Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Cơ quan Y tế Pháp phản hồi về sữa dê Danlait

Cơ quan Y tế Pháp phản hồi về sữa dê Danlait

Theo trả lời của cơ quan y tế Pháp, sữa trẻ em Danlait được sản xuất bởi Liên hiệp sữa vùng Venise Verte, được liên minh châu Âu cấp giấy phép, chứ không phải từ Trung Quốc như lời đồn. 
Trong bức thư gửi trả lời Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế Việt Nam, ông Jean Luc Angot - Trưởng Cơ quan điều phối Y tế Pháp nêu rõ: "Sữa dê dùng để sản xuất sữa trẻ em Danlait được thu hoạch và chế biến tại tỉnh Vendé bởi nhà máy thuộc Liên hiệp sữa vùng Venise Verte. Cơ sở này có giấy phép của Liên minh châu Âu đang còn hiệu lực, cho phép bán các sản phẩm của mình tại Pháp và khắp thị trường Liên minh châu Âu".
Theo thư này, Công ty FIT của thành phố Rennes, đăng ký trong danh bạ với tư cách công ty bán buôn, kinh doanh liên doanh nghiệp các sản phẩm sữa, trứng, dầu ăn và các thực phẩm có chất béo. Do vậy, đó là một hoạt động thương mại không qua trung gian và không tác động gì tới các sản phẩm.

Như vậy, các sản phẩm Danlait được sản xuất bởi Liên hiệp sữa vùng Venise Verte, được vận chuyển trực tiếp sau quá trình sản xuất tại địa phương bởi tập đoàn FIT.
Danlait-320-3-jpg-1361962087_500x0.jpg
Ảnh: Ngọc Tuyên.
"Toàn bộ các thông tin này nằm trong giấy chứng nhận y tế có chữ ký của các đơn vị của tôi, đã được gửi kèm theo từng chuyến hàng tới các cơ quan chức năng Việt Nam. Tóm lại, mã số duy nhất FR 85-133-01 CE được in trên mỗi hộp sữa, xác nhận xuất xứ sản phẩm là từ Pháp, chứ không phải từ Trung Quốc như một số tin đồn ở Việt Nam", ông Jean Luc Angot nhấn mạnh.
Cũng theo ông, nhà máy sữa này thường xuyên sản xuất sữa bột trẻ em từ sữa bò hoặc dê. Đó là những thực phẩm thuần túy và không phải là thực phẩm chức năng.
Về vấn đề tỷ lệ đạm trong sữa bột trẻ em có bắt buộc phải đạt 34% hay không, ông Lê Văn Giang, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với các sản phẩm sữa dạng bột hiện hành, điều kiện hàm lượng đạm trong sữa ở mức 34%. Trong đó gồm sữa bột nguyên chất, sữa bột đã tách béo một phần và sữa bột gầy.
Những sữa đủ 34% độ đạm thì nó là nguyên chất, vì vậy trong đó có thành phần không dễ tiêu hóa cho nhiều người. Chẳng hạn như những người bị bệnh thận, bị bệnh gút thì không thể dùng sữa có độ đạm nhiều như vậy. Trẻ nhỏ cũng không thể sử dụng các sản phẩm sữa có độ đạm trên. Vì vậy, các nhà sản xuất phải giảm bớt thành phần đạm đi và bổ sung thêm những chất khoáng, vitamin tốt cho trẻ em như DHA, EPA, kẽm…, ông Giang cho biết.

Cũng theo ông, khi nhà sản xuất giảm độ đạm và bổ sung thêm các chất khác vào thì những sản phẩm đó áp theo quy định là thực phẩm bổ sung. Do vậy các sản phẩm dạng sữa bổ sung dinh dưỡng, sữa bột công thức dành cho trẻ em và nhiều đối tượng đặc biệt không thể áp dụng theo tiêu chuẩn 34% độ đạm.

Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng: “Về mặt khoa học, trong các loại sữa nguyên chất như sữa bò, hàm lượng đạm của chúng rất cao… Chúng ta cứ thử một phép tính. Con bò chỉ một năm thành bò trưởng thành, trong khi đó con người phải 18 năm mới trưởng thành. Sự trưởng thành của con người chậm là do lượng protein trong sữa thấp hơn so với con bò. Do đó con người không thể sử dụng sữa nguyên chất của con bò. Vì vậy các doanh nghiệp trong quá trình làm ra các sản phẩm từ sữa họ phải lược bớt thành phần đạm đi”.

Ông Dũng chiếu theo các tiêu chuẩn quốc tế, thành phần đạm trong các loại sữa công thức dành cho trẻ nhỏ hợp lý nằm trong khoảng 14-15%. Nếu trẻ nhỏ ăn sữa nhiều độ đạm cho phép sẽ dẫn tới tình trạng béo phì, có nhiều trường hợp còn bị suy dinh dưỡng.

"Nguyên nhân là trẻ nhỏ chưa thể tiêu hóa và hấp thụ được lượng đạm quá nhiều, dễ dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Có trẻ hấp thụ được thì lại gây ra tình trạng béo phì, thừa cân", ông Dũng nhấn mạnh.
Mấy ngày qua, thông tin về sữa Danlait bị cơ quan chức năng thu giữ được dư luận quan tâm. Một trong những lý do khiến loại thực phẩm bổ sung này bị "tuýt còi", theo một cán bộ quản lý thị trường, là do sản phẩm chỉ có độ đạm từ 11% đến 20%, trong khi theo quy chuẩn Việt Nam, sữa bột phải có hàm lượng đạm đạt từ 34% trở lên.
Việt Nam mới đây đã đưa ra quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi, sẽ được áp dụng từ ngày 1/6 tới. Theo đó, hàm lượng đạm được quy định tối thiểu là 3g/100kcal và tối đa là 5,5g/100kcal (tương đương 18 -34%).

'Oral sex' với gái massage có nhiễm HIV?


'Oral sex' với gái massage có nhiễm HIV?

