỉ lệ tử vong là 0,17/1 triệu mũi tiêm. Tuy nhiên theo thống kê của Tuổi Trẻ, từ tháng 11/2012 đến đầu tháng 1/2013 đã có tổng số bảy trường hợp tử vong sau tiêm, tỉ lệ tử vong (mặc dù chưa tìm thấy bằng chứng liên quan đến chất lượng vắc xin Quinvaxem) đã ở mức 1,8/1 triệu mũi tiêm tính trung bình cả năm do VN sử dụng 4,5 triệu mũi tiêm Quinvaxem/năm. Với các loại vắc xin khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tỉ lệ tai biến nặng từ 0,5-0,9/1 triệu mũi tiêm.

Một số nước dừng chương trình chích vắc xin Quinvaxem

Từ năm 2008-2011, liên tiếp các cuộc điều tra về cái chết của trẻ em ở Sri Lanka, Bhutan, Pakistan, Ấn Độ... sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem 5 trong 1.

Vắc xin này được Bộ Thuốc và thực phẩm Hàn Quốc cấp phép năm 2006. Cũng cùng năm, WHO chọn vắc xin Quinvaxem để cung cấp cho các chương trình tiêm chủng trẻ em ở các nước đang phát triển.

Thế nhưng, trong năm 2008, ít nhất năm trẻ em Sri Lanka bị chết sau khi được tiêm chủng loại vắc xin Quinvaxem do Công ty Berna Biotech Korea Corporation (Hàn Quốc) sản xuất. Trước đó, tháng 7/2007 cũng ghi nhận một trẻ em đảo quốc Suriname bị chết sau khi tiêm chủng vắc xin Quinvaxem. Trước sức ép của dư luận và Chính phủ Sri Lanka, WHO cho tiến hành những cuộc điều tra chất lượng Quinvaxem, song song với những cuộc điều tra của chính quyền nước sở tại. Ngày 16/10/2008, WHO cho công bố trên trang web www.who.int rằng không có bằng chứng cho thấy vắc xin Quinvaxem là không an toàn và vẫn nằm trong danh sách sử dụng của WHO.

Đến năm 2009, đến lượt 8 trẻ em ở Bhutan và ba trẻ em ở Pakistan cũng chết sau khi tiêm chủng vắc xin Quinvaxem. Năm 2010, bốn trẻ em ở bang Nam Kerala của Ấn Độ chết sau khi tiêm chủng Quinvaxem. Lúc này, chương trình tiêm chủng Quinvaxem tạm thời dừng lại, WHO cho mở những cuộc điều tra tiếp theo. Sang năm 2011, WHO tiếp tục khẳng định vắc xin Quinvaxem an toàn, và không rút ra khỏi chương trình tiêm chủng hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc cho các nước đang phát triển.

Phát biểu trên tờ Bhutan Times ngày 30/5/2010, TS Patrick Zuber của Bộ phận an toàn vắc xin toàn cầu tại Geneva (Thụy Sĩ) đưa ra bình luận: “Theo kết quả gửi về từ các chuyên gia điều tra cái chết của những trẻ sơ sinh, chúng tôi không thể nói rằng những cái chết này là do vắc xin”. TS Jayantha Liyanage của WHO tại Sri Lanka thì cho rằng cái chết của những trẻ em này là do nguyên nhân ngẫu nhiên, bị viêm màng não, co giật, đột tử...

Mặc dù vậy, Sri Lanka, Bhutan đã ngưng chương trình tiêm chủng vắc xin Quinvaxem sau khi xảy ra cái chết của các trẻ sơ sinh. Trong một lá thư tường trình về cái chết của ba trẻ Pakistan gửi Tổ chức British Medical Journal, ông S.K.Mittal - thành viên nhóm điều tra về vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem của Hội đồng cấp cao Delhi (Ấn Độ) - cho biết một trẻ chết nửa giờ sau khi tiêm, hai trẻ còn lại chết khoảng 12-14 giờ sau khi tiêm. Tuy nhiên, kết quả điều tra của các chuyên gia đều đi đến kết luận trẻ chết không rõ nguyên nhân. Hai trẻ sơ sinh bị cho là đột tử, trẻ còn lại thì... không chắc! Trường hợp tám trẻ sơ sinh của Bhutan năm 2009 cũng được WHO cho rằng là do “đột tử, co giật hoặc viêm não”.
Theo Lan Anh – Quang Thi
Tuổi trẻ

Thuốc đặt âm đạo: dùng sai gây viêm nhiễm nặng

Thuốc đặt âm đạo: dùng sai gây viêm nhiễm nặng

14-09-2012 14:01:16 | Lê Hường - TTVN

Sử dụng thuốc đặt âm đạo sai cách không những không phát huy được tác dụng của thuốc mà còn có thể làm cho "vùng kín” viêm nhiễm nặng và khó chữa trị hơn.

Thấy "vùng kín" bị ngứa và tiết dịch nhiều, chị Thanh Lâm (Thanh Trì, Hà Nội) đi khám phụ khoa thì mới biết là bị viêm cổ tử cung và được bác sĩ kê đơn thuốc để đặt trong âm đạo.
 
