Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Trà My diện váy làm từ 2000 chiếc bao cao su

Trà My với bộ mẫu thời trang được làm từ hơn 2.000 chiếc bao cao su mỏng nhất thế giới kết hợp cùng gần 1.000 chiếc đèn LED nhiều màu sắc.






Bộ ảnh giới thiệu đến cộng đồng bộ mẫu thời trang độc đáo lần đầu tiên kết hợp giữa những chiếc bao cao su và những chiếc đèn LED nhiều màu sắc
Với 2 phần rõ rệt, bộ mẫu thời trang khắc họa trọn vẹn 2 cá tính cần phải thể hiện: Một là năng động nhưng không kém phần cá tính với phần váy ngắn xèo, Hai là dịu dàng, đằm thắm nhưng lại luôn mạnh mẽ, quyến rũ với phần váy dài rũ xuống.
Á quân của cuộc thi Vietnam's Next Top Model 2011 - Trà My đã thể hiện xuất sắc toàn bộ nội dung mà ê-kíp muốn gửi gắm đến cộng đồng. Bên cạnh sự trưởng thành qua từng shoot ảnh, Trà My cũng đã thể hiện được sự quyến rũ của mình qua những shoot hình bán nude gợi cảm mà không dung tục.

Đây cũng chính là sản phẩm chính truyền tải thông điệp của dự án lần thứ 2 này. Thông điệp này cũng cũng chính là câu khẩu hiệu (slogan) của toàn chiến dịch - 'Bình thường hóa bao cao su' – “Bình thường để sống, để yêu, để hạnh phúc”.




Art Director: Nguyễn Minh Tuấn - Photo & - re-touch: Minh Light - Model: Trà My - Fashion Stylist & Make-up: Ngoan Nguyễn
Linh Nga.
Theo Eva.v

Em gái hiến tặng trứng, chị chồng mang thai hộ

Katy, 33 tuổi, mắc chứng rối loạn di truyền hiếm gặp nên không thể có con. Chỉ đến khi em gái Katy hiến tặng trứng và chị chồng mang thai hộ, ước mơ làm cha mẹ của cặp vợ chồng mới trở thành hiện thực.
 
Cặp vợ chồng Katy và David Slade, người Anh, luôn khao khát có một đứa con. Tuy nhiên Katy mắc chứng rối loạn di truyền hiếm gặp, và họ nhận ra rằng phải nhờ đến sự trợ giúp thì mới có thể biến ước mơ về một gia đình nhỏ trở thành hiện thực.
 
Cuối cùng, họ nhờ đến sự trợ giúp của chính những người thân trong gia đình. Jamie Allan, chị gái của David và Lucy Marks, em gái của Katy, đã hợp lực giúp bé gái Beatrix chào đời. Lucy hiến tặng trứng còn Jamie thì mang thai hộ.
 
Em gái hiến tặng trứng, chị chồng mang thai hộ 1
Cặp vợ chồng David và Slade (trên) cùng với đứa con gái nhờ sự trợ giúp của chị Jamie (phải) và em vợ Lucy (trái)
 
“Nếu không có sự trợ giúp của chị em thì chúng tôi không thể có con”, Slade nói. “Đứa trẻ là món quà tuyệt vời nhất, tôi rất biết ơn họ về điều đó. Tôi đã luôn khao khát được làm mẹ”.
 
Em gái hiến tặng trứng, chị chồng mang thai hộ 2
Họ vô cùng hạnh phúc khi được làm cha mẹ của đứa con gái nhỏ Beatrix.
 
Slade hạnh phúc nói thêm: “Không thể tin được là chúng tôi đã trở thành cha mẹ. Chúng tôi cảm thấy mình là cặp đôi hạnh phúc nhất”.
 
Slade là giáo viên tiểu học. Vì mắc chứng rối loạn di truyền nên cô không có cơ quan sinh sản. Chứng rối loạn của Slade được phát hiện khi cô còn là một bé gái. Khi Slade nói với em gái Lucy rằng mình sẽ không bao giờ được làm mẹ, Lucy đã hứa sẽ hiến tặng trứng cho chị gái vào thời điểm thích hợp.
 
Vài năm sau, Slade kết hôn. Cô nhắc lại lời hứa năm xưa với Lucy. “Tôi đã bật khóc khi Lucy nói vẫn sẽ hiến tặng trứng cho tôi” Slade nhớ lại. “Điều đó có nghĩa rằng xét về mặt di truyền thì đứa trẻ được sinh ra vẫn có mối liên hệ với cả tôi và David”.
 
Nhưng Lucy chưa có con, cũng chưa lập gia đình, vì thế cô từ chối mang thai hộ chị gái.

“Thật khó cho cô ấy khi mang thai lần đầu, sau đó lại trao đứa bé lại cho tôi” Slade nói.
 
Chồng của Slade, David đã trao đổi chuyện này với chị gái anh ấy là Jamie Allan, 35 tuổi, để mong được giúp đỡ. Thật may là Jamie đã đồng ý.
 
Vài tháng sau, tinh dịch của David được đông lạnh, trong khi đó Lucy và Jamie được tiêm hoóc môn. Một loại để tăng lớp niêm mạc tử cung, một loại kích thích sản xuất nhiều trứng hơn. Hai phôi thai đã được cấy vào cơ thể Jamie vào tháng 12/2011.
 
Em gái hiến tặng trứng, chị chồng mang thai hộ 3
Họ vô cùng biết ơn chị và em gái mình đã giúp họ biến giấc mơ thành hiện thực
 
“Beatrix là thiên thần nhỏ của chúng tôi, chúng tôi sẽ mãi biết ơn chị và em gái đã biến giấc mơ của chúng tôi trở thành hiện thực”, Slade nói.

Giúp chàng sửa lỗi vụng "yêu"

Có rất nhiều cách để bạn chữa cháy cho cả hai khi "chuyện ấy" không suôn sẻ như mong muốn.

Đôi khi, ngay cả những chàng kinh nghiệm nhất cũng có thể vụng về khi "yêu" và khiến bạn thất vọng trên giường.
Chàng trai "vài phút"
Bạn đang cao hứng và đã sẵn sàng cho cuộc đua nghìn mét, nhưng mới vài phút chàng đã "hết xăng". Thay vì tỏ ra khó chịu hay thất vọng ra mặt khiến chàng ngại ngùng vì không hoàn thành nhiệm vụ, hãy cố gắng tự thỏa mãn mình trong khi chàng vuốt ve hay hôn bạn. Hoặc khéo léo hơn, hãy nhờ chàng "yêu" bạn bằng tay hay bằng miệng.

Chàng quá xông xáo

Chàng rất xông xáo tiếp cận "cô bé" với mong muốn làm bạn thỏa mãn, trong khi tất cả những gì bạn cảm nhận được sự kém thoải mái. Khi đó, hãy nhẹ nhàng ngồi dậy hoặc dịch người sang một bên và nói với chàng cách bạn muốn anh ấy "tiếp cận".

Chàng lười oral sex

Trái với trường hợp phía trên, anh chàng của bạn lại lười chiều chuộng bạn dù bạn đã chiều chàng hết mực. Những gì bạn cần làm ngay tối nay là đảm bảo cơ thể thật thơm tho trước khi vào cuộc, rồi khẽ rỉ tai gợi ý hoặc dùng ám hiệu đẩy nhẹ chàng xuống dưới.

Anh chàng đơn điệu
Chàng dường như là người vô cùng kém sáng tạo hoặc lười trải nghiệm, tất cả những gì chàng thực hiện toàn là tư thế truyền thống. Hãy khéo "dụ dỗ" chàng bằng việc xem một đoạn phim gợi cảm chẳng hạn. Ngay cả khi những tư thế mới có thể khiến cả hai ngượng ngùng hoặc bật cười, nhưng chắc chắn chúng sẽ kích thích chàng muốn thử "yêu" kiểu mới.

Chàng chỉ nghĩ tới bản thân

Nếu bạn gặp một anh chàng chỉ nhăm nhăm thỏa mãn bản thân, việc bạn cần làm là tìm hiểu xem chàng thiếu kinh nghiệm chăn gối hay bản thân chàng quá ích kỷ. Trong trường hợp thứ nhất, hãy kéo dài màn dạo đầu và từ từ gợi ý chàng cách làm bạn thỏa mãn. Nếu chàng là kẻ ích kỷ và không thể thay đổi, bạn hãy suy nghĩ kỹ lại về chuyện gắn bó lâu dài.

Chàng hùng hục

Một khi nhập cuộc, chàng chỉ biết có mỗi một việc là "yêu" lấy "yêu" để và bạn cảm thấy không dễ chịu chút nào. Gặp hoàn cảnh này, rất nhiều phụ nữ chỉ biết chịu đựng dù đau đến chảy cả nước mắt. Hãy đặt tay lên ngực hay hông chàng để giảm nhịp độ "yêu" tới mức bạn cảm thấy thoải mái. Hoặc gợi ý chàng cho bạn đổi vị trí lên trên.

