Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Nữ sinh Thanh Hóa tự tử do mâu thuẫn với người yêu và gia đình

Nữ sinh Thanh Hóa tự tử do mâu thuẫn với người yêu và gia đình

14:54:26 28/04/2014

Theo lời kể của một số bạn bè, nguyên nhân khiến nữ sinh xinh xắn tự tử được cho là do có mâu thuẫn với người yêu và gia đình.

Tối ngày hôm qua (27/4), người thân cùng bạn bè vô cùng bàng hoàng khi phát hiện vụ việc nữ sinh có tên L. đã tự sát. Được biết, L. hiện đang học lớp 11 trường THPT T.S (Thanh Hóa) và nguyên nhân của vụ việc được cho là do L. đã cãi nhau với người yêu và bức xúc với gia đình.


Chân dung nữ sinh tự tử tại Thanh Hóa.

Vụ việc xảy ra đột ngột khiến người thân và bạn bè L. vô cùng bàng hoàng. Rất nhiều người đã vào trang cá nhân của L. để chia sẻ sự đau buồn cũng như lời tiễn biệt với cô nữ sinh trẻ tuổi.










Những dòng chia sẻ tiễn biệt L.

Một người quen của L. để lại dòng tâm sự đầy tình cảm "Chị hàng xóm yêu quý, em mong chị sẽ đọc được dòng chữ này và nhớ lại những kỉ niệm mà hơn 10 năm qua chúng ta đã trải qua, nhớ lần đầu tiên chị nhìn thấy em khi em mới 4 tuổi lem nhem nước mắt, nhớ những ngày chị em ta cùng nhảy dây, nhảy bậc, lia bia,... em không có nhà nên em không thể chắc chắn rằng chị đã ra đi, mà có thật thì em cũng không tin đâu, em sẽ không bao giờ tha thứ cho kẻ nào bày ra trò đùa này..."

Một người bạn khác của L. cũng bày tỏ "Giờ đây... sẽ không còn ai làm trò. Sẽ không có những tiếng cười trong các giờ học. Chị à tại sao chị lại dại như thế. Chính mắt em thấy nhưng em vẫn không thể tin được. Thứ 7 mình còn nói chuyện với nhau cơ mà. Chị yêu đời và luôn vui vẻ mà. Tại sao chị lại không nói với ai một lời mà ra đi như thế. Đau đớn lắm chị ơi. Thấy chị nằm đó chỉ muốn gọi chị dậy để 1 lần gọi "chị ơi". Em vẫn luôn nhớ về chị. Nếu được gặp chị lần nữa em vẫn muốn được là bạn là em của chị. Chị hứa với em là sẽ sống thật hạnh phúc nhé. Thương chị nhưng cũng giận chị lắm... Vĩnh biệt chị".

Được biết, ngoài đời, L. là 1 cô bé rất dễ gần và vui vẻ. L. thường pha trò cười cho các bạn cùng lớp nên được rất nhiều người yêu quý. Sự ra đi của L. khiến những người quen biết vô cùng tiếc nuối và bàng hoàng. Theo lời kể của một số bạn bè, lễ tang tiễn biệt L. đã được diễn ra trong chiều ngày hôm nay. Nhiều người đã có mặt để đưa em về nơi an nghỉ cuối cùng.

Trước đó, vụ việc cô gái trẻ nhảy cầu tự tử vì cãi nhau với người yêu tại TP. HCM cũng khiến dư luận vô cùng bàng hoàng.

Liên tiếp các vụ nữ sinh tự tử do mâu thuẫn với người yêu, gia đình xảy ra khiến dư luận không khỏi lo lắng và đau xót. Chỉ một phút bồng bột, thiếu suy nghĩ, các bạn trẻ đã cướp đi mạng sống của chính mình và để lại nỗi đau khôn nguôi cho những người ở lại.