Một lần mấy đứa bạn rủ đi massage, cô nhân viên massage đã dùng miệng để kích thích dương vật của em khoảng hơn 5 phút, sau đó dùng tay...
Xin hỏi bác sĩ nếu nhân viên massage bị nhiễm HIV thì em có nguy cơ lây bệnh cao không? Hiện tại em cảm thấy rất lo lắng. (Hưng).
gaimaidam-jpg-1361852156-1361852467_500x
Ảnh minh họa: hongngochospital.
Trả lời:
Chào bạn,
Thực sự, tôi khá băn khoăn khi trả lời câu hỏi của bạn. Nếu tôi nói "nguy cơ lây HIV cao" thì sẽ khiến bạn lo lắng thái quá một cách không cần thiết. Ngược lại, nếu tôi trả lời "thấp", tôi lại lo lắng vì bạn sẽ chủ quan và tiếp tục hành vi nguy cơ này.
 
Vậy tôi xin tạm dùng câu trả lời "nguy cơ trung bình" với một số chú thích như sau:
 
- So với quan hệ tình dục bằng đường hậu môn và đường âm đạo, không sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục bằng đường miệng có nguy cơ lây nhiễm thấp hơn hẳn.
 
- Giữa người "cho" và người "nhận", nguy cơ lây từ người cho sang người nhận cao hơn chiều từ người nhận sang người cho.
 
- Nguy cơ này sẽ tăng lên theo số lần quan hệ, số người quan hệ. Khả năng lây nhiễm cũng thay đổi  theo mức độ "mạnh hay yếu" khi quan hệ, có xuất tinh vào "trong" hay không...
 
- Nguy cơ này sẽ giảm đi nếu sử dụng bao cao su khi quan hệ. Ở nước ta chưa phổ biến loại bao cao su cho "oral sex" (quan hệ bằng miệng). Song có thể chế loại bao cao su thông thường thành bao cao su cho quan hệ bằng miệng
 
Hy vọng bạn hài lòng với phần giải thích của tôi về nguy cơ lây HIV qua quan hệ tình dục miệng. Và cũng mong bạn thận trọng hơn với hành vi của mình.

Vừa bị hiếp, vừa phải chịu 100 đòn roi

Vừa bị hiếp, vừa phải chịu 100 đòn roi

Một nạn nhân cưỡng hiếp 15 tuổi ở Maldives vừa bị phạt 100 roi vì tội quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Theo BBC, vụ cưỡng hiếp được phanh phui sau khi cảnh sát tiến hành điều tra cái chết của một đứa trẻ được chôn bí mật ở đảo Feydhoo, phía bắc Maldives năm ngoái. Đứa trẻ xấu số chính là hậu quả của vụ cưỡng hiếp giữa người cha dượng và cô gái 15 tuổi.
Tuy nhiên, thay vì được bảo vệ, cô bé bị kết án 100 roi vì tội quan hệ tình dục trước hôn nhân. Người cha dượng bị buộc tội hãm hiếp, làm nạn nhân có bầu và giết chết đứa bé. Ngoài ra, mẹ của cô gái cũng đang đối mặt với cáo buộc không tố giác tội phạm với chính quyền.
Ảnh minh họa.
Tổ chức Ân xá quốc tế vừa lên án hình phạt trên là “tàn nhẫn, đê hèn và vô nhân đạo”, đồng thời kêu gọi cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ. “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi Chính phủ Maldives không làm gì để ngăn án phạt. Đây không phải là trường hợp duy nhất mà xảy ra thường xuyên. Mới tháng trước, một cô gái khác cũng bị đánh sau khi bị lạm dụng tình dục”, một phát ngôn viên của tổ chức Ân xá quốc tế phát biểu.
Zaima Nasheed, một phát ngôn viên của tòa án vị thành niên, nói rằng cô gái đã chịu sự quản thúc tại nhà dành riêng cho trẻ em trong 8 tháng qua. Các quan chức nói rằng, cô gái sẽ thi hành án phạt khi 18 tuổi, trừ khi cô muốn được thực hiện sớm hơn.
Maldives, một quốc gia Hồi giáo với khoảng 400.000 người, có hệ thống luật lệ kết hợp giữa yếu tố Hồi giáo và luật của nước Anh. Chính phủ nước này cho biết họ cũng không đồng ý với hình phạt trên và sẽ xem xét thay đổi luật pháp.

Áp lực như những thầy thuốc trong trại giam

Áp lực như những thầy thuốc trong trại giam

(Dân trí) - Công tác trong ngành y vốn đã phải chịu nhiều áp lực nhưng khi bệnh nhân là những can, phạm nhân, người thầy thuốc còn phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm. “Sinh nghề, tử nghiệp”, họ chế ngự nỗi sợ hãi để hoàn thành tốt công việc của mình.