Chàng quá nhẹ nhàng

Từ cách chàng chạm vào người bạn, hôn, hay cả "yêu" đều từ từ nhẹ nhàng tới mức bạn hầu như không cảm nhận được, hoặc đang cao hứng thì tuột mất cảm xúc, vậy hãy dùng lời nói để kích thích chàng tăng nhịp độ.

Chàng chỉ biết vòng 1

Chàng quá tập trung vào vòng 1 của bạn mà quên mất bạn cảm thấy ra sao? Vậy thì, cách tốt nhất là gợi ý cho chàng cách bạn muốn được âu yếm.

Chàng đòi oral sex

Chàng đòi hỏi cách "yêu" này trong khi bạn không thích? Hãy nhẹ nhàng dừng chàng lại và nói ngọt ngào vào tai chàng: "Hôm nay em không muốn  thế, mình thử tư thế khác nhé."

Có rất nhiều cách để bạn chữa cháy cho cả hai khi "chuyện ấy" không suôn sẻ như mong muốn. Tùy vào tình huống cụ thể, hãy giải quyết mọi việc theo cách tinh tế nhất có thể.

Trang Le (Th

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế


QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị đinh số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải nguy hại;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Điều trị, Vụ Pháp chế Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quản lý chất thải y tế.
Điều 2. Quy chế Quản lý chất thải y tế được áp dụng cho tất cả các cơ sở y tế của Nhà nước, tư nhân và các cơ sở y tế có vốn đầu tư của nước ngoài.
- Trong quá trình thực hiện, các cơ sở y tế cần lựa chọn các phương pháp phù hợp với điều kiện của cơ sở được quy định trong Quy chế này để thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 60 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Điều trị, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ Trang thiết bị - Công trình y tế, Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng, Chánh Thanh tra và Vụ trưởng các Vụ của cơ quan Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trục thuộc Trung ương, Giám đốc các viện, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Hiệu trưởng các trường đào tạo cán bộ y tế, Thủ trưởng Y tế ngành, người phụ trách các cơ sở y tế có vốn đầu tư nước ngoài và cơ sở y tế tư nhân chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

QUV CHẾ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27/8/1999
của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất thải dược hiểu như quy định tại Khoản 2, Điều 2 của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993.
2. Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo.
- Chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng và dạng khí.
3. Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người.
4. Chất thải y tế nguy hại là chất thải có một trong các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết; các bộ phận hoặc cơ quan của người, động vật; bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn; dược phẩm; hóa chất và các chất phóng xạ dùng trong y tế. Nếu những chất thải này không được tiêu hủy sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người.
5. Quản lý chất thải y tế nguy hại là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình từ khi chất thải phát sinh đến xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại.
6. Thu gom là việc tách, phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm tập trung chất thải của cơ sở y tế.
7. Vận chuyển là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy.
8. Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao ngay gần nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy.
9. Tiêu hủy là quá trình sử dụng công nghệ nhằm cô lạp (bao gồm cả chôn lấp) chất thải nguy hại, làm mất khả năng gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
Điều 2.
1. Quy chế này được áp dụng đối với các bệnh viện, viện nghiên cứu, trung tâm y tế quận, huyện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh, trạm y tế, các dịch vụ y tế tư nhân, trung tâm y tế dự phòng, cơ sở đào tạo cán bộ y tế (gọi chung là các cơ sở y tế).
2. Các cơ sở y tế ngoài việc thực hiện Quy chế này phảỉ thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý chất thải nguy hại.
Điều 3.
1. Giám đốc, người phụ trách các cơ sở y tế chịu trách nhiệm vế quản lý chất thải y tế nguy hại từ khi chất thải phát sinh tới khâu tiêu hủy cuối cùng.
2. Người trực tiếp tham gia vào quy trình quản lý chất thải y tế phải được đào tạo và thực hiện đúng các quy định đã ban hành.
Điều 4. Các cơ sở y tế phải giảm thiểu và phân loại chất thải theo quy định ngay từ nguồn thải.
- Không được để chất thải y tế nguy hại lẫn trong chất thải sinh hoạt. Chất thải y tế nguy hại phải xử lý an toàn trước khi thải ra môi trường.
Điều 5. Các cơ sở y tế chịu trách nhiệm lập kế hoạch để nâng cấp, xây dựng mới, vận hành và bảo dưỡng cơ sở xử lý chất thải, đồng thời phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ sở xử lý chất thải của địa phương để quản lý và xử lý chất thải y tế theo quy định.
Điều 6. Kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý chất thải y tế nguy hại lấy từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước.
b) Nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế
c) Nguồn giúp đỡ của các Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ.
d) Nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác.

Chương II
PHÂN LOẠI VÀ XÁC ĐỊNH CHẤT THẢI
Điều 7. Chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 loại như sau:
1. Chất thải lâm sàng.
2. Chất thải phóng xạ.
3. Chất thải hóa học.
4. Các bình chứa khí có áp suất.
5. Chất thải sinh hoạt.
Điều 8. Xác định loại chất thải.
1. Chất thải lâm sàng gồm 5 nhóm:
a) Nhóm A: là chất thải nhiễm khuẩn, bao gồm: những vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, các chất bài tiết của người bệnh như băng, gạc, bông, găng tay, bột bó, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi đựng dịch dẫn lưu...
b) Nhóm B: là các vật sắc nhọn, bao gồm: bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi và cán dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật liệt có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn.
c) Nhóm C: là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét nghiệm, bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiêm, bệnh phẩm sau khi sinh thiết/xét nghiệm/nuôi cấy, túi đựng máu...
d) Nhóm D: là chất thải dược phẩm, bao gồm:
i) Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng.
ii) Thuốc gây độc tế bào.
e) Nhóm E: là các mô và cơ quan người động vật, bao gồm: tất cả các mô của cơ thể (dù nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn); các cơ quan, chân tay, rau thai, bào thai, xác súc vật.
2. Chất thải phóng xạ.
Chất thải phóng xạ là chất thải có hoạt độ riêng giống như các chất phóng xạ. Tại các cơ sở y tế chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, hóa trị liệu và nghiên cứu (Phụ lục 1: các hạt nhân phóng xạ sử dụng trong cơ sở y tế. Chất thải phóng xạ bao gồm: chất thải rắn, lỏng và khí).
a) Chất thải phóng xạ rắn gồm: các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ....
b) Chất thải phóng xạ lỏng gồm: dung dịch có chứa nhân phóng xạ phát sinh trong quá trình chẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước xúc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ...
c) Chất thải phóng xạ khí gồm: các chất khi dùng trong lâm sàng như laze, các khí thoát ra từ các kho chứa chất phóng xạ...
3. Chất thải hóa học.
Chất thải hóa học bao gồm các chất thải rắn, lỏng và khí. Chất thải hóa học trong các cơ sở y tế được phân thành 2 loại:
- Chất thải hóa học không gây nguy hại như đường, a xít béo, một số muối vô cơ và hữu cơ.
- Chất thải hóa học nguy hại bao gồm:
a) Formaldehyde: được sử dụng trong khoa giải phẫu bệnh, lọc máu, lớp xác và dùng để bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số khoa khác.
b) Các hóa chất quang hóa học: có trong các dung dịch dùng cố định và tráng phim
c) Các dung môi. Các dung môi dùng trong cơ sở y tế bao gồm: các hợp chất halogen như methylene chloride, chlorofom, freons, trichloro ethylene, các thuốc mê bốc hơi như halothnne, các hợp chất không có halogen như xylene, acetone, isopropanol, toluen, ethyl acetate và acetonitrile.
d) Oxit ethylene- oxit ethylene được sử dụng để tiệt khuẩn các thiết bị y tế, phòng phẫu thuật nên được đóng thành bình và gắn với thiết bị diệt khuẩn.
- Loại khí này có thể gây ra nhiều độc tính và có thể gây ra ung thư ở người.
e) Các chất hóa học hỗn hợp: bao gồm các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh...
4. Các bình chứa khí có áp suất.
- Các cơ sở y tế thường có các bình chứa khí có áp suất như bình đựng oxy, C02, bình ga, bình khí dung và các bình đựng khí dùng một lần. Các bình này dễ gây cháy, nổ khi thiêu đốt vì vậy phải thu gom riêng.
5. Chất thải sinh hoạt, bao gồm:
a) Chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại, phát sinh từ các buồng bệnh, phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, nhà giặt, nhà ăn... bao gồm: giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng cát tông, túi nilon, túi đựng phim, vật liệu gói thực phẩm, thức ăn dư thừa của người bệnh, hoa và rác quét dọn từ các sàn nhà.
b) Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh...