Nhiễm trùng bệnh viện làm nhiều trẻ mắc sởi tử vong

Nhiễm trùng bệnh viện làm nhiều trẻ mắc sởi tử vong

Dịch sởi năm nay tấn công chủ yếu là trẻ nhỏ nên tỷ lệ biến chứng viêm phổi nhiều. Hai yếu tố bệnh nền và nhiễm trùng bệnh viện được xem là nguyên nhân chính gây tử vong.
TP HCM từ đầu năm đến nay có gần 1.500 ca mắc sởi, trong khi cả năm 2013 chỉ hơn 400 ca. Hiện chưa ghi nhận ca tử vong nào do sởi nhưng bệnh đang tăng mạnh, xuất hiện ở tất cả 24 quận, huyện với tỷ lệ người lớn mắc bệnh tăng vọt. Một số bệnh viện lớn đã xuất hiện nhiều ca biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi. 
Trong các ca nhiễm sởi, đa số là bệnh nhân chưa tiêm hoặc tiêm không đủ 2 mũi sởi. Bác sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Trưởng khoa Nội A, Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM cho biết, nhiều người lớn mắc sởi do chưa được tiêm ngừa, chưa bao giờ mắc sởi nên chưa có khả năng miễn dịch. Đối với những ca sởi là người lớn mắc một số bệnh nền, nhất là bệnh tim mạch, tiểu đường… thì biến chứng gặp phải còn nguy hiểm hơn so với trẻ em, đặc biệt là biến chứng viêm não.
Có nhiều ca sởi đặc biệt như bệnh nhân đã chích ngừa mà vẫn mắc bệnh, lây từ mẹ sang con… Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, một số trẻ dưới 9 tháng (chưa đủ tuổi tiêm phòng sởi) mắc bệnh. Có bệnh nhi đã tiêm một mũi văcxin, đang trong giai đoạn chờ tiêm mũi thứ 2 thì bị bệnh.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP HCM), một bệnh nhi 3 tuổi đã tiêm 2 mũi sởi theo chương trình sởi quốc gia nhưng vẫn bị nhiễm sởi và biến chứng nặng. Theo đại diện Viện Pasteur, trên thế giới, tỷ lệ trẻ đã tiêm ngừa sởi 2 lần vẫn có thể bị sởi tiếp chiếm xác suất là 3-3,5%, ở Việt Nam con số này là 1,7%. Vì vậy, trong đợt cao điểm dịch bệnh, trẻ đã tiêm phòng vẫn cần có ý thức phối hợp các biện pháp phòng ngừa tránh lây nhiễm.
Ảnh: Giang Chinh.
Nguyên tắc kinh điển trong bệnh sởi, trẻ nhỏ (dưới 1 hay 2 tuổi) sẽ bị biến chứng hô hấp, trẻ lớn và người lớn biến chứng viêm não. Ảnh: Giang Chinh.
Phân tích về diễn biến bệnh nhân sởi, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) nhận xét, bệnh sởi năm nay chủng virus không có gì lạ. Về nguyên tắc kinh điển trong bệnh sởi, trẻ nhỏ (dưới 1 hay 2 tuổi) sẽ bị biến chứng hô hấp, trẻ lớn và người lớn thường biến chứng viêm não. Năm nay do diện tấn công là trẻ nhỏ nên tỷ lệ biến chứng viêm phổi nhiều. Nguyên tắc xuất hiện biến chứng trong khi ra ban hay sau khi ban bay, vẫn xếp vào biến chứng sởi. Trẻ nhỏ mắc bệnh nhiều là do không được tiêm phòng sởi.
Theo bác sĩ Khanh, nguyên tắc nhi khoa, tổn thương hô hấp là phải điều trị từng giai đoạn suy hô hấp rất chuẩn. Trẻ bị sởi sẽ biến chứng phổi và suy hô hấp hơn khi có bệnh nền như suy dinh dưỡng, tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch. Do đó những trẻ này cần đặc biệt tránh tiếp xúc với bệnh nhân sởi.  
Bé bình thường bị bệnh sởi có thể tử vong khi nhiễm thêm những tác nhân có độc lực cao trong môi trường bệnh viện (nhiễm trùng bệnh viện). Do đó sự chật chội, nằm chung bệnh khác, thực hiện các phương pháp điều trị không cần thiết và không bảo đảm nguyên tắc phòng chống nhiễm trùng bệnh viện thì bệnh nhi mắc sởi sẽ nặng và suy hô hấp gây tử vong.
Bác sĩ Khanh cho rằng, hai yếu tố bệnh nền và nhiễm trùng bệnh viện là nguyên nhân chính gây tử vong hiện nay và sự quá tải cũng như phương tiện, kinh nghiệm can thiệp suy hô hấp làm trầm trọng hơn. Theo bác sĩ, nếu các tỉnh phía Bắc không nhìn ra vấn đề này thì sẽ tiếp tục "vỡ trận". Việc "vỡ trận" có thể do để nhiễm chéo, bội nhiễm nhiều quá, sức nhân viên kéo dài vì vừa chữa bệnh nhẹ, vừa chữa bệnh nặng. 
"Về lâu dài thì quan trọng là phải tính toán xây dụng lại hệ thống nhi khoa miền Bắc. Miền Nam ít bệnh viện chuyên khoa nhi, nhưng việc chỉ đạo tuyến nhi, sự chia sẻ chuyên môn trong hệ thống giữa các tuyến, sự tin tưởng và tham vấn tuyến trên cho tuyến dưới rất tốt", bác sĩ Khanh phân tích.