Kiểm tra sức khỏe cho các can phạm nhân
Kiểm tra sức khỏe cho các can phạm nhân
Khu bệnh xá Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An nằm khiêm tốn khuất phía sau khu vực giam giữ can, phạm nhân. Nếu không tính 2 cán bộ đang chờ nghỉ hưu thì bệnh xá chỉ có 6 cán bộ, trong đó 1 bác sỹ, 5 y tá, y sỹ. Thế nhưng họ phải gánh trọng trách kiểm tra, chăm sóc sức khỏe cho gần 1.000 can phạm nhân của toàn Trại. Trong đó, trung bình mỗi ngày 6 y - bác sỹ này phải thăm khám và điều trị cho gần 100 lượt can, phạm nhân. Và công việc tiếp nhận can, phạm nhân cũng phải có phần đóng góp của đội ngũ y, bác sỹ bởi mỗi can phạm nhập trại đều phải được kiểm tra sức khỏe đầu tiên. “Hầu hết bệnh nhân là can phạm trong các vụ án, các vụ trọng án, đặc biệt là số phạm nhân đang trong thời gian chờ thi hành án tử hình, bởi vậy tâm lý hết sức phức tạp. Nhiều khi, chúng tôi không chỉ chữa bệnh bằng thuốc và phải tác động tâm lý để can, phạm nhân yên tâm điều trị. Hơn nữa, số bệnh nhân mắc bệnh xã hội như AIDS rồi kéo theo các chứng bệnh truyền nhiễm khác khá lớn, chỉ cần sơ sểnh một tý thôi là khả năng lây nhiễm rất cao”, trung tá Ngô Thị Hoàn, người có thâm niên 30 năm chữa bệnh cho can phạm nhân tâm sự.
Thiếu úy Hà Thị Hoa cũng đã có 6 năm công tác tại bệnh xá vẫn chưa quên được nỗi sợ hãi của những ngày đầu làm việc. “Đặc thù của ngành là phải thường xuyên trực đêm và phải xuống tận buồng giam để thăm, khám cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân nặng sẽ đề nghị làm thủ tục cho lên khu bệnh xá điều trị. Lần đầu tiên vào buồng biệt giam của tử tù, sợ đến phát khóc luôn. Sau cái lần ấy về em bị ốm, sút mất mấy cân, có ý định bỏ nghề vì sợ quá. Nhưng lâu dần cũng quen, mình làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm, bệnh nhân cũng không thể làm quá được”.
Nói là như vậy nhưng thân con gái, nếu đi vào buồng giam thăm khám không có lực lượng bảo vệ đi cùng cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề tế nhị không thể bày tỏ. Đó là chưa kể bị bệnh nhân chống đối hay tìm mọi cách để đánh lừa y, bác sỹ để được nằm bệnh xá, trốn lao động cải tạo.
Kiểm tra sức khỏe cho các can phạm nhân
Ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho các can, phạm nhân, những thầy thuốc ở Bệnh xã Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An còn tham gia chăm sóc, kiểm tra sức khỏe cho những đứa trẻ sinh ra trong trại
Trong 15 năm công tác, đại úy Cao Bá Tú đã từng công tác tại Trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai), Trại giam số 3 - Bộ Công an (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) trước khi chuyển công tác về Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An. Quãng thời giam công tác tại các trại giam, đại úy Cao Bá Tú đã không ít lần phải đối phó với đủ chiêu trò của những tên tội phạm khét tiếng đang thụ án (thường là án nặng) các trại giam.
“Có phạm nhân án nặng, muốn trốn lao động cải tạo liền nuốt một lúc 4-5 chiếc lưỡi lam hay nuốt mảnh vỡ cốc chén vào bụng nhằm gây sát thương để được đến bệnh viện điều trị. Những lúc như thế, y, bác sỹ của trại cũng phải đi theo để kiểm tra sức khỏe và canh chừng phạm nhân bỏ trốn. Hay nhiều bệnh nhân cố tình nuốt thuốc lào để bị ho, sốt. Khi bác sỹ cặp nhiệt độ để kiểm tra, lợi dụng sơ hở, dùng mẩu thuốc lá đang cháy dở châm vào đầu nhiệt độ hòng qua mắt thầy thuốc. Nhưng có những lần bệnh nhân cũng làm chúng tôi “chết khiếp” bởi những chiêu trò của họ.
Tôi còn nhớ như in phạm nhân tên H., còn gọi là H. “Trúc” thụ án tại Trại giam số 3. Lần đó, anh ta cầm cả lưỡi lam rạch sâu vào bụng mình, nội tạng lòi hết ra ngoài. Phạm nhân cũng đang bị nhiễm HIV, rất hung hãn. Nếu tiếp cận không cẩn thận, khả năng lây nhiễm là rất cao nhưng anh em vẫn cố gắng bất chấp nguy hiểm để sơ cứu rồi chuyển bệnh nhân đi bệnh viện tuyến trên điều trị”.
Vất vả, hiểm nguy nhưng các y, bác sỹ công tác tại Trại tạm giam cũng có những niềm vui không phải người thầy thuốc nào cũng có được. 30 năm công tác tại bệnh xá, trung tá Ngô Thị Hoan đã được đón gần 20 đứa trẻ chào đời, tất cả đều là con của các can phạm trong các vụ trọng án. Mới đây nhất là cả bệnh xá tấp nập chuẩn bị cho 2 can phạm Vi Thị Năm, Hà Thị Sâm (can phạm trong các vụ án mua bán trái phép chất ma túy) lâm bồn.
Kiểm tra sức khỏe cho các can phạm nhân
Vất vả, áp lực và cả hiểm nguy nhưng những người thầy thuốc mặc áo lính bằng tình thương, trách nhiệm và lương tâm của mình vẫn cố gắng vượt qua để hoàn thành tốt công việc
“Ngày can phạm đi sinh con, cả bệnh xá nháo nhào chuẩn bị tã lót, bỉm, sữa. Các y tá phải thay phiên nhau trực đẻ trong bệnh viện rồi chịu trách nhiệm chăm sóc bé cho đến khi án có hiệu lực, các can phạm được chuyển đến các trại giam để thi hành án. Bệnh xá, ban giám thị cũng tổ chức chẵn tháng, mua quà cho các cháu. Vui nhất là các y bác sỹ ở đây được các can phạm nhờ đặt tên cho con của mình”, thiếu úy Hà Thị Hoa cho biết. Những cái tên Thành, Thiện đã được khai sinh như thế với niềm mong ước sau này các cháu lớn lên sẽ vững vàng, thành đạt và có ích cho xã hội.
Công tác y tế trong một ngành đặc thù, bởi vậy thời gian dành cho gia đình, vợ con gần như rất ít, thậm chí như đại úy Cao Bá Tú tâm sự, nhiều khi vì bận chăm sóc, kiểm tra sức khỏe hay cấp cứu cho các can phạm, con nhỏ ở nhà lên cơn sốt, vợ phải bế con đi viện cả đêm. Thương lắm nhưng cũng không làm khác được.
“Họ, dù phạm tội gì đi chăng nữa nhưng đã bị pháp luật trừng trị. Còn khi đến với chúng tôi, họ là những bệnh nhân, cần sự trợ giúp về sức khỏe của những người thầy thuốc. Chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản như vậy thôi và cố gắng làm tròn trách nhiệm của những người thầy thuốc 2 màu áo”, đại úy Tú cho biết.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Trẻ em bị bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến hư thận