Chương III
QUY TRÌNH THU GOM VÀ LƯU GIỮ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ
Điều 9. Nguyên tắc thu gom chất thải.
1. Phân loại phải được thực hiện ngay tại thời điểm chất thải phát sinh và phải đựng chất thải trong các túi hoặc thùng theo đúng quy định.
2. Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải sinh hoạt. Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải sinh hoạt thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại.
Điều 10. Tiêu chuẩn các túi, hộp và thùng đựng chất thải.
l . Quy định về mầu sắc túi, hộp và thùng đựng chất thải:
a) Mầu vàng: đựng chất thải lâm sàng, bên ngoài phải có biểu tượng về nguy hại sinh học (Phụ lục 2(*).
b) Mầu xanh: đựng chất thải sinh hoạt.
c) Mầu đen: đựng chất thải hóa học, chất thải phóng xạ, thuốc gây độc tế bào.
d) Các túi, hộp và thùng đựng có các mầu trên chỉ được sử dụng để đựng chất thải và không dùng vào các mục đích khác.
2. Tiêu chuẩn túi đựng chất thải:
a) Túi đựng chất thải để đem đi đốt phải là túi nhựa PE hoặc PP, không dùng túi nhựa PVC vì khi đốt sẽ tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm.
b) Thành túi dầy, kích thước túi phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 01 m3.
c) Bên ngoài túi phải có đường kẻ ngang ở mức 213 túi và có dòng chữ "Không được đựng quá vạch này".
3. Tiêu chuẩn hộp đựng các vật sắc nhọn:
a) Làm bằng các vật liệu cứng, không bị xuyên thủng, không bị rò rỉ và có thể thiêu đốt được.
b) Dung tích hộp: Cần có hộp đựng với kích thước khác nhau (2.5 lít, 6 lít, 12 lít và 20 lít) phù hợp với tượng các vật sắc nhọn phát sinh.
c) Các hộp đựng vật sắc nhọn phải thiết kế sao cho thuận lợi cho việc thu gom cả bơm và kim tiêm, khi di chuyển chất thải bên trong không bị đổ ra ngoài, có quai và có nắp để dán kín lại khi thùng đã đầy 2/3.
d) Hộp có mầu vàng, có nhãn đề "Chỉ đựng vật sắc nhọn"; có vạch báo hiệu ở mức 2/3 hộp và có dòng chữ "Không được đựng quá vạch này".
4. Tiêu chuẩn thùng dựng chất thải:
a) Phải làm bằng nhựa Poly Etylen có tỷ trọng cao, thành dầy và cứng, có nắp đậy. Những thùng thu gom có dung tích lớn cần có bánh xe đẩy.
b) Thùng mầu vàng để thu gom các túi nilon mầu vàng đựng chất thải lâm sàng.
c) Thùng mầu xanh để thu gom các túi nilon mầu xanh đựng chất thải sinh hoạt.
d) Thùng mầu đen để thu gom các túi nilon mầu đen đựng chất thải hóa học và chất thải phóng xạ.
e) Dung tích thùng tùy vào khối lượng chất thải phát sinh, có thể từ 10 đến 250 lít.
f) Bên ngoài thùng phải có vạch báo hiệu ở mức 2/3 thùng và ghi dòng chữ "Không được đựng quá vạch này".
Điều 11. Nơi đặt các túi và thùng đựng chất thải.
1. Nơi đặt thùng đựng chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt phải được định rõ tại mỗi khoa/phòng. Mỗi khoa cần có nơi lưu giữ các túi và thùng đựng chất thải theo từng loại.
2. Các túi và thùng đựng chất thải phải đặt ở nơi gần với nguồn phát sinh chất thải như buồng thủ thuật, buồng thay băng, buồng tiêm, buồng đỡ đẻ, buồng bệnh, buồng xét nghiệm, hành lang. Trên các xe tiêm và làm thủ thuật cần có hộp đựng vật sắc nhọn để thuận tiện cho việc phân loại.
3. Các túi đựng chất thải phải tuân theo hệ thống mầu quy định, không được thay thế các túi mầu vàng, mầu đen đựng chất thải nguy hại bằng các túi mầu xanh.
Điều 12. Thu gom chất thải tại nơi phát sinh.
1. Hộ lý hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa.
2. Chất thải lâm sàng khi đưa ra khỏi khoa/ phỏng phải được để trong túi nilon mầu vàng, chất thải hóa học và chất thải phóng xạ phải đựng trong túi nilon mầu đen và phải có nhãn ghi nơi phát sinh chất thải.
3. Các hộp mầu vàng đựng vật sắc nhọn và các chất thải sau khi xử lý ban đầu phải cho vào túi nilon mầu vàng và buộc kín miệng.
4. Chất thải phát sinh tại các khoa phải được vận chuyển về nơi lưu giữ chất thải chung của cơ sở y tế ít nhất một lần một ngày và khi cần.
5. Buộc các túi nilon chứa chất thải khi các túi chứa đã đạt tới thể tích quy định (2/3 túi). Không được dùng ghim dập để làm kín miệng túi.
Điều 13. Vận chuyển chất thải trong cơ sở y tế.
l . Cơ sở y tế phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác.
2. Mỗi cơ sở y tế phải có phương tiện để vận chuyển chất thải từ nơi tập trung của các khoa/ phòng đến nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế. Các phương tiện này chỉ sử dụng để vận chuyển chất thải và phải cọ rửa, tẩy uế ngay sau khi vận chuyển chất thải. Phương tiện vận chuyển chất thải phải được thiết kế sao cho: dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô.
Điều 14. Lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế.
1. Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ các điều kiện sau:
i) Cách xa nơi chuẩn bị đồ ăn, nhà kho, lối đi.
ii) Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến.
iii) Phải lưu giữ chất thải y tế nguy hại riêng biệt với chất thải sinh hoạt.
iv) Có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khóa. Không để súc vật, các loài gậm nhấm, côn trùng xâm nhập tự do.
v) Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở y tế.
vi) Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh.
vii) Có hệ thống cống thoát nước, nền không thấm và thông khí tốt.
2. Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế:
a) Đối với các bệnh viện: về nguyên tắc chất thải phải được chuyển đi tiêu hủy hàng ngày. Thời gian ưu giữ tối đa chất thải y tế nguy hại trong bệnh viện là 48 giờ.
b) Đối với các cơ sở y tế nhỏ như trung tâm y tế dự phòng, phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, trạm tế có phát sinh một lượng nhỏ chất thải y tế nguy hại thì phải đựng chất thải trong các túi nilon thích hợp và buộc kín miệng. Chất thải nhóm A, B, C, D không được lưu giữ tại cơ sở y tế quá một tuần.
- Riêng chất thải nhóm E phải chôn lấp hoặc thiêu đốt ngay.

Chương IV
VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI RA NGOÀI CƠ SỞ Y TẾ
Điều 15. Vận chuyển.
1. Các cơ sở y tế ký hợp đồng với các cơ sở vận chuyển và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại được cơ quan thẩm quyền môi trường cho phép hoạt động.
- Trường hợp địa phương chưa có cơ sở vận chuyển và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại thì cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm vận chuyển.
2. Phương tiện chuyên chở chất thải y tế nguy hại không được dùng vào mục đích khác.
3. Phương tiện chuyên chở chất thải y tế nguy hại phải được làm vệ sinh sau mỗi lần chuyển chở.
4. Chất thải y tế nguy hại nếu vận chuyển tới nơi tiêu hủy ở xa phải được đóng gói trong các thùng hoặc các hộp cát tông để tránh bị bục hoặc vỡ trên đường vận chuyển.
5. Chất thải nhóm E phải đựng trong túi nilon mầu vàng, sau đó đóng riêng trong thùng/hộp, dán kín nắp và ghi nhãn trước khi vận chuyển đi tiêu hủy.
Điều 16. Hồ sơ vận chuyển chất thải.
1. Mỗi cơ sở y tế phải có hệ thống sổ sách theo dõi lượng chất thải phát sinh và phiếu theo dõi lượng chất thải được chuyển đi tiêu hủy hàng ngày.
2. Phiếu theo dõi vận chuyển và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại bao gồm: tên cơ sở y tế; khối lượng chất thải phát sinh, khối lượng chất thải vận chuyển đi tiêu hủy; tên và chữ ký người giao, người nhận, người tiêu hủy chất thải.