Sau nửa tháng đặt thuốc, chị tái khám theo chỉ định của bác sĩ nhưng bệnh dường như không thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng hơn. Chất dịch tiết ra đổi màu sang màu trắng đục và mùi hôi rất nặng. Làm các xét nghiệm, bác sĩ kê toa thuốc khác kết hợp đặt và uống thêm thuốc kháng sinh.
 
Chị Thảo (Gia Lâm, Hà Nội) thấy "cô bé" ra nhiều dịch thì suy luận rằng mình bị viêm nhiễm âm đạo. Nghĩ cứ viêm thì đặt thuốc là khỏi nên chị Thảo tự mua thuốc về đặt. Suốt 10 ngày dùng thuốc, mặc dù chị đã kiêng hẳn sinh hoạt vợ chồng nhưng "cô bé" của chị vẫn ra nhiều dịch và đau rát.

Đến bệnh viện khám thì chị được bác sĩ kết luận là bị viêm âm đạo rất nặng, phải điều trị dứt điểm thì mới tránh được những tai biến đáng tiếc.

Thuốc đặt âm đạo: dùng sai gây viêm nhiễm nặng
Dùng thuốc đặt âm đạo phải theo chỉ dẫn của bác sĩ mới hiệu quả. Ảnh Internet
Ngoài chị Lâm, chị Thảo rất nhiều chị em phụ nữ khác cũng đã từng bị viêm nhiễm "ghé thăm". Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng thuốc đặt đúng cách để bệnh nhanh khỏi và nhiều người thậm chí phải lĩnh hậu quả nặng nề hơn.
 
Dùng thuốc đặt âm đạo mà vẫn không khỏi viêm nhiễm
 
Viêm âm đạo là tình trạng phổ biến và rất hay gặp ở nhiều chị em. Viêm âm đạo cũng có nhiều dạng, có loại chỉ cần vệ sinh sạch sẽ là khỏi, có loại do các vi khuẩn nấm gây nên thì phải dùng thuốc đặt mới điều trị dứt điểm bệnh.
 
Viêm âm đạo trong trường hợp nặng, không được điều trị khỏi sẽ có thể gây nên ung thư cổ tử cung, vô sinh ở nữ giới.
 
Như trường hợp của chị Thanh Lâm, sở dĩ bệnh của chị không khỏi là do chị không biết sử dụng thuốc đặt đúng như chỉ dẫn của bác sĩ.
 
Dù bác sĩ đã hướng dẫn cụ thể là giữ viên thuốc giữa ngón tay trỏ và giữa rồi ngồi xổm, đưa viên thuốc vào vào bên trong âm đạo, sâu nhất có thể, nhưng chị Lâm thường xuyên rơi vào tình trạng đặt thuốc được một lúc thì thuốc rơi ra và chị lại đặt viên khác.
 
Đồng thời bác sĩ cũng lưu ý không nên quan hệ tình dục trong thời gian đặt thuốc, nhất là mấy ngày đầu để tránh bệnh nặng thêm nhưng chỉ được 3 ngày, chị với chồng đã không thể không “giao ban”.
 
Đặt sai vị trí, không kiêng khem chỉ là một vài trong số rất nhiều nguyên nhân khiến cho việc dùng thuốc đặt âm đạo chống viêm nhiễm không có hiệu quả.
 
Không tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh mà đã tự ý mua thuốc về đặt cũng là nguyên nhân làm cho bệnh nặng thêm. Trường hợp như chị Thảo là một ví dụ điển hình. Đáng lẽ chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ là bệnh của chị đã có thể khỏi nhưng vì chị tự ý mua thuốc đặt, lại đặt thường xuyên vì nghĩ rằng như vậy mới nhanh khỏi mà cuối cùng chị Thảo phải nhận hậu quả là bội nhiễm và phải dùng kháng sinh liều cao.
 
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng phòng khám sản phụ khoa, Trung tâm y tế lao động Thái Hà cho biết: Thông thường thuốc đặt âm đạo ít tác dụng phụ nên gây tác hại không nhiều. Hơn nữa khi chỉ định đặt thuốc các bác sĩ đã hướng dẫn cách đặt đúng và đưa ra những lưu ý với bệnh nhân nên cũng hạn chế được những tai biến khi sử dụng thuốc.
 
Tuy nhiên, những loại thuốc này đều là thuốc kháng viêm, chống nấm nên nếu không có bệnh mà ngày nào cũng đưa kháng sinh vào, thì vô tình đã đưa lượng kháng sinh không cần thiết vào cơ thể.

Những sai lầm khác khi điều trị không theo chỉ định của bác sĩ như quan hệ tình dục khi điều trị, bỏ thuốc dở chừng… đều có thể làm nhờn thuốc, dẫn đến việc đặt thuốc không có hiệu quả.
 