Trẻ em bị bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến hư thận

Trẻ mắc một số bệnh như nhiễm trùng, viêm họng… mà không được điều trị tốt có thể dẫn đến bệnh thận.
Nhiều người vẫn nghĩ bệnh thận chỉ xảy ra ở người lớn, trên thực tế tỷ lệ trẻ em mắc bệnh này khá cao.
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Thúy, Trưởng Khoa Thận - Nội tiết Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, khoảng 70 bệnh nhi đang điều trị nội trú và hơn 500 bé được quản lý ngoại trú hiện nay. Mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận hơn 100 ca mới bị bệnh thận hư và gần 20 ca mới suy thận mạn.
Trẻ em vẫn có nguy cơ bị các bệnh về thận khá cao. Ảnh: S.T
Trẻ em vẫn có nguy cơ mắc các bệnh về thận. Ảnh: st
Theo bác sĩ Thúy, trẻ em có nguy cơ bị thận bẩm sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó thường thấy là do người mẹ sử dụng thuốc hạ áp và một số loại thuốc không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình mang thai.
Ngoài ra, khi các bé mắc một số bệnh như bệnh nhiễm trùng, bệnh viêm họng (đối với trường hợp bệnh viêm họng do vi khuẩn, chủ yếu liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A Streptococcus gây ra)… nếu không được điều trị tốt thì cũng dễ dẫn đến bệnh thận.
Một số bệnh trẻ hay gặp là nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận hư, viêm cầu thận cấp…
Những triệu chứng thường gặp:
- Đi tiểu ra máu, buốt đau, tiểu rỉ rỉ không thành vòi, nước tiểu đục.
- Bị phù, sưng mặt, cao huyết áp.
- Một số trường hợp, bé có triệu chứng hay nôn ói, nhức đầu, biếng ăn, chậm lớn.
Khi trẻ có những biểu hiện này thì cần nhanh chóng cho bé đi thăm khám để có hướng điều trị kịp thời.
Một số lưu ý:
- Thận là bệnh phải điều trị lâu dài, phải kiên nhẫn tuân thủ theo điều trị của bác sĩ, thực hiện đúng lịch điều trị, tái khám do bác sĩ chỉ định.
- Kiểm soát chế độ ăn uống của trẻ hợp lý, không cho bé ăn quá mặn.
- Lúc mang thai, mẹ không tự động dùng thuốc.

Tinh trùng dính ngoài âm đạo vẫn có thai?

Tinh trùng dính ngoài âm đạo vẫn có thai?

Khi quan hệ, tinh trùng của bạn trai chỉ dính ở ngoài mép âm hộ hoặc ở ngực em. Khi em tắm, tinh trùng liệu có chảy vào theo nước và có làm em có thai không?
Trả lời:
Tinh trùng phải bơi trong âm đạo của người phụ nữ, vượt qua kênh cổ tử cung để vào buồng trứng và gặp được trứng thì mới có khả năng thụ thai.
Rất nhiều bạn đọc thường tưởng tượng rằng tinh trùng có chân nên mới di chuyển được. Thật ra tinh trùng di chuyển được nhờ hoạt động của đuôi và sự co thắt nhẹ nhàng của cơ âm đạo. Đồng thời tinh trùng chỉ có thể di chuyển được trong một môi trường nhất định.
Do vậy, nếu tinh trùng chỉ dính ở mép ngoài âm hộ thì khả năng thụ thai rất thấp. Có nhiều bạn thực hiện kế hoạch hóa gia đình bằng phương pháp xuất tinh ra ngoài. Tuy nhiên trong quá trình hành sự chúng ta lại không kiểm soát được nên vẫn còn ít tinh tinh binh còn sót lại trong âm đạo, khả năng có thai vẫn có thể có.
Những trường hợp dính tinh trùng trên người như trên ngực, bụng, tay chân... Khi chúng ta tắm thì tinh trùng sẽ theo dòng nước trôi hết. Tinh trùng chỉ sống được trong một môi trường thích hợp, nếu ra ngoài nó rất mỏng manh và mau chết.
Lời khuyên cho các bạn mới quan hệ lần đầu tiên là còn nhiều điều mới lạ, chưa làm chủ bạn thân, nên sử dụng bao cao su để tránh các bệnh lây qua đường tình dục cũng như tránh có thai ngoài ý muốn.

