Thử nghiệm vắc-xin mới điều trị HIV-AIDS
(Dân trí) - Việc nhân rộng các thử nghiệm vắc-xin phòng chống HIV-AIDS đang mang lại cho hàng triệu bệnh nhân niềm hy vọng về khả năng tạm dừng các đợt điều trị mà không gây rủi ro.
Một
vắc-xin mới điều trị AIDS, được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ
của Erwann Loret, Giám đốc Phòng thí nghiệm Sinh học Timone (CNRS
Marseille) thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, đang được
thử nghiệm trên 48 tình nguyện viên nhiễm HIV. Vắc-xin điều trị chỉ có
tác dụng khi được hỗ trợ sớm cho bệnh nhân đang được kiểm soát tốt bởi
một trị liệu chọn lọc và trước khi toàn bộ hệ thống miễn dịch của họ bị
phá hủy bởi HIV.
Sau
công bố này, thông tin ngay lập tức được lan rộng và như mọi khi đã tạo
nên một làn sóng hy vọng mới ở những bệnh nhân HIV. Để tránh những mong
chờ thái quá, Cơ quan nghiên cứu AIDS của Pháp (ANRS) đã tổ chức khẩn
cấp một cuộc họp hội nghị quốc gia qua điện thoại để đánh giá về vắc-xin
mới này.
"Đây
là thử nghiệm vắc-xin thứ tư tôi nhận được lời đề nghị hỏi ý kiến kể từ
ngày 01 tháng 12", giáo sư Jean-François Delfraissy, người đứng đầu
ANRS nói. Ông cũng cho biết thêm rằng có 25 cuộc thử nghiệm vắc-xin trên
toàn thế giới đã và đang được tiến hành, với tỉ lệ 60%và 40% lần lượt
cho mục đích phòng ngừa và điều trị.
"Sau
khi thu được một số kết quả khả quan trên khỉ, vắc-xin mới này sẽ được
thử nghiệm bước đầu tiên ở người, giai đoạn này là cần thiết để xác định
liều lượng cần thiết và, quan trọng nhất, tính dung nạp của sản phẩm".
Chuyên gia này nhấn mạnh thêm : "Hiện nay, với vắc xin điều trị, vấn đề
dung nạp thuốc luôn là rất quan trọng".
Một
khi thu được các bằng chứng đáng tin cậy về tính an toàn của vaccin mới
này, giai đoạn thứ hai sẽ được tiến hành (dự kiến vào năm 2014) trên
hai nhóm bệnh đang được kiểm soát điều trị tốt: một nhóm nhận được
vắc-xin và nhóm khác dùng giả dược. Sau đó, điều trị được tạm ngừng và
để đánh giá hiệu quả thuốc, các nhà nghiên cứu sẽ quan sát xem liệu
vắc-xin có làm chậm quá trình nhân đôi của vi-rút HIV ở nhóm tiêm phòng
hơn nhóm kia không. "Đây là chiến lược thử nghiệm cổ điển", giáo sư
Delfraissy nhận xét. "Một vắc-xin khác mà chúng tôi thử nghiệm gần đây
đã được thông qua giai đoạn này (trung bình kéo dài 3 tuần) được 3
tháng".
Vắc-xin
mới có cơ chế hoạt động mới, nhưng có hẳn sẽ tốt hơn những vắc-xin cùng
mục tiêu đã và đang được nghiên cứu? Hãy chờ câu trả lời của tương lai.
Hy vọng rằng ít nhất 1/12 ứng viên đang được thử nghiệm sẽ tạo ra một
bước tiến đáng kể trong phòng chống HIV-AIDS. Nói cách khác, chúng ta hy
vọng có một sản phẩm sẽ giúp bệnh nhân tăng cường hệ thống miễn dịch đủ
để ngăn chặn sự nhân lên của vi rút trong cơ thể (nếu không thể tiêu
diệt chúng).
Vắc-xin mới này đã được báo cáo tại Đại hội quốc tế 19 về AIDS ở Washington hồi tháng 7/2012.