Để việc sử dụng thuốc đặt âm đạo có hiệu quả, chị em cần lưu ý tránh những lỗi sơ đẳng nhất như thụt rửa trước khi đặt thuốc, không rửa tay sạch sẽ trước khi cầm thuốc đặt, dùng tampon, bông gòn để chặn thuốc, đặt thuốc sai vị trí, không dùng đủ liều lượng như quy định…
 


Để điều trị khỏi bệnh, trước hết chị em phải biết các triệu chứng của viêm âm đạo đã nhé

Hướng dẫn đặt thuốc trị viêm âm đạo cho đúng cách

Hướng dẫn đặt thuốc trị viêm âm đạo cho đúng cách

20-01-2013 13:48:41 | BS. Hoa Hồng - TTVN

Nếu chị em dùng không đúng chỉ định, hoặc không đúng cách sẽ không có hiệu quả mà còn hại.

Em đi khám phụ khoa bác sĩ bảo em bị viêm âm đạo và cho thuốc để đặt. Nhưng có 1 vài vấn đề em thắc mắc như sau. Em muốn hỏi em có thể tự đặt thuốc ở nhà được không? Và nếu được thì cách đặt như thế nào và cần lưu ý những gì? Mong bác sĩ giúp em. Em xin cảm ơn! (Thu Hảo)
BS. Hoa Hồng tư vấn:

Chào Thu Hảo,

Em đã đi khám phụ khoa và được bác sĩ kê thuốc về đặt thì nếu có điều kiện, em ra phòng khám nhờ bác sĩ đặt là tốt nhất. Nếu không, em cũng có thể tự đặt ở nhà. Vì việc đặt viên thuốc âm đạo khá đơn giản.

Với loại thuốc viên cứng, trước tiên cần làm ẩm bằng cách nhúng vào nước sôi để nguội khoảng 20-30 giây, hay đặt lên một miếng gạc sạch đã làm ẩm; không nhúng quá lâu vì viên thuốc sẽ bị tan ra mất.

Em cần rửa sạch tay bằng xà phòng, nằm ở tư thế dựng 2 đầu gối, kê cao mông; hoặc nửa nằm nửa ngồi. Kẹp viên thuốc giữa hai ngón tay đưa vào âm đạo, dùng ngón tay đẩy thuốc vào sâu hết mức có thể.

Hướng dẫn đặt thuốc trị viêm âm đạo cho đúng cách 1
Tránh giao hợp trong thời gian dùng thuốc để thuốc có hiệu quả cao nhất. Ảnh minh họa

Tốt nhất, em nên đặt vào buổi tối trước khi đi ngủ để giữ viên thuốc trong âm đạo. Còn nếu đặt vào ban ngày, có thể ngăn nó rơi ra bằng cách nhét một cục bông bên ngoài, sau đó đóng băng vệ sinh. Cách này có thể giữ viên thuốc trong 3-4 giờ; sau đó nếu cần có thể thay miếng bông khác. Hiệu quả sẽ tốt hơn nếu em nằm nghỉ khoảng 15 phút sau khi đặt.

Thông thường, một liệu trình dùng thuốc đặt sẽ kéo dài trong khoảng 7-10 ngày, không nên quá 14 ngày. Khi đã dùng đúng mà không thấy có hiệu quả thì em có thể thay thuốc. Không nên dùng kéo dài, dùng quá liều hoặc dùng không đều đặn vì như vậy sẽ dễ sinh kháng thuốc. Trong trường hợp nặng, dùng thuốc đặt không hiệu quả thì em có thể kết hợp thêm thuốc uống.

Sau khi xong một liệu trình, nếu bệnh không khỏi, em nên đi khám lại em nhé. Không nên tiếp tục mua thêm về dùng hay tự ý đổi thuốc vì điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến kết quả điều trị.

Tránh giao hợp trong thời gian dùng thuốc để thuốc có hiệu quả cao nhất. Nếu bị dị ứng, cần chú ý mức độ dị ứng và đi khám. Tránh lạm dụng vì lạm dụng thuốc đặt sẽ gây nên sự kháng thuốc, làm mất cân bằng sinh thái hệ vi sinh, gây bội nhiễm các tác nhân gây bệnh khác.

Chúc em luôn vui,  khỏe!

Sợ chồng biết "vùng kín" bất thường do "tự sướng" nhiều

Sợ chồng biết "vùng kín" bất thường do "tự sướng" nhiều

27-10-2012 16:01:07 | BS. Hoa Hồng - TTVN

4 năm trrước khi lấy chồng, em đã "tự sướng" rất nhiều. Giờ đây em thấy bộ phận sinh dục của em không bình thường, nó có màu đen chứ không phải màu hồng.

Em năm nay 24 tuổi, mới kết hôn. Khoảng 4 năm trrước khi lấy chồng, em đã "tự sướng" rất nhiều. Em thích xem những phim sex rồi "tự sướng" bằng cách kẹp chặt hai chân lại với nhau. Nhưng một năm trở lại đây, em đã tự kiềm chế và giảm hẳn thói quen này, chỉ còn 1-2 lần/tuần thôi, vì em cảm thấy lo lắng và sợ sau này mình không thể có em bé.
 
Em lo lắng vì thấy bộ phận sinh dục của em không được như bình thường nữa. Nếu nhìn bằng mắt thường sẽ thấy môi lớn không phải màu hồng mà là màu gần đen, cả môi bé cũng vậy, ngực em thì rất bé.
 