Chương V
MÔ HÌNH - CÔNG NGHỆ - PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ TIÊU HỦY CHẤT THẢI RẮN
Điều 17. Các mô hình thiêu đốt chất thải rắn y tế nguy hại.
1. Đối với các cơ sở y tế tại các thành phố áp dụng một trong các mô hình sau:
a) Xây dựng và vận hành lò đốt khu vực để đốt chất thải y tế nguy hại tập trung cho toàn thành phố.
b) Xây dựng và vận hành lò đốt theo cụm bệnh viện để đốt chất thải y tế nguy hại. Lò đốt có thể đặt trong một bệnh viện có khu đất để lắp đặt và vận hành lò đốt, có đường giao thông thuận tiện để các cơ sở y tế lân cận chuyên chở chất thải y tế nguy hại đến thiêu đốt.
c) Sử dụng cơ sở tiêu hủy chất thải nguy hại công nghiệp nếu có trong địa bàn.
2. Đối với các cơ sở y tế tại các thị xã, áp dụng một trong các mô hình sau.
a) Xây dựng và vận hành lò đốt chất thải y tế nguy hại theo cụm bệnh viện.
b) Xây dựng và vận hành lò dốt chất thải y tế nguy hại trong từng cơ sở y tế. Mô hình này chỉ áp dụng cho những cơ sở y tế không có lò đốt theo khu vục hoặc theo cụm bệnh viện, hoặc những bệnh viện phát sinh ra một lượng lớn chất thải y tế nguy hại có độ lây nhiễm cao như bệnh viện lao, bệnh viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới...
- Lò đốt trong khu đất bệnh viện không được đặt gân khu dân cư, ống khói lò đốt phải cao hơn khu nhà cao tầng lân cận, vị trí đặt lò đốt phải ở cuối hướng gió chủ dạo trong năm.
3. Đối với các trung tâm y tế huyện: nếu không có các cơ sở thiêu đất chất thải y tế nguy hại theo khu vực hoặc theo cụm bệnh viện thì có thể áp dụng thiêu đốt chất thải y tế nguy hại bằng lò đốt thủ công. Tro và các thành phần còn lại sau khi đốt sẽ được chôn lấp hoặc tiêu hủy cùng chất thải sinh hoạt.
4. Đối với phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh và trạm y tế xã: áp dụng một trong hai phương thức sau:
a) Thiêu đốt ngoài trời.
b) Thiêu đốt bằng các lò đốt thủ công.
Điều 18. Công nghệ thiêu đốt chất thải rắn y tế nguy hại.
- Cơ sở y tế cần căn cứ vào mô hình thiêu đốt đã nêu ở trên và điều kiện về kinh phí, kể cả kinh phí đầu tư lắp đặt cũng như vận bành và bảo dưỡng để lựa chọn công nghệ dưới đây cho thích hợp với từng địa phường:
1. Lò đốt hai buồng có nhiệt độ cao (>100 độ C), Có Công suất lớn (khoảng từ 5000-7000 kg/ngày), có thiết bị làm sạch khí, đưa chất thải vào lò và lấy tro tự động, có thiết bị theo dõi phát xạ... Loại lò này áp dụng cho các cơ sở thiêu đốt chất thải y tế nguy hại tập trung theo khu vực.
2. Lò đốt hai buồng đốt, nhiệt độ cao (>1000 độ C), công suất thích hợp từ 800-1000 kg/ngày, đưa chất thải vào lò tự động, lấy tro bán tự động hoặc thủ công. Loại lò này áp dụng cho các cơ sở thiêu đốt chất thải y tế nguy hại theo cụm bệnh viện.
3. Lò đốt hai buồng có công suất từ 150-300 kg/ ngày, dùng cho cơ sở y tế có từ 250 giường bệnh trở lên.
4. Lò đốt thủ công làm bằng gạch hoặc thùng phuy, áp dụng đối với các cơ sở y tế nhỏ như trung tâm y tế huyện, phòng khám, nhà hộ sinh, trạm y tế xã
5. Đốt ngoài trời: chỉ áp dụng đối với các trạm y tế xã ở các vùng nông thôn, vùng núi; không được áp dụng đối với các cơ sở y tế ở các thành phố, thị xã thị trấn. Vị trí đốt phải ở cuối hướng gió chủ đạo và có khu vực che chắn để đề phòng lửa cháy sang các khu vực lân cận.
Điều 19. Chôn lấp hợp vệ sinh.
1. Chỉ áp dụng cho những cơ sở y tế chưa có điều kiện để thiêu đốt chất thải y tế nguy hại.
2. Không chôn cất chất thải y tế nguy hại với chất thải sinh hoạt.
3. Chỉ được phép chôn chất thải y tế nguy hại tại các khu vực đã được quy định.
4. Bãi chôn lấp chất thải y tế nguy hại phải đáp ứng các chỉ tiêu môi trường và các yêu cầu kỹ thuật do cơ quan quản lý môi trường hướng dẫn và thẩm dịnh.
Điều 20. Phương pháp xử lý ban đầu.
l . Quy định chung: chất thải lâm sàng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao phải được xử lý an toàn ở gần nơi chất thải phát sinh, sau đó mới cho vào túi nilon mầu vàng để vận chuyển đi tiêu hủy.
2. Chất thải lâm sàng cần xử lý ban đầu là chất thải nhóm C; các vật liệu, dụng cụ sau khi tiếp xúc với người bệnh HIV/AIDS, giang mai; đờm của người bệnh lao...
3. Phương pháp xử lý ban dầu. Cơ sở y tế tùy điều kiện và phương tiện hiện có mà áp dụng các phương pháp sau:
a) Đun sôi.
b) Khử khuẩn bằng hóa chất.
c) Tiệt khuẩn bằng hơi nóng khô hoặc hơi nóng âm.
Điều 21. Tiêu hủy chất thải lâm sàng.
1. Chất thải nhóm A.
a) Xử lý ban đầu. Một số chất thải nhóm A có nguy cơ lây nhiễm cao như chất thải có dính máu, dịch của người bệnh HIV/AIDS, giang mai, đờm của người bệnh lao... cần phải khử khuẩn ngay khi chất thải phát sinh, trước khi vận chuyển đi tiêu hủy.
b) Phương pháp tiêu hủy: có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
i. Thiêu đốt, là phương pháp tốt nhất.
ii. Chôn lấp hợp vệ sinh.
2. Chất thải nhóm B.
a) Đối với bơm kim tiêm dùng một lần trước khi đem đi tiêu hủy phải cho vào trong hộp đựng các vật sắc nhọn. Tốt nhất là không nên tháo kim tiêm ra khỏi bơm tiêm, không lắp đầu kim lại để tránh nguy cơ gây tổn thương.
b) Phương pháp tiêu hủy: như chất thái nhóm A.
3. Chất thải nhóm C,
a) Xử lý ban đầu Chất thải nhóm này có nguy cơ lây nhiễm cao nên bắt buộc phải xử lý ban đầu trước khi vận chuyển chất thải ra khỏi khoa xét nghiệm tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy.
- Trường hợp không có điều kiện xử lý trước tiêu hủy thì phải đóng gói kín trong túi nilon mầu vàng và vận chuyển thẳng tới lò đốt.
b) Phương pháp tiêu hủy: giống như chất thải nhóm
4. Chất thải nhóm D.
a) Đối với chất thải dược có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy sau;
i. Thiêu đốt: cùng vớì chất thải nhiễm khuẩn nếu có lò đốt.
ii. Chôn lấp: trước khi đem đi chôn lấp phải làm trơ hóa chất thải. Kỹ thuật trơ hóa được làm như sau: trộn lẫn chất thải với xi măng và một số vật liệu khác để cố định các chất độc hại có trong chất thải. Tỷ lệ các chất pha trộn như sau: 65% chất thải dược phẩm, 15%vôi bột, 15% xi măng, 5% nước.
- Sau khi tạo thành một khối đồng nhất dưới dạng cục thì đem đi chôn.
iii. Thải vào cống: đối với một lượng rất nhỏ chất (thải dược dạng viên nén, viên nang (dưới 500 viên) hoặc chất thải dạng lỏng hoặc nửa lỏng sẽ được pha loãng và thải vào hệ thống cống của cơ sở y tế (nếu cơ sở có hệ thống xử lý nước thải). Không được thải chất thải dược vào nguồn nước tự nhiên như: sông, hổ, đầm lầy...
b) Đối với chất thải là thuốc gây độc tế bào có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy sau:
i .Trả lại nơi cung cấp ban đầu.
ii. Thiêu đốt ở nhiệt độ cao: Chất thải gây độc tế bào phải đốt ở lò đốt có nhiệt độ cao, vì khi đốt ở nhiệt độ thấp sẽ sinh ra khí độc (Phụ lục 3: Nhiệt độ tối thiểu dùng để tiêu hủy chất gây độc tế bào).
5. Chất thải nhóm E. Chất thải nhóm E được tiêu hủy bằng một trong hai phương pháp sau:
i. Thiêu đốt cùng với chất thải nhiễm khuẩn nếu có lò đốt
ii. Chôn ở nghĩa địa hoặc nơi quy định. Tại một số địa phương, theo tập quán văn hóa, người nhà người bệnh có thể tự mang rau thai, bào thai, chi và các phần cắt bỏ của cơ thể đi chôn, với điều kiện cơ sở y tế phải đảm bảo các chất thải này phải đựng trong các túi nilon mầu vàng và đóng gói, bao bọc cẩn thận trước khi giao cho người nhà người bệnh.
Điều 22. Tiêu hủy chất thải phóng xạ.
- Thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh An toàn và kiếm soát bức xạ ngày 25 tháng 06 nám 1996, Nghị định số 50/CP ngày l6/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiêt việc thi hành Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 23. Tiêu hủy chất thải hóa học.
l. Tiêu hủy chất thải hóa học không nguy hại.
- Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
a) Tái sử dụng.
b) Tiêu hủy như chất thải sinh hoạt.
2. Tiêu hủy chất thái hóa học nguy hại.
a) Nguyên tắc:
i . Những chất thải hóa học nguy hiểm có tính chất khác nhau không được trộn lẫn vào với nhau để tiêu hủy.
ii. Không được đốt chất thải có chứa Halogen vì sẽ gây ra ô nhiễm không khí.
iii. Chất thải hóa học nguy hiểm không được đố vào hệ thống nước thải.
iv. Không được chôn khối lượng lớn chất thái hóa học vì có thể gây ô nhiễm tới mạch nước ngầm.
b) Phương pháp tiêu hủy: có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
i . Trả lại nơi cung cấp ban đầu là phương pháp tốt nhất.
ii. Thiêu đốt.
iii . Chôn lấp. Trước khi đem đi chôn lấp phải làm trơ hóa chất thải.
Điều 24. Tiêu hủy các bình chứa khí có áp suất.
- Không được để lẫn bình chứa khí có áp suất vào chất thải lâm sàng để thiêu đốt vì có nguy cơ gây nổ. Có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy sau:
1. Trả lại nơi sản xuất.
2. Tái sử dụng.
3. Tiêu hủy như chất thải sinh hoạt đối với các bình nhỏ.
Điều 25. Tiêu hủy chất thải sinh hoạt.
- Chất thải sinh hoạt không thuộc nhóm chất thải nguy hại vì vậy không cần phái thiêu đốt. Chất thải sinh hoạt phảl để trong túi nilon mầu xanh, được thu gom, vận chuyển, lưu giữ riêng với chất thải y tế nguy hại và tiêu hủy như chất thải trong các hộ gia đình. Trường hợp vô tình để lẫn chất thải y tế vào trong túi chất thải sinh hoạt thì túi chất thải đó phải được xử lý như là túi chất thải y tế nguy hại.