Làm sao để đạt được tình dục lý tưởng

Làm sao để đạt được tình dục lý tưởng

Nhiều người cho rằng tần suất quan hệ hay kích thước dương vật là những yếu tố tạo nên tình dục lý tưởng. Xin hỏi bác sĩ, thực sự những điều này có quan trọng không đối với sex? (Kiệt)
Trả lời:
Nghiên cứu năm 2009 trên 3.282 cặp nam và nữ ở 10 quốc gia của châu Á để tìm ra định nghĩa về “Tình dục lý tưởng”, tác giả Rosie King cho thấy có 5 yếu tố chính tạo nên tình dục lý tưởng. Các yếu tố lần lượt là độ cứng của dương vật, khả năng duy trì độ cứng, tần suất quan hệ, thời gian kéo dài của mỗi lần và việc đạt đỉnh điểm khoái cảm.
“Độ cương cứng cửa dương vật” và “khả năng duy trì độ cứng của dương vật” khi quan hệ là hai yếu tố được quan tâm nhiều nhất với tỷ lệ 53%. Vấn đề “tần suất quan hệ” không phải điều các đôi bạn mong muốn mà chính là chất lượng của quan hệ tình dục.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra, mối quan hệ tình dục sẽ trở nên thăng hoa, đạt kết quả mỹ mãn khi nam và nữ có mối quan hệ thân thiện, quan hệ dựa trên tình cảm, cần có khúc dạo đầu. Người bạn tình phải đạt khoái cảm, khả năng duy trì cuộc quan hệ càng lâu càng tốt.
Khi kết thúc ân ái, người nữ có khuynh hướng được sự chia sẻ, động viên và âu yếm. Nam giới luôn mong ước dương vật của mình cứng hơn, quan hệ lâu hơn để thỏa mãn và làm hạnh phúc người bạn tình cùa mình.
Theo truyền thống của châu Á, người phụ nữ thường cam chịu, đóng vai trò thụ động trong cuộc ân ái. Tuy nhiên nghiên cứu cũng cho thấy, nhu cầu cải thiện chất lượng khi quan hệ tình dục không chỉ có ở nam giới mà tỷ lệ ở nữ giới lại cao hơn nam giới.
Tóm lại, tình dục lý tưởng chỉ có khi mối quan hệ tình cảm giữa nam và nữ, đi cùng một nhịp điệu. Đặc biệt vấn đề độ cứng của dương vật đóng vai trò quan trọng. 
Tại Việt Nam, trong nghiên cứu về khảo sát đặc điểm bệnh nhân rối loạn cương, 84% nam bị rối loạn cương có bị ảnh hưởng về mặc tâm lý. Các bệnh nhân cảm thấy thiếu tự tin, mặc cảm, trầm cảm và sợ quan hệ tình dục. Rối loạn cương không chỉ là vấn đề riêng của nam giới mà ảnh hưởng đến người bạn tình, đồng thời làm giảm chất lượng sống của các cặp vợ chồng.
Điều trị rối loạn cương là một trong các phương thức giúp cải thiện mối quan hệ vợ chồng, giúp người nam trở nên tự tin, mạnh mẽ hơn trong vai trò trụ cột gia đình

Lợi hại khi 'bế tinh'

Lợi hại khi 'bế tinh'

Gần đây, rất nhiều đấng mày râu học cách “bế tinh” (giao hợp nhưng kiềm chế để không xuất tinh). Họ cho rằng như thế sẽ giữ được tinh khí, tăng cường được sức lực… 
Nhưng sự thật đáng buồn! Không ít trong số những người áp dụng phương pháp “bế tinh” gặp những sự cố như: mất hẳn phản xạ xuất tinh khi quan hệ tình dục, mất khoái cảm, tạo bức xúc, khó chịu và đau đớn màng hạ vị…
 
Hiểu sai
 
Về pháp dưỡng sinh của y học cổ truyền, danh y Tuệ Tĩnh đã tổng kết:
 
“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”
 
Một số người đã không hiểu hoặc hiểu sai hai câu thơ trên mà cho rằng “bế tinh” là “không nhả đạn”. Theo quy luật tự nhiên, giao hợp là phải xuất tinh, vì thế mọi hình thức cưỡng lại tự nhiên đều gây tác động xấu tới sức khỏe và tinh thần.
cap-jpg_1361672364[1200089337].jpg
 
Theo y học cổ truyền, vật chất cơ bản của sự sinh trưởng, phát dục của con người được chia thành tinh tiên thiên và tinh hậu thiên. Tinh tiên thiên là tinh sinh dục bẩm thụ từ cha mẹ, tinh hậu thiên là tinh lấy từ thức ăn uống, ngũ tạng đều tàng tinh, song đều quy về thận, cội nguồn của sinh mệnh. Tinh sung mãn thể hóa khi sinh thần, người khỏe mạnh, vô bệnh, khi tinh khí suy yếu thì người yếu đuối, nhiều bệnh. “Bế tinh, dưỡng tinh, tồn tinh” là nội dung trọng yếu của phép dưỡng sinh. Không nên cạn hiểu “bế tinh” là không xuất tinh khi giao hợp.
 
Theo y học hiện đại, nếu lâu ngày không có hiện tượng xuất tinh, có thể sẽ hấp thu lại số tinh trùng không sử dụng, giống như điện năng, không thể để dành. Vì vậy, “bế tinh” theo kiểu “không nhả đạn” chẳng có ý nghĩa gì.
 
Hậu quả khôn lường
 
Các nghiên cứu y học hiện đại cho rằng, xuất tinh là một quá trình sinh lý quan trọng cho sinh hoạt tình dục thêm hài hòa mỹ mãn. Song, có một số người vì một lo lắng nào đó thường chọn cách kìm nén xuất tinh, điều này rất có hại cho sức khỏe.
 
Dẫn đến xuất tinh ngược chiều
 
Xét về giải phẫu học, xuất tinh sau khi hợp với niệu đạo, hình thành một kết cấu 3 đường hình chữ “Y” đưa tinh dịch sau khi từ ống dẫn tinh vào niệu đạo, cũng có thể thông tới bàng quang. Trong trường hợp thông thường, khi xuất tinh, cơ ở cổ bàng quang trong trạng thái thu nhỏ và đóng lại, nhưng cơ ở niệu đạo lại giãn nở mở rộng, tinh dịch chỉ có thể thuận chiều chui xuống dưới mà không thể trào ngược lên trên để chui vào bàng quang, nước tiểu trong bàng quang cũng không thể theo tinh dịch ra ngoài. Nhưng nếu trong quá trình giao hợp, nín nhịn không xuất tinh, tinh dịch buộc phải đi theo đường khác, sẽ đi lên trên và chui vào bàng quang, hình thành xuất tinh ngược chiều, lâu dần hình thành phản xạ có điều kiện, dẫn đến vô sinh. 
 
Dẫn đến khả năng không xuất tinh
 
Sinh hoạt tình dục bình thường ở đàn ông bao gồm các giai đoạn: hưng phấn tình dục, cương cứng, giao hợp, xuất tinh và đạt đến cao trào, uể oải, kết thúc.
Xuất tinh là mốc đánh dấu đã đạt đến cao trào, là một quá trình sinh lý phức tạp. Khi được kích đầy đủ, “trung khu phóng tinh” hưng phấn sẽ xuất hiện động tác xuất tinh, trung khu thần kinh sẽ chi phối và khống chế toàn bộ quá trình này. Nếu thường xuyên nín nhịn không xuất tinh, sẽ xuất hiện những phản ứng sinh lý, chức năng vỏ đại não rối loạn, chức năng phóng tinh bị ức chế, lâu dần sẽ mắc bệnh không xuất tinh.
 