Em cũng có cảm giác là âm đạo của em bị thu hẹp lại do em kẹp chặt hai chân. Sau khi cưới, em và chồng đã cố gắng quan hệ nhưng chất nhờn ra ít và hình như do âm đạo nhỏ nên anh ấy không "vào trong" được. Em sợ sau này mình không thể có con. Nhưng em cũng không dám nói thật với chồng.
 
Em phải làm sao bây giờ? (MT@...)
 
BS. Hoa Hồng tư vấn:
 
Trước tiên chúng tôi muốn em giải tỏa những lo lắng, vì xét cho cùng thủ dâm cũng là một cách để giải tỏa tâm lý và nhu cầu tình dục của con người, nó chỉ xấu nếu em lạm dụng quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe, tình cảm vợ chồng và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của em.
 
Ở một khía cạnh khác, thủ dâm còn có tác dụng tích cực là giúp người đàn ông/phụ nữ tự khám phá mình, tự làm mình thỏa mãn nên giải tỏa được nhu cầu sinh lý (không làm ảnh hưởng người khác) và còn có thể tránh thai.
 
Sợ chồng biết "vùng kín" bất thường do "tự sướng" nhiều 1
Nên chia sẻ với chồng nhưng cảm xúc và nhu cầu của mình thay vì tự thủ dâm. Ảnh minh họa
 
Trước đây em thủ dâm nhiều thì có thể là do em mới bị kích thích và có những cảm giác lạ về mặt giới tính nên thường xuyên tự tạo cho mình những cảm giác đó. Còn sau này, khi đã quen rồi, cộng với nỗ lực kiềm chế của em, thói quen đó đã giảm đi. Điều này cũng tốt cho em, vì nếu thủ dâm nhiều sẽ có thể khiến em giảm hững thú và ham muốn tình dục với chồng, về lâu dài có thể dẫn đến lãnh cảm - điều này sẽ rất nguy hiểm cho tình cảm và đời sống chăn gối của vợ chồng em.
 
Còn về chuyện "cô bé" xỉn màu, ngực và âm đạo nhỏ thì xin khẳng định với em rằng không phải do em thủ dâm nhiều mà bị như vậy. Màu sắc của "cô bé" chủ yếu do sắc tố da quyết định. Chỉ có số ít trường hợp "cô bé" bị xỉn màu là do mặc đồ quá chật hoặc cọ xát quá nhiều.
 
Âm đạo rộng hay hẹp cũng vậy, tự bản thân âm đạo có thể giãn nở rất to (để sau này khi sinh, em bé có thể chui ra được) và thu nhỏ lại bình thường. Ngực người phụ nữ to hay nhỏ cũng là do yếu tố gen quyết định. Có trường hợp chị em ngực nhỏ do cho con bú hoặc chế độ ăn uống thiếu chất chứ ít có trường hợp ngực nhỏ do thủ dâm.
 
Vợ chồng em không thể quan hệ được có thể là do cả hai chưa biết cách chứ không phải do âm đạo em nhé. Có thể do là lần đầu nên cả hai còn căng thẳng, chưa sẵn sàng nên mọi chuyện chưa được "xuôi chèo mát mái". Em và chồng nên thoải mái, kéo dài màn dạo đầu và cùng chia sẻ cảm xúc thì mọi chuyện có thể sẽ tốt đẹp hơn.
 
Cũng có trường hợp âm đạo của người phụ nữ bị dị tật khiến cho việc quan hệ tình dục gặp khó khăn. Nhưng để biết có đúng bị dị tật hay không thì người phụ nữ phải đi khám, chứ mắt thường và sờ tay vào rất khó phát hiện ra.
 
Nếu sau mọi cố gắng mà vẫn không thể quan hệ được thì vợ chồng em có thể đi khám xem có bất thường gì không nhé.
 
Chúc vợ chồng em hạnh phúc!
 

Dấu hiệu có thể bạn nhiễm HIV

Dấu hiệu có thể bạn nhiễm HIV

28-10-2012 13:07:56 | Theo VNE

Trong vòng 1-2 tháng sau khi HIV xâm nhập vào cơ thể, 40% đến 90% mọi người sẽ trải qua các triệu chứng giống cúm, còn gọi là giai đoạn cửa sổ (ARS).

Nhưng đôi khi các triệu chứng nhiễm HIV không xuất hiện trong nhiều năm trời, thậm chí cả thập kỷ. Vì không thấy triệu chứng, nên nhiều người không biết mình mắc bệnh. Do đó, điều quan trọng là phải xét nghiệm, đặc biệt nếu bạn từng quan hệ tình dục không an toàn với nhiều hơn một người, hoặc tiêm ma túy vào tĩnh mạch. 
 
Dưới đây là một vài dấu hiệu có thể bạn đã dương tính với HIV.

1. Sốt 
 
Dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn cửa sổ có thể là sốt nhẹ, khoảng 38,8 độ C. Sốt, nếu có xảy ra, thường đi kèm với các triệu chứng nhẹ khác như mệt mỏi, sưng tuyến bạch huyết, đau họng. 
 