Chương VI
XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ CHẤT THẢI KHÍ
Điều 26. Xử lý nước thải.
1. Quy định chung.
- Mỗi bệnh viện phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đồng bộ. Nước thải bệnh viện khi thải ra ngoài khu vực quản lý của bệnh vìện phải đạt tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.
2. Mô hình.
- Các bệnh viện xây dựng từ trước nhưng không có hệ thống xử lý nước thải phải được xây dựng mới.
- Các bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải từ trước nhưng nay bị hỏng hoặc không hoạt động phải tu bổ và nâng cấp hệ thống này để vận hành có hiệu quả.
- Khi xây dựng các bệnh viện mới, bắt buộc phải có thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
3. Công nghệ.
- Việc lựa chọn công nghệ xử lý phải đáp ứng với các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, phải phù hợp với các điều kiện địa hình, kinh phí đầu tư, chi phí vận hành và bảo trì. Có thể lựa chọn một trong các phương pháp như: sinh học, hóa học, cơ học hoặc kết hợp các phương pháp đó. Việc áp dụng các thiết bị và công nghệ mới phải đồng bộ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về công nghệ môi trường xét duyệt.
Điều 27. Xử lý chất thải khí.
l. Quy định chung. Các phòng xét nghiệm, kho hóa chất, dược phẩm... phải đảm bảo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.
2. Mô hình.
- Các phòng xét nghiệm, kho hóa chất, dược phẩm phải có hệ thống thông khí và các bốc xử lý khí độc.

Chương VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 28. Thành lập Ban chỉ đạo.
l. Tại Bộ Y tế. Thành lập Ban chỉ đạo xử lý chất thải bệnh viện của Bộ do đồng chí lãnh đạo Bộ làm trưởng ban.
2. Tại các Sở Y tế. Thành lập Ban chỉ đạo xử lý chất thải y tế của Sở do đồng chí lãnh đạo Sở làm trưởng ban, thành viên gồm lãnh đạo bệnh viện tỉnh, trung tâm y tế dự phòng tỉnh, và các phòng chức năng của Sở Y tế. Ban này có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế về công tác quản lý chất thải y tế tại địa phương và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại.
Điều 29. Đào tạo.
1. Các cơ sở y tế tổ chức phổ biến Quy chế Quản lý chất thải y tế cho cán bộ, công chức, nhân viên trong đơn vị.
2. Bộ Y tế xây dựng chương trình, tài liệu và đào tạo cán bộ phụ trách quản lý chất thải của các cơ sở y tế
3. Các cơ sở y tế tổ chức đào tạo cho những người trực tiếp tham gia vào quy trình quản lý và xử lý chất thải.
Điều 30. Đầu tư cơ sở hạ tầng.
l. Dựa vào Quy chế Quản lý chất thải y tế, các cơ sở y tế lập kế hoạch quản lý chất thải y tế của cơ sở.
- Đồng thời xây dựng dự án đần tư cơ sở hạ tầng cho xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại.
2. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp các dự án của các cơ sở y tế trực thuộc. Sau khi có ý kiến nhất trí của các cơ quan có bên quan của địa phương, Giám đốc Sở Y tế sẽ trình dự án lên Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
3. Vụ Điều trị - Bộ Y tế có trách nhiệm tổng hợp các dự án của các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế. Sau khi có ý kiến nhất trí của các Vụ có liên quan, Vụ Điều trị sẽ trình dự án lên Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.
4. Giám đốc các cơ sở y tế của các Bộ, ngành trình dự án lên Bộ trưởng Bộ chủ quản để xem xét và phê duyệt.
Điều 31. Tổ chức kiểm tra, thanh tra.
1. Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải phối hợp với các ban, ngành có liên quan để tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chế Quản lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế của địa phương và các cơ sở y tế đóng trên địa bàn.
2. Vụ trưởng Vụ Điều trị - Bộ Y tế kết hợp với các Vụ có liên quan để tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy chế Quản lý chất thải y tế của các bệnh viện và các cơ sở y tế khác trong cả nước.
3. Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng chịu trách nhiệm về kiểm tra, đánh giá chất lượng của hệ thống xử lý chất thải phải đảm bảo tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường.
4. Thanh tra Bộ Y tế có trách nhiệm thanh tra và xử lý các vi phạm Quy chế Quản lý chất thải y tế theo đúng các quy định của pháp luật.

Cuộc đời buồn của bác sĩ không nhận phong bì

Cuộc đời buồn của bác sĩ không nhận phong bì

Làm ở bệnh viện không giàu vì không nhận phong bì. Mở phòng khám tư thì không cạnh tranh nổi vì không biết lôi kéo bệnh nhân. Một bác sĩ không nhận phong bì chỉ có cuộc sống làng nhàng và nỗi buồn y đức.
>> Đuổi việc bác sĩ nhận phong bì, bệnh nhân vẫn khổ

Tôi là một bác sĩ ( BS) già với tuổi đời ngoài 50 và tuổi nghề bằng nửa tuổi đời. Với thời gian gần 15 năm làm việc tại bệnh viện tuyến trung ương lớn nhất nhì đất nước và hơn chục năm sau này tự mở phòng khám của mình, tôi có vài cảm nhận sau.
Những bác sĩ nhận phong bì thường là những người sống "thoáng", họ "thoáng" trong mọi lĩnh vực: giao tiếp, tự cho phép mình nhận phong bì, chèo kéo bệnh nhân (BN) về phòng mạch của mình…
Bởi vì chèo kéo BN về phòng mạch của mình nên phòng mạch của họ khá đông BN. Và vì tâm lý sính đám đông của dân ta nên phòng mạch tư của họ cứ ngày càng đông và họ nghiễm nhiên được hưởng tiếng "bác sĩ giỏi, mát tay".
Nhiều tiền thu được từ việc nhận phong bì, từ phòng mạch nên đời sống của họ khá vương giả: xe hơi, nhà lầu, tiệc tùng,.. và quan trọng là họ dễ được thăng quan tiến chức do biết lo lót, để trám vào những sai sót của mình.
Không bao lâu sau địa vị họ cao chót vót trái ngược với kiến thức thấp lè tè của họ (mặc dù họ cũng có học sau đại học để phù hợp với cơ cấu). Thế là cái mác phó tưởng khoa này nọ, phó giám đốc này nọ càng làm đời sống họ thăng hoa.
Những bác sĩ này không dám rời cơ quan vì không có thực lực, mà họ bám vào đó để kiếm lợi nhuận cho mình. Nhưng rõ ràng là họ thành công trong cuộc sống.
Những bác sĩ không nhận phong bì thường là những người sống rất chặt chẽ, không thoáng. Họ không dám và không cho phép mình nhận phong bì, họ cũng không biết cách nịnh nọt và không có điều kiện nịnh nọt sếp ( vì không có tiền và không chấp nhận sống như thế). Họ cũng không dám và xấu hổ nếu chèo kéo BN về phòng mạch của mình. (Xem thêm: Thưa bộ trưởng, bác sĩ quát ba cháu khi chưa có phong bì )
Mà BN ta thì khi đi khám bệnh viện cũng hiếm có người hỏi phòng mạch riêng của BS nếu BS không tự gợi ý. Vì vậy các BS này thường nghèo vì không nhận phong bì, nghèo vì phòng mạch vắng khách (do không gợi ý BN).
Nhân tiện cũng xin nói để dân tình ta biết rõ, trong nghề y chúng tôi thường hiểu rằng một phòng mạch đông thường do sự gợi ý hay bắt buộc của BS kéo BN từ bệnh viện về phòng mạch của mình. Rồi lại tâm lý đám đông thấy chỗ nào đông thì tấp vô, nghi ngờ tay nghề của chỗ vắng khách, chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào tay nghề của BS, có khi ngược hẳn với trình độ tay nghề của BS. (Xem thêm: Tiền khám công đắt gấp 4 lần bệnh viện tư )
Chúng tôi thường bảo đùa nhau: giáo sư mở phòng mạch thì vắng, y tá mở thì đông ( những năm xưa do nhân lực y tế thiếu nên thi thoảng có y tá, y sĩ mở phòng mạch chui lại rất đông bệnh nhân).
Do tất cả những điều trên, cuộc sống của các bác sĩ không nhận phong bì thường nghèo, yếm thế. Cho dù ai cũng biết rằng BS đó có đạo đức, có tay nghề vững, nhưng ai cũng thấy tội nghiệp cho họ: nghèo, không được cất nhắc dù có giỏi tới đâu, thậm chí còn bị trù dập vì không cùng phe cánh ăn nhậu với sếp.
Dù cho đến cuối đời, người BS lương thiện ấy vô cùng tự hào vì cả cuộc đời đã cống hiến cho nghề y của mình không có gì phải hổ thẹn, nhưng trong sâu thẳm vẫn buồn vì nhân tình thế thái.
Ngay cả nếu buồn vì công lao của mình đã không được trả giá xứng đáng, phải bỏ biên chế để tự mở phòng khám của mình, kiếm sống bằng chính khả năng của mình, thì cuộc đời cũng không ưu ái.
Một cơ sở y tế tư nhân mà không biết tiếp thị (chính đáng và không chính đáng) thì cũng thoi thóp.
Tiếp thị không chính đáng ở đây là cái trò liên kết ăn chia với cán bộ phụ trách khám sức khỏe, bảo hiểm y tế, của các khu công nghiệp, các công ty lớn, bộ phận phụ trách y tế sở tại. Nhưng đó lại là cái việc mà cách sống của BS không nhận phong bì không cho phép.
Mà không tiếp thị như thế thì phòng khám khó mà đông bệnh vì dân ta chê nơi nhỏ lẻ, chê nơi vắng khách, chê tư nhân, khoái đi khám bệnh viện công.
Vậy cho dù có là BS giỏi, có đạo đức, đã từng làm ở bệnh viện lớn, nhưng khi tự mở phòng khám tư, người BS ấy cũng khó lòng có thu nhập tốt do trình độ dân trí của ta như đã nêu trên. Kết thúc không có hậu cho một bác sĩ không nhận phong bì là như thế.