Dẫn đến viêm tinh hoàn
 
Tinh hoàn là cơ quan sản xuất tinh trùng và hợp thành tinh dịch. Khi giao hợp bình thường, tinh hoàn, tiền liệt tuyến và các cơ quan khác trong trạng thái sung huyết. Nếu “ngưng chiến”, không xuất tinh, tốc độ phục hồi máu ở cơ quan sinh dục chậm rõ rệt, tinh hoàn trong trạng thái sung huyết kéo dài, các mao mạch ở vách bên trong tinh hoàn bị rách, dẫn đến viêm tinh hoàn.
 
Dễ bị ung thư tiền liệt tuyến
 
Thông thường, sau khi xuất tinh, dương vật nhanh chóng mềm đi, sau 2 - 3 phút, máu trong nó giảm khoảng 60%;15 phút sau, máu trong tinh hoàn, tiền liệt tuyến mới trở lại trạng thái bình thường. Nếu “ngưng chiến”, tiền liệt tuyến sẽ trong trạng thái sung huyết kéo dài, tiền liệt tuyến phục hồi sung huyết trong thời gian dài, dẫn đến viêm tuyến tiền liệt và ung thư.
 
Dẫn đến liệt dương
 
Khi đang sinh hoạt, bỗng “ngưng chiến”, hoạt động thần kinh trung khu tình dục trong vỏ đại não và cơ quan sinh dục vẫn trong trạng thái hưng phấn, khát vọng tình dục vẫn chưa được đáp ứng, như vậy sẽ tăng gánh nặng cho hệ thống thần kinh và cơ quan sinh dục, kết quả dẫn đến liệt dương.
 
Dẫn đến thần kinh suy nhược
 
Có người cho rằng, tinh dịch là vật chất tinh hoa của cơ thể, lo lắng xuất tinh sẽ có hại cho sức khỏe, họ đã dùng cách kìm nén không xuất tinh, khiến đại não trong trạng thái căng thẳng, lo âu, thần kinh luôn bị ức chế, tạo sức ép về tâm lý. Lâu dần thành suy nhược, mất ngủ, hay quên, đau đầu, chóng mặt và hoa mắt. 
 