Ở thời điểm này, virus đi vào trong mạch máu và bắt đầu nhân lên với số lượng lớn. Do đó, nó gây ra phản ứng kích thích ở hệ miễn dịch. 
 
2. Mệt mỏi 
 
Phản ứng của hệ miễn dịch cũng có thể khiến bạn thấy mệt khác thường và buồn ngủ lịm. Mệt mỏi có thể là dấu hiệu sớm hoặc muộn của HIV. 
 
3. Đau cơ, đau khớp, sưng hạch bạch huyết 
 
Giai đoạn cửa sổ thường bị nhầm với cúm, hoặc các nhiễm trùng khác, thậm chí là giang mai, viêm gan. Điều đó không ngạc nhiên, vì nhiều triệu chứng của các bệnh này giống nhau. 
 
4. Đau họng và đau đầu 
 
Cũng giống như các triệu chứng khác, đau họng và đau đầu có thể nhận ra nếu bạn đang ở giai đoạn cửa sổ. Nếu bạn nhớ gần đây mình có sex nguy cơ không an toàn thì nên đi kiểm tra HIV lúc này. Điều này còn mang lại sự an toàn cho người khác, bởi đây cũng là giai đoạn HIV dễ lây nhất. 
 
Cũng nên nhớ lúc này cơ thể chưa tạo ra kháng thể chống lại HIV, vì thế xét nghiệm kháng thể có thể không thấy. Hãy chọn phương án khác như phát hiện ARN virus, nhất là trong vòng 9 ngày sau khi nhiễm.

5. Phát ban trên da 
 
Phát ban trên da có thể xảy ra ở giai đoạn sớm hoặc muộn của bệnh. Các vết sưng, hồng, ngứa trên da nếu không có lý do thỏa đáng, bạn nên nghĩ tới xét nghiệm HIV. 
 
6. Buồn nôn, nôn, tiêu chảy 
 
Khoảng 30-60% mọi người có buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy ngắn hạn trong giai đoạn sớm của HIV. 
 
7. Giảm cân 
 
Giảm cân (AIDS wasting) là dấu hiệu bệnh trở nặng, có thể đi kèm với tiêu chảy nghiêm trọng. Khi bạn giảm cân, nghĩa là hệ miễn dịch đang suy kiệt dần, dù bạn có ăn nhiều hết mức. Tuy nhiên, hiện tại, nhờ liệu pháp kháng virus, tình trạng này đã giảm dần. 
 
Một người được xem là giảm cân nếu mất hơn 10% trọng lượng cơ thể và có tiêu chảy, mệt mỏi, sốt trong hơn 30 ngày. 
 
8. Ho khan 
 
Những cơn ho âm thầm có thể kéo dài nhiều tuần (mà kháng sinh, thuốc chống dị ứng, thuốc xông... đều vô tác dụng) là triệu chứng điển hình ở bệnh nhân HIV đã rất nặng. 
 
9. Viêm phổi 
 
Ho và giảm cân có thể là chỉ báo về một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn gây ra, mà bình thường nếu hệ miễn dịch khỏe mạnh bạn không thể mắc. 
 
10. Đổ mồ hôi đêm 
 
Khoảng một nửa bệnh nhân đổ mồ hôi trộm vào ban đêm trong giai đoạn đầu nhiễm HIV. Tình trạng này thậm chí còn phổ biến hơn vào giai đoạn sau, và không có liên quan đến việc tập thể dục hay nhiệt độ trong phòng. 
 
Tương tự như những cơn bốc hỏa ở phụ nữ thời mãn kinh, những cơn đổ mồ hôi trộm này cũng khó mà kiểm soát, có thể gây ướt ga trải giường của bạn.
 
11. Thay đổi ở móng 
 
Một dấu hiệu khác ở giai đoạn muộn nhiễm HIV là thay đổi ở móng tay chân, chẳng hạn móng dày lên, cong queo, móng bị chẻ, hoặc biến màu (có các sọc đen, nâu nằm dọc hoặc ngang). 
 
Thường thì tình trạng này là do nhiễm nấm. Bệnh nhân có hệ miễn dịch suy kiệt sẽ nhạy cảm hơn với nhiễm nấm.

Dấu hiệu có thể bạn nhiễm HIV 1
 
12. Bệnh nấm 
 
Một loại bệnh nấm khác người có HIV hay gặp ở giai đoạn muộn là bệnh tưa miệng - do nấm Candida gây ra, thường gây khó nuốt. 
 
13. Khó tập trung 
 
Rối loạn nhận thức có thể là một dấu hiệu của chứng mất trí liên quan đến HIV, thường xảy ra muộn trong tiến trình bệnh. Nó còn liên quan đến khả năng ghi nhớ, và các vấn đề về hành vi như giận dữ, cáu kỉnh.

14. Herpes ở miệng hoặc cơ quan sinh dục 
 
Chúng có thể là dấu hiệu của giai đoạn cửa sổ và cả giai đoạn cuối nhiễm HIV. Người mang HIV thường có xu hướng có nhiều đợt bùng phát herpes nghiêm trọng hơn bình thường do HIV làm suy yếu hệ miễn dịch. 
 