“Khô hạn” ở phụ nữ - Nguyên nhân chính gây ung thư buồng trứng

“Khô hạn” ở phụ nữ - Nguyên nhân chính gây ung thư buồng trứng

Khô âm đạo là tình trạng rất dễ xảy ra với chị em phụ nữ và là một trong những vấn đề phụ khoa có ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt vợ chồng, bên cạnh các triệu chứng như bốc hỏa, nóng, rối loạn giấc ngủ thời tiền - mãn kinh.

Thế nào là “khô hạn”?

Âm đạo khô hạn là hiện tượng giảm hoặc thậm chí vùng âm đạo không tiết dịch nhờn, khiến người phụ nữ có cảm giác ngứa, nóng rát, đau nhức, thậm chí chảy máu nhẹ khi quan hệ tình dục, đi tiểu thường xuyên.

Tình trạng khô hạn là một vấn đề thường gặp đối với phụ nữ sau khi sinh hoặc trong thời kỳ tiền mãn kinh. Khô hạn vùng âm đạo là một dấu hiệu của viêm teo âm đạo - mỏng và viêm bức thành âm đạo do suy giảm estrogen.

“Sinh hoạt” khó khăn vì chứng khô âm đạo“Sinh hoạt” khó khăn vì chứng khô âm đạo

Nguyên nhân nào gây “khô hạn”?

Quá trình khô hạn xuất hiện khi mức estrogen sụt giảm. Khi cơ thể già đi, lượng hormone này giảm sút, khiến thành âm đạo mỏng và giảm đàn hồi, từ đó âm đạo khô hơn và quá trình tiết dịch cho việc bôi trơn cần có thời gian.

Ngoài ra, sự khô hạn âm đạo còn có thể là do việc hút thuốc thường xuyên, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, sử dụng các biện pháp xạ trị, hóa trị hoặc trị liệu hormone. Áp lực trong cuộc sống, công việc cũng khiến bạn đối mặt với tình trạng này.

Suy giảm estrogen - nguyên nhân chính gây khô hạn ở phụ nữSuy giảm estrogen - nguyên nhân chính gây khô hạn ở phụ nữ

“Khô hạn” âm đạo có thể gây ung thư buồng trứng

Sau tuổi 30, là giai đoạn người phụ nữ hưng phấn nhất trong chuyện chăn gối nhưng đây cũng là giai đoạn chức năng buồng trứng bắt đầu suy giảm, đồng nghĩa với việc cung cấp estrogen cũng giảm theo dẫn đến việc “khô hạn”.

Tình trạng khô âm đạo càng kéo dài sẽ gây viêm âm đạo và hình thành các tế bào bất thường tại buồng trứng, lâu dần, việc tích lũy các tế bào bất thường này sẽ tạo thành các khối u gây ung thư, di chuyển xâm lấn các mô lận cận rồi vỡ ra và lan rộng đến các nơi khác trong cơ thể.

Làm gì để phòng ngừa và điều trị?

Để điều trị trị triệt để chứng khô âm đạo, cần xác định đúng nguyên nhân, một số phương pháp nên áp dụng như sau:
 
+ Kiểm tra hóa chất đang sử dụng: Một số loại hóa chất có trong nước hoa và các loại mỹ phẩm có khả năng gây hại cho các mô nhầy nằm trong thành âm đạo.

+ Chế độ ăn uống cân bằng: Chế độ ăn có ít chất béo mà nhiều phụ nữ theo đuổi để giữ dáng sẽ khiến cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để sản xuất ra các hormone tình dục. (cholesterol đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiết ra dịch bôi trơn trong âm đạo)

+ Tạo ra tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh stress và căng thẳng.