Nỗi lòng bác sĩ với những đứa trẻ mang án tử

Nỗi lòng bác sĩ với những đứa trẻ mang án tử

Bé gái 6 tuổi ung thư giai đoạn cuối khóc gọi "mẹ ơi", ánh mắt khắc khoải của cô bé 12 khi chuyển từ phòng điều trị sang cấp cứu... đều khiến các bác sĩ day dứt, ám ảnh vì thấy mình bất lực trước những sinh linh bé nhỏ ấy.
"Người lớn bị ung thư đã khổ, trẻ con càng khổ hơn, nhiều khi không cứu được mà chỉ kéo dài sự sống. Người lớn có thể chịu đau nhưng trẻ con thì khác, các cháu khóc rất nhiều", bác sĩ Vũ Hải Toàn, khoa Bệnh Máu trẻ em, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương (Hà Nội) chia sẻ.
Theo ngành huyết học được 7 năm, gần một năm nay vị bác sĩ 33 tuổi ấy mới bắt đầu chuyển sang điều trị cho bệnh nhi. Cũng gần như bằng đấy thời gian anh làm quen với vai trò mới - làm cha, vì thế anh càng xót xa hơn "vì các bé cũng xinh xắn, bụ bẫm, tầm tuổi con mình".
"Việc đầu tiên tôi phải làm quen khi mới vào khoa là tiếng khóc của trẻ. Cứ nhìn thấy bóng áo trắng là nhiều cháu đã khóc, mặc dù mình đã dặn dò từ trước là 'Nhìn thấy bác thì không việc gì phải khóc vì bác chả làm gì cả' nhưng trẻ cứ nhìn là sợ bởi nỗi ám ảnh", bác sĩ Toàn nói.
bs2-jpg-1361894706-1361895195_500x0.jpg
Chỉ nhìn thấy bóng áo trắng của bác sĩ là trẻ đã oà khóc nức nở. Ảnh: N.P.
Cũng theo anh, việc điều trị cho trẻ nhiều khi rất khó khăn. Thể trạng yếu, bệnh nặng, sức đề kháng kém, bệnh nhi thường còn nhỏ nên khó lấy ven trong quá trình làm xét nghiệm, điều trị hóa chất. Có những bé cách 4 tiếng phải tiêm thuốc một lần, tính ra một ngày phải tiêm 6 lần, chưa kể những lần lấy máu xét nghiệm, nhiều khi lấy không được phải lấy lại. Tiêm truyền cho các cháu rất vất vả mà bệnh máu lại phải làm công đoạn này nhiều nên chân, tay, đầu, trán trẻ, chỗ nào lấy được ven được thì lấy hết. Có những bé chỉ cần nghe thấy tiếng xe đẩy đi tiêm truyền đã giật mình, khóc.
"Nhiều khi làm thủ thuật tiêm tủy, đau khóc, có bé bảo bác sĩ "Bác cho cháu về, bác đừng tiêm cho cháu nữa" nhưng mình không làm thế được. Trẻ con nói nhiều câu rất ngây thơ, lại khiến người lớn đắng lòng", bác sĩ Hải buồn bã nói.
Những bệnh nhi đã sang giai đoạn ung thư máu cấp thì gần như lúc nào người nhà cũng được dặn dò chuẩn bị sẵn tinh thần trẻ có thể tử vong bất kỳ lúc nào. Có những cháu hôm trước vẫn "chào bác Toàn" thế mà qua một đêm đã mất.
Là bác sĩ nam, anh tự nhận mình cứng rắn hơn nhiều chị em đồng nghiệp khác nên ít khóc. Dù vậy ánh mắt của một bệnh nhi 12 tuổi ở Hà Tây cũ mắc bệnh ung thư máu vẫn ám ảnh anh đến tận bây giờ. Điều trị nhiều, nhưng bệnh vẫn tái đi tái lại, sức khỏe của cháu ngày một yếu dần. Đến lúc tiên lượng không thể cứu được nữa, các bác sĩ giải thích để gia đình đưa con về.
"Thế nhưng mong muốn được sống của cháu bé quá mãnh liệt khiến những người làm nghề y như chúng tôi cảm thấy xót xa. Hôm trước cháu còn bảo 'Bác điều trị cho cháu để cháu còn khỏe, cháu về đi học', hôm sau mọi chuyện đã khác. Tôi không thể quên được ánh mắt cháu nhìn mình với hai hàng nước mắt chảy dài khi được chuyển sang cấp cứu, cảm giác như cháu đang trách mình vì đã không giữ lời hứa. Cảm giác bất lực, bó tay trước một đứa trẻ mà mình không thể làm được gì", bác sĩ Hải chia sẻ.
"Nghề của bọn mình là vậy, bác sĩ nào cũng sẽ phải chứng kiến sự ra đi của bệnh nhân mà mình không thể làm gì được. Đó có lẽ là cái nghiệp rồi. Nhưng một số chuyên ngành sẽ có được niềm vui trọn vẹn khi bệnh nhân khỏi bệnh, ra viện. Như bác sĩ sản sẽ rất vui khi đón một sinh linh mới chào đời, bác sĩ ngoại cũng thở phào khi thực hiện xong ca phẫu thuật nội tạng, nhưng với những người điều trị bệnh máu ác tính như chúng tôi thì niềm vui không bao giờ trọn vẹn", bác sĩ Hải nói.
Bệnh không khỏi mà chỉ lui bệnh trong một giai đoạn nhất định. Nhiệm vụ của bác sĩ là kéo dài thời gian đó càng lâu càng tốt. Và đến một lúc nào đó, họ lại gặp lại những bệnh nhân ấy trong tình trạng nguy kịch.
Gắn bó với chuyên ngành huyết học đã được 15 năm, bác sĩ Võ Thị Thanh Bình, Trưởng Khoa ghép tế bào gốc, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cũng phải thú thật "không dám nghĩ mình có thể làm việc với các bệnh nhân nhi". Chuyên về ghép tế bào gốc, chủ yếu là điều trị cho người lớn nên những lần đi trực tối hoặc ở phòng khám là những dịp hiếm hoi chị tiếp xúc với trẻ bị bệnh máu ác tính.
"Những lúc cấp cứu, tiếng khóc của các cháu mà mình không cầm lòng được, khó làm lắm. Nhiều hôm trực cùng với một cô bác sĩ khác, cả hai chị em cùng khóc, cô ấy chạy ra ngoài khóc còn mình vẫn phải cố đứng ở trong đấy", bác sĩ Bình chia sẻ.
Đó là một bệnh nhi mới 6 tuổi bị ung thư máu, đã đi chữa ở Singapore mà không có tác dụng. Lúc đó, bé đã ở giai đoạn cuối, gọi "mẹ ơi". Nghe tiếng gọi đó khiến chị không cầm được nước mắt.
mau1-jpg-1361895195_500x0.jpg
Với trẻ mắc bệnh máu việc kéo dài sự sống là ưu tiên hàng đầu. Ảnh: N.P.
"Khi đứng trước một đứa trẻ ốm đau bệnh tật không phải chỉ mình tôi mà tất cả các bác sĩ khác đều cảm thấy đau xót, thông cảm với nỗi đau của gia đình. Cứ nghĩ nó cũng bằng tuổi con mình thôi thì lại càng thuơng hơn. Mình lại càng muốn làm cái gì tốt nhất để kéo dài thêm được cuộc sống cho các cháu. Các bé rất hồn nhiên, vô tư chưa ý thức được bệnh tật của mình", bác sĩ Bình tâm sự.
Bệnh về máu gần như là án tử hình với bệnh nhân, một khi đã mắc, kể cả một số bệnh nhân đã được chẩn đoán lành tính thì cũng là nhóm bệnh nặng, nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào. Theo bác sĩ Bình, với sự tiến bộ của các phương pháp điều trị hóa chất, ghép tế bào gốc đồng loại thì cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư máu cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, có các phương pháp điều trị đặc hiệu hơn, điều trị nhắm đích, một số bệnh ung thư máu khả năng kéo dài cao hơn. Với bệnh ung thư kéo dài thêm được 5 năm, người ta cũng nói đấy là khỏi bệnh. Đặc biệt với ung thư máu, ghép tế bào gốc đồng loại không chỉ giảm được nguy cơ tái phát so với phương pháp điều trị hóa chất thông thường mà còn giúp cho bệnh lui lâu hơn.
"Không phải tất cả bệnh nhân đều áp dụng được phương pháp ghép tế bào gốc vì phụ thuộc vào bệnh, có người cho tế bào gốc phù hợp hay không... Cũng vì thế, bệnh viện cố gắng khai thác triển khai trên nhóm bệnh có thể tiến hành được, đồng thời định hướng mở rộng áp dụng cho nhiều nhóm bệnh hơn dựa trên nguồn cho tế bào gốc từ nhiều nguồn khác nhau chứ không phải chỉ là anh chị em ruột", bác sĩ Bình nói.
"Với những người làm chuyên ngành máu như chúng tôi, niềm vui chính là kéo dài được sự sống cho bệnh nhân càng lâu càng tốt. Quan trọng hơn cả là giúp họ trở lại với cuộc sống bình thường. Chỉ cần giúp được một người là đã thấy mình có đóng góp cho đời", bác sĩ Bình tâm sự. 

Bạn trai phân vân giữa tôi và người yêu cũ

Bạn trai phân vân giữa tôi và người yêu cũ

Anh nói không biết phải làm sao, vì anh không muốn làm tổn thương người kia lần nữa. Anh không khẳng định với tôi là sẽ từ bỏ người kia, giờ anh muốn tiếp tục mối quan hệ 3 người này không biết đến bao giờ.