Bản thân việc bị herpes cũng là một yếu tố nguy cơ nhiễm HIV. 
 
15. Các cơn đau nhói ở chi 
 
Nhiễm HIV giai đoạn muộn có thể gây tình trạng tê và đau nhói ở tay, chân. Đó là khi các tế bào thần kinh bị phá hủy. 
 
16. Rối loạn kinh nguyệt 
 
Bệnh khi tiến triển sẽ làm tăng nguy cơ thất thường kinh nguyệt, chẳng hạn số lần có kinh ít hơn, lượng máu kinh ít đi. Tuy nhiên, tình trạng này có thể là do sự giảm cân hoặc sức khỏe kém ở những người đã vào giai đoạn muộn, chứ không phải do bản thân việc nhiễm virus. 
 
Người nhiễm HIV cũng mãn kinh sớm hơn vài năm.
 

Những nạn nhân vô tội của HIV

Những nạn nhân vô tội của HIV

01-12-2012 09:14:10 | Theo Thanhnien

Nhận viên thuốc từ tay bà, không cho ngay vào miệng, nước mắt Trâm chảy dài trên đôi gò má đen xạm vì biến chứng HIV. Sự sống của cô bé 11 tuổi mồ côi cha mẹ chỉ còn tính bằng ngày.

Thấy cháu chần chừ không chịu uống thuốc và khóc, bà Sáu - ngoại của Trâm cũng khóc theo. Bà kéo cô cháu gái vào lòng: “Ráng uống thuốc đi con. Uống hết bệnh để còn về mà đi học với bạn bè”. Có lẽ không muốn bà phải khóc thêm, cô bé cho nửa viên thuốc vào miệng, ực nước thật nhanh rồi tháo tay bà để ra phía hành lang bệnh viện nhìn xuống khoảng sân đầy nắng.
 