Chuỗi ngày 'địa ngục' của cô gái 3 lần vào nhà chứa

Chuỗi ngày 'địa ngục' của cô gái 3 lần vào nhà chứa

Từ khi được cha giả khách làng chơi cứu khỏi ổ mại dâm ở xứ người, Hoa suốt ngày quanh quẩn trong ngôi nhà khuất sau cánh đồng, tránh tiếp xúc hàng xóm. Ám ảnh về thời gian phải làm gái bán dâm khiến cô sống khép mình.
> Cha giả khách làng chơi cứu con khỏi ổ mại dâm

Trong câu chuyện với VnExpress.net, Hoa (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) bảo bỏ dở học hành từ năm lớp 11 để đi làm thuê. Không lâu sau, cô bén duyên với một trai làng hơn 2 tuổi. Cuộc sống vợ chồng tan vỡ chóng vánh khi Hoa phát hiện anh này nghiện ma túy. Bao tiền bạc, vốn liếng dành dụm đều bị anh ta đem đi hết. Đầu năm 2012, Hoa chia tay chồng khi con trai mới hơn một tuổi.
Để con cho ông bà nội nuôi dưỡng, tháng 4/2012, Hoa ra Quảng Ninh làm công nhân. Hơn 4 tháng sau, cô bỏ việc. Trong lúc thất nghiệp, cô được một người bạn gái rủ sang Trung Quốc bóc tôm thuê. “Bí tiền quá, thấy bảo mỗi ngày cũng kiếm được vài trăm nghìn nên em sang luôn song không ngờ bị lừa bán", cô gái 21 tuổi vừa được cứu khỏi nhà chứa nói.
Hoa kể về những chuỗi ngày bị bán vào nhà chứa nơi xứ người. Ảnh: Văn Định.
Hoa kể về những chuỗi ngày bị bán vào nhà chứa nơi xứ người. Ảnh: Văn Định.
Hoa bảo qua cửa khẩu Hoành Mô (tỉnh Quảng Ninh), cô được một phụ nữ đón rồi đưa qua con suối, dẫn vào ngôi nhà tồi tàn có 4-5 thiếu nữ ăn mặc hở hang đang ngồi vẫy khách trước cửa. Lúc này, cô bàng hoàng nhận ra đã bị bạn lừa bán cho chủ chứa.
"Bà chủ tên Huệ khuyên em nếu đồng ý 'tiếp khách' thì sẽ cho tiền và khi nào hoàn lại được khoản bà ta đã bỏ ra để mua sẽ đưa về tận nhà sum họp với gia đình", Hoa kể.
Theo lời của Hoa, hằng ngày cô phải bán dâm từ sáng khuya. Tiền tiếp khách, chủ chứa đều cầm hết. Mỗi khi từ chối, cô bị nhóm bảo kê đánh đập dã man. Rồi Hoa và cô gái tên Thảo bị "Tú bà" bán tiếp cho hai người đàn ông đi ôtô đến hỏi mua.
Một ngày đi trong rừng, Hoa bảo cô và Thảo ôm nhau khóc vì sợ. Hai người đàn ông liên tục dọa nếu kêu la sẽ bị giết chết. "Thấy chúng quá hung tợn, hai chị em đành im lặng phó mặc cho số phận”, Hoa kể về lần thứ 2 bị bán.
Đến tỉnh Quảng Đông, xe dừng lại. Ba người ở chiếc xe khác ra nhìn mặt hai cô, rồi trao đổi với hai người đàn ông kia. Giao tiền xong, ba người đưa Hoa và Thảo vào một nhà chứa, bắt mặc quần áo mát mẻ ra tiếp khách.
"Em van xin 'anh tha cho bọn em, mua bọn em hết bao nhiêu tiền thì để em điện về nhà để bố mẹ mang tiền sang chuộc' thì chúng nói 'nếu thả bọn mày đi thì ở đây bọn nó đã đi hết cả rồi. Chịu khó chiều khách tốt thì sẽ sớm được về nhà'”, Hoa kể lại và cho hay những người đàn ông đều nói tiếng Việt.
Ngoài lúc bán dâm, mỗi cô bị nhốt trong một phòng, không được trò chuyện với ai. Sống trong "địa ngục", Hoa lúc nào cũng nung nấu ý định bỏ trốn.
“Ở đó, có hàng chục cô gái Việt đủ lứa tuổi bị lừa bán. Đến ngày thứ 6, trong lúc vờ đi gội đầu, tôi và Thảo trèo lên bức tường nhà tắm rồi chạy thục mạng qua khu vườn đầy gai. Lúc đấy run quá em đánh rơi cả dép, rồi trốn vào gian nhà chứa đầy đồng nát”.
Nấp trong đống phế liệu từ trưa đến tận 11 giờ đêm cả hai không dám ra ngoài, cố chịu đựng mùi rác thải hôi thối bốc ra nồng nặc. Khi quá đói, họ ra ngoài và đã bị nhóm "ma cô" phát hiện. Chúng đưa hai cô về lại nhà chứa và đánh thập tử nhất sinh.
Hoa tiếp tục bị bán cho một chủ chứa khác. Lần này, cô được đưa lên khu nhà chung cư 6 tầng. Nhất cử, nhất động của Hoa đều có người theo dõi. Bà chủ dọa “Nếu mày còn trốn tao sẽ bán cho người già lấy về làm vợ”.
Ở "ổ nhền nhện" thứ ba này, Hoa bảo hàng ngày phải tiếp khách từ 12h hôm trước đến 2h hôm sau. Mỗi ngày cũng chỉ được cho ăn một bữa qua loa. “Nếu không ngủ được cũng phải nằm một chỗ không được đi đâu. Chúng tàn nhẫn bóc lột sức khỏe bọn em”, Hoa nghẹn ngào nhớ lại.
Tại đây, cô hay trò chuyện với Nguyên (17 tuổi) bị lừa bán đã hơn một năm. Hai người dần thân thiết với nhau rồi cùng tìm cách bỏ trốn. Nguyên ở đây lâu nên được bà chủ tin tưởng giao cho đi chợ mua đồ ăn uống. Cô ăn bớt tiền và đã giấu mua được một chiếc điện thoại di động.
Có điện thoại trong tay, Hoa lén vào nhà vệ sinh gọi về cho bố... Ông Hùng vội vay tiền để cứu con dù chỉ có một số thông tin ít ỏi. Với với sự giúp đỡ của một số người, sau 40 ngày, hai cha con đã tìm được nhau.
Ông Hùng đóng giả khách làng chơi để giải cứu con nhưng bị nghi ngờ, đuổi ra ngoài. Lúc này, Hoa cùng Nguyên đã mượn chìa khóa vờ lên tầng 6 phơi quần áo, rồi tìm cách trèo xuống đất.
“Đêm tối, cả hai mon men theo những thanh sắt cố bám chặt rồi trèo xuống. Nhìn từ trên cao xuống, em run rẩy chân tay vẫn cố giữ bình tĩnh leo xuống nhưng khi xuống đến tầng 2 thì không còn gì để bám. Cả hai lơ lửng trên bọc dây cáp cách mặt đất hơn 4 mét. Nghe tiếng la “bọn mày chạy trốn à”, em và bạn luống cuống rồi rơi bịch xuống đất”. Đau ê ẩm cơ thể, hai cô cố chạy vào một ngõ hẻm để trốn sự truy đuổi của đám "ma cô".
“Tôi điện cho con nhưng cả hai bố con đều không biết chính xác mình đang đứng ở chỗ nào. Rồi như có linh tính mách bảo, tôi đi về phía có bóng người đang chạy đi chạy lại và phát hiện ra đó là con mình", ông Hùng nhớ lại.
Ông bế con lên xe, đưa vào đồn cảnh sát khu vực, rồi quay lại tìm kiếm cô bạn của con. Nguyên được ông phát hiện đang bất tỉnh trong một con hẻm... Khi đi xe về Việt Nam, hai cha con vẫn chưa hết lo, sợ bị đám người của nhà chứa đuổi theo... Sau chuyến đò, đặt chân về quê hương, hai cha con đã òa khóc trong niềm hạnh phúc.
Nghe tin Hoa được giải cứu trở về, nhiều người thân đã đến động viên cô vượt qua quá khứ để làm lại cuộc đời. Ngồi bên cạnh con gái, ông Hùng nghẹn ngào: “Có chết tôi cũng không để tuột mất con một lần nữa”.
Vui mừng được trở về cùng gia đình đón Tết, Hoa cười tươi bảo: "Gặp được cha mẹ, người thân với em đó là điều hạnh phúc mà trước đây em tưởng chỉ có trong mơ".