Giờ đây tôi đang ở vào một hoàn cảnh trớ trêu. Người yêu tôi đang phân vân lựa chọn tôi và người yêu cũ của anh. Chúng tôi yêu nhau được gần một năm. Tôi 23 tuổi đang học năm 4, còn người yêu 21 tuổi đang học năm 2. Anh là mối tình đầu của tôi, còn tôi là người thứ 3 của anh. Chúng tôi đến với nhau bằng tình cảm rất trong sáng và khoảng thời gian đầu rất đẹp. Trong gần một năm yêu nhau, chúng tôi đã chia tay 2 lần, đều do tôi chủ động. Và lần chia tay thứ hai này đã đẩy mọi chuyện rơi vào hoàn cảnh hiện tại.

Lần đầu tôi chia tay khi hai đứa quen nhau được 5 tháng vì nghĩ tương lai 2 đứa khó đến với nhau được. Anh còn học 3 năm nữa, tôi sắp ra trường, tính cách của anh lại trẻ con và yếu đuối. Tôi nghĩ anh không phải là người có thể che chở cho mình được, chúng tôi cũng hay mệt mỏi vì cãi nhau. Nhưng anh yêu tôi rất nhiều, níu kéo cũng rất nhiều. Sau khi chia tay được vài ngày, tôi là người chủ động nói quay trở lại vì tôi đã buồn bã rất nhiều, tôi biết mình cần anh, yêu anh.

Chúng tôi tiếp tục nhưng mọi chuyện vẫn lặp lại như xưa, lý do thì do tôi nhiều hơn vì tôi hay giận hờn trách móc, nhưng anh cũng không nhường nhịn tôi. Chúng tôi cũng bất đồng quan điểm trong nhiều chuyện. Trong một lần bàn luận về một vấn đề, chúng tôi đã cãi nhau, anh nghĩ tôi lên lớp dạy đời anh, vì tôi lớn tuổi hơn anh nên có lẽ cách nói chuyện của tôi khiến anh nghĩ vậy.

Anh tức giận và không kiểm soát được mình đã nói một câu xúc phạm tôi. Anh chưa từng một lần nào nặng lời với tôi như vậy. Mọi hình tượng về anh sụp đổ trong tôi. Tôi quyết định chia tay. Lúc này là trước tết gần một tháng. Sau đó, khi gần tết anh chủ động liên lạc và muốn quay lại với tôi. Tôi còn yêu anh nhưng đã từ chối thẳng thừng cùng những câu vô tình.

Sau tết tôi biết tin anh có người mới là người yêu cũ của anh trước đây, do vô tình đọc được những lời tình cảm anh dành cho người đó trên facebook. Tôi đã bị sốc vì mọi chuyện xảy ra quá nhanh. Mất anh rồi tôi mới biết mình yêu anh rất nhiều. Tôi lại chủ động nói muốn quay lại lần nữa, lúc đầu anh từ chối, anh nói tôi đã chà đạp lên tình cảm của anh và không muốn bị tổn thương lần nữa. Còn người kia đã chờ đợi anh 3 năm rồi, anh nói anh thương họ và muốn bù đắp tình cảm cho họ. Nhưng sau đó anh đã mềm lòng đồng ý quay lại, vì biết tôi đang đau khổ và vì anh còn yêu tôi.

Anh nói anh không yêu người kia, vì vậy tôi đã tin là khi quay lại với tôi rồi từ từ anh cũng sẽ nói cho người kia hiểu. Nhưng giờ đây anh nói không biết phải làm sao, vì anh không muốn làm tổn thương người kia lần nữa. Tôi có thể hiểu và chấp nhận điều đó, nhưng anh không rõ ràng, dứt khoát và cho tôi một niềm tin nào cả. Anh không khẳng định với tôi là sẽ từ bỏ người kia, giờ anh muốn tiếp tục mối quan hệ 3 người này không biết đến bao giờ. Và cô gái không biết anh đã quay lại với tôi, cô ấy đang học ở Đà Nẵng, còn chúng tôi ở Sài Gòn.

Có lẽ tôi sẽ dễ dàng chấp nhận rút lui nếu giữa chúng tôi chưa đi quá giới hạn. Trong thời gian yêu nhau, anh đã đòi hỏi chuyện đó rất nhiều, tôi đã nói rõ quan điểm của mình và không muốn chuyện đó xảy ra. Nhưng nó vừa mới xảy ra, và vào thời điểm khi anh chưa quyết định sẽ chọn ai. Tôi đã dại dột và trách mình rất nhiều, tôi chưa bao giờ muốn chuyện đó xảy ra, nhưng lúc đó tôi đã không đủ mạnh mẽ và quyết liệt.

Khoảng thời gian này tôi đang sống trong bế tắc và hoài nghi về tất cả. Trước đây tôi luôn nghĩ anh là người tốt, nhưng giờ đây tôi không hiểu được anh thế nào nữa. Tôi không hiểu tại sao còn yêu tôi, và giữa chúng tôi đã xảy ra chuyện đó rồi mà anh không thể dứt khoát được với người kia.

Những lúc tỉnh táo và mạnh mẽ tôi nghĩ mình sẽ từ bỏ anh, tôi sẽ không lấy sai lầm kia để ràng buộc và chi phối tới hạnh phúc của mình. Tôi không chấp nhận chuyện tình 3 người, không muốn mình chờ đợi trong đáng thương, và bị động như thế này, cũng không muốn giành giật tình yêu. Mặc dù còn yêu anh, nhưng giờ tôi cũng sợ anh, tôi không còn hiểu anh đang muốn gì nữa.

Giờ đây tôi đang cố gắng để không chủ động liên lạc với anh nữa, và cho anh thấy tôi không bị phụ thuộc vào anh vì trót dại, nếu anh có liên lạc tôi sẽ chỉ trả lời qua loa. Tôi sẽ chờ xem anh có dứt khoát với người kia không đã. Mong mọi người cho tôi lời khuyên vào lúc này.