Những nạn nhân vô tội của HIV 1
Trẻ nhiễm HIV sẽ gặp nhiều rào cản trong cuộc sống. Điều này có thể được khắc phục nếu mẹ xét nghiệm máu khi mang thai và con được điều trị sớm. Ảnh: Thiên Chương.
Mắc bệnh từ khi mới lọt lòng, bố mẹ lần lượt qua đời, 8 tuổi thì các triệu chứng bùng lên, ba năm nay Trâm phải nằm bệnh viện cùng bà ngoại.
Bích Trâm chào đời tại Bình Phước năm 2001, chị Thúy mẹ Trâm khi ấy là cô công nhân cạo mủ cao su cho công trường. Người phụ nữ mới ngoài 20 không hề biết chồng mình nhiễm HIV nên cứ vô tư mang thai rồi sinh con.
“Nhà nghèo quá, con gái tôi mang bụng bầu đi làm, nó chỉ khám thai thông thường mà không một lần thử máu hay làm xét nghiệm. Khi con bé được 7 tuổi thì hai vợ chồng nó lần lượt qua đời. Tôi sợ quá đưa con bé đi về Sài Gòn khám mới biết nó cũng mắc bệnh”, bà Sáu kể.
Theo tư vấn của bác sĩ, Trâm được điều trị ngoại trú bằng cách mang thuốc về nhà uống và tái khám theo lịch. Việc chữa trị kéo dài chưa đến một năm thì cô học sinh lớp 2 phải bỏ học để nhập viện vì chứng sốt cao kéo dài kèm tiêu chảy.
“Con phải vô bệnh viện thường xuyên đã 3 năm rồi, lần nào bà cũng nói uống thuốc cho mau khỏi bệnh để được về đi học. Nhưng con biết bệnh con nặng lắm. Bà chỉ nói vậy thôi”, Trâm nói.
Tại khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, Trâm không phải là trường hợp duy nhất biết mình nhiễm HIV. Mỗi năm có đến hàng trăm bé mắc bệnh tương tự. Phát hiện sớm thì sau sinh vài ba tháng, chậm thì năm bảy năm sau khi chào đời, khi mà các bệnh đã bắt đầu đồng loạt bùng lên dữ dội. Minh Dũng là một trong những trường hợp như vậy.
Chào đời tại trạm y tế của một xã nghèo thuộc huyện Cần Giuộc, Long An, mẹ Dũng cũng không biết mình nhiễm HIV trước khi mang thai nên không hề đi thử máu và vô tư sinh nở.
"Mãi đến khi con được 3 tuổi, chồng tôi có những triệu bệnh và thừa nhận đã sang AIDS, đi xét nghiệm, tôi mới tá hỏa mình cũng bị lây. Từ đó, tôi im lặng nuôi hy vọng con mình không nhiễm. Thế nhưng việc gì đến đã đến, một năm trước bé bắt đầu vào sốt kéo dài", mẹ bé cho biết.
Không biết mình bị bệnh hiểm nghèo vì bố mẹ giấu kín, Dũng vẫn tin chắc mình sẽ mau được xuất viện trở về nhà để được đến trường. "Ba năm liền con đã được học sinh giỏi, năm nay con nhất định sẽ tiếp tục học giỏi để ba mẹ vui", câu nói của cậu con trai khiến người bố gầy gò vì bệnh và người mẹ trẻ nhìn nhau rơm rớm. Bởi hơn ai hết, họ là những người hiểu rõ bản chất của căn bệnh này.
Nhập viện được gần 6 tháng, hiện Dũng vẫn còn phải điều trị cho dứt những bệnh do HIV gây nên trước khi các bác sĩ quyết định phác đồ điều trị lâu dài. Đây là một trong những trường hợp nhập viện muộn khiến việc không chế bệnh gặp nhiều khó khăn.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh cho biết, hoàn cảnh của Dũng, của Trâm đã trở nên quá quen thuộc. Mỗi năm bệnh viện này tiếp nhận 80-100 ca nhiễm mới, trong số ấy có 10-20 bé phải tử vong, có bệnh nhi vừa chuyển đến bác sĩ chẩn đoán xong thì đã chết.
"Hầu hết các trường hợp đều do mẹ nhiễm HIV mà không biết, một số trường hợp mẹ biết mình nhiễm bệnh nhưng nghĩ con mình chắc chắn nhiễm nên bỏ qua, không thăm khám để điều trị dự phòng", bác sĩ Khanh nói.
Không chỉ bị đe dọa tính mạng, trẻ mắc HIV còn dễ rơi vào tình cảnh cô đơn bởi có đến 60% trẻ nhiễm HIV không còn đủ cha lẫn mẹ. "Phần lớn các bé phải sống với bố hoặc mẹ bệnh tật chờ chết hoặc sống với ông bà đã già yếu. Đó là chưa kể các em còn phải chịu sự kỳ thị của xã hội", bác sĩ Khanh nói.
Để tránh hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh mắc HIV, bác sĩ Khanh khuyên các bà mẹ nên xét nghiệm máu khi mang thai. "Nếu can thiệp tốt, chỉ khoảng 3% trẻ có mẹ nhiễm HIV bị nhiễm bệnh khi chào đời. Còn số này sẽ tăng lên gấp 10 lần nếu không được tầm soát", bác sĩ Khanh nói.
Tại TP HCM, đại diện Ủy ban phòng chống HIV/AIDS cho biết, thai phụ có thể đến thăm khám và xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế. Kết quả xét nghiệm sẽ được bảo mật tuyệt đối. Nếu xét nghiệm dương tính HIV, thai phụ sẽ được tham gia chương trình phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con để được điều trị dự phòng.
Lo ngại nhất đối với đại dịch này, là việc xuất hiện ngày càng nhiều bệnh nhân mắc HIV/AIDS là những người có hành vi nguy cơ thấp. Theo ông Chu Quốc Ân, Phó cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, có thể cảnh báo nguy cơ dịch lây lan mạnh trong cộng đồng, nhất là với những vùng miền núi.
Tại buổi làm việc giữa Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với nhóm Đại sứ và Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế điều phối chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam, về nguồn viện trợ phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam hồi cuối tháng 11, một số tổ chức quốc tế cho biết, do Việt Nam chuyển đổi thành một quốc gia với mức thu nhập trung bình dẫn đầu khu vực nên trong lộ trình sẽ dần rút những hỗ trợ về tài chính cho những hoạt động phòng chống HIV/AIDS dù vẫn có những hỗ trợ về kỹ thuật, tư vấn chính sách... "Tuy nhiên, đây là định hướng lâu dài và có lộ trình cắt giảm chứ không phải làm ngay!" - bà Deborah Chatsis, Đại sứ Canada kiêm Chủ tịch Nhóm điều phối các hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam khẳng định.
* Tính đến hết tháng 9.2012, TP.HCM có gần 47.000 người nhiễm HIV và hơn 9.000 người đã tử vong do HIV/AIDS.
 

Hôn bạn trai bị HIV sợ lây bệnh

Hôn bạn trai bị HIV sợ lây bệnh

16-01-2013 10:42:36 | Theo VNE

Yêu nhau được gần một năm, anh ấy mới thú thật là bị HIV. Em rất sốc. Hai đứa chưa quan hệ nhưng đã hôn nhau nhiều lần rồi.

Em đang lo lắm không biết mình có bị nhiễm bệnh từ bạn trai không. Làm sao để biết được? Em có nên chia tay anh ấy bây giờ? Liệu có ai từng lấy người bị bệnh thế kỷ như thế không? (Thuynguyen19...@gmail.com).
Hôn bạn trai bị HIV sợ lây bệnh 1
Trả lời:
HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường như ôm, hôn, bắt tay, ăn chung chén dĩa, dùng chung nhà vệ sinh... Bệnh lây qua 3 đường: máu, quan hệ tình dục không an toàn, người mẹ nhiễm HIV truyền qua thai nhi.
Trường hợp của hai bạn chỉ hôn nhau, chưa quan hệ tình dục thì khả năng lây bệnh sẽ không xảy ra mặc dù một số tài liệu cảnh báo việc hôn người HIV mà trong miệng hai người đều bị trầy xước hoặc chảy máu có thể lây bệnh. Tuy nhiên cho đến nay, trên thế giới chưa có phát hiện trường hợp nào lây nhiễm HIV do hôn nhau như thế.
Nếu quá lo lắng, bạn có thể đến cơ sở y tế làm xét nghiệm máu để biết mình có nhiễm HIV hay không. Chỉ có một cách duy nhất đó thôi.
Về việc bạn hỏi có nên chia tay anh ấy hay không thì tùy thuộc vào tình yêu của bạn dành cho người yêu như thế nào. Bạn hãy bình tĩnh tự hỏi xem liệu mình có đủ can đảm chấp nhận lấy người chồng có HIV không? Bạn có thể thuyết phục được gia đình mình cũng chấp nhận anh ấy hay không? Sau khi đặt ra những vấn đề đó, chính bạn mới là người có câu trả lời chính xác nhất cho tương lai của mình.
Cũng xin chia sẻ với bạn, hiện nay có rất nhiều người chấp nhận lấy chồng hoặc vợ có HIV, điều quan trọng là cả hai biết cách bảo vệ cho nhau. Các cặp vợ chồng ấy vẫn có con như bình thường, nhưng cần phải đến bác sĩ tư vấn trước khi quyết định sinh con.