+ Lao động nghỉ ngơi hợp lý, điều độ, tránh làm việc quá sức.

+ Tránh sử dụng các chất có kiềm, axit để thụt rửa sâu vào âm đạo như giấm, xà phòng, sữa tắm.

+ Bổ sung, cân bằng DHEA và Pregnenolone. Trong cơ thể, Pregnenolone (hoạt chất được coi là “cội nguồn” của các hormone, trong đó có hormone sinh dục) được tổng hợp bởi tuyến thượng thận, buồng trứng và tinh hoàn. Sau đó, Pregnenolone chuyển hóa thành DHEA (dehydroepiandrosterone – tiền hormone estrogen) thông qua quá trình sinh tổng hợp dưới sự kiểm soát của não bộ.
 Suy giảm estrogen - nguyên nhân chính gây khô hạn ở phụ nữ
Việc suy giảm Pregnenolone và DHEA đồng nghĩa với việc các hoóc-môn như androstenedione, testosterone và đặc biệt là estrogen cũng giảm sút theo.
Như vậy, ngoài chế độ ăn uống và luyện tập một cách hợp lý, việc cân bằng 2 hoạt chất DHEA và Pregnenolone là điều cần thiết để chống lại tình trạng khô âm đạo . Khi 2 hoạt chất được bổ sung phù hợp và cân bằng, cơ quan thần kinh trung ương sẽ tác động đến chúng để sinh ra estrogen khi hoóc-môn này có dấu hiệu suy giảm.

bệnh sùi mào gà

bệnh sùi mào gà

sùi mào gà

Trước kia, sùi mào gà được xem là một bệnh lành tính. Nhưng hiện nay, các nhà khoa học cho rằng trong một số trường hợp, bệnh có khuynh hướng trở thành ác tính, gây ung thư cổ tử cung hoặc dương vật.
Sùi mào gà chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, qua chỗ sây sát niêm mạc do loại virus thuộc nhóm papo Phòng và trị bệnh sùi mào gà
Trước kia, sùi mào gà được xem là một bệnh lành tính. Nhưng hiện nay, các nhà khoa học cho rằng trong một số trường hợp, bệnh có khuynh hướng trở thành ác tính, gây ung thư cổ tử cung hoặc dương vật.
Sùi mào gà chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, qua chỗ sây sát niêm mạc do loại virus thuộc nhóm papova gây nên. Lứa tuổi bị bệnh nhiều nhất là 20-25.
Sau khi nhiễm virus 2-9 tháng, bệnh nhân bắt đầu có những sùi nhỏ mềm, cao lên như những nhú gai, đường kính khoảng 1-2 mm; hoặc là những đĩa bẹt tròn nhỏ bề mặt ráp, màu hồng. Về sau, chúng phát triển thành những gai hoặc lá, chiều dài có thể đến vài cm, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ.
Với đàn ông, sùi mào gà thường xuất hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, miệng sáo, phần đầu của niệu đạo trước, da bìu. Phụ nữ thường có sùi mào gà ở vùng âm vật, môi lớn, môi bé, âm hộ, cổ tử cung. Có trường hợp tổn thương bao phủ cả bộ phận sinh dục, các nếp gấp bẹn, vùng quanh hậu môn và bên trong hậu môn. Một số trường hợp do vệ sinh kém, kèm theo có thai nghén hoặc có bệnh lậu kết hợp nên các sùi mào gà phát triển thành một khối lớn, to bằng nắm tay, màu đỏ tươi, tiết dịch mùi hôi thối.
Bình thường sùi mào gà không gây đau đớn gì. Trường hợp sùi phát triển to quá có thể gây khó chịu khi đi lại. Khi bị sang chấn, sờ nắn sùi mào gà có thể làm sây sát, chảy máu hoặc bội nhiễm, các hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to tạo các sùi có nhiều mủ. Một số trường hợp có thể bị sốt cao hoặc đau đớn.
Bệnh sùi mào gà có thể điều trị bằng cách đốt điện hoặc chấm dung dịch như podophyllin 25%, hoặc chấm acidtrichloracetic 80%. Ngoài ra có các phương pháp điều trị khác như nitơ lỏng, laser hoặc phẫu thuật, được tiến hành ở những trung tâm y tế có đủ trang thiết bị và kỹ thuật.
Để phòng bệnh, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân như rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước và xà phòng thích hợp trước và sau khi quan hệ tình dục. Việc dùng bao cao su có thể dự phòng được bệnh sùi mào gà và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Tuy nhiên, virus gây bệnh này cũng có thể xâm nhập vào vùng da và niêm mạc khác ngoài bộ phận sinh dục.
Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà cần tích cực điều trị trước khi sinh con, vì virus này có thể từ đường sinh dục của mẹ xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ sơ sinh, gây tử vong.