Nhìn dáng đoán 'chuyện yêu'

Dáng vẻ bề ngoài có thể nói nên khả năng, ham muốn của phụ nữ trong "chuyện ấy".
Nhìn sắc diện bên ngoài, khóe mắt, làn da, nhìn cách cười nói, đi lại nằm ngồi, những chuyên gia về tướng mệnh học có thể suy đoán tính cách tính dục của người ấy.

Cái dâm trong tướng mệnh học là một đề tài trong lúc trà dư tửu hậu: “Không dâm sao nẩy ra hiền”, đó là một câu người ta thường hay nói, có lẽ nó bắt nguồn từ sách Tố Nữ Kinh, trong đó có đoạn viết “Phu phụ cấu dĩ vi quân luân chi khải, diệc tạo hóa chi đoan. Nam nữ giao tiếp nhi âm dương thuận như cố Trọng Ni xung hôn nhân chi đại” (Việc vợ chồng ăn ở là việc mở đầu cho quần luân cũng là điều trước nhất của tạo hóa. Nam nữ giao tiếp để cho âm dương được thuận, vậy nên Trọng Ni (Khổng Tử) ca tụng việc hôn nhân là trọng đại).

Vậy dâm là xấu hay tốt? Dâm theo nhận định trên đây không phải là điều xấu, xấu hay không là ở chỗ cái ý nó thể hiện dâm tính.

Làn da, mái tóc, kiểu ngồi đều có thể nói lên khả năng trong "chuyện ấy" của nàng (Ảnh minh họa).
Thường thường người đời hay nói đến cái dâm ở phụ nữ, đem chuyện ấy ra bàn luận, nói kháo với nhau chứ ít khi nói đến cái dâm của một gã đàn ông.

Trong tướng mệnh học, người ta nhìn con người dưới nhiều khía cạnh khác nhau từ những nhận xét về cơ thể học, tâm lý học, xã hội học... Tướng mệnh học pha lẫn giữa hai loại khoa học tự nhiên và văn chương.

Tướng mệnh của một người là định mệnh của người đó được thể hiện ra ngoài dưới những nét riêng về tướng cách, diện sắc, tâm tướng và tình tướng của cá nhân đó.

Trong sách Tướng mệnh học có một số vấn đề liên quan đến tính dục và giới tính của phụ nữ được phân tích khá sâu sắc với những dẫn chứng rất cụ thể bằng các mẩu chuyện, nhất là trong lịch sử Trung Quốc.

Phụ nữ eo nhỏ vai so, người ngả nghiên như cây liễu là người có khả năng mạnh mẽ trong "chuyện ấy" (Ảnh minh họa).
Nhìn sắc diện bên ngoài, khóe mắt làn da, nhìn cách cười nói, đi lại nằm ngồi, những chuyên gia về tướng mệnh học có thể suy đoán tính cách tính dục của người ấy những tướng như: Hung cao điến kiệu, yêu tế kiên hàn, thân như phong liễu, hạc thoái phong yêu (ngực ưỡn đít cong, eo nhỏ vai so, người ngả nghiêng như cây liễu, lưng như lưng ong, gầy như chân hạc...) đều thuộc tướng dâm.

Dâm sẽ là một điều xấu, thô bỉ và trơ trẽn nếu nó không được con người kiềm chế khi thực hiện nhu cầu tự nhiên này một cách bừa bãi, cẩu thả.

Người dân kể lại thời khắc kinh hoàng của vụ nổ làm 10 người chết

Sau tiếng nổ lớn, cả phu phố trở nên hỗn loạn trong tiếng la hét, những người ở gần các ngôi nhà xảy ra vụ việc kinh hoàng tháo chạy nhanh ra khỏi khu vực.


Hiện trường vụ nổ rạng sáng ngày 24/2 tại hẻm 384 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM.
Thông tin mới nhất về vụ nổ tại hẻm 384 Nam Kỳ Khởi Nghĩa cho biết đã có 10 người tử vong, 3 người bị thương nặng đang được cấp cứu tại bệnh viện. Hiện các lực lượng công an thuộc Phòng Pháp chế điều tra cháy nổ công an TP.HCM đang khám nghiệm hiện trường. Hai đầu vào hẻm 384 vẫn đang được phong tỏa để phục cụ công tác điều tra. Lực lượng PCCC và các xe cấp cứu vẫn đang túc trực tại hiện trường.

Đến chiều ngày 24/2, hiện trường vụ nổ vẫn đang được phong tỏa.
Chị Hậu, một người dân sống tại số nhà 384/11, cho biết thời điểm vụ nổ xảy ra vào khoảng 0h20 ngày 24/2 tại căn nhà số 384/7. “Trong lúc tôi đang ngủ thì giật mình thức giấc bởi cảm giác chấn động mạnh, nhiều đồ đạt trong nhà rơi lung tung xuống đất. Tôi hoảng loạn chạy ra khỏi nhà thì nhìn thấy khung cảnh tan hoang đổ nát, mái tôn nhà bên cạnh bay xuống đất, một số người trong nhà tháo chạy mà trên người đang bị chảy máu, các nhà kế bên bốc cháy ngùn ngụt. Cảnh tượng rất kinh hoàng”, chị Hậu kể lại.

Chị Hậu kể lại thời điểm xảy ra vụ việc.
Sau tiếng nổ đầu tiên, đến 0h30 thì một tiếng nổ khác lại vang lên làm lửa trong ngôi nhà phát cháy càng bốc lên cao. Lúc này, 2 ngôi nhà bên cạnh nhà 384/7 (số 384/7A và 384/9) cũng bị sức công phá của vụ nổ làm sập hoàn toàn, những người trong 2 ngôi nhà này cũng bị chôn vùi bên trong đống đổ nát.

Ông Trịnh Chí Thành may mắn thoát nạn và quay lại hiện trường vào trưa cùng ngày
sau khi được sơ cứu vết thương.
Ông Trịnh Chí Thành, bảo vệ ngôi nhà 384/7A (đây là một cửa hàng sơn) thoát chết may mắn, kể lại vụ việc trong nỗi bàng hoàng: “Lúc đang ngủ thì tôi nghe nhà bên cạnh có một tiếng nổ cực lớn, liền chạy ra ngoài thì thấy khói lửa mù mịt và tiếng kêu cứu của nhiều người rất thảm thiết. Tôi chưa kịp định thần thì tiếng nổ thứ 2 lại vang lên đánh sập 2 ngôi nhà 384/7 và 384/9, ngôi nhà tôi làm bảo vệ cũng bị sập phần phía sau. Tôi tìm cách tháo chạy ra ngoài trong khi tay và chân bị nhiều viết thương, chảy máu và phía sau là cột khói lửa cao ngút. Khi thoát được ra ngoài, tôi liền đến bệnh viện cấp cứu, băng bó vết thương”. Đến trưa cùng ngày, sau khi được cấp cứu, ông Thành đã trở lại hiện trường.

3 căn nhà chỉ còn là đống đổ nát sau vụ nổ.
Đến trưa cùng ngày, công việc khám nghiệm hiện trường vẫn đang được tiếp tục, 3 thi thể được tìm thấy lúc sáng vẫn còn để lại hiện trường. Một xe xúc cùng nhiều xe tải được điều động đến xử lý, đào bới đống đổ nát để tiếp tục tìm kiếm những người có thể vẫn còn kẹt lại bên dưới.