Ngón tay bị xước, khi "yêu" có bị lây HIV không?

Được và mất khi "yêu" trong ngày "đèn đỏ"

Được và mất khi "yêu" trong ngày "đèn đỏ"


Quan hệ trong khi "đèn đỏ" cũng có thể đem lại nhiều lợi ích cho chị em như chu kỳ sẽ được rút ngắn và giảm đau bụng kinh hiệu quả.

  •  
Mấy hôm trước, chúng em trót có quan hệ cho dù hôm đó mới là ngày thứ 3 của chu kì kinh nguyệt của em. Mặc dù ngay sau đó "đèn đỏ" của em chỉ kéo dài hơn bình thường 1-2 ngày nhưng đến giờ em lại rất lo. Vì em nghe nói nếu liên tục có quan hệ trong ngày này sẽ dẫn tới vô sinh về sau. 

Mong bác sĩ tư vấn cụ thể cho em, em có quan hệ trong ngày "đèn đỏ" thì có hại gì không? Em xin cảm ơn! (Thanh Mai)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Thanh Mai thân mến,

Chuyện tình dục là nhu cầu của con người nên sẽ khó có thể kiểm soát cũng như kiềm chế ham muốn của mình. Nhưng cũng phải nói rằng, những gì bạn nghe nói (liên tục có quan hệ trong ngày này sẽ dẫn tới vô sinh về sau) chưa hẳn là đúng.

Được và mất khi "yêu" trong ngày "đèn đỏ" 1
 Nếu bạn vẫn có thói quen quan hệ tình dục trong ngày "đèn đỏ" thì tốt nhất bạn nên chú ý hơn đến vệ sinh. Ảnh minh họa

Cũng giống như các hoạt động tình dục khác, quan hệ tình dục trong những ngày "đèn đỏ" vừa có những cái lợi vừa có những tác hại.

Rất nhiều chị em thường có ham muốn nhiều hơn trong những ngày "đèn đỏ". Điều này không phải ngẫu nhiên mà là do tại thời điểm này, hàm lượng testosterone tăng đột biến, kích thích nhu cầu tình dục.

Chúng ta vẫn thường được nghe khuyến cáo không nên quan hệ tình dục trong thời kỳ nguyệt san vì không đảm bảo vệ sinh, có thể mắc một số bệnh viêm nhiễm. Điều này đúng một phần vì lúc có kinh nguyệt, cổ tử cung thường bị giãn rộng hơn bình thường, cộng với máu kinh chảy ra, môi trường âm đạo ẩm ướt, nếu có quan hệ rất dễ viêm nhiễm. Trong kì đèn đỏ, các chị em tăng nguy cơ bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn do nồng độ pH của âm đạo ít tính axit hơn. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài và tái phát liên tục thì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ, thậm chí gây vô sinh.

Ngoài ra, "yêu" trong ngày có kinh nguyệt cũng khó tránh nguy cơ có thai. Điều này trái ngược hẳn với quan niệm của nhiều người là không thể có thai nếu có quan hệ tình dục trong ngày "đèn đỏ".

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh, quan hệ trong khi "đèn đỏ" cũng có thể đem lại nhiều lợi ích cho chị em. Thứ nhất, khi bạn đạt cực khoái, tử cung co thắt khiến máu chảy ra với số lượng nhiều, nhưng sau đó, chu kỳ của bạn sẽ được rút ngắn. Thứ hai, cực khoái giúp giải phóng endorphins – một chất giảm đau tự nhiên và cải thiện tâm trạng, điều này có thể giúp bạn giảm nhẹ các cơn đau bụng kinh, đau đầu, trầm cảm và tính dễ nổi cáu trong những ngày đèn đỏ. 

Vậy nên, nếu bạn vẫn có thói quen quan hệ tình dục trong ngày "đèn đỏ" thì tốt nhất bạn nên chú ý hơn đến vệ sinh. Cần vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ để tránh tình trạng viêm nhiễm. Nếu chu kì ra nhiều máu kinh thì tốt nhất nên kiêng để tránh những tổn thương đáng tiếc.

Chúc bạn vui khỏe!