Bệnh giang mai

Bệnh Giang Mai

Bệnh giang mai

Bệnh giang mai là bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng đắn, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của người bệnh, đến cả thai. Bệnh do xoắn khuẩn giang mai gây ra, trước tiên gây cho da và niêm mạc, sau vào các phủ tạng như tổ chức dưới da, xương, thần kinh và tim mạch. Nếu mẹ bị giang mai thì...
Bệnh giang mai là bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng đắn, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của người bệnh, đến cả thai. Bệnh do xoắn khuẩn giang mai gây ra, trước tiên gây cho da và niêm mạc, sau vào các phủ tạng như tổ chức dưới da, xương, thần kinh và tim mạch. Nếu mẹ bị giang mai thì lây cho con khi mang thai và gây giang mai bẩm sinh. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, qua truyền máu và từ mẹ sang thai qua rau. Trẻ bị giang mai bẩm sinh bú nhờ có thể lây cho bà mẹ này. Thời gian ủ bệnh thường 3-4 tuần lễ.





Thank niên beat cẩn thận nhé !

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Hết vắc xin sởi sau khi đến lượt khám!

Hết vắc xin sởi sau khi đến lượt khám!

(Dân trí) - “Tôi phải bỏ việc ở nhà lên đây từ sớm để đưa cháu vào lấy số thự tự, xếp hàng chờ đến lượt khám, tiêm phòng sởi. Vậy mà đến lượt thì bác sỹ ở đây nói là thuốc hết, thế là lại tiếp tục phải chờ…”, anh Doãn Văn An bức xúc.
 >>  Cần Thơ đang “cháy” vắc xin sởi
 >>  Sẽ tiêm miễn phí vắc xin sởi - rubella cho 23 triệu trẻ em

 9h sáng TT Y tế dự phòng đã treo biển hết số thứ tự tiêm chủng
9h sáng TT Y tế dự phòng đã treo biển hết số thứ tự tiêm chủng

Theo ghi nhận của PV Dân trí sáng nay 26/4, rất đông gia đình đưa trẻ đến Trung tâm Y tế Dự phòng - Sở Y tế Hà Nội để tiêm phòng bệnh sởi. Điểm tiêm này quá tải tới mức 9h sáng, Trung tâm này đã treo biển: “Thông báo hết số thứ tự tiêm chủng” ngay ở cổng. Rất nhiều người đưa trẻ đến đây rồi đành phải quay về.

Anh Trần Bảo Chiến (ở Láng Hạ - Đống Đa) cho biết: “Tôi đến muộn một chút đã thấy nhân viên bảo vệ nói bên trong đã hết số thứ tự và bảo đến chiều tầm 1h30 quay lại. Cháu nhà tôi được 18 tháng, có lẽ chiều tôi phải đến sớm hơn”.
 
Hà Nội: Hết vắc xin sởi sau khi đến lượt khám!

9h sáng TT Y tế dự phòng đã treo biển hết số thứ tự tiêm chủng
Bên trong TT Y tế dự phòng Hà Nội rất đông phụ Huynh chờ tới lượt sau khi đã được phát số thứ tự
 
Trong khi đó, ở bên trong, những người được phát số thứ tự cũng hồi hộp chờ may rủi. Khi qua được 3 bước Lấy số thứ tự - Chờ gọi số thứ tự - Khám phân loại, tư vấn, chỉ định, tiêm phòng đã mất hàng tiếng nhưng đến bước thứ tư thì chưng hửng vì hết thuốc.
.
Anh Doãn Văn An (ở Đông Anh - Hà Nội) vẻ mặt mệt mỏi cho biết: “Cháu nhà mình được 30 tháng, phải đến đây sớm mới lấy được số thứ tự. Chờ mãi cũng đến lượt để vào khám, bác sỹ nói cháu phải tiêm phòng sởi - rubella. Tôi đưa cháu đến phòng tiêm thì bác sỹ nói hết thuốc. Thế là lại tiếp tục chờ. Tôi thấy rất không hài lòng, đã sắp xếp số thứ tự cho người ta thì phải có kế hoạch chủ động nguồn thuốc từ trước. Chứ bắt người ta chờ suốt từ sáng, rồi nói hết thuốc, trẻ nhỏ đưa đến đây có khi không bị bệnh cũng phát ốm hoặc nhiều khả năng còn nhiễm bệnh tại đây. Giờ bỏ công bỏ việc đến đây thì đành phải chờ”.
 
Sau khi khám phân loại
Sau khi khám phân loại
Trẻ sẽ được y tá chỉ định tiêm
Trẻ sẽ được y tá chỉ định tiêm
 
Trên tay cầm Sổ tiêm chủng và tờ giấy số thứ tự 1.358, bà Phan Thị Hoa (53 tuổi) ở Chùa Láng - Đống Đa cho biết: “Tôi cho cháu đi tiêm phòng sởi, chờ suốt từ sáng mà chưa đến lượt có lẽ phải sang chiều. Thấy lúc trước nhiều người phản ánh, khám xong lại hết thuốc nên tôi cũng lo”.

Theo ghi nhận của phóng viên khoảng 10h45’ sáng nay vẫn còn rất nhiều người lớn bế trẻ đứng ngồi tại hành lang, phòng chờ của Trung tâm này để chờ lượt.

Dù có giấy giới thiệu nhưng chúng tôi cũng rất khó tiếp cận với bác sĩ ở TT Y tế dự phòng Hà Nội khi họ luôn kêu bận.

Mong muốn của nhiều người dân khi đưa con đến tiêm ở đây là Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội tăng thêm phòng và nhân viên để phục nhân dân.
 
Nhiều người phải chờ cả buổi...
Nhiều người phải chờ cả buổi...
 
và rồi bức xúc vì bác sĩ thông báo hết thuốc khi đến lượt
và rồi bức xúc vì bác sĩ thông báo hết thuốc khi đến lượt

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Cuộc chiến giành giật sự sống cho bệnh nhi mắc sởi


event
Thứ Bẩy, 26/04/2014 - 07:04

Cuộc chiến giành giật sự sống cho bệnh nhi mắc sởi

(Dân trí) - Số bệnh nhân mắc sởi mới đã giảm, nhưng vẫn còn hàng trăm ca mắc sởi biến chứng nặng đã nằm viện điều trị cả tháng trời. Bác sĩ, thân nhân người bệnh vẫn đang rất cam go trong cuộc chiến giành giật sự sống cho các bé.
 >> Bác sĩ bật khóc cùng thân nhân bệnh nhi mắc sởi
 >> Chùm ca sởi đặc biệt thương tâm: Ông trời ơi, xin cứu lấy bé!

Trong ngày 25/4, cả nước ghi nhận thêm 38 trường hợp mắc sởi xác định, thêm  ghi nhận 02 trường hợp tử vong có liên quan đến sởi ở Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai và bổ sung 2 trường hợp tử vong có liên quan đến sởi tại Bệnh viện Bạch Mai. Như vậy đến nay cả nước ghi nhận 3.647 trường hợp mắc sởi xác định trong số 10.227 trường hợp sốt phát ban dạng sởi tại 61/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 127 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi.
Trong buổi “thị sát” tại các bệnh viện sáng 25/4, Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ lo lắng, xót thương trước những những ca biến chứng viêm phổi nặng nằm viện. “Các bệnh nhi đã phải nằm viện điều trị cả tháng trời vì viêm phổi, đó là một nỗi lo lắng lớn, bởi bệnh nặng, diễn biến xấu nên nguy cơ tử vong rất cao. Vì thế các bệnh viện phải cố gắng cứu chữa bệnh nhân nặng bằng mọi giá”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.
Dưới đây là chùm ảnh phóng viên Dân trí ghi lại nơi tâm sởi. Các bác sĩ, thân nhân bệnh nhân, các bệnh nhân bé bỏng đang chiến đấu với bệnh tật để giành lại sự sống cho các bé:
Bé P.Đ.D vừa được chuyển đến khoa Nhi (BV Bạch Mai) từ Phú Thọ
Bé P.Đ.D vừa được chuyển đến khoa Nhi (BV Bạch Mai) từ Phú Thọ trong tình trạng viêm phổi diễn biến xấu, phải thở oxy, có nguy cơ phải vào máy thở. Người mẹ trẻ 22 tuổi khóc hết nước mắt vì lo lắng khi ngay chiều 25/4 chị đã phải chứng kiến một bé giường bên tử vong sau nhiều ngày chống chọi với sởi.
Chị cố hít hà hơi da thịt của con, lo sợ, con sẽ không qua khỏi...
Chị cố hít hà hơi da thịt của con, lo sợ, con sẽ không qua khỏi...
Chị cố hít hà hơi da thịt của con, lo sợ, con sẽ không qua khỏi...
Chị cố hít hà hơi da thịt của con, lo sợ, con sẽ không qua khỏi...
Sự ân cần của một bác sĩ với bé V.G.B (7 tháng tuổi, anh ruột của bé là V.G.K (25 tháng tuổi) đã tử vong hôm 21/4 vì biến chứng viêm sởi). Bác sĩ đang hi vọng có thể cai máy thở cho bé. Nhưng nỗi lo vẫn còn rất lớn, vì dù đã bớt cơn khó thở, nhưng tổn thương phổi vẫn rất nặng nề. 
 
Một ông bố trẻ ở Hà Tĩnh đang thay vợ chăm con tại BV Nhi Trung ương. Con anh đã nằm viện
Một ông bố trẻ ở Hà Tĩnh đang thay vợ chăm con tại BV Nhi Trung ương. Con anh đã nằm viện
Một ông bố trẻ ở Hà Tĩnh đang thay vợ chăm con tại BV Nhi Trung ương. Con anh đã nằm viện 1,5 tháng vì viêm phổi do sởi. "Cuộc chiến chắc còn dài, vợ chồng phải thay nhau chăm con. Dù rất lo lắng nhưng chúng tôi không cho phép mình ngục gã trong lúc này", anh nói.
Trong những ngày qua, các y, bác sĩ đã nỗ lực không ngừng nghỉ, làm việc gấp 3-4 lần 
Trong những ngày qua, các y, bác sĩ đã nỗ lực không ngừng nghỉ, làm việc gấp 3-4 lần 
Trong những ngày qua, các y, bác sĩ đã nỗ lực không ngừng nghỉ, làm việc gấp 3-4 lần 
Trong những ngày qua, các y, bác sĩ đã nỗ lực không ngừng nghỉ, làm việc gấp 3-4 lần 
Trong những ngày qua, các y, bác sĩ đã nỗ lực không ngừng nghỉ, làm việc gấp 3-4 lần so với ngày thường. Nhưng với họ, điều đó không là gì so với những nỗi đau tột cùng  của các gia đình, khi con của họ vĩnh viễn không thể trở về nhà...
Một thiên thần nhỏ bé đang chống chọi với bệnh tật, xung quanh em, máy móc, dây rợ chằng chịt...
Một thiên thần nhỏ bé đang chống chọi với bệnh tật, xung quanh em, máy móc, dây rợ chằng chịt...
Bộ trưởng Bộ Y tế thăm hỏi bệnh nhi. Bà ân cần động viên người mẹ, dặn dò người mẹ cố gắng,
Bộ trưởng Bộ Y tế thăm hỏi bệnh nhi. Bà ân cần động viên người mẹ, dặn dò người mẹ cố gắng,
Bộ trưởng Bộ Y tế thăm hỏi bệnh nhi. Bà ân cần động viên người mẹ, dặn dò người mẹ cố gắng,
Bộ trưởng Bộ Y tế thăm hỏi bệnh nhi. Bà ân cần động viên người mẹ, dặn dò người mẹ cố gắng, cho con bú nhiều, vệ sinh cho con, trở người cho con để tránh bị hăm, loét da vì thời gian nằm viện quá lâu.
Bộ trưởng Bộ Y tế thăm hỏi bệnh nhi. Bà ân cần động viên người mẹ, dặn dò người mẹ cố gắng,
Cuộc chiến với sởi giành giật sự sống cho bệnh nhi vẫn còn rất cam go, bởi số bệnh nhân nặng do biến chứng sởi nằm viện điều trị cả tháng trời vẫn ở con số vài trăm ca tại 3 "tâm điểm" của dịch là BV Nhi Trung ương, Khoa Nhi (BV Bạch Mai), Bệnh Nhiệt đới Trung ương