Công tác xử lý hiện trường vẫn đang được tiếp tục.
Nhiều người dân cho biết, chủ ngôi nhà 384/7 là người phụ trách khói lửa, cháy nổ của một hãng phim, có thể do những hóa chất thực hiện cháy nổ bị phát nổ gây nên vụ việc kinh hoàng trên.
Danh sách nạn nhân tử vong:
1. Nguyễn Vũ Huỳnh Trâm, SN 1977
2. Nguyễn Thi Tân Xuân, SN 1969
3. Lương Thị Tuyết
4. Lê Khánh Phương, học sinh lớp 11 (17 tuổi)
5. Nguyễn Thanh Minh, SN 1962
6. Mạc Thị Phước, SN 1965
7. Hồ Kiều Anh, học sinh lớp 11 (17 tuổi)
8. Một phụ nữ tên Hạnh
9. Lê Minh Phương, người thuê nhà ngôi nhà xảy ra vụ nổ được 2 tháng, SN 1955
10. Lê Nam Phương, học sinh lớp 1 (6 tuổi)
Ngoài ra còn có 3 nạn nhân đang cấp cứu tại bệnh viện gồm bà Lưu Thị Rép (SN 1962), ông Hồ Sỹ Cường (SN 1932) và ông Phạm Quang Minh (SN 1932).

Toàn bộ gia đình ông Phương cùng người giúp việc đã tử nạn.

Theo thông tin của giới làm phim, căn nhà số 384/7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa phát nổ là nhà của ông Lê Minh Phương, giám đốc hãng phim Lạc Việt. Toàn bộ gia đình ông Phương cùng người giúp việc đã tử nạn.

Tuy là giám đốc nhưng ông Phương thường tham gia tạo hiệu ứng cháy nổ cho các đoàn phim. Do đó, ông có biệt danh là Phương "khói lửa". Hãng phim Lạc Việt từng có các bộ phim truyền hình: Chàng Sửu làm du lịch, Hương cỏ dại... 
Theo thông tin mới nhất, toàn bộ gia đình ông gồm vợ chồng, 3 người con và 1 người giúp việc đều tử nạn.
Những người quen biết cho hay ông Phương đang chuẩn bị thực hiện các cảnh quay cháy nổ có bối cảnh tại Vũng Tàu, không may xảy ra cơ sự. Đây là tại nạn cháy nổ nghiêm trọng nhất từ trước tới nay của giới làm phim.

Ông Lê Minh Phương là một trong những cái tên
được tín nhiệm của lĩnh vực tạo hiệu ứng
cháy nổ trong phim. Ảnh: Internet
Đạo diễn Tường Phương vô cùng bàng hoàng: “Trước đây, nhà anh Phương cũng từng bị nổ tan hoang trong lúc đang dựng phim trường, may là lúc đó không có ai ở bên trong. Lần này không hiểu sao lại đến nông nỗi như vậy".  Đạo diễn Tường Phương từng hợp tác với chủ nhân căn nhà phát nổ làm phim Dưới cờ đại nghĩa.
Đạo diễn Lê Phương Nam cho biết thêm: “Thuốc nổ chỉ cần một tàn thuốc là đã có thể phát nổ rồi. Liều lượng thuốc nổ dùng cho các cảnh quay đã được phân tán rất ít nên nghiêm trọng nhất cũng chỉ dẫn đến thương tật".
Đội ngũ làm cháy nổ trên phim trường hiện nay không nhiều, được tín nhiệm ngoài ông Lê Minh Phương chỉ còn vài tên tuổi như: Phương Minh Trí, Sơn “khói lửa”, Trần Văn Hưng…

Máy xúc làm việc khẩn trương để thu dọn hiện trường. Ảnh: P. Dũng

Chiếc xe của ông Lê Minh Phương phủ đầy bụi đất. Ảnh: P. Dũng
Đạo diễn Phan Hoàng kể khi làm phim Anh hùng Nguyễn Trung Trực, chuyên viên khói lửa Trần Văn Hưng phải sắp xếp một phòng riêng, cách biệt để trữ thuốc nổ tạo hiệu ứng cho phim.
"Chỉ một mình anh Hưng trông coi, tất cả mọi người đều phải tránh xa khu vực này. Làm cháy nổ thật rất nguy hiểm, không lường trước tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà lại không có chính sách bảo hiểm. Sau này khi làm phim Anh hùng Nguyễn Trụng Trực, tôi đã chuyển sang thực hiện theo hiệu ứng 3D dù có thể tốn kém nhiều hơn để đảm bảo an toàn” – đạo diễn Phan Hoàng nói. 

Những hình ảnh cuối cùng của Phương 'khói lửa'

Một ngày trước khi tử nạn, Lê Minh Phương còn miệt mài ở phim trường "Hồn đá". Trước đó, anh cũng vào một vai phải chết trong "Nữ cảnh sát tập sự", không ngờ đó là vai diễn cuối cùng của chuyên gia khói lửa này.

Vốn là người đàn ông hiền lành, chăm chỉ trong công việc, hầu hết các bộ phim Việt Nam cần “bắn nhau” là Lê Minh Phương sẽ có mặt.
Tham gia làng phim ảnh trên 10 năm, nhưng thời điểm anh nổi danh là nhờ vào bộ phim Dưới cờ đại nghĩa của hai đạo diễn Tường Phương và Phương Nam. Hầu hết các quả nổ, cảnh bắn nhau, cảnh các binh lính trúng đạn… đều do một tay anh đảm trách.
Với tinh thần vừa làm vừa nghiên cứu, anh đã thành công rất nhiều trong việc "chế" các loại súng ống, và cả  những khẩu đại bác, thần công… để giúp đoàn phim có thể thực hiện những cảnh quay hoành tráng luôn đạt hiệu quả cao cho bộ phim trong hoàn cảnh tốt nhất có thể.

Hình ảnh cuối cùng của Phương "khói lửa" ngày 23/2 trên phim trường Hồn đá.

Lê Minh Phương vào vai trùm ma túy trong Nữ cảnh sát tập sự
 vai diễn cuối cùng của anh.
Ngoài công việc của một chuyên gia khói lửa, Lê Minh Phương còn thành lập hãng phim Lạc Việt, đứng ra sản xuất các bộ phim như: Hương cỏ dại, Vườn đời… trong đó anh còn kiêm luôn vai diễn chính trong bộ phim Chàng Sửu làm du lịchkhi đóng chung với NSƯT Hồng Vân, Thái Hòa, Lương Chí Cường…
Lần gặp anh cuối cùng ở bộ phim Nữ cảnh sát tập sự tại Long Khánh của đạo diễn Phương Điền, hôm đó anh vào hai trùm ma túy cùng phe cánh với Trung Dũng, Bích Trâm, Ra Ja (người Ấn Độ)… trong một cuộc chiến sinh tử với lực lượng công an. Đồng thời anh còn đảm nhiện phần súng ống, bắn nhau trong toàn bộ các cảnh quay này.
Theo đường dây kịch bản, đạo diễn yêu cầu sau cuộc rượt đuổi và bắn nhau quyết liệt, tất cả đều phải bị bắt, duy nhất có một mình anh bị bắn chết ngay tại hiện trường.
Việc tự thiết kế cho một một kíp nổ ngay trên áo, sau đó diễn cảnh trúng đạn, lăn ra  bãi cỏ chết, khiến cả đoàn phim khen nức nở. Sau đó người ta còn thấy anh nở nụ cười rất tươi, kèm theo lời nói vui: “Công nhận trúng đạn chết kiểu này… đã thật!”.
Mặc dù phim chưa phát sóng, nhưng hầu hết các diễn diễn trong đoàn phim Nữ cảnh sát tập sự nghe tin anh tử nạn trong vụ nổ đêm ngày 24 vừa qua, hầu hết đều bàng hoàng và không tin vào sự thật nghiệt ngã này.
Nhiếp ảnh gia Đinh Tùng cho biết: “Sáng ngày 23/2 anh ấy lên đoàn phim Hồn đá để thực hiện một cảnh quay phối hợp với nhóm cascadeur, tác phong làm việc của anh rất nghiêm túc và hòa đồng với mọi người. Sau khi xong việc hai anh em cùng chạy về nhà, hẹn sẽ gặp lại vào những cảnh quay tới, vậy mà giờ đây anh cùng gia đình đã ra đi vĩnh viễn…”
.

Lê Minh Phương đang thể hiện một cảnh chết trên phim.

 Một số cảnh quay trong bộ phim Nữ cảnh sát tập sự do Phương "khói lửa"
thực hiện các cảnh cháy nổ.

Trí Nguyễn và Ngô Tanh Vân trong Bẫy rồng - bộ phim với nhiều cảnh cháy nổ
bắn nhau đều do Phương "khói lửa" thực hiện.

Phim Tây Sơn hào kiệt cũng đều do Lê Minh Phương thực hiện các cảnh khói